Huyên không phi tinh

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
ÂM DƯƠNG LINH CHÍNH
.

. Xây dựng nhà cửa sơn hướng phải được khí đương quyền này mới tốt. Tọa sơn được vượng khí nắm lệnh, huyền không phong thủy gọi là Chính thần , lập hướng được suy khí nắm lệnh, gọi là linh thần. Chính thần lấy vượng khí làm vượng, linh thần lấy suy khí làm vượng
Có ba điều chúng ta cần hiểu rõ ở đây:
1 - Linh Chính thần cố định
2 - Linh Chính thần di động
3 - Quan hệ Dịch lý và môi trường
Ở nội dung bài này chỉ đề cập đến
Linh Chính thần cố định.
Hậu thiên bát quái bàn bài liệt bởi những phương vị cố đinh. Huyền không học gọi nó là nguyên đán bàn (ví như một trung điểm tạm dừng (sátna)) hay ngũ vận bàn; Khảm 1 – Khôn 2 – Chấn 3 – Tốn 4 – Càn 6 - Đoài 7 - Cấn 8 và Ly 9 là cố định cho nên Chính thần và Linh thần cố định bởi hiện tượng tạm dừng này:
Vận 1: Khảm 1sẽ là Chính thần; Ly 9 sẽ là Linh thần
Vận 2: Khôn 2 sẽ là Chính thần; Cấn 8 sẽ là Linh thần
Vận 3: Chấn 3 sẽ là Chính thần; Đoài 7sẽ là Linh thần
Vận 4: Tốn 4 sẽ là Chính thần; Càn 6 sẽ là Linh thần
Vận 5: Trung cung 5 sẽ là Chính thần; 10 năm đầu sẽ lấy cấn 8 làm Linh thần, 10 năm sau lấy Khôn 2 làm Linh thần. Sở dĩ phân thành 10 năm trước và 10 năm sau là vì ngũ hoàng không định vị, nên người ta căn cứ theo cung nó đóng để phân định vậy. 10 năm đầu nó đóng ở Khôn nên Khôn 2 làm Chính thần, Cấn 8 làm Linh thần; 10 năm sau ngũ hoàng đóng ở Cấn nên lấy Cấn 8 làm Chính thần, Khôn 2 làm linh thần là vậy
Vận 6: Càn 6 sẽ là Chính thần; Tốn 4 sẽ là Linh thần
Vận 7: Đoài 7 sẽ là Chính thần; Chấn 3 sẽ là Linh thần
Vận 8: Cấn 8 sẽ là Chính thần; Khôn 2 sẽ là Linh thần
Vận 9: Ly 9 sẽ là Chính thần; Khảm 1sẽ là Linh thần
Khi dựng nhà phải căn cứ theo vận để chọn Chính thần và Linh thần, như vậy theo cách nói trên, cửa chính làm theo phương đã lập thì nó chỉ thu nạp suy khí, vậy thì ai dám chọn. Thực tế không phải như thế, Thuật ngữ Linh Chính thần chỉ có nghĩa ám chỉ sự đối lập âm dương. Theo hậu thiên bát quái bất kỳ hai phương đối nhau nào đều là âm dương ngược nhau, nhưng ở đây người ta còn đề cập tới tính chất kỳ quái của hình ma phương nguyên đán bàn – số đại diện về khí ở hai cung đối luôn hợp lại bằng 10, nó có ý muốn nói tính đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, là căn nguyên sinh ra vạn vật, là tối cát không có sự hung hiểm. Cửa chính có thể thu nạp khí, cũng có thể nhả khí, nên các nhà phong thủy xưa tìm ra các phương sách thích ứng để xu cát tỵ hung
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Bài trích dẫn ở trên không giải thích được tại sao vận 1 là Khảm, vận 9 là Li. Một khi chưa hiểu mà dùng vào thực tế, có thể gây ra hậu quả cực lớn. Tại sao liên quan đến vị trí của Ngũ Hoàng. Nếu tọa phương chính thần, hướng phương linh thần, hay ngược lại, theo Thẩm Trúc Nhưng là phản phục. Mâu thuẫn với "sơn hướng được khí đương quyền này mới tốt"!
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Hậu thiên bát quái bàn bài liệt bởi những phương vị cố đinh. Huyền không học gọi nó là nguyên đán bàn (ví như một trung điểm tạm dừng (sátna)) hay ngũ vận bàn; Khảm 1 – Khôn 2 – Chấn 3 – Tốn 4 – Càn 6 - Đoài 7 - Cấn 8 và Ly 9 là cố định cho nên Chính thần và Linh thần cố định bởi hiện tượng tạm dừng này:
Đây là nguyên đán bàn hay ngũ vận bàn
Nguyeen ddans.JPG
Thế nào là phương Chính thần và phương Linh thần
- Phương vị đúng vận gọi là Chính thần ,cung đối xứng với Chính thần gọi là Linh thần
Ví dụ : Vận 1 Khảm số 1 là Chính thần đối với nó là 9 thì 9 là Linh thần
Tương tự các vận khác cũng vậy
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Dự đoán,
vận 1 chính thần là Tí, vận 8 chính thần là Cấn,
vận 2 chính thần là Thân, vận 7 chính thần là Tân,
Vận 3 chính thần là Giáp, vận 6 chính thần là Tuất,
vận 4 chính thần là Tốn, vận 9 chính thần là Ngọ.
Nên vận 1, tọa Nhâm - hướng Bính là phục ngâm, tọa Tí - hướng Ngọ là tốt!

Chú ý: Không phải là các sơn toàn Dương hay toàn Âm theo Thẩm thị Huyền không!
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tặng thầy quaduong:

các sơn âm theo Thẩm thị Huyền không là
tí quý sửu, mão ất thìn, ngọ đinh mùi, dậu tân tuất
các sơn dương theo Thẩm thị Huyền không là
càn hợi nhâm, cấn dần giáp, tốn tỵ bính, khôn thân canh
thì càn (vận 4, 6), hợi (vận 4, 6), nhâm (vận 1, 9), cấn (vận 2, 8), dần (vận 2, 8), giáp (vận 3, 7), tốn (vận 4, 6), tỵ (vận 4, 6), bính (vận 1, 9), khôn (vận 2, 8), thân (vận 2, 8), canh (3, 7), là phục ngâm
ai học Thẩm thị Huyền không dùng mẹo này để nhớ phục ngâm: phương linh thần, sơn dương là phục ngâm.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Dự đoán,
vận 1 chính thần là Tí, vận 8 chính thần là Cấn,
vận 2 chính thần là Thân, vận 7 chính thần là Tân,
Vận 3 chính thần là Giáp, vận 6 chính thần là Tuất,
vận 4 chính thần là Tốn, vận 9 chính thần là Ngọ.
Nên vận 1, tọa Nhâm - hướng Bính là phục ngâm, tọa Tí - hướng Ngọ là tốt!

Chú ý: Không phải là các sơn toàn Dương hay toàn Âm theo Thẩm thị Huyền không!
Bảng Chinh Thần _ Linh Thần
Bảng LT.JPG
Vận 1 Tý không thể Đại diện cho cả hướng để là Chính Thần được ?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Bảng Chinh Thần _ Linh Thần

Vận 1 Tý không thể Đại diện cho cả hướng để là Chính Thần được ?
Thẩm thị Huyền không:Sơn (+)Sơn (-)
Vận 1,
Vận 9
Nhâm,
Bính
Tí, Quý,
Ngọ, Đinh
Vận 2
Vận 8
Khôn, Thân,
Cấn, Dần
Mùi,
Sửu
Vận 3
Vận 7
Giáp,
Canh
Mão, Ất,
Dậu, Tân
Vận 4
Vận 6
Tốn, Tỵ,
Càn, Hợi
Thìn,
Tuất
Phục ngâm,
Linh thần
Phục ngâmLinh thần
Linh thần ở vận 1, là chính thần ở vận 9, và ngược lại. Thẩm Trúc Nhưng quan niệm linh chính chỉ ở các sơn (-) (theo Thẩm thị Huyền không).
thầy quaduong phủ định luôn cả Thẩm thị Huyền không?
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Hai trang sách 343 - 344 có toát lên được điều này không , hay còn trang nào nữa ?
Thẩm Trúc Nhưng quan niệm linh chính chỉ ở các sơn (-) (theo Thẩm thị Huyền không).
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Tôi thấy mọi người viện dẫn không ăn nhập gì vào chủ đề - Tất cả mọi khái niệm đều phải có định nghĩa nó là cái gì , điều kiện cần và đủ để đảm bảo cho định nghĩa ấy
Ví như khi xét Âm Dương Linh Chính mà thấy rằng ở đấy xuất hiện Phản Phục ngâm ( Khi ta chọn nó làm tọa hướng cho một ngôi nhà )
Thẩm Trúc Nhưng quan niệm linh chính chỉ ở các sơn (-) (theo Thẩm thị Huyền không)
Xem xét lại câu này bằng những ví dụ cụ thể xem có phù hợp không " Nếu không thì phải thu hồi ngay câu này "
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Trong Huyền không học có hai cụm từ
- Chính thần & Linh thần
- Linh thần & Chiếu thần
Về bản chất nó giống & khác nhau ở chỗ nào ?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Chính, Linh, Chiếu, đều lấy sao vận đặt ở trung tâm, sắp xếp 8 sao còn lại ở 8 cung mà ra (Thẩm thị Huyền không).
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu



vận 1 lấy cung càn làm chiếu thần, sao vận ở cung càn là NHỊ HẮC.
vận 2 lấy cung đoài làm chiếu thần, sao vận ở cung đoài TỨ LỤC.
vận 1 tới 2 hướng tây, hướng bắc, vận 6 tới 2, hướng tây bắc, hướng đông bắc,
vận 2 tới 4, hướng tây nam, hướng tây bắc, vận 7 tới 4, hướng tây, hướng nam,
vận 3 tới 6, hướng bắc, hướng đông, vận 8 tới 6, hướng đông bắc, hướng đông nam,
vận 4 tới 8, hướng tây nam, hướng đông nam, vận 9 tới 8, hướng đông, hướng nam.
ví dụ vận 7, hướng tây có 3 hướng canh, dậu, tân, hướng nam có 3 hướng bính, ngọ, đinh
tọa giáp hướng canh, chiếu thần ở mùi,
tọa mão hướng dậu, không có chiếu thần,
tọa ất hướng tân, không có chiếu thần,
tọa nhâm hướng bính, chiếu thần ở mùi,
tọa tí hướng ngọ, không có chiếu thần,
tọa quý hướng đinh, không có chiếu thần.
tuy nói chiếu thần ở hướng tây nam nhưng thực chất chỉ có, tọa giáp hướng canh, tọa nhâm hướng bính có chiếu thần ở hướng mùi!
quan trọng: vận 7 phải đưa 4 vào giữa phi nghịch để kiểm chứng!
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Bàn về Chiếu thần - Hồ Kính Quốc trong cuốn Lạc Thư Cửu tinh viết như sau

Hai cung Thành môn là Chiếu thần

Đó là cách gọi kết hợp của Chính Thần và Linh thần. Sơn đang vượng là Chính Thần , hướng đang thoái là Linh Thần , Thủy tương hỗ gọi là Chiếu thần , do đó Chiếu thần thực tế là Thành môn
Trong Chính thần , Linh thần cố định
- Nhất vận : Khảm sơn là Chính thần , Ly hướng là Linh thần - Phương Tốn phương Khôn là Chiếu thần hay nói cách khác Tốn Khôn là thành môn của Ly
- Nhị vận : Khôn sơn là Chính thần , Cấn hướng là Linh thần ,phương Chấn phương Khảm là Chiếu thần ,cũng gọi là thành môn của Cấn
- Tam vận : Chấn sơn là Chính thần , Đoài hướng là Linh thần ,hai phương Khôn Càn là Chiếu thần và cũng gọi là Thành môn của Đoài
- Tứ vận : Tốn sơn là Chính thần ,Càn là Linh thần , phương Khảm , Đoài là Chiếu thần tức là Khảm Đoài là Thành môn của Càn
- Ngũ vận : được quy thành hai phương Cấn - Khôn
- Lục vận : Càn là Chính thần ,Tốn là Linh thần , Ly Chấn là Chiếu thần , tức là Ly Chấn là Thành môn của Tốn
- Thất vận : Đoài là Chính thần ,Chấn là Linh thần , Cấn Tốn là Chiếu thần , tức là Cấn Tốn là Thành môn của Chấn
- Bát vận : Cấn là Chính thần , Khôn là Linh thần , Đoài Ly là Chiếu thần cũng là Thành môn của Khôn
- Cửu vận : Ly là Chính thần , Khảm là Linh thần ,Càn Cấn là Chiếu thần cũng là Thành môn của Khảm
Trong Chính thần và Linh thần không cố định thì Chính thần và Linh thần xoay chuyển theo vận ,vượng Sơn là Chính thần , vượng hướng là Linh thần hai bên của vượng hướng là Chiếu thần cũng tức là Thành môn - Từ đó suy ra Thánh môn được chia thành là có thể dùng và không thể dùng
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Trang 552 cuốn Thẩm thị Huyền không. Vận chủ Thất Xích lấy cung KIỀN làm chính cát LINH THẦN, cung KHÔN làm chiếu thần thúc đẩy điều tốt (cát), hai cung KHẢM TỐN là cát chiếu.

Còn đoạn anh Quốc Quỳnh chép ra. THẤT VẬN ĐOÀI là CHÍNH THẦN, CHẤN là LINH THẦN, CẤN TỐN là CHIẾU THẦN, tức là CẤN TỐN là thành môn của CHẤN.

tốn ---- li ---- khôn
chấn -- --- -- đoài
cấn -- khảm -- càn
vận 1:
9---5---7
8---1---3
4---6---2
vận 6:
5---1---3
4---6---8
9---2---7
vận 2:
1---6---8
9---2---4
5---7---3
vận 7:
6---2---4
5---7---9
1---3---8
vận 3:
2---7---9
1---3---5
6---8---4
vận 8:
7---3---5
6---8---1
2---4---9
vận 4:
3---8---1
2---4---6
7---9---5
vận 9:
8---4---6
7---9---2
3---5---1

thành môn có 2, chiếu thần có 1,
thành môn (theo Thẩm thị Huyền không) là vượng khí bên trái và bên phải của hướng, "các vận 6, 7, 8, 9" "thủy nhất, nhị, tam, tứ là chiếu thần"!

Thái Mân Sơn viết: Thành môn cần muốn hội, là nói thành môn hợp lưu thủy chi lai khứ, với tam xoa thông chính khí xuất nhập, 1 thư 1 hùng 1 kinh 1 vỹ, ki chỉ tương đối, hồ lí nhạn giao nga, ví sơn thủy kết tác tuyệt không ngoài nhạn giao nga chi phối, Khảm Li ngộ Chấn Tốn, Cấn Đoài hợp Kiền Khôn, lưỡng phiến tam xoa là giao nga vậy.
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Trời ạ cái trang 552 được trích dẫn ngay ở bài trên #96 đấy thôi mà bạn lại gõ nhầm rồi
- Thất vận : Đoài là Chính thần ,Chấn là Linh thần , Cấn Tốn là Chiếu thần , tức là Cấn Tốn là Thành môn của Chấn
Vận 7 : Đoài là Chính thần ,phương đối với Đoài là Chấn đúng là Linh thần rồi
Còn về Thành môn của Chấn thì cứ + - 45 độ là ra
Chấn + 45 độ ( theo chiều kim đồng hồ ) là Tốn
Chấn - 45 độ ( ngược chiều kim đồng hồ ) là Cấn
Vậy Cấn Tốn là Thành môn của Chấn
hướng khác từ đó mà suy ra
 
Last edited by a moderator:
Top