Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Phản là đang yếu lại bị kẻ khác chống đối lại, phục là đang khỏe lại bị cho uống thuốc bổ cả hai đều gia phá nhân vong?
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Đồ hình Phản ngâm

PN2.JPG

Đồ hình Phục ngâm

PHỤC.JPG

Phản ngâm hay Phục ngâm chỉ xuất hiện Khi ở Sơn hoặc Hướng của Vận bàn có Ngũ hoàng
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Phản Ngâm - Phục Ngâm

- Khi bài bố tinh bàn, hai sao của sơn và hướng có thể gặp ngũ hoàng. Hễ gặp ngũ hoàng nhập cung giữa bay thuận thì sự phân bố của các sao khác tất nhiên trùng với địa bàn, tức là sao sơn hoặc hướng bài liệt theo vận bàn trùng với địa bàn – hay chính là hồi quy nguyên đán bàn thuận (tương tự với cả phi nghịch) v5. Phong thủy gọi là gặp phản phục ngâm. Ngâm là ca xướng, Phục ngâm là ngâm vịnh lặp lại, Phản ngâm là xướng ca ngược điệu.

- Khi sắp xếp sao theo 81 cước bộ lường thiên xích để lập cục theo vận, mỗi vận tinh khi nhập vào cung giữa, thì ngũ hoàng tất phải dời đến một cung nào đó.
Khi Nhất bạch nhập giữa thì Ngũ hoàng đến cung Ly,
Khi nhị hắc nhập cung giữa thì Ngũ hoàng đến cung Cấn… tương tự với các vận tinh khác, điều cần chú ý ở đây là khi sao đại diện của cung nào đó theo hướng và vận nhập cung giữa thì Ngũ hoàng sẽ nhập vào cung đối diện. Khí mà Ngũ hoàng mang theo vừa mang tính của chính Ngũ hoàng nhưng đồng thời nó còn mang tính chất khí của cung mà nó chiếm cứ.
- Sau khi tổng kết, người ta nhận ra phần nhiều cụm phản ngâm và phục ngâm đều không hẹn mà gặp với ba cách hoặc thượng sơn, hoặc hạ thủy, hoặc thượng sơn hạ thủy.
Các cục phản ngâm phục ngâm của mấy loại tọa hướng điển hình: Cấn Khôn – Khôn Cấn – Dần Thân – Thân Dần - giáp Canh – Canh Giáp – đồng thời là thượng sơn hạ thủy.
Chỉ có Nhâm Bính – Bính Nhâm - Tốn Càn – Càn Tốn - Hợi Tỵ - Tỵ Hợi là các cục phản ngâm, phục ngâm của các quẻ thuần tức là cục Thượng sơn hoặc Hạ thủy
*
Phạm phản ngâm hoặc phục ngâm thực chất là phạm khí quẻ xung nhau hoặc trùng nhau Chúng có thể tạo ra ba tình thế:
-- Thứ nhất là cả tọa hướng đều gặp phản ngâm, hoặc phục ngâm. Trong lập sơn, lập hướng, khi gặp Ngũ hoàng tì tất sẽ gặp phản ngâm hoặc phục ngâm. Một phương Ngũ hoàng vốn đã phạm phản ngâm cộng thên phi tinh của nó nhập vào cung giữa lại gặp thêm phục ngâm, Đã phạm phản ngâm lại còn gặp phục ngâm. Khi phạm xung khí quẻ, tức gặp sự xung sát của hai loại khí trái ngược nhau, tai họa sẽ ác liệt. Khi gặp Thượng sơn Hạ thủy thay vì long thần tọa nhầm vị trí mà gây ra họa “tốn của hao người”, nó là tổ hợp của tai sát giữa sự xung khắc về khí quẻ với long thần tọa nhầm chỗ mà ra.
-- Thứ hai là sáu cung còn lại gặp phản phục ngâm. Sáu cung còn lại xuất hiện khí quẻ trùng tức xuất hiện phục ngâm chứ không xuất hiên phản ngâm. – nó là trường hợp các sao thuộc đương vận phạm phục ngâm – nó không có hại, trái lại có thể là có phúc, nếu nó thuộc sinh khí. Nó làm tăng nhanh sự suy thoái khí, tăng cường khí sát tử chi nên nó làm tăng mối hung họa, tai họa có thể kéo dài liên miên chồng chất.
-- Thứ ba là khi Ngũ hoàng nhập giữa bay ngược, một số cung không phải tọa, hướng Phạm phản ngâm. Khi Ngũ Hoàng nhập giữa bay ngược, cung vị mà nó tồn tại ắt sẽ là vượng tinh bay tới, tất có thể phát phúc, nhưng ở các cung khác có khả năng xuất hiện hiện tượng phản ngâm Đã là phản ngâm tất sẽ xuất hiện khí quẻ xung khắc nhau nên gây ra tai vạ.

Làm thế nào để tránh phạm phản phục ngâm ?

Chỉ có mộ cách duy nhất là tìm chỗ đất khác.
Một trường hợp đặc biệt có thể xảy ra, nếu cuộc đất đó gặp quẻ tam ban thì cũng có thể dùng, nhưng một yêu cầu được đặt ra là phải được môi trường thích ứng với Dịch lý. Bởi khi quẻ tam ban xuất hiện, nó luôn gắn với cục Thượng sơn Hạ thủy, Nếu không đảo ngược được kỵ long thì tuyệt đối không dùng.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
phi tinh hướng thìn vận 6 và phi tinh hướng hợi vận 4
đều có sao vận ở hướng là 5, đem nhập trung cung, đều thuận phi
5 --- 1 --- 3 4 --- 9 --- 2 3 --- 8 --- 1
4 --- 6 --- 8 3 --- 5 --- 7 2 --- 4 --- 6
9 --- 2 --- 7 8 --- 1 --- 6 7 --- 9 --- 5
so sánh vận tinh và hướng tinh thì là hoặc hơn hoặc kém 1 bậc
số 5 là đầu mối để nhận ra nhiều thứ, giả thiết, số 5 là điểm nhận biết “phản phục” chứ không phải là bản chất của phản phục.
giả thiết nữa là, dùng được hay không dùng được không phải ở “đảo kị long” mà chính là ở vòng tròn tam hợp.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
phi tinh hướng thìn vận 6 và phi tinh hướng hợi vận 4
đều có sao vận ở hướng là 5, đem nhập trung cung, đều thuận phi
Không phải đều thuận phi mà
Vận 6 hướng Thìn - Nghịch

V6.JPG

Vận 4 hướng Hợi - Thuận

V4.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Vận 4: 4 tới cấn
Vận 7: 7 tới cấn (+)
Vận 9: 9 tới cấn
Vận 2: 8 tới cấn
Vận 4: 4 tới bính
Vận 7: 7 tới bính (+)
Vận 9: 9 tới bính
Vận 2: 2 tới bính
Vận 4: 4 tới quý
Vận 7: 7 tới tân (+)
Vận 9: 9 tới quý
Vận 2: 2 tới quý
Vận 2: 2 tới khôn (-)Vận 2: 2 tới nhâm (-)Vận 2: 2 tới ất (-)
Vận 6: 6 tới tốn (-)Vận 6: 6 tới thìnVận 6: 6 tới hợi (+)
Vận 1: 1 tới ngọ (+)Vận 1: tới giápVận 1: 1 tới quý (-)

4 câu cho 4 vận, có lí; 4 vận đó là 1, 2, 6, 7, ghép 1 với 2, 6 với 7, cũng giống với có lí!
Từ các bài trước, vẫn phân vân về dấu (+), (-) ở 2 sơn thìn và giáp. Nhưng hình Khôn Nhâm Ất chú Tuấn Anh gửi lên là hình 4, 5, 6 phi thuận.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Sau khi đã biết được 24 sơn (hay hướng) thì còn phải biết chúng thuộc về Nguyên nào, và là dương hay âm, để có thể xoay chuyển phi tinh Thuận hay Nghịch khi lập trạch vận. Nguyên này không phải là “Nguyên” chỉ thời gian như đã nói trong “Tam Nguyên Cửu Vận”, mà là chỉ địa khí của long mạch, hay phương hướng của trái đất mà thôi.

Tam nguyên long bao gồm: Địa nguyên long, Thiên nguyên long, và Nhân nguyên long. Mỗi Nguyên bao gồm 8 sơn (hay 8 hướng), trong đó có 4 sơn dương và 4 sơn âm như sau:

- THIÊN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn :
* 4 sơn dương: CÀN, KHÔN, CẤN, TỐN.
* 4 sơn âm: TÝ, NGỌ, MÃO, DẬU.

- ĐỊA NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: GIÁP, CANH, NHÂM, BÍNH.
* 4 sơn âm: THÌN, TUẤT, SỬU, MÙI.

- NHÂN NGUYÊN LONG: bao gồm 8 sơn:
* 4 sơn dương: DẦN, THÂN, TỴ, HỢI.
* 4 sơn âm: ẤT, TÂN, ĐINH, QUÝ.

Với sự phân định âm hay dương của mỗi hướng như trên, người ta có thể biết được lúc nào phi tinh sẽ đi thuận hoặc đi nghịch khi xoay chuyển chúng theo vòng LƯỢNG THIÊN XÍCH.
Hãy phân tích hình sau đây

Tý Ngọ.JPG

Những Sơn được phân biết bằng chữ đỏ đen phù hợp với những điều ghi ở trên
Nhưng Tý Âm lại phi thuận ???
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thẩm thị Huyền không nêu ra sao lẻ phi thuận, sao chẵn phi nghịch cho sơn thứ nhất, và sao lẻ phi nghịch, sao chẵn phi thuận cho sơn hai, tính thuận nghịch của phi tinh không phụ thuộc vào vận, cũng không phụ thuộc vào đỏ đen trên la kinh.
Còn ở trên đi theo hướng khác, đó là trong cùng 1 vận dấu ở các sơn ở mỗi câu khôn nhâm ất phải trùng nhau, như vận 2 khôn nhâm ất đều phải mang dấu [+] thì mới có cự môn tới hướng, có vận thì khôn nhâm ất đều mang dấu [+], có vận thì khôn nhâm ất đều mang dấu [-]. Nếu gán đỏ đen thì cũng khác với đỏ đen bên dưới:
Hãy phân tích hình sau đây

Những Sơn được phân biết bằng chữ đỏ đen phù hợp với những điều ghi ở trên
Nhưng Tý Âm lại phi thuận ???
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Phải giải thích thế này mới đúng
[1] tí là bắc 2, ngọ là nam 2,
[2] sao vận ở tọa là 3 (lẻ), sao vận ở hướng là 2 (chẵn),
[3] vì sơn tọa và sơn hướng thuộc sơn thứ 2 của hướng [tương tự cho sơn thứ 3] nên sao lẻ vào giữa phi nghịch, sao chẵn vào giữa phi thuận
[4] nếu cũng là tọa bắc hướng nam nhưng là nhâm bắc 1, bính nam 1

[5] sao vận ở tọa là 3 (lẻ), sao vận ở hướng là 2 (chẵn),
[6] vì sơn tọa và sơn hướng thuộc sơn thứ 1 của hướng nên sao lẻ vào giữa phi thuận, sao chẵn vào giữa phi nghịch
2-3 --- 7-7 --- 9-5
1-4 --- 3-2 --- 5-9
6-8 --- 8-6 --- 4-1
* sơn thứ nhất, sao lẻ phi thuận, sao chẵn phi nghịch
* sơn thứ hai, sao lẻ phi nghịch, sao chẵn phi thuận
Nói thêm về phản ngâm và phục ngâm: 5 phi nghịch đến chính thần, 5 phi thuận đến linh thần (theo Thẩm thị Huyền không, vận 8, 5 phi thuận đến tây nam) nên phản ngâm, phục ngâm theo Thẩm thị Huyền không thực chất chỉ là 1 phần nội dung về chính thần, linh thần. Có lẽ không cũng nghĩa với phản ngâm, phục ngâm trong Đô thiên bảo chiếu kinh.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
sao lẻ phi thuận, sao chẵn phi nghịch
sao lẻ phi nghịch, sao chẵn phi thuận
Không có lý luận trong Thẩm thị Huyền không nói như vậy
" Chú ý những số được gạch chân trong hình là số lạc thư "
Có bài riêng cho Âm Dương Linh Chính
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
* sơn thứ nhất, sao lẻ phi thuận, sao chẵn phi nghịch
* sơn thứ hai, sao lẻ phi nghịch, sao chẵn phi thuận
Lẻ là 1, 3, 9, 7, chẵn là 8, 4, 2, 6,

Vận 1, sao vận liêm trinh tới hướng nam,
Vận 2, sao vận liêm trinh tới hướng đông bắc,
Vận 3, sao vận liêm trinh tới hướng tây,
Vận 4, sao vận liêm trinh tới hướng tây bắc,
Vận 6, sao vận liêm trinh tới hướng đông nam,
Vận 7, sao vận liêm trinh tới hướng đông,
Vận 8, sao vận liêm trinh tới hướng tây nam,
Vận 9, sao vận liêm trinh tới hướng bắc,
Linh thần là vị trí của sao vận liêm trinh.
Đem sao vận ở giữa phi nghịch thì liêm trinh tới hướng đối diện với hướng linh thần, tác giả Thẩm thị Huyền không gọi là chính thần.
Chính là các hướng phản ngâm, phục ngâm theo sách này!
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Linh thần là vị trí của sao vận liêm trinh.
Đem sao vận ở giữa phi nghịch thì liêm trinh tới hướng đối diện với hướng linh thần, tác giả Thẩm thị Huyền không gọi là chính thần.
Chính là các hướng phản ngâm, phục ngâm theo sách này!
Sai cơ bản
Linh thần - Chính thần và Phản ngâm - Phục ngâm là hai khái niệm khác nhau ,các bài viết trên đã nói nhiều đến Phản - Phục ngâm rồi
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
* vận 7, tọa tí, hướng ngọ
sao vận ở tọa là 3, sao vận ở hướng là 2
tí là sơn thứ hai của hướng bắc, sao 3 lẻ phi nghịch
ngọ là sơn thứ hai của hướng nam, sao 2 chẵn phi thuận
6-4-1---2-8-6---4-6-8
5-5-9---7--3-2---9-1-4
1-9-5---3-7-7---8-2-3
hoàn toàn trùng với hình chú Tuấn Anh gửi

ở trang [3] mục này có bảng đầy đủ Cách sắp xếp các sao của Thẩm Trúc Nhưng
(+) là sao vận ở sơn đưa vào giữa rồi xếp xuôi; (-) là sao vận ở sơn đưa vào giữa rồi xếp ngược; theo thứ tự tây bắc, tây, đông bắc, nam, bắc, tây nam, đông, đông nam. Sơn 1 là địa nguyên long, sơn 2 và 3 là thiên nguyên long và nhân nguyên long.
Bên trái là cách xếp sao toạ, bên phải là cách xếp sao hướng.

toạ​
hướng​
vận 1​
vận 2​
vận 3​
vận 4​
vận 5​
vận 6​
vận 7​
vận 8​
vận 9​
bắc 1​
nam 1​
- +​
+ -​
- +​
+ -​
+ +​
- +​
+ -​
- +​
+ -​
bắc 2​
nam 2​
+ -​
- +​
+ -​
- +​
- -​
+ -​
- +​
+ -​
- +​
bắc 3​
nam 3​
+ -​
- +​
+ -​
- +​
- -​
+ -​
- +​
+ -​
- +​
nam 1​
bắc 1​
+ -​
- +​
+ -​
- +​
+ +​
+ -​
- +​
+ -​
- +​
nam 2​
bắc 2​
- +​
+ -​
- +​
+ -​
- -​
- +​
+ -​
- +​
+ -​
nam 3​
bắc 3​
- +​
+ -​
- +​
+ -​
- -​
- +​
+ -​
- +​
+ -​

bảng chú Tuấn Anh đưa ra, bên trái là tọa bắc hướng nam, bên phải là tọa nam hướng bắc, hàng 2 cần sửa lại

* Liệt kê lại phục ngâm theo Thẩm thị Huyền không
Vận 1, sao vận liêm trinh tới hướng nam (bính, ngọ, đinh)
tọa nhâm, hướng bính, sao hướng phục ngâm
tọa bính, hướng nhâm, sao tọa phục ngâm
Vận 2, sao vận liêm trinh tới hướng đông bắc (sửu, cấn, dần)
tọa cấn, hướng khôn, sao tọa phục ngâm
tọa khôn, hướng cấn, sao hướng phục ngâm
tọa dần, hướng thân, sao tọa phục ngâm
tọa thân, hướng dần, sao hướng phục ngâm
Vận 3, sao vận liêm trinh tới hướng tây (canh, dậu, tân)
tọa giáp, hướng canh, sao hướng phục ngâm
tọa canh, hướng giáp, sao tọa phục ngâm
Vận 4, sao vận liêm trinh tới hướng tây bắc (tuất, càn, hợi)
tọa tốn, hướng càn, sao hướng phục ngâm
tọa càn, hướng tốn, sao tọa phục ngâm
tọa tỵ, hướng hợi, sao hướng phục ngâm
tọa hợi, hướng tỵ, sao tọa phục ngâm
Vận 6, sao vận liêm trinh tới hướng đông nam (thìn, tốn, tỵ)
tọa tốn, hướng càn, sao sơn phục ngâm
tọa càn, hướng tốn, sao hướng phục ngâm
tọa tỵ, hướng hợi, sao tọa phục ngâm
tọa hợi, hướng tỵ, sao hướng phục ngâm
Vận 7, sao vận liêm trinh tới hướng đông (giáp, mão, ất)
tọa giáp, hướng canh, sao tọa phục ngâm
tọa canh, hướng giáp, sao hướng phục ngâm
Vận 8, sao vận liêm trinh tới hướng tây nam (mùi, khôn, thân)
tọa cấn, hướng khôn, sao hướng phục ngâm
tọa khôn, hướng cấn, sao tọa phục ngâm
tọa dần, hướng thân, sao hướng phục ngâm
tọa thân, hướng dần, sao tọa phục ngâm
Vận 9, sao vận liêm trinh tới hướng bắc (nhâm, tí, quý)
tọa nhâm, hướng bính, sao sơn phục ngâm
tọa bính, hướng nhâm, sao hướng phục ngâm
SAI CƠ BẢN Ở ĐIỂM NÀO?
 
Top