Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Đầu tiên, 1. Xin hỏi về ngũ hành 24 sơn theo phi tinh. Tổng hợp trên mạng tôi thấy có 2 kiểu ngũ hành, kính mong thầy, và các bạn hướng dẫn khi nào thì dung ngũ hành nào.
Tỵ thổ
Dậu kim
Sửu hoả
Tốn mộc
Canh hoả
Quý thuỷ
Hợi hoả
Mão thuỷ
Mùi mộc
Càn thuỷ
Giáp thổ
Đinh kim
Thân thuỷ
Tí thổ
Thìn kim
Khôn thổ
Nhâm mộc
Ất hoả
Dần mộc
Ngọ hoả
Tuất thổ
Cấn kim
Bính thuỷ
Tân mộc

Tỵ (+hoả)
dậu (-kim)
sửu (-thổ)
Tốn (+mộc)
canh (+kim)
quý (-thuỷ)
Hợi (+thuỷ)
mão (-mộc)
mùi (-thổ)
Càn (+kim)
giáp (+mộc)
đinh (-hoả)
Thân (+kim)
tí (-thuỷ)
thìn (-thổ)
Khôn (+thổ)
nhâm (+thuỷ)
ất (-mộc)
Dần (+mộc)
ngọ (-hoả)
tuất (-thổ)
Cấn (+thổ)
bính (+hoả)
tân (-kim)

 

Tuetvnb

Administrator
Ngũ hành trong phong thủy có nhiều loại, ứng với mỗi trường lý thuyết thì sẽ có 1 loại ngũ hành được quy nạp như Chính ngũ hành, Huyền không ngũ hành, hồng phạm ngũ hành, bát quái ngũ hành v.v.....

Như trong bài viết trên thì bảng dưới là Chính ngũ hành, dùng luận 24 sơn khắc hợp. Huyền không phái hoặc Tam hợp phái đều sử dụng đến.

Bảng trên là Ai Tinh Đại Ngũ Hành, thuộc về Huyền không ngũ hành, nó chính là Thiên Tâm Nguyên Thần của 24 sơn, Huyền không phái dùng nó dể luận sinh khắc suy tử, tam hợp phái cũng có dùng cho vài trường hợp.

Nói đến dụng ngũ hành, thì không thể nói dùng cái nào, bỏ cái nào. Mà với mỗi việc khác nhau sẽ dùng ngũ hành khác nhau cho phù hợp với lý thuyết.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Em cảm ơn nhiều. Có 2 bộ ngũ hành nữa (cũng là cho huyền không). Không biết có phải là hồng phạm ngũ hành và bát quái ngũ hành không ạ. Tóm gọn như sau:




Cột 1
Cột 2
Cấn
Mộc
+kim
Ất
Hoả
+kim
Bính
Hoả
+kim
Càn
Kim
+thuỷ
Đinh
Hoả
+thuỷ
Canh
Thổ
+thuỷ
Khôn
Kim
-mộc
Nhâm
Thuỷ
-mộc
Tân
Thuỷ
-mộc
Tốn
Thuỷ
-hoả
Quý
Mộc
-hoả
Giáp
Mộc
-hoả
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Vận 8 sơn Tốn hướng Càn

kiêm Thìn Tuất 309°, vận 8 có Thành môn ở Dậu. Sách nói,
1. Thất đáo sơn.
Thất thiên nguyên là Dậu.
Tôi chưa hiểu Thất xích - thiên nguyên long, vì sao cố định, là dậu.
2. Cửu đáo hướng.
Cửu thiên nguyên là Ngọ.
Tôi chưa hiểu Cửu tử - thiên nguyên long, vì sao cố định, là Ngọ.

871 - 385 -153
962 - 789 - 517
426 - 244 - 698

 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
To :dontsayloveme2
Bạn nghiên cứu bài này xem có giúp gì cho bạn không
Tam nguyên long

Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi.

Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:

- THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.

- ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.

- NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.

Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH.

Ngoài ra, nếu nhìn kỹ vào sự phân chia của Tam nguyên Long ta sẽ thấy trong mổi hướng của Bát quái được chia thành 3 sơn, và bao gồm đủ ba Nguyên: Địa, Thiên và Nhân, theo chiều kim đồng hồ. Thí dụ như hướng BẮC được chia thành 3 sơn là NHÂM-TÝ-QUÝ, với NHÂM thuộc Địa nguyên long, TÝ thuộc Thiên nguyên long, và QUÝ thuộc Nhân nguyên long. Các hướng còn lại cũng đều như thế, nghĩa là Thiên nguyên long ở chính giữa, Địa nguyên long nằm bên phía tay trái, còn Nhân nguyên long thì nằm bên phía tay phải. Từ đó người ta mới phân biệt ra Thiên nguyên long là quẻ Phụ mẫu, Địa nguyên long là Nghịch tử (vì nằm bên tay trái của Thiên nguyên long tức là nghịch chiều xoay chuyển của vạn vật), còn Nhân nguyên long là Thuận tử. Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.

- Ví dụ: Nhà hướng MÙI 205 độ. Vì hướng MÙI bắt đầu từ 202 độ 5, nên nhà hướng 205 độ cũng vẫn nằm trong hướng MÙI, nhưng kiêm sang phía bên trái 5 độ, tức là kiêm hướng ẤT 5 độ. Vì hướng MÙI là thuộc Địa nguyên long (tức Nghịch tử), chỉ có thể lấy chính hướng (210 độ) chứ không thể kiêm, cho nên trường hợp này là bị phạm xuất quái, chủ tai họa, bần tiện. Ngược lại, nếu 1 căn nhà có hướng là 185 độ, tức là hướng NGỌ kiêm ĐINH 5 độ. Vì NGỌ là quẻ Phụ mẫu, kiêm sang bên phải tức là kiêm Thuận tử nên nhà như thế vẫn tốt chứ không xấu. Đây là 1 trong những yếu tố căn bản và quan trọng của Huyền không Học, cần phải biết và phân biệt rõ ràng. Có như vậy mới biết được tuy 2 nhà cùng 1 trạch vận, nhưng nhà thì làm ăn khá, mọi người sang trọng, có khí phách, còn nhà thì bình thường, con người cũng chỉ nhỏ mọn, tầm thường mà thôi. Cho nên sự quý, tiện của 1 căn nhà phần lớn là do có biết chọn đúng hướng hoặc biết kiêm hướng hay không mà ra.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Re: Vận 8 sơn Tốn hướng Càn

kiêm Thìn Tuất 309°, vận 8 có Thành môn ở Dậu. Sách nói,
1. Thất đáo sơn.
Thất thiên nguyên là Dậu.
Tôi chưa hiểu Thất xích - thiên nguyên long, vì sao cố định, là dậu.
2. Cửu đáo hướng.
Cửu thiên nguyên là Ngọ.
Tôi chưa hiểu Cửu tử - thiên nguyên long, vì sao cố định, là Ngọ.

871 - 385 -153
962 - 789 - 517
426 - 244 - 698

Nội dung này là bàn về : Phụ Mẫu Tử tức trong Huyền không học
 

iHi

Moderator
Trong 3 nguyên Địa-Thiên-Nhân thì Thiên và Nhân là có thể kiêm được với nhau (vì là giữa phụ mẫu và thuận tử). Còn Địa nguyên long là nghịch tử chỉ có thể đứng 1 mình, không thể kiêm phụ mẫu hay thuận tử. Nếu Địa kiêm Thiên tức là âm dương lẫn lộn (hay âm dương sai thố). Nếu Địa kiêm Nhân thì sẽ bị xuất quái.
Bạn Tuấn Anh có thể trình bày mở rộng (cách lý giải) về đoạn này không ? Cảm ơn bạn.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Phụ mẫu tử tức trong huyền không học

“ Thiên bảo kính “ viết Âm dương Phụ mẫu tìm cho kỹ , biết được đáng ngàn vàng . “ Nói Phụ mẫu tức là trung khí của Bát quái , còn tử tức là Bàng khí . Như Quẻ Khảm có 3 sơn Nhâm Tý Quý – Tý là Phụ mẫu , Quý là thuận tử , Nhâm là nghịch tử ; Tý , Ngọ , Mão , Dậu ,Càn ,Khôn , Cấn Tốn là Phụ mẫu . Nhâm , Bính , Giáp , Canh , Thìn , Tuất , Sửu , Mùi là Nghịch Tức Ất Tân Đinh Quý, Dần Thân Tỵ Hợi là Thuận Tử . Long lực của Phụ mẫu thịnh vượng có thể đi một mình hoặc kiêm Thuận Tử . Còn khí nghịch tới thì Long lực tương đối thịnh ,chỉ có thể đi một mình chứ không được kiêm Thuận Tử ,càng không thể kiêm Phụ Mẫu. Nếu kiêm Thuận Tử thì rơi vào quá quẻ họa sẽ ập đến. Nếu kiêm Phụ mẫu sẽ rơi vào sai lệch Âm Dương
Phu Mẫu Tử tức đều cần là quẻ thuần túy , hào giữa của một quẻ là Phụ Mẫu , Phu mẫu của các quẻ khác cùng một Nguyên là Huynh đệ , hào bên cạnh là Tử tức của Huynh Đệ . Như vận 7 8 9 của Hạ Nguyên . Quẻ Đoài vận 7 lấy Dậu làm Phụ Mẫu ,Canh Tân là hai Hào bên cạnh Canh là Nghịch Tức , Tân là Thuận Tử, thì Cấn là Phụ Mẫu của Huynh đệ , Ngọ cũng vậy , sửu Dần ở hai bên Cấn và Bính Đinh ở hai bên Ngọ là Tử Tức của Huynh đệ . Như thế nội trong Huynh đệ đều liền mạch cốt nhục thân tình có thể dùng với nhau
Muốn luận Tử Tức , trước hết phải hiểu rõ Tam nguyên Đại quái
Tam nguyên Đại quái chia làm Thiên nguyên – Nhân nguyên – Địa nguyên , mỗi nguyên nạp 8 sơn , 4 sơn Dương , 4 sơn Âm
- Địa nguyên quái :
• Thìn Tuất Sửu Mùi thuộc Âm
• Giáp Canh Nhâm Bính thuộc Dương
- Thiên nguyên quái
• Tý Ngọ Mùi Dậu thuộc Âm
• Càn Khôn Cấn Tốn thuộc Dương
- Nhân nguyên quái
• Ất Tân Đinh Quý thuộc Âm
• Dần Thân Tỵ hợi thuộc Dương
 

iHi

Moderator
Cảm ơn bạn TA, phân Phụ mẫu, thuận nghịch tử iHi có nghe rồi. Ý iHi muốn hỏi là có cách nào giải thích rõ hơn tại sao với Địa-Thiên-Nhân thì chỉ có Thiên Nhân là kiêm với nhau mà không kiêm được với Địa.

Long lực của Phụ mẫu thịnh vượng có thể đi một mình hoặc kiêm Thuận Tử . Còn khí nghịch tới thì Long lực tương đối thịnh ,chỉ có thể đi một mình chứ không được kiêm Thuận Tử ,càng không thể kiêm Phụ Mẫu. Nếu kiêm Thuận Tử thì rơi vào quá quẻ họa sẽ ập đến. Nếu kiêm Phụ mẫu sẽ rơi vào sai lệch Âm Dương
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Phụ Mẫu Tử tức
Trong 8 quẻ Càn Khôn Khảm Ly Chấn Tốn Đoài Cấn 3 cách sắp xếp Thiên Địa Nhân có đặc điểm là Thiên nguyên long và Nhân nguyên long cùng tính chất
- Thiên nguyên long thuộc Dương – Nhân nguyên long cũng thuộc Dương – Địa nguyên long nhất định thuộc Âm
- Thiên nguyên long thuộc Âm – Nhân nguyên long cũng thuộc Âm – Địa nguyên long nhất định thuộc Dương
Phong thủy Huyền không thường lấy quan hệ lục thân để gọi
- Thiên nguyên long là quẻ Phụ Mẫu
- Địa nguyên long là quẻ Nghịch tử
- Nhân nguyên long là quẻ thuận tử
Thuận tức là vận hành Âm Dương thuận Phụ mẫu mà vận hành . Phụ mẫu vì Dương mà thuận hành . Nghịch là vận hành âm dương ngược Phụ mẫu mà vận hành .
- Phụ mẫu vì Âm mà thuận hành , nó lại vì dương mà nghịch hành
- Phụ mẫu vì Âm mà nghịch hành , nó lại vì dương mà thuận hành
Do đó Thuận tử và Nghịch tử, giữa cha mẹ và con cái có quan hệ kiêm và không kiêm
Tý Ngọ Mã Dậu là Thiên nguyên long , vừa vì là quẻ Phụ Mẫu có thể kiêm quẻ Nhân nguyên ,vừa có thể kiêm Quý Đinh Ất Tân Tỵ Hợi Dần Thân , ngược lại quẻ Nhân nguyên không thể kiêm Thiên Nguyên long. Về Địa nguyên long , do âm dương của Phụ mẫu tương phản thường đều không thể kiêm dụng . Nhưng trong Thiên nguyên long 4 quẻ Càn Tốn Cấn Khôn do bao hàm rộng : Càn bao Tuất Hợi , Tốn bao Thìn Tỵ , Cấn bao Sửu Dần , Khôn bao Mùi Thân , 4 quẻ này vừa có thể kiêm Nhân cũng có thể kiêm Địa , nhưng 4 Thiên nguyên long Tý Ngọ Mão Dậu do bao hẹp nên chỉ có thể kiêm Quý Đinh Ất Tân mà không thể kiêm Nhâm Bính Giáp Canh của Địa nguyên long
Để ngăn ngừa sai lầm , trong tình huống thông thường quẻ Phụ mẫu đều không cần kiêm quẻ nghịch tử nếu không sẽ xuất hiện âm dương sai khác hoặc sai quẻ
 

iHi

Moderator
Cảm ơn bạn TA. Vẫn là ý "hẹp" bên trên, chưa mở rộng, hix. Trả lại topic cho bạn dontsay.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Toạ giáp quý thân, tham lang nhất lộ hành; nhất bạch nhập trung nghịch hành - sao 1 bay ng­ược.
Toạ khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất; nhị hắc nhập trung nghịch hành - sao 2 bay ngược.
Toạ tí mão mùi, tam bích lộc tồn đáo; tam bích nhập trung nghịch hành - sao 3 bay ngược.
Toạ tuất càn tỵ, tứ lục văn khúc chiếu; tứ lục nhập trung nghịch hành - sao 4 bay ngược.
Toạ thìn tốn hợi, lục bạch vũ khúc vị; lục bạch nhập trung thuận hành - sao 6 bay xuôi.
Toạ cấn bính tân, thất xích thị phá quân; thất xích nhập trung thuận hành - sao 7 bay xuôi.
Toạ dần canh đinh, bát bạch tả phụ ứng; bát bạch nhập trung thuận hành - sao 8 bay xuôi.
Toạ ngọ dậu sửu, cửu tử hữu bật tinh; cửu tử nhập trung thuận hành - sao 9 bay xuôi.

 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Toạ khôn nhâm ất, cự môn tòng đầu xuất

Cách 1:
Nhâm, tham lang ở Tuất, xếp xuôi, tuất nhâm sửu giáp giữa thìn bính mùi canh
Mão, tham lang ở tốn, xếp ngược, tốn mão cấn tí giữa càn dậu khôn ngọ
Ất, tham lang ở tỵ, xếp ngược, tỵ ất dần quý giữa hợi tân thân bính
Mùi, tham lang ở canh, xếp ngược, canh mùi bính thìn giữa giáp sửu nhâm tuất
Khôn, tham lang ở ngọ, xếp xuôi, ngọ khôn dậu càn giữa tí cấn mão tốn
Nhâm mão ất mùi khôn, ngũ vị vi cự môn (sao 2)

Cách 2:
Tham lang 1 Bính, Cự môn 2 Nhâm, Lộc tồn 3 Mùi, Văn khúc 4 Giáp, Liêm trinh 5 Thìn, Vũ khúc 6 giữa, Phá quân 7 Tuất, Tả phụ 8 Canh, Hữu bật 9 Sửu.
Hữu bật 9 Ngọ, Tham lang 1 Tí, Cự môn 2 Khôn, Lộc tồn 3 Mão, Văn khúc 4 Tốn, Liêm trinh 5 giữa, Vũ khúc 6 Càn, Phá quân 7 Đoài, Tả phụ 8 Cấn.
Tả phụ 8 Đinh, Hữu bật 9 Quý, Tham lang 1 Thân, Cự môn 2 Ất, Lộc tồn 3 Tỵ, Văn khúc giữa, Liêm trinh 5 Hợi, Vũ khúc 6 Tân, Phá quân 7 Dần.
Khôn Nhâm Ất Cự môn tòng đầu xuất

Em xin được chỉ dẫn về 2 cách đều dẫn đến cự môn nằm ở khôn, nhâm, ất này ạ.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Một ngôi nhà như thế này thì trước tiên nên đưa vào bát trạch hay phép phi tinh các bạn nhỉ.
- Bạn thể hiện màu vàng trong bản vẽ là gì
- Bát trạch và Huyền không phi tinh là hai phái Phong thủy khác nhau . Bạn chọn áp dụng phái nào ?
* Bát trạch phải biết tuổi gia chủ
* Huyền không phải biết độ số của hướng nhà chính xác
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
[Tuấn Anh]- Bạn thể hiện màu vàng trong bản vẽ là gì



Thưa chú, nhà này toạ bắc, hướng nam, nhưng chủ nhà lấy hướng nhà là hướng cổng đông nam 140°. Mầu vàng có lẽ là cung tốt theo "phong thuỷ thiến sứ" - cháu không quan tâm chú ạ.
Không đi vào con số cụ thể, cháu chỉ mong hiểu được khi khổ đất như thế này thì nên tính toán ra sao thôi ạ. Còn nếu để luận giải cụ thể cháu sẽ hỏi ở một mục khác.
 

iHi

Moderator
Theo iHi thì dùng bát trạch hay huyền không phi tinh đều được. Có điều với nhà dạng "đặc biệt" như thế này thì không thể dùng bát trạch đơn thuần định tâm, phân cung như trên hình bạn vẽ... Hình vẽ đó là dùng bát trạch chứ không phải dụng bát trạch 8->
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
[Tuấn Anh]- Bạn thể hiện màu vàng trong bản vẽ là gì



Thưa chú, nhà này toạ bắc, hướng nam, nhưng chủ nhà lấy hướng nhà là hướng cổng đông nam 140°. Mầu vàng có lẽ là cung tốt theo "phong thuỷ thiến sứ" - cháu không quan tâm chú ạ.
Không đi vào con số cụ thể, cháu chỉ mong hiểu được khi khổ đất như thế này thì nên tính toán ra sao thôi ạ. Còn nếu để luận giải cụ thể cháu sẽ hỏi ở một mục khác.
Thảo nào TA tìm không ra - Ông TS đã đổi chỗ TỐN KHÔN rồi nên mới có đồ hình như vậy
Còn theo Huyền không thì đây là cuộc đất Tọa Càn hướng Tốn kiêm Hợi Tỵ phải dùng thế quái mới luận giải được
Mặt khác chiều dài khổ đất gấp gần 4 lần so với chiều ngang - nên cần nghiên cứu kỹ lưỡng khi thiết kế xây dựng
 
Top