Huyên không phi tinh

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
li cấn đoài càn (9 8 7 6) là quái dương, khảm khôn chấn tốn (1 2 3 4) là quái âm.

nguyên văn, "1. THÁI ÂM, KHÔN THỔ 8, CẤN THỔ 2, HẬU THIÊN BẮT ĐẦU TỪ TRỤC THÁI ÂM",
đúng là, "1. THÁI ÂM, KHÔN THỔ 2, CẤN THỔ 8, BÁT QUÁI HẬU THIÊN GHÉP VỚI SỐ LẠC THƯ LẤY 8 VÀ 2 LÀM TRỤC PHÂN CHIA, TRONG BÁT QUÁI HẬU THIÊN KHÔN VÀ CẤN LÀ TRỤC THÁI ÂM".
Viết vậy rõ ý hơn, phân chia như thế nào?
- bên phải trục, theo chiều kim đồng hồ là kim sinh thủy,
- bên trái trục, theo chiều kim đồng hồ là mộc sinh hỏa.

Lấy 2 số lạc thư cạnh nhau ghép lại theo hà đồ thì có,
khảm 1 càn 6, thủy
đoài 7 khôn 2, hỏa
li 9 tốn 4, kim
chấn 3 cấn 8, mộc
ngược chiều kim đồng hồ là thủy khắc hỏa, hỏa khắc kim, kim khắc mộc.






thiếu dương:​
li dương ↓​
←​
khảm âm ↑​
thái âm:​
cấn dương ↓​
khôn âm ↑​
thiếu âm:​
đoài dương ↓​
chấn âm ↑​
thái dương:​
càn dương ↓​
→ [+] →​
tốn âm ↑​
ở trên chỉ ra quy luật hình thành đường thiên xích trên 8 quái hậu thiên theo vòng tròn,
nếu đánh số li là 9,
đếm từng bước một theo vòng tròn li 0, tốn 1, chấn 2, cấn 3, đánh số cấn là 8,
đếm tiếp, cấn 0, khảm 1, càn 2, đoài 3, đánh số đoài là 7,
đếm tiếp, đoài 0, khôn 1, li 2, tốn 3, đánh số tốn là 6,
đếm tiếp, tốn 0, chấn 1, cấn 2, khảm 3, đánh số khảm là 1,
đếm tiếp, khảm 0, càn 1, đoài 2, khôn 3, đánh số khôn là 2,
đếm tiếp, khôn 0, li 1, tốn 2, chấn 3, đánh số chấn là 3,
đếm tiếp, chấn 0, cấn 1, khảm 2, càn 3, đánh số càn là 4.
tại sao 4 và 6 lại đổi chỗ, không hiểu, nhưng có dấu hiệu nhận biết,
trong 4 quái li cấn đoài tốn chỉ có quái tốn là âm,
trong 4 quái càn chấn khôn khảm chỉ có quái càn là dương.

có chỗ nào dùng đến hà đồ, lạc thư đâu mà thầy quaduong cho là sai với quy luật hà đồ, lạc thư.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
- Thái ,Thiếu lộn xộn , làm gì có Thái ,Thiếu sinh ra những thứ như vậy
- Nói Hậu thiên bắt đầu từ trục Thái âm là không đúng
- Tại sao lại hỏi Ngũ hành này từ đâu mà có
Và ý của bạn chung quy lại là hình này
T HT.JPG
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
- Nói Hậu thiên bắt đầu từ trục Thái âm là không đúng
- Tại sao lại hỏi Ngũ hành này từ đâu mà có
Không nên mày mò những cái đã có , những cái đã có ở đây người ta đã viết thành sách rồi
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu



1. thuận chiều kim đồng hồ,
táo thổ (khôn) sinh kim (đoài, càn)
kim (đoài, càn) sinh thủy (khảm)
thủy (khảm) sinh thấp thổ (cấn)
thấp thổ (cấn) sinh mộc (chấn, tốn)
mộc (chấn, tốn) sinh hỏa (li)
hỏa (li) sinh táo thổ (khôn)


2. ngược chiều kim đồng hồ
thủy (khảm, càn) khắc hỏa (đoài, khôn)
hỏa (đoài, khôn) khắc kim (li, tốn)
kim (li, tốn) khắc mộc (chấn, cấn)
mộc (chấn, cấn) khắc thổ (ở giữa) - ghép với lạc thư thì xuất hiện "trung cung"
thổ (ở giữa) khắc thủy (khảm, càn)

hậu thiên có 2 vòng ngũ hành, TIÊN THIÊN CŨNG CÓ 2 VÒNG NGŨ HÀNH
LẠC THƯ - TIÊN THIÊN
đoài 4 - càn 9 - tốn 2
li 3 - x - khảm 7
chấn 8 - khôn 6 - cấn 1

3. ghép lạc thư - tiên thiên với ngũ hành của hà đồ
kim (đoài, càn) sinh thủy (khôn, cấn)
thủy (khôn, cấn) sinh mộc (li, chấn)
mộc (li, chấn) sinh hỏa (tốn, khảm)
hỏa (tốn, khảm) sinh thổ (ở giữa)
thổ (ở giữa) sinh kim (đoài, càn)

4. dùng trực tiếp ngũ hành hà đồ - tiên thiên
kim (tốn, khảm) sinh thủy (cấn, khôn)
thủy (cấn, khôn) sinh mộc (li, chấn)
mộc (li, chấn) sinh hỏa (càn, đoài)

[3] VÀ [4] CHỈ CÓ CẶP QUÁI TIÊN THIÊN MÀ NÓI ĐẾN PHƯƠNG VỊ THÌ PHẢI XEM Ở HẬU THIÊN.
 

Bình yên

Thành viên
BY có một ý nhỏ thế này
* Hình tròn trên để chỉ vòng trường sinh
* Hà đồ -----> Tiên thiên
*Lạc thư-----> Hâu thiên
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Kinh dịch vốn chỉ có bát quái, thêm thứ vốn không thuộc kinh dịch - hà đồ, lạc thư là số. Quái với số dĩ nhiên không phải là 1.
Lạc thư cũng kí hiệu được tiên thiên, Hà đồ cũng kí hiệu được hậu thiên - quy luật - quan hệ.
Nên phải phân rõ 4 đứa này.

Nhiều môn, nhiều phái, hỏi về TTHK thì đặt tên là TTHK cũng được.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Kinh dịch vốn chỉ có bát quái, thêm thứ vốn không thuộc kinh dịch - hà đồ, lạc thư là số. Quái với số dĩ nhiên không phải là 1.
Lạc thư cũng kí hiệu được tiên thiên, Hà đồ cũng kí hiệu được hậu thiên - quy luật - quan hệ.
Nên phải phân rõ 4 đứa này.

Nhiều môn, nhiều phái, hỏi về TTHK thì đặt tên là TTHK cũng được.
Tặng bạn
Kinh Dịch – Wikipedia tiếng Việt
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
氏 thị

Từ điển phổ thông

họ

Từ điển Thiều Chửu

① Họ, ngành họ.
② Tên đời trước đều đệm chữ thị ở sau, như vô hoài thị 無懷氏, cát thiên thị 葛天氏, v.v. đều là tên các triều đại ngày xưa cả.
③ Tên quan, ngày xưa ai chuyên học về môn nào thì lại lấy môn ấy làm họ, như chức phương thị 職方氏, thái sử thị 太史氏, v.v.
④ Ðàn bà tự xưng mình cũng gọi là thị.
⑤ Một âm là chi. Vợ vua nước Hung nô (匈奴) gọi là át chi 閼氏, ở cõi tây có nước đại nguyệt chi 大月氏, tiểu nguyệt chi 小月氏, v.v.

Từ điển Trần Văn Chánh

① Họ, dòng họ: 李氏兄弟 Anh em họ Lí; 張氏 Người đàn bà họ Trương; 夫人林氏 Bà Lâm;
② (văn) Tên đời, tên triều đại, tên nước: 無懷氏 Đời Vô Hoài; 葛天氏 Đời Cát Thiên;
③ Đặt sau tên họ những người có tiếng tăm chuyên về một ngành nào: 職方氏 Chức phương thị; 太史氏 Thái sử thị; 攝氏溫度計 Nhiệt kế Celsius (Xen-xi-uýt);
④ (văn) Tôi (tiếng người đàn bà tự xưng): 氏夫已死 Chồng tôi đã chết.

Từ điển Nguyễn Quốc Hùng

Họ. Tức chữ đứng trước tên, dùng gọi phân biệt dòng họ này với dòng họ khác — Triều đại. Vì mỗi triều đại do một họ làm vua — Tiếng thường làm chữ đệm trong tên đàn bà con gái.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thiệu Khang Tiết là người giải thích hà đồ và lạc thư với kinh dịch, ghép cả hà đồ và lạc thư với bát quái tiên thiên,
Thái dương càn 9 bớt 5 đoài 4, Thiếu âm chấn 8 bớt 5 li 3,
Thái âm Khôn 1 thêm 5 cấn 6, thiếu dương tốn 2 thêm 5 khảm 7





 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
không nhắc đến Thiệu Khang Tiết, lại dùng cái hình tứ tượng quái dị,
Thiệu Khang Tiết.......... Thiệu Vĩ Hoa là người sử dụng nó chứ không phải sinh ra nó

Bạn cứ nghiên cứu kỹ các hình quái dị đó đi nhất là các hình động
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Trước thời Tống người ta biết đến kinh dịch mà không biết đến bát quái.
Thời Tống họ tìm thấy các hình tượng cổ, các nhà khoa học thời đó (gồm Thiệu Khang Tiết) kết luận đó là BÁT QUÁI.
Trước đó người ta tranh cãi là hà đồ và lạc thư có liên quan đến kinh dịch không (vì chưa biết bát quái),
Thiệu Khang Tiết lấy hình tìm được đó so sánh với hà đồ và lạc thư, từ quan hệ hà đồ và lạc thư chọn ra cái nào là bát quái tiên thiên, rồi TKT tạo ra sắp xếp 64 quẻ tiên thiên mà đã đưa lên rất nhiều hinh ảnh rồi.

Anh nhìn lại cái hình xanh đỏ ở trên, người này bắt chiếc bạn Thiên sứ, đổi chỗ các quái trong bát quái hậu thiên.
"Lê Đức Hồng - tôi sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm":D
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
mùa xuân, dần +mộc, mão -mộc, thìn +thổ,
mùa hè, tỵ -hỏa, ngọ +hỏa, mùi -thổ,
mùa thu, thân +kim, dậu -kim, tuất +thổ,
mùa đông, hợi -thủy, tí +thủy, sửu - thổ

giáp +mộc, ất -mộc
bính +hỏa, đinh -hỏa
mậu +thổ, kỉ -thổ
canh +kim, tân -kim
nhâm +thủy, quý -thủy

ghép vào la bàn 24 sơn,
> CẤN, dần + mộc, giáp +mộc, mão - mộc, ất -mộc, thìn +thổ,
> TỐN, tỵ -hỏa, bính +hỏa, ngọ +hỏa, đinh -hỏa, mùi -thổ,
> KHÔN, thân +kim, canh +kim, dậu -kim, tân -kim, tuất +thổ,
> CÀN, hợi -thủy, nhâm +thủy, tí +thủy, quý -thủy, sửu -thổ.
xem lại bảng chính ngũ hành (BẢNG THỨ 2, BÀI ĐẦU TIÊN, MỤC NÀY).

Bắt đầu ở Chấn, vì Chấn gắn với mùa xuân.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
1/. Tiểu Huyền Không Ngũ Hành:
Đây là cách để đo lường Cát , Hung của Dương Trạch , Âm Trạch dựa trên Sa , Thủy. Lấy Hướng mà định. Theo ông Dương Quân Tùng thì :
Bính Đinh Dậu Ất thuộc Hỏa
Càn Khôn Mẹo Ngọ thuộc Kim
Hợi Giáp Cấn Quý thuộc Mộc
Tuất Canh Sửu Mùi thuộc Thổ
Tý Dần Thìn Tốn Tân Tị Thân Nhâm thuộc Thủy.
2/. Đại Huyền Không Ngũ Hành :
Đây cũng là cách để định Thủy lai, Thủy khứ trong cả Dương trạch lẫn Âm trạch. Pháp này được ghi lại trong Thiên Ngọc Kinh, 24 sơn cũng chia ra theo Ngũ Hành, cụ thể là :
Tý, Dần, Thìn, Cấn, Bính, Ất thuộc Kim
Ngọ, Thân, Tuất, Khôn, Nhâm, Tân thuộc Mộc
Mẹo, Tị, Sửu, Càn, Canh, Đinh thuộc Thủy-Thổ
Dậu, Hợi, Mùi, Tốn, Giáp, Quý thuộc Hỏa
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
ghép vào la bàn 24 sơn,
> CẤN, dần + mộc, giáp +mộc, mão - mộc, ất -mộc, thìn +thổ,
> TỐN, tỵ -hỏa, bính +hỏa, ngọ +hỏa, đinh -hỏa, mùi -thổ,
> KHÔN, thân +kim, canh +kim, dậu -kim, tân -kim, tuất +thổ,
> CÀN, hợi -thủy, nhâm +thủy, tí +thủy, quý -thủy, sửu -thổ.
xem lại bảng chính ngũ hành (BẢNG THỨ 2, BÀI ĐẦU TIÊN, MỤC NÀY).

Bắt đầu ở Chấn, vì Chấn gắn với mùa xuân.
cái này vừa là ngũ hành của mỗi sơn, vừa là ngũ hành của sao, vừa là ngũ hành của MỆNH,
nhưng chưa tin vào phương pháp ngũ hành theo phái Thẩm thị Huyền không hay Bát trạch.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
cái này
Vừa là ngũ hành của mỗi sơn,
Vừa là ngũ hành của sao,
Vừa là ngũ hành của MỆNH,

nhưng chưa tin vào phương pháp ngũ hành theo phái Thẩm thị Huyền không hay Bát trạch.
- Bạn chỉ rõ phần đỏ
- ngũ hành theo phái Thẩm thị Huyền không hay Bát trạch.
Hai phái này dùng ngũ hành như thế nào mà bạn chưa tin
 
Top