Dương lịch 24/10/2014 đến 20/1/2015, kiểm tra kĩ lá số

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Định thôi thì đọc cái này trên wiki thấy suy nghĩ của mình [ở bài viết #1] hoàn toàn đúng.
The ecliptic position of each solar term (SST = sectional solar term; PST = primary solar term)
Modern Han Calendar [lịch Hiện đại]
Calendric intercalary rule
If the day of the primary solar term and the dark moon is the same day,
In calendric intercalary rule, if the PST preceded the dark moon, the PST belongs to the last month. [dùng trong lịch can chi đây]
In civil intercalary rule, the PST always belongs to this month [dùng trong lịch đánh số]
For example: A synodic Month (month A) started at 2033/08/25 05:39, and next Synodic Month (month B) started at 2033/09/23 21:39. The time of PST is 09/23 00:51. The PST belongs to month A against B according to calendric intercalary rule.

Trong phần mềm của HNĐ, cũng chia làm 2 loại lịch là official và astro. Có thể xem lịch astro của HNĐ có đúng với Calendric intercalary rule không.
PS: năm 2014, trong tử vi, không có tháng 9 nhuận. Xem kĩ tiêu đề bài viết.
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
quaduong tìm hiểu vì sao chia ra "calendric intercalary rule" và "civil intercalary rule". Tại sao không dùng "calendric intercalary rule" cho "civil". Hiểu điều này rồi sẽ hiểu điều ngược lại, tại sao không dùng "civil intercalary rule" cho "calendric".
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Thực ra trong huyền học người ta không áp dụng những điều sâu xa như thế
- Người ta đưa ra những điều coi như bắt buộc cho những ai đang theo những môn huyền học
- Những gì mọi người đang nghiên cứu cũng chỉ trên phương diện lý luận
và : Đối với HH -Thực tiễn chứng minh chân lý
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tháng "mê tín" là khoảng thời gian từ sóc (darkmoon) tới sóc.
Tháng "dân sự" là khoảng thời gian từ "ngày sóc dân sự" đến "ngày trước ngày sóc dân sự". Áp dụng cho lịch Hán hiện đại.
Tại sao tháng thực sự theo khoa học, được gọi là tháng mê tín (%)
 

iHi

Moderator
Cái được gọi là sâu xa của huyền học chẳng phải ở mấy cái sự chi ly tính tính toán toán này đâu !? Vì vậy mà đến nay nhiều người vẫn đương loay hoay về việc Khoa học hóa huyền học.
Đúng như quaduong nói "Thực tiễn chứng minh chân lý"!
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
The month name is decided by the closest sectional Solar Term of the first day

The month name is decided by the closest sectional Solar Term of the first day.
Vậy từ 20/1/2015 đến 18/2/2015 [trong lịch dân sự] sẽ là tháng KHÔNG CÓ TÊN RIÊNG.
2014
Tháng trong lịch dân sự
Lịch âm HNĐ
24/09 13:14Cách Hàn Lộ 14 ngày1/9/2014
08/10 15:47 - Hàn lộ15/9/2014
23/10 18:57 - Sương giáng30/9/2014
24/10 04:57Cách Hàn Lộ 16 ngày
Cách Lập Đông 14 ngày
1/9 (nhuận giáp tuất)/2014
07/11 19:07 - Lập đông
22/11 16:38 - Tiểu tuyết***
22/11 19:32Cách Lập Đông 15 ngày
Cách Đại Tuyết 15 ngày
1/10 (ất hợi)/2014
07/12 12:04 - Đại tuyết
22/12 06:03 - Đông chí***
22/12 08:36Cách Đại Tuyết 15 ngày
Cách Tiểu Hàn 14 ngày
1/11 (bính tí)/2014
2015
Tháng dân sự
Lịch âm HNĐ
05/01 23:20 - Tiểu hàn
20/01 16:43 - Đại hàn***
20/01 20:14Cách Tiểu Hàn 15 ngày
Cách Lập Xuân 25 ngày
1/12 (đinh sửu)/2014
04/02 10:58 - Lập xuân
19/02 06:47Cách Lập Xuân 15 ngày
Cách Kinh Trập 15 ngày
1/1 (mậu dần)/2015
19/02 06:50 - Vũ Thủy
06/03 04:56 - Kinh trập
20/03 16:36Cách Kinh Trập 14 ngày1/2/2015

 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Lược trích từ cuốn LỊCH TRUNG QUỐC

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Về thực chất, nó là một loại âm-dương lịch tạo ra bởi sự kết hợp của âm lịch thuần túy với thời điểm xảy ra tiết khí, là những cái được tính theo dương lịch. Lịch này hiện nay chủ yếu được sử dụng để tính toán các ngày lễ hội quan trọng như năm mới (tức Tết Nguyên Đán) hay Tết Trung Thu, cũng như để tính toán ngày tháng cho các công việc trọng đại như cưới xin, khởi công xây dựng nhà cửa, mồ mả hay mua sắm những đồ vật có giá trị lớn v.v. Điều này không chỉ thịnh hành ở nông thôn mà còn ở các thành phố lớn.
Các loại âm lịch của người Triều Tiên, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore về cơ bản là na ná như lịch của người Trung Quốc. Người Nhật Bản tính theo múi giờ UTC+9 cũng như quy tắc hơi khác, người Việt Nam tính theo UTC+7 cho nên có thể có sai biệt nào đó so với âm lịch Trung Quốc về thời điểm bắt đầu và kết thúc của mỗi tháng (tức số ngày trong tháng) cũng như tháng nhuận. Ngoài ra, trong tên gọi của tháng thì tháng hai âm lịch đối với người Việt Nam là tháng Mão với ý nghĩa là tháng con mèo thay vì tháng con thỏ như lịch Trung Hoa.
Ở Trung Quốc, và các nước nêu trên, lịch này còn gọi là Hạ lịch (夏曆), "nông lịch" (農曆 nónglì), khác với "công lịch" (公曆 gōnglì), hay "tây lịch" (西曆 xīlì). Ngoài ra người ta còn gọi nó là "cựu lịch" (舊曆) sau khi "tân lịch" (新曆), tức lịch Gregory được sử dụng như là lịch chính thức.

Quy tắc "Trung khí"

Vua Hán Vũ đế của nhà Hán đã đề ra các quy tắc cơ bản mà lịch Trung Quốc áp dụng từ đó đến nay. Lịch Thái sơ (太初, Tàichū - sự khởi đầu vĩ đại, niên hiệu của Hán Vũ đế) của ông năm 104 TCN là năm với đông chí nằm trong tháng thứ mười một và được thiết kế để tháng nhuận có thể là bất kỳ tháng nào (tháng 29 hay 30 ngày) mà trong tháng đó Mặt Trời không đi qua các điểm Trung khí (tức là Mặt Trời chỉ nằm trong một cung hoàng đạo). Vì chuyển động trung bình của Mặt Trời (biểu kiến) được sử dụng để tính toán tiết khí cho đến tận năm 1645, tháng nhuận như thế có thể xuất hiện sau bất kỳ tháng nào của năm với cùng một xác suất. Tuy nhiên, sự giao hội của Mặt Trời và Mặt Trăng (hay sóc) sử dụng chuyển động trung bình của cả hai thiên thể này chỉ cho đến năm 619, năm thứ hai của nhà Đường, khi cả hai chuyển động bắt đầu được sử dụng mô hình chuyển động thật với hai parabôn quan trắc ngược nhau (với những thành phần nhỏ tuyến tính và lập phương). Đáng tiếc là các parabôn không phù hợp với chuyển động trung bình, mà phù hợp với những điểm gián đoạn hay bước nhảy.

Quy tắc

Các quy tắc sau có hiệu lực từ năm 104 TCN, mặc dù một số chi tiết đã từng là không cần thiết trước năm 1645. Cũng lưu ý là các quy tắc này không chỉ rõ các tính toán chi tiết dựa trên cơ sở của chuyện động thật hay trung bình của Mặt Trời, Mặt Trăng, điều này phụ thuộc vào từng giai đoạn lịch sử.
1. Các tháng của âm lịch có ngày bắt đầu tính từ nửa đêm của ngày diễn ra sóc thiên văn tính theo múi giờ địa phương.
2. Mỗi năm có 12 tháng thông thường, được đánh số nối tiếp từ 1 đến 12. Cứ hai đến ba năm lại có năm có tháng nhuận (閏月 rùnyuè - nhuận nguyệt), tháng này có cùng cách đánh số như tháng trước đó (nó có thể xảy ra sau bất kỳ tháng nào? - điều này bản tiếng Anh có lẽ không đúng vì người ta quy định các tháng 11: Tý, 12:Sửu, 1: Dần không được tính nhuận). Xem thêm quy tắc 6 và Tháng nhuận.
3. Cứ mỗi một tiết khí chính của lịch Mặt Trời Trung Quốc tương đương với điểm mà Mặt Trời đi vào trong cung hoàng đạo (trung khí). Có 12 trung khí là vũ thủy, xuân phân, cốc vũ, tiểu mãn, hạ chí, đại thử, xử thử, thu phân, sương giáng, tiểu tuyết, đông chí, đại hàn.
4. Mặt Trời phải luôn đi qua điểm đông chí (tức là đi vào cung Ma Kết hay Capricorn) trong tháng 11 âm lịch.
5. Nếu có 13 tháng âm lịch giữa hai tháng 11 âm lịch kế tiếp, ít nhất có một tháng là tháng mà khi đó Mặt Trời chỉ nằm hoàn toàn trong một cung hoàng đạo. Nếu chỉ có 1 tháng như vậy thì nó là tháng nhuận, nếu có 2 tháng như vậy trở lên thì chỉ có tháng đầu tiên là nhuận (có ngoại lệ, xem mục 6 dưới đây).
6. Không được tính nhuận các tháng Tý, Sửu, Dần. Nếu trong các tháng này có một tháng nào không có trung khí thì nó vẫn không bị tính là nhuận của tháng trước đó, tháng bị tính là nhuận sẽ là một trong hai trường hợp sau:
1. Tháng sau tháng Mão (tháng 2) (nếu chỉ có một tháng không có trung khí). Trường hợp này có tháng giả nhuận, mặc dù tháng âm lịch giả nhuận này có thể vẫn có chứa điểm trung khí.
2. Hay tháng không có trung khí còn lại, nếu có 2 trên 13 tháng không có trung khí.
7. Thời gian diễn ra sóc thiên văn và Mặt Trời đi vào một cung hoàng đạo nào đó trong lịch Trung Quốc được xác định theo múi giờ Trung Quốc tại đài thiên văn Tử Kim Sơn (紫金山天文台) gần Nam Kinh sử dụng các phương trình thiên văn hiện đại, còn tại Việt Nam xác định theo giờ Hà Nội.

Một số người tin rằng các quy tắc trên đây luôn luôn đúng, nhưng thực tế có một số ngoại lệ ngăn không cho Tết Nguyên Đán luôn luôn là sóc thứ hai sau Đông chí, hay có nghĩa là nó làm cho ngày lễ này diễn ra sau tiết Vũ Thủy. Ngoại lệ này diễn ra vào giai đoạn từ năm 2033 đến năm 2034, khi Đông chí là tiết khí chính thứ hai trong tháng Một (11) âm lịch. Tháng tiếp theo không có tiết khí chính và do vậy nó là nhuận, và tháng Chạp (12) tiếp theo sau đó sẽ chứa cả Bảo Bình (Aquarius) và Song Ngư (Pisces) và hai tiết khí chính (Đại Hàn và Vũ Thủy). Năm Dần vì thế bắt đầu vào sóc thứ ba sau Đông chí, và nó diễn ra sau tiết Vũ Thủy - Song Ngư (Pisces), vào ngày 19 tháng 2.
Chú thích của người viết: Điều này hiện vẫn còn đang chưa thống nhất, do các nhà làm lịch Trung Quốc cho rằng cách tính của người phương Tây có sai số, tháng nhuận trong năm 2033 theo họ rơi vào sau tháng 7 (tháng Thân) âm lịch chứ không phải sau tháng Một (11) âm lịch và quy tắc không nhuận các tháng 11, 12, 1 vẫn được bảo toàn.
Một trường hợp khác là năm 1984-1985, khi Mặt Trời nằm trong cung Ma Kiệt (Capricorn) ở 270° và Bảo Bình (Aquarius) ở 300° trong tháng 11, và sau đó đi vào cung Song Ngư (Pisces) ở 330° trong tháng kế tiếp, mà lẽ ra khi đó phải là trong tháng giêng (tháng 1). Mặt Trời đã không đi vào cung nào trong tháng kế tiếp. Để đảm bảo giữ cho Đông chí nằm trong tháng 11, tháng lẽ ra phải là tháng 1 (Dần) trở thành tháng 12, và tháng sau đó là tháng 1, làm cho Tết Nguyên Đán diễn ra vào 20 tháng 2 năm 1985 sau khi Mặt Trời đã vượt qua Pisces ở 330° trong tháng trước đó, hơn là nằm trong tháng bắt đầu trong ngày này.
Chú thích của người viết: Điều này đã không diễn ra đối với lịch Việt Nam do Việt Nam tính theo UTC+7 và trên thực tế Tết Nguyên Đán năm 1985 ở Việt Nam diễn ra sớm hơn so với Trung Quốc 1 tháng âm lịch.
Trong các trường hợp khi tháng có 2 tiết khí chính diễn ra, nó luôn luôn xảy ra ở một khoảng thời gian nào đó giữa hai tháng không có tiết khí chính. Nó thông thường diễn ra đơn lẻ và nằm ở một trong hai bên hoặc gần với Đông chí, vì thế việc đặt Đông chí trong tháng 11 (quy tắc 4) sẽ dẫn đến phải chọn lựa tháng nào trong hai tháng không có tiết khí làm tháng nhuận. Năm 1984-1985, tháng ngay trước tháng 11 có hai tiết khí chính là tháng không có tiết khí chính và nó được tính là tháng 10 nhuận. Mọi tháng từ tháng có hai tiết khí chính tới tháng không có tiết khí chính mà không tính là nhuận được đánh số nối tiếp nhau theo quy tắc 2 tính như là các tháng thường. Phát biểu của quy tắc 5, lựa chọn tháng đầu tiên trong hai tháng không có tiết khí chính giữa tháng 11, là không bị bắt buộc kể từ lần cải cách lịch cuối cùng và cũng sẽ không cần thiết cho đến tận trường hợp của năm 2033-2034, khi các tháng có hai tiết khí chính sẽ nằm cạnh ba tháng không có tiết khí chính, hai trong số chúng sẽ nằm ở một bên của tháng 11. Tháng 11 nhuận rất ít khi xảy ra.
Các ngoại lệ như trên đây là rất hiếm. Tới 96,6% các tháng chỉ chứa một tiết khí chính (điểm vào trong một cung hoàng đạo), nó phù hợp với quy tắc đánh số của bảng tiết khí, và 3,0% các tháng là nhuận (luôn luôn là tháng không có tiết khí chính). Chỉ có 0,4% các tháng hoặc là có hai tiết khí chính hoặc là các tháng kế tiếp được đánh số lại.
Điều này chỉ xảy ra sau cải cách lịch năm 1645. Khi đó người ta cần thiết phải cố định một tháng luôn luôn chứa tiết khí chính của nó và cho phép các tháng còn lại đôi khi không chứa tiết khí chính của nó. Tháng 11 đã được chọn, vì tiết khí chính của nó (Đông chí) tạo ra sự khởi đầu của năm Mặt Trời trong lịch Trung Quốc.
Lịch Trung Quốc và lịch Gregory thông thường sẽ đồng bộ trở lại sau 19 năm (chu kỳ Meton). Tuy nhiên, chu kỳ 19 năm với các bộ tháng nhuận định sẵn chỉ là tương đối, vì thế các mô hình xác định tháng nhuận trong các chu kỳ kế tiếp nhau cuối cùng sẽ thay đổi sau vài lần chu kỳ 19 năm thành chu kỳ 19 năm hoàn toàn khác.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Chú thích của người viết: Điều này hiện vẫn còn đang chưa thống nhất, do các nhà làm lịch Trung Quốc cho rằng cách tính của người phương Tây có sai số, tháng nhuận trong năm 2033 theo họ rơi vào sau tháng 7 (tháng Thân) âm lịch chứ không phải sau tháng Một (11) âm lịch và quy tắc không nhuận các tháng 11, 12, 1 vẫn được bảo toàn.
Một trường ... toàn khác.



 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Khí D 22/11/2033 8:14
Sóc A 22/11/2033 9:38
Khí E 21/12/2033 21:44
Sóc B 22/12/2033 2:45
Khí F 20/1/2034 8:25
Sóc C 20/1/2034 18:00
Vì cách tính của HNĐ không đầy đủ nên tháng từ sóc B đến trước sóc C được tính là tháng nhuận.
Bản chất là tháng từ sóc A đến trước sóc B là tháng 11 do chứa khí E [đông chí],
Tháng từ sóc B đến trước sóc C là tháng 12 do chứa khí F [đại hàn]
Tháng từ sóc C đến trước sóc D không chứa khí F.
các nhà làm lịch Trung Quốc cho rằng cách tính của người phương Tây có sai số, tháng nhuận trong năm 2033 theo họ rơi vào sau tháng 7 (tháng Thân) âm lịch chứ không phải sau tháng Một (11) âm lịch
vậy HNĐ đúng hay sai, thêm mấy tấm hình chứng minh:

 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Khí D 22/11/2033 8:14
Sóc A 22/11/2033 9:38
Khí E 21/12/2033 21:44
Sóc B 22/12/2033 2:45
Khí F 20/1/2034 8:25
Sóc C 20/1/2034 18:00
Vì cách tính của HNĐ không đầy đủ nên tháng từ sóc B đến trước sóc C được tính là tháng nhuận.
Bản chất là tháng từ sóc A đến trước sóc B là tháng 11 do chứa khí E [đông chí],
Tháng từ sóc B đến trước sóc C là tháng 12 do chứa khí F [đại hàn],
Tháng từ sóc C đến trước sóc D không chứa khí F.
các nhà làm lịch Trung Quốc cho rằng cách tính của người phương Tây có sai số, tháng nhuận trong năm 2033 theo họ rơi vào sau tháng 7 (tháng Thân) âm lịch chứ không phải sau tháng Một (11) âm lịch
click đọc bài trước [ http://phongthuythanglong.vn/f53/d91-2329/index7.html#post12858 ]
Sóc A 22 Nov 2033 9:40 – sóc tháng 11
Khí E 21 Dec 2033 21:45 – đông chí
Sóc B 22 Dec 2033 2:47 – sóc tháng 12[/I]
tháng từ sóc B đến trước sóc C KHÔNG PHẢI LÀ tháng nhuận


 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
@quaduong: "tháng 11" là tháng có điểm sóc gần "đại tuyết" hơn "tiểu hàn".

2001 Ngày giờ các Tiết khí
1 24/01 20:07 04/02 01:29 - Lập xuân
18/02 21:27 - Vũ Thủy
2 23/02 15:21 05/03 19:32 - Kinh trập
20/03 20:31 - Xuân phân
3 25/03 08:21 05/04 00:24 - Thanh minh
20/04 07:36 - Cốc vũ
4 23/04 22:26 05/05 17:45 - Lập hạ
21/05 06:44 - Tiểu mãn
5 23/05 09:46 05/06 21:54 - Mang chủng Tháng 4
Nhuận
Gọi là tháng giả nhuận,
vì thực chất là tháng 5
21/06 14:38 - Hạ chí 21/6 Tháng 5
5’ 21/06 18:58 07/07 08:07 - Tiểu thử 21/6 Tháng này là tháng nhuận
nhưng gọi là tháng 5 vì “chứa” hạ chí
6 21/07 02:44 23/07 01:26 - Đại thử
07/08 17:52 - Lập thu
7 19/08 09:55 23/08 08:27 - Xử thử
07/09 20:46 - Bạch lộ
8 17/09 17:27 23/09 06:04 - Thu phân
08/10 12:25 - Hàn lộ
9 17/10 02:23 23/10 15:26 - Sương giáng
07/11 15:37 - Lập đông
10 15/11 13:40 22/11 13:00 - Tiểu tuyết
07/12 08:29 - Đại tuyết8 ngay sau la soc thang 11
11 15/12 03:47 22/12 02:22 - Đông chí
2002 Ngày giờ các Tiết khí
05/01 19:44 - Tiểu hàn
12 13/01 20:29 20/01 13:02 - Đại hàn
04/02 07:24 - Lập xuân

23/5 gần mang chủng hơn lập hạ khoảng 4 ngày 4 tiếng đồng hồ.
21/6 gần tiểu thử hơn mang chủng khoảng 8 tiếng đồng hồ.
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Sao Hỏa sẽ di chuyển về hướng đối diện mặt trời vào ngày 8.4.2014, tạo ra một đường thẳng hàng giữa sao Hỏa, mặt trời, Trái đất. Hiện tượng đối lập trên xuất hiện mỗi 778 ngày/lần, hoặc 2 năm 1 tháng và 18 ngày.

Cứ thử tưởng tượng Trái đất và sao Hỏa là hai chiếc xe đua trên các đường chạy. Do Trái đất ở gần mặt trời hơn nên nó di chuyển nhanh hơn, hoàn thành vòng đua trong vòng 365 ngày.

Trong khi đó, sao Hỏa ở xa hơn nên phải mất đến 687 ngày mới hoàn tất quỹ đạo của mình. Vào lúc sao Hỏa chạy hết 1 vòng, Trái đất đã gần đi được 2 vòng.

Và đến 778 ngày, hai hành tinh nằm ở hai phía đối lập của mặt trời, tạo thành 1 đường thẳng hàng.

Sau hiện tượng thẳng hàng khoảng 6 ngày, đến ngày 14.4, sao Hỏa sẽ tiến đến điểm gần Trái đất hơn mọi ngày trong năm.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Sáng nay, vô tình đọc các bài viết dưới đây, thấy suy nghĩ của mình về giờ TÍ trong tử vi được nhiều thành viên giầu kinh nghiệm bên đó ủng hộ. Nội dung tóm trong mấy điểm:
1. Ngày trong tử vi từ đầu Sơ Tí, kết thúc cuối Chính Hợi
2. Ngày trong tứ trụ từ đầu Chính Tí, kết thúc cuối Sơ Tí
3. Vậy lá số tứ trụ (Tử Bình), cùng ngày có 2 giờ Tí, ví dụ Giáp Tí và Bính Tí
4. Ngày bắt đầu ở 0 giờ, kết thúc ở 24 giờ - dùng giờ hiện đại cho âm lịch - chỉ dùng cho Lịch - không dùng cho huyền học [tứ trụ, tử vi, vạn sự,...].

http://tuvilyso.org/forum/topic/1183-van-nan-ve-gio-am-lich/page__st__15

Cần thêm rằng -tối thiểu qua các sách mà tôi đã được đọc qua có bàn đến vấn đề này, khoảng trên mười quyển- các nhà nghiên cứu Tử Vi của Đài Cảng Lục (đa số cũng là các nhà nghiên cứu Tử Bình) nhất luật đồng ý rằng Tử Vi đòi hỏi năm, tháng, ngày đều phải bắt đầu bằng giờ Tí, nên không có chuyện Tí trước Tí sau, cứ sinh vào giờ Tí là kể sinh ngày hôm sau.

Và một thực tế kiểm nghiệm (có thể ở đây có người nói rằng: chắc gì nghiệm đúng) là thời điểm những lá số sinh vào tháng 1/1985 lập theo lịch VN là sai be bét....
Và Tôi cũng tái khẳng đi xem tử vi thì cần lấy theo giờ Tý địa phương. Nhưng điều âu lo và quan ngại giờ Tý đó chỉ đúng khi và chỉ khi AL Việt Nam tính đúng.

Một số đông (tôi nghĩ là đa số nhưng không có thống kê nên chỉ tạm viết là "số đông") các nhà nghiên cứu Tử Bình của Đài Cảng Lục cho rằng:
1) Ngày phải bắt đầu lúc nửa đêm.
2) Giờ Tí bắt đầu khoảng 1 giờ (tây phương) trước nửa đêm.
Sở dĩ họ có thể làm vậy là vì khoa Tử Bình không hề có đòi hỏi ngày, tháng, năm phải bắt đầu với giờ Tí.
Thành thử, theo các nhà nghiên cứu này, thì trong khoa Tử Bình giờ Tí phải phân làm hai:
a) Sinh nửa giờ trước (trước nửa đêm) là giờ Tí trước, tính là sinh ngày hôm trước.
b) Sinh nửa giờ sau (sau nửa đêm) là giờ Tí sau, tính là sinh ngày hôm sau.



 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
23h 01 đã chuyển sang ngày khác rồi
untitled.JPG
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tử vi, Vạn sự, xét 2 mục ngày và tháng. Mục ngày, Ngày xác định từ 23 giờ 0 phút đến 22 giờ̀ 59 phút. Mục tháng, ngày sóc xác định từ 0 giờ 0 phút đến 23 giờ 59 phút.
1. Ngày Bính Dần chuyển thành ngày Đinh Mão
2. Ngày Tân Tỵ chuyển thành ngày Nhâm Ngọ

Hình 1


Hình 2

23h 01 đã chuyển sang ngày khác rồi
View attachment 583
 
Top