Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tuất chưa đủ điều kiện để là thành môn, phải có được trợ giúp của đại ca sau lưng, mới đủ sức làm! TTHK có nội dung này.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Tặng anh, nội dung của bát sát hoàng tuyền
khảm thìn, khôn mão, chấn thân,
tốn dậu, kiền ngọ, đoài tỵ,
cấn ngọ, li hợi, vi sát diệu
theo đó các phương thành môn như
nhâm - thìn, khôn - mão, ất - thân,
tốn - dậu, càn - ngọ, tân - tỵ,
cấn - ngọ, đinh - hợi, có "thủy" là sát!

không biết dùng thành môn, không bảo người khác dùng.
Bạn lại hiểu sai cơ bản các câu trên rồi
-Các câu trên là nói về bát sát
Khảm Thìn , Khôn Mão , Chấn Thân tức là : Khảm là rồng , Khôn là Mèo ,Chấn là Khỉ ,......các câu khác cũng suy như vậy
Không phải :
theo đó các phương thành môn như
nhâm - thìn, khôn - mão, ất - thân,
tốn - dậu, càn - ngọ, tân - tỵ,
cấn - ngọ, đinh - hợi, có "thủy" là sát!
Toàn văn bài thơ về Hoàng tuyền thủy sát là :
[FONT=&quot]
Đinh canh khôn hướng thị hoàng tuyền
Khôn hướng đinh canh thiết mạc ngôn
Tốn hướng kỵ hành ất bính thương
Ât bính tu phòng tốn thủy tiên
Giáp quý hướng trung ưu kiền cấn
Cấn phùng giáp quý họa liên liên
Tân nhâm kiền lộ tối nghi kỵ
Kiền hướng tân nhâm họa diệt nhiên

[/FONT]
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hoàng tuyền Tứ lộ và Hoàng tuyền Bát sát là 2 cái khác nhau. Phái bát trạch chú giải về Hoàng tuyền Bát sát
Tại phương vị phạm bát sát hoàng tuyền tuyệt đối không trổ cổng, làm đường, đào giếng hay có nước. Được tính theo tọa sơn.

Chú giải về Hoàng tuyền Tứ lộ
Không nên đào ao, đào giếng, làm đường, trổ cổng ở vị trí này. Tính theo hướng nhà chứ không căn cứ vào tọa sơn.

Như vận 8, hướng dậu là thành môn của nhà tọa tốn, theo Bát sát thì phương dậu có thủy là sát, theo TTHK, phương dậu có thủy là thành môn!

Trong TTHK cũng có viết về Hoàng tuyền Bát sát.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Khảm thìn, Khôn mão, Chấn thân,
Tốn dậu, Kiền ngọ, Đoài tỵ,
Cấn ngọ, Li hợi!
Anh thử thay quái bằng số nhé. Thấy sách bảo sai đừng tin ngay.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Trang 444 Thẩm thị Huyền không mục 1.22 .
Có viết Luận về Bát sát Hoàng tuyền

Bài viết này giải thích thêm :
Bát Sát Hoàng Tuyền thật ra là hai loại Sát, Bát Diệu Sát và Hoàng Tuyền Sát.
Khảm Long, Khôn Thố, Chấn sơn Hầu
Tốn Kê, Kiền Mã, Đoài Xà đầu
Cấn Hổ, Ly Trư, vi sát diệu
Trach, mộ phùng chi, nhất khắc hưu
Trên đây là cái sát hàng đầu, rất kỵ cho việc tạo táng. Người ta thường gọi là Bát sát, chỉ có 8 cái phương sát:

Bát Sát còn được gọi là Bát Diệu Sát hay là Tọa Sơn Bát Sát
Nguyên lý của Sát là từ ngũ hành thụ khắc. Ngủ hành tương khắc là Thủy khăc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Trong phong thủy Lai Long thụ khắc củng gọi là Sát, Tọa Sơn thụ khắc, hay Hướng, Thủy Lai, Thủy Khứ thụ khắc đều được gọi là Sát, nhưng
Bát Diệu Sát thì chính là căn cứ vào hào Quan Quỷ của Dịch Quái.

Trong Dịch Quái, Hỗn Thiên Giáp Tý dùng để nạp Giáp, can chi cho hào, sau đó so sánh ngũ hành của bản quái (cung) và chi để mà lập Lục Thân, theo quyết Sinh Ta là Phụ Mẫu, Đồng Ta là Huynh Đệ, Ta Sinh là Tử Tôn, Ta Khắc là Thê Tài, Khắc Ta là Quan Quỷ, Quan Quỷ hào củng tức là Sát Diệu.
Quẻ bát thuần Kiền thuộc hành Kim
--- Nhâm Tuất, Phụ Mẫu, Thổ
--- Nhâm Thân, Huynh Đệ, Kim
--- Nhâm Ngọ, Quan Quỷ, Hỏa Diệu
--- Giáp Thìn, Phụ Mẫu, Thổ
--- Giáp Dần, Thê Tài, Mộc
--- Giáp Tý, Tử Tôn, Thủy
Quẻ bát thuần Khôn, thuộc hành Thổ
- - Quý Dậu, Tử Tôn, Kim
- - Quý Hợi, Thê Tài, Thủy
- - Quý Sửu, Huynh Đệ, Thổ
- - Ất Mão, Quan Quỷ, Mộc Diệu
- - Ất Tỵ, Phụ Mẫu, Hỏa
- - Ất Mùi, Huynh Đệ, Thổ
Quẻ bát thuần Khãm, thuộc hành Thủy
- - Mậu Tý, Huynh. Đệ, Thủy
--- Mậu Tuất, Quan Quỷ, Thổ Diệu
- - Mậu Thân, Phụ Mẫu, Kim
- - Mậu Ngọ, Thê Tài, Hỏa
--- Mậu Thìn, Quan Quỷ, Thổ Diệu
- - Mậu Dần, Tử Tôn, Mộc
Quẻ bát thuần Ly thuộc hành Hỏa
--- Kỷ Tỵ, Huynh Đệ, Hỏa
- - Kỷ Mùi, Tử Tôn, Thổ
--- Kỷ Dậu, Thê Tài, Kim
--- Kỷ Hợi, Quan Quỷ, Thủy Diệu
- - Kỷ Sửu, Huynh Đệ, Thổ
--- Kỷ Mão, Phụ Mẫu, Mộc
Quẻ bát thuần Chấn thuộc Mộc
- - Canh Tuất, Thê Tài, Thổ
- - Canh Thân, Quan Quỷ, Kim Diệu
--- Canh Ngọ, Tử Tôn, Hỏa
- - Canh Thìn, Thê Tài, Kim Diệu
- - Canh Dần, Huynh Đệ, Mộc
--- Canh Tý, Phụ Mẫu, Thủy
Quẻ bát thuần Tốn thuộc hành Mộc
--- Tân Mão, Huynh Đệ, Mộc
--- Tân Tỵ, Tử Tôn, Hỏa
- - Tân Mùi, Thê Tài, Thổ
--- Tân Dậu, Quan Quỷ, Kim Diệu
--- Tân Hợi, Phụ Mẫu, Thủy
- - Tân Sửu, Thê Tài, Thổ
Quẻ bát thuần Cấn thuộc hành Thổ
--- Bính Dần, Quan Quỷ, Mộc Diệu
- - Bính Tý, Thê Tài, Thủy
- - Bính Tuất, Huynh Đệ, Thổ
--- Bính Thân, Tử Tôn, Kim
- - Bính Ngọ, Phụ Mẫu, Hỏa
- - Bính Thìn, Huynh Đệ, Thổ
Quẻ bát thuần Đoài thuộc hành Kim
- - Đinh Mùi, Phụ Mẫu, Thổ
--- Đinh Dậu, Huynh Đệ, Kim
--- Đinh Hợi, Tử Tôn, Thủy
- - Đinh Sửu, Phụ Mẫu, Thổ
--- Đinh Mão, Thê Tài, Mộc
--- Đinh Tỵ, Quan Quỷ, Hỏa Diệu

Ta có các hào Quan Quỷ Sát Diệu như sau:

Kiền: Nhâm Ngọ
Khôn: Ất Mão
Khãm: Mậu Thìn, Mậu Tuất
Ly: Kỷ Hợi
Chấn: Canh Thân
Tốn: Tân Dậu
Cấn: Bính Dần
Đoài: Đinh Tỵ
Riêng quẻ Khãm có hai hào Quan Quỷ, nhiều sách chỉ lấy hào Mậu Thìn thì đúng với Khảm Long của quẻ nội làm Sát Diệu.
Nhưng nhiều sách thì tính luôn Mậu Tuất cho chắc ăn vì Thìn là Thổ mà Tuất cũng Thổ đều Khắc Thủy của bản quẻ
Từ đó mà ta có bài quyết Bát Diệu hay Bát Sát:
Khãm Long (Thìn), Khôn Thố (Mão), Chấn sơn Hầu (Thân)
Tốn Kê (Dậu), Kiền Mã (Ngọ), Đoài Xà (Tỵ) đầu
Cấn Hổ (Dần), Ly Trư (Hợi), vi Sát Diệu
Phạm chi Trạch Mộ, nhất tề hưu.

Kinh (Ngọc Xích) viết:
Vượng trung Đới Sát Lai bất nghi,
Khố trung Tàng Sát Khứ diệc phi.

Theo lý thuyết Dịch Quái thì Thê Tài sinh Quan Quỷ, trong phong thủy thì Thủy được coi là Tài, mà thủy lai ở nơi Quỷ thì thành Quỷ Vượng, Quỷ dử, là Sát Quỷ:)

Ngoài ra, Bát Sát còn được kiêng cử trong cách trọn ngày (Trạch Nhật).
Theo sách La Kinh Thấu Giải thì phương pháp tính toán là phải đem năm, tháng, ngày, giờ vào trung cung, thuận phi theo phi tinh (như Huyền Không phi tinh), nếu các sơn quái mà gặp can chi kỵ thì không nên tu tạo nơi sơn đó. Cứ hể Kiền Sơn thì phải kỵ Năm Tháng Ngày Giờ Nhâm Ngọ, Khôn sơn thì kỵ Năm Tháng Ngày Giờ Ất Mão,
Thí dụ : Như Khôn Sơn thì nói là tránh Năm Tháng Ngày Giờ Ất Mão thì có đúng không ?.
Năm Tháng Ngày Giờ là Kỷ Dậu ( Hạ nguyên ) lấy Kỷ Dậu nhập trung cung, phi theo phi tinh như sau:
Kỷ Dậu Trung cung số 7
Canh Tuất Kiền Cung số 6
Tân Hợi Đoài Cung số 5
Nhâm Tý Cấn Cung số 4
Quý Sửu Ly Cung số 3
Giáp Dần Khãm Cung số 2
Ất Mão Khôn Cung. số số 1

TH2.JPG


Ất Mão lâm Khôn Cung, kỵ tu tạo ở Khôn Sơn ở Năm Tháng Ngày Giờ Kỷ Dậu, chứ không phải Năm Tháng Ngày Giờ Ất Mão.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
TTHK cũng dùng Quan Quỷ giải thích chi tiết như trên. Từ đó lẽ ra phải kết luận là đúng. Xong lại kết luận thành môn đúng nên hoàng tuyền sai. Phải tìm quan hệ hoàng tuyền bát sát và thành môn, khi nào là bát sát, lúc nào là thành môn!
Đọc 8 sát theo đúng thứ tự đủ thấy phi tinh.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
TRước hết ta phải định nghĩa hay có một khái niệm cho mỗi thứ xem nó là gì , dùng gì để xác định nó
Ví dụ :
Thế nào là Thành môn
Gọi là thành môn là dựa theo hình dạng để gọi, tức cửa của 4 mặt thành trì đời xưa, mỗi phương đều có một cửa làm lối ra vào, bên ngoài cửa có hào sâu bao quanh, khí của nước dưới hào cũng ra vào qua cửa đó. Người ta cũng còn gọi là thủy khẩu.
Nếu như một khoảnh đất nào đó bốn mặt có núi bao quanh, có một cửa khuyết để cho khí bên ngoài vào ra, để cho nước bên trong ra vào, người xưa gọi đó là thành môn. Hai bên phương lập hướng nếu có một cửa khuyết phù hợp yêu cầu như vậy thì cũng có thể gọi là thành môn
.
Vòng tròn phong thủy chia tất cả 24 hướng (hoặc 24 sơn). Hai bên mỗi hướng đều có thể chọn làm thành môn. Và tương tự nếu ta sử dụng cho sơn.
Về nguyên tắc, hai bên của hướng hoặc hai bên của sơn đều có thể xác lập thành môn, nhưng vì âm dương của hướng hoặc tọa là khác nhau, và âm dương của hướng tinh bay đến 4 vị trí có thể xác lập thành môn là khác nhau, nên có thể có ba tình huống xảy ra:
- một là hai bên của hướng hoặc sơn tồn tại cả hai thành môn chính và phụ, hoặc
- hai là chỉ có một bên tồn tại thành môn chính hoặc thành môn phụ, hoặc
- ba là cả hai bên đều không thể xác lập thành môn.
Nó là hiện tượng đương nhiên vì sự bài liệt cửu tinh mà thôi, và nó cũng là do yêu cầu nhằm thu nạp khí thuần thanh. Nó cũng do tính chất âm dương của cung gốc hậu thiên của phi tinh thiên bàn quyết định
.
Như vậy không bắt buộc là Thành môn phải cách hướng 45 độ mà còn nhiều chỗ khác nhưng phải đáp ứng về vị trí và tiêu chuẩn của thành môn
- Không phạm Âm Dương sai lệch
- Không phạm Bát sát Hoàng tuyền
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thử xem thành môn cho 3 nhà, hướng mùi, hướng khôn, hướng thân, đều xây dựng trong vận 8.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Thẩm thị Huyền không Trang 445 - 446 viết
- Lý của nó là thành môn. Câu "Canh Đinh Khôn thượng thị hoàng tuyền" (Canh Đinh ở Khôn là hoàng tuyền) là nói về các cuộc đất sơn Giáp hướng Canh, lấy cung Khôn làm thành môn; sơn Quý hướng Đinh cũng có thể lấy cung Khôn làm thành môn. Nhưng Canh địa nguyên thì thành môn ở Mùi, Đinh nhân nguyên thì thành môn ở Thân, nếu gặp Khôn tức phạm vào bệnh khác biệt (âm dương), cho nên mới nói hoàng tuyền.
Câu "Khôn hướng Canh Đinh bất khả ngôn" (Hướng Khôn thì không thể nói Canh Đinh) là chỉ thành môn của sơn Cấn hướng Khôn ở hai cung Ly Đoài. Là Khôn thiên nguyên đương dụng Ngọ của cung Ly và Dậu của cung Đoài làm thành môn. Nếu dùng thủy Đinh Canh tức là phạm vào bệnh âm dương khác biệt.
Chỉ hai câu này thôi là đã bao quát hết phép tam nguyên ngũ tinh rồi vậy. Chỉ sợ người học không hiểu hết nên nay lại giải thích thêm hai câu, còn ắt tự nhiên sẽ thấu triệt.
Câu "Tốn hướng kỵ hành Ất Bính thượng" (Hướng Tốn kỵ đi trên Ất Bính), là chỉ thành môn của sơn Kiền hướng Tốn ở hai cung Chấn Ly, là Tốn thiên nguyên dùng mão của cung Chấn, Ngọ của cung Ly làm thành môn. Nếu dùng thủy Ất Bính tức là phạm vào bệnh âm dương khác biệt.
Câu "Ất Bính tu phòng Tốn thủy tiên" (Ất Bính trước tiên cần phải phòng Tốn thủy.) là nói sơn Tân hướng Ất lấy cung Tốn làm thành môn. Sơn Nhâm hướng Bính thì cũng lấy cung Tốn làm thành môn. Nhưng Ất Nhân nguyên thì thành môn tại Tỵ; Bính địa nguyên thì thành môn tại Thìn, nếu gặp Tốn tức phạm vào bệnh âm dương khác biệt.
Bí quyết của ông không kém thủy pháp của Tư Mã Đầu Đà, suy ngẫm kỹ lưỡng sẽ thấy rành rành là rất cần cho thủy pháp. Người học cứ tịnh tâm đọc từng chữ từng câu, tự sẽ ngộ ra bí quyết thủy pháp của ông.
Lầu thủy đến làm thủy hoàng tuyền, thủy đi làm bát sát, nếu ở phương sinh mà vắt ngnag qua thì không kỵ những lời này. Người truyền dạy không nói ra bí quyết khiến cho hậu nhân không hiểu được, tôi nay lạm phép chú giải thêm vào. Phàm trước hướng không có thủy thì khí mạch không thể kết được, lúc ấy không thể không làm theo những lời này để tuyển chọn mộ.
Họ Tưởng khí thịnh, khi biện luận cứ một mực nặng lời chê bai người khác mà không đính chính chỗ sai lầm để quyét sạch ngụy pháp khiến cho phái Tam Hợp không còn đất dung thân; tuy ông có công mở đầu nhưng đây cũng là sở đoản của họ Tưởng. Như ông nói "Địa chi Bạch Hổ lưỡng hoàng tuyền." thì thật vô lý quá, ngay cả những người học theo phái Tam Hợp cũng không tin được. Lại còn nói "Cứu bần hoàng tuyền" là "Bát sát hoàng tuyền".

"Địa chi Bạch Hổ lưỡng hoàng tuyền."

ĐỊA CHI HOÀNG TUYỀN:
Mão Thìn Tị Ngọ phạ Tốn cung
Ngọ Mùi Thân Dậu, Khôn nhược phùng
Dậu Tuất Hợi Tý, Kiến cung thị
Tý Sửu Dần Mão, Cấn tao hung.
Nghĩa là:
Mão Thìn Tị Ngọ thì Hoàng Tuyền ở Tốn
Ngọ Mùi Thân Dậu thì Hoàng Tuyền ở Khôn
Dậu Tuất Hợi Tý thì Hoàng Tuyền ở Kiền
Tý Sửu Dần Mão thì Hoàng Tuyền ở Cấn

BẠCH HỔ HOÀNG TUYỀN:
Kiền Giáp Khảm Quý Thân Thìn sơn
Bạch Hổ chuyển tại Đinh Mùi gian
Cánh hữu Ly Nhâm Dần kiêm Tuất
Hợi sơn lưu Thủy chủ ưu phiền

Chấn Canh Hợi Mùi tứ sơn kỳ
Thủy nhược lưu Thân khước bất nghi
Cánh hữu Đoài Đinh Tị kiêm Sửu
Phạm trước Ất Thìn Bạch Hổ khi.
Khôn Ất nhị cung Sửu mạc phạm
Thủy lai tất nam định vô nghì
Cấn Bính sầu phùng Ly thượng hạ
Tốn Tân ngộ Khảm họa nan di
Nghĩa là :
Kiền Giáp Khảm Quý Thân Thìn thì Bạch Hổ Hoàng Tuyền ở Đinh Mùi
Ly Nhâm Dần Tuất .................................. Hợi
Chấn Canh Hợi Mùi .................................. Thân
Đoài Đinh Tị Sửu ....................................Ất Thìn
Khôn Ất ....................................Sửu
Cấn Bính ....................................Ly
Tốn Tân ....................................Khảm

Cả 2 cái Hoàng Tuyền trên đây ( Địa Chi Hoàng Tuyền và Bạch Hổ Hoàng Tuyền) đều lấy Hướng làm chủ, kiêng kỵ mở cửa và chỗ nước chảy tiêu đi ở phương đó
Nếu nghiên cứu kỹ Địa chi Hoàng tuyền mọi người có thấy mâu thuẫn gì không ?
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
câu cứu bần hoàng tuyền cũng là bát sát hoàng tuyền: tọa phương A (hướng phương đối diện) lấy phương B làm thành môn – hoàng tuyền, vận nào B là thành môn thì cứu bần, vận nào B là hoàng tuyền thì sát. Như vận 8, hướng khôn (tọa cấn) ngọ là thành môn hay là sát? Tại ngọ sao hướng là 9, sao hướng thành môn là 8, đều mang khí tốt cho vận 8; tại sao đinh không phải là thành môn của hướng khôn mà chỉ là thành môn của hướng thân (giải thích không dùng đồng nguyên long)?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
hoàng tuyền TỨ LỘ và hoàng tuyền ĐỊA CHI

dậu tân tuất CÀN hợi nhâm tí
tí quý sửu CẤN dần giáp mão
mão ất thìn TỐN tỵ bính ngọ
ngọ đinh mùi KHÔN thân canh dậu

VÍ DỤ

tí hoàng tuyền ở càn và cấn, mão hoàng tuyền ở cấn và tốn, ngọ hoàng tuyền ở tốn và khôn, dậu hoàng tuyền ở khôn và càn.
tí mão ngọ dậu đều có hoàng tuyền (địa chi) ở thành môn càn cấn tốn khôn
phóng thủy là hoàng tuyền (địa chi), thu thủy là thành môn.
Nhưng thu thủy như thế nào để là thành môn!
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Dạo quanh trên mạng - Thấy mỗi nơi quan niệm về Tứ lộ và Bát lộ khác nhau , giải thích cũng khác nhau không biết cái nào đúng tên với nghĩa của nó
Đây là một khái niệm
TỨ LỘ VÀ BÁT LỘ HOÀNG TUYỀN

Bài thi ca :
Canh Đinh , Khôn thượng thị Hoàng Tuyền
Khôn Hướng, Canh Đinh thiết mạc ngôn
Ất Bính tu phòng Tốn Thủy tiên
Tốn Hướng kỵ hành Ất Bính thượng
Giáp Quý Hướng trung ưu kiến Cấn
Cấn phùng Giáp Quý họa liên liên
Tân Nhâm, Kiền lộ tối nghi kỵ
Kiền Hướng, Tân Nhâm họa diệt nhiên
Bốn cái Sát này là Tứ Lộ, đảo lộn lại hóa ra Bát Lộ Hoàng Tuyền, cũng sát kỵ như nhau.

Ví dụ :
Canh Đinh , Khôn thượng thị Hoàng Tuyền
Khôn Hướng, Canh Đinh thiết mạc ngôn
Câu trên : Lấy Canh Đinh làm hướng
Đồng nghĩa với Tọa Giáp hướng Canh hay Tọa Quý hướng Đinh
Câu dưới : Lấy Khôn làm hướng hiểu là Tọa Cấn hướng Khôn

Đó là kỵ ở trên phương vị Lập Hướng có nước chảy lại Minh Đường ngay trước mặt. Khai Môn, Phóng Thủy càng kỵ nữa. Lấy Tọa Sơn khởi lệ, dùng bàn tay mà định 12 vị của vòng Trường Sinh, tính đến số Mộ, Tuyệt là phương Tiêu Thủy ở đó.
Ví dụ như : Giáp Sơn Canh Hướng, thì Giáp là Mộc, Mộc Trường sinh ở Hợi, Mộc Dục ở Tý, Quan Đới ở Sửu...Mộ ở Đinh Mùi, Tuyệt ở Khôn Thân.
Đây là mượn Hướng thược để lấy bàn về Tọa Sơn. Như Canh Hướng thì Tọa Giáp Sơn, Đinh Hướng thì Tọa Quý Sơn, đó chính là nghĩa câu " Kim Dương thu Quý Giáp chi linh", tức là nước ở phương Mùi Khôn nên chảy đi, không nên chảy lại trước Huyệt, Thủy triều vào là bại, phạm Hoàng Tuyền đại sát, bị yểu vong, cô quả. Chỉ lấy Tọa Sơn làm chủ, không cần bàn đến Long Tả Toàn hay Long Hữu Toàn gì cả. Thánh Nhân nói : Sinh-Vượng-Mộ hợp lại mà Mạnh-Trọng-Quý 3 phòng phân biệt; là ý nói : 2 phương Sinh, Vượng nên chảy lại, Mộ khố phương nên chảy đi. Nếu nên chảy vào mà lại chảy đi là phản! Là Sinh-Dưỡng Thủy khứ thì Mạnh phòng, tức là con trưởng bại. Nếu Vượng Thủy mà chảy đi thì trung phòng, tức con thứ hai bại. Nếu như Thủy nên chảy đi mà chảy lại, như là Thủy phượng Tử, Mộ chảy lại vào trước Huyệt đó thì Quý phòng, con thứ ba bại. Ví dụ ở cục này như thế, các cục khác cũng tương tự vậy mà suy ra.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hiểu bình dân: thành môn hiếm có khó tìm. Hợp vận, Hợp hướng, Hợp thuỷ. Tính nhầm là xấu lớn, xấu bé. Gom cái xấu lại thành môn biến hoàng tuyền. Chẳng hạn không đúng vận còn phân nước đến, nước đi, nước vắt ngang làm gì. Đọc TTHK có đoạn viết khác với phần diễn giải. Diễn giải cho có thôi. Làm theo may mắn mới được thành môn, nếu tác giả không cố ý diễn giải sai, mà chỉ "bớt nội dung". Xác xuất "dính đòn" rất cao.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Nhìn vào hình này chỉ có 24 sơn thôi - Đâu là Tứ lộ , đâu là Bát lộ

Quái số.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Đọc bài Bát sát sẽ thấy, các phương toạ lần lượt là chính thần các vận 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9. Liên quan trực tiếp tới thành môn, linh thần, chính thần từng vận. Không phải vận nào cũng là sát. Không phải vận nào cũng là thành môn (cho nhà toạ cung chính thần hướng cung linh thần).
Thái Mân Sơn viết: Thành môn cần muốn hội, là nói thành môn hợp lưu thủy chi lai khứ, với tam xoa thông chính khí xuất nhập, 1 thư 1 hùng 1 kinh 1 vỹ, ki chỉ tương đối, hồ lí nhạn giao nga, ví sơn thủy kết tác tuyệt không ngoài nhạn giao nga chi phối, Khảm Li ngộ Chấn Tốn, Cấn Đoài hợp Kiền Khôn, lưỡng phiến tam xoa là giao nga vậy.
Đoạn này rất quan trong nhưng không ai quan tâm.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Có ai biết hình này nói gì không ?
hình 1 là long Li hướng Hợi,
hình 2 là long Cấn hướng Dần,
hình 3 là long Đoài hướng Tỵ,
hình 4 là long Tốn hướng Dậu,
Thành môn (TTHK) và Bát sát: với phần lớn nhà cửa hiện nay, long là toạ, hướng trong hình là hướng ra vào của khí!
1 bài tiếng Anh viết về thành môn (theo TTHK)?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Theo TTHK, chính thần, linh thần, chiếu thần xuất phát từ khảm 1 khôn 2 chấn 3 tốn 4 càn 6 đoài 7 cấn 8 li 9
dùng số này thì chính thần ở cung mang số của vận (vận 1 khảm, vận 2 khôn,...)
linh thần ở cung mang số cộng với số của vận được 10 (vận 1 li, vận 2 cấn,...): sao vận ở cung này luôn là 5
chiếu thần ở cung mang số ± số của vận được 5 (vận 1 càn, vận 6 khảm,...)
đều là hệ quả, để nhận ra chính thần, linh thần, chiếu thần, không giải thích chính thần cần sơn, linh thần cần thuỷ, chiếu thần dùng thuỷ nhưng chỉ có 2 cung chiếu, cũng không chỉ ra hướng nhà nào dùng được, hướng nhà nào không dùng được (chưa kể ngoại cảnh) trong từng vận, nếu dùng được thì dùng như thế nào
như vận 8, theo TTHK, chính thần ở cung cấn, linh thần ở cung khôn, chiếu thần ở cung chấn – 2 cung chiếu là tốn và khảm; không hiểu tại sao cung chiếu của chấn là tốn và khảm, xem xét các cung này lại có đến 5x3=15 sơn – có sao sơn và sao hướng khác nhau, có ngũ hành khác nhau (tính xem sơn nào thuộc hành nào trong ngũ hành), quan hệ can – chi (cần xét quan hệ giữa những sơn nào)...
 
Top