Dương lịch 24/10/2014 đến 20/1/2015, kiểm tra kĩ lá số

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Sóc thứ 9 : 1995
- Lịch Việt nam là 24 tháng 9
- Lịch Trung quốc là 25 tháng 9
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Sóc thứ 9 : 1995
- Lịch Việt nam là 24 tháng 9
- Lịch Trung quốc là 25 tháng 9
........................ Mỗi ngày sẽ có 2 giờ Tí - 1 đầu ngày, 1 cuối ngày - ví dụ Giáp Tí và Bính Tí. Hay mỗi giờ Tí sẽ thuộc về 2 ngày - nửa thuộc cuối ngày trước, nửa thuộc đầu ngày sau?
VN và TQ - Tí trước và Tí sau. Chỉ dùng cho Lịch, hay dùng cả cho tử vi. Nếu không sửa chương trình lá số, thì không sai tháng sẽ sai ngày, không sai ngày sẽ sai tháng. Chú Tuấn Anh lập thử lá số cho thời điểm trên xem.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Theo quy tắc thứ nhất trong 7 quy tắc là :
• Các tháng của âm lịch có ngày bắt đầu tính từ nửa đêm của ngày diễn ra sóc thiên văn tính theo múi giờ địa phương.
Không tính theo giờ mà tính theo ngày
Còn trong Tử vi - Tứ trụ - Bốc dịch hay những môn liên quan đến Lệnh Năm , tháng ,ngày đều lấy giờ , ngày tháng năm theo Can Chi , và giờ là: Tý 23 - 1 ,Sửu 1- 2......
Ngay như HNĐ cũng không thoát ra khỏi khuôn khổ ấy mặc dù có công trình xác định giờ chính Ngọ
Ví dụ :
t2 34.JPG
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Theo quy tắc thứ nhất trong 7 quy tắc là :
• Các tháng của âm lịch có ngày bắt đầu tính từ nửa đêm của ngày diễn ra sóc thiên văn tính theo múi giờ địa phương.
Không tính theo giờ mà tính theo ngày
Còn trong Tử vi - Tứ trụ - Bốc dịch hay những môn liên quan đến Lệnh Năm , tháng ,ngày đều lấy giờ , ngày tháng năm theo Can Chi , và giờ là: Tý 23 - 1 ,Sửu 1- 2......
Ngay như HNĐ cũng không thoát ra khỏi khuôn khổ ấy mặc dù có công trình xác định giờ chính Ngọ
Ví dụ :
View attachment 608
Đây là lịch. Và lịch này xác định thứ tự tháng bằng thời điểm bắt đầu tiết gần thời điểm soc. Trung khí chỉ dùng để tìm tháng nhuận. Và có năm chọn tháng không chứa trung khí đầu tiên làm tháng nhuận, có năm chọn tháng không chứa trung khí thứ hai, có năm chọn tháng có chưa trung khí làm tháng nhuận. Lịch này không dùng cho tử vi. Theo các tài liệu tiếng Anh, đây là lí do trước đây cac Hoàng Đế phải cho ban bố sách có điểm sóc, điểm trung khí, dùng cho nông nghiệp và tử vi. Vì chỉ muốn tập trung vào điểm này nên không bàn về HNĐ làm lịch sai phép tắc hoàn toàn. Vì dù làm đúng cũng chỉ biết được lịch xuất bản hàng năm đúng hay sai mà thôi.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nên chuyển đề tài này sang topic khác - Vì đây là đề tài Kiểm tra kỹ lá số
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
- ngày được định nghĩa là từ giữa giờ tí đến trước giữa giờ tí ngày hôm sau [1]
- ngày được định nghĩa là từ đầu giờ tí đến cuối giờ hợi [2]
- tạm thời đánh đồng [1] với từ 0h đến 23h59 [3], [2] với 23h đến 22h59 [4]
- chương trình của Hồ Ngọc Đức không có phần tính giờ mà chỉ có phần tính ngày, được định nghĩa bằng [3]
- tất cả các chương trình tử vi hiện nay đều tự bổ sung phần tính giờ, theo đó ngày được định nghĩa bằng [4]
Vi dụ 1, 19/2/2015 là ngày Bính Dần nhưng vì lập lá số 23h00 nên ngày ra Đinh Mão
Ví dụ 2, 6/3/2019 sóc vào lúc 23 giờ 04 phút - trong khoảng 0 giờ 0 phút đến 23 giờ 59 phút nên lấy làm ngày mùng 1 âm lịch
6/3/2019 là ngày Nhâm Dần tháng Đinh Mão, nhưng lập lá số 23h00 thì được ngày Quý Mão tháng Đinh Mão.
Tức là sinh trước sóc nhưng lại là sinh ngày mùng hai. Hình lá số xem ở #82 trang 9.

Vậy nhờ chú Tuấn Anh giải đáp mấy câu hỏi
- chương trình tính ra mặt trời mọc lúc 12:08 ngày 7/3/2019, hay giờ tí bắt đầu lúc 23:08 ngày 6/3/2019
- nếu lấy sóc là thời điểm bắt đầu tháng thì sinh lúc 23h ngày 6/3/2019 là sinh giờ Hợi ngày 30/1/Kỉ Hợi [5]
- nếu lấy 0h liền trước sóc là thời điểm bắt đầu tháng thì 23h ngày 6/3/2019 là giờ Hợi ngày 1/2/Kỉ Hợi [6]
- các chương trình lá số thì tính ra sinh từ 23h đến 23h5' chẳng hạn là sinh giờ Tí ngày 2/2/Kỉ Hợi [7]
- chưa ai phân tích [5] hay [6] sai, nhưng [7] chắc chắn sai
- và nguyên tháng âm lịch đó hễ ai sinh khoảng 23h lấy số đều sai.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
19651984
23/11 11:1007/12 14:46 - Đại tuyết23/11 05:5707/12 05:28 - Đại tuyết
22/12 08:40 - Đông chí21/12 23:23 - Đông chí
23/12 04:0322/12 18:47

20142033
22/11 19:3207/12 12:04 - Đại tuyết22/11 08:3907/12 02:44 - Đại tuyết
22/12 06:03 - Đông chí21/12 20:45 - Đông chí
22/12 08:3622/12 01:46

Hai so sánh trên giải thích, chỉ chọn 22/11/2014 là sóc tháng 11 là chính xác so với tháng 11 quy định trong lịch.

190019381995
22/11 14:2423/11 00:55 - Tiểu tuyết22/11 07:0523/11 06:06 - Tiểu tuyết22/11 22:4323/11 02:01 - Tiểu tuyết
07/12 20:03 - Đại tuyết08/12 01:22 - Đại tuyết07/12 21:22 - Đại tuyết
22/12 07:0822/12 13:48 - Đông chí22/12 01:0722/12 19:13 - Đông chí22/12 09:2222/12 15:17 - Đông chí
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Dự đoán theo Tứ trụ + Dự đoán theo Chu dịch
- Trụ năm : Ranh giới phân chia giữa năm trước và năm sau là thời điểm Lập xuân
- Trụ tháng : Dùng Can Chi Âm lịch để biểu thị tiết lệnh của tháng
- Trụ ngày : Trụ ngày theo Mệnh học lấy giờ Tý bắt đầu . Trước 23 h là giờ Hợi ngày hôm trước , từ 23 giờ trở đi là giờ Tý của ngày hôm sau
- Trụ giờ : Giờ Tý 23 h đến trước 1h , Giờ Sửu từ 1h đến trước 3h...........Giờ Họi từ 21 h đến trước 23h
Tuy nhiên - Trụ Năm và trụ tháng người ta lấy ngày có Tiết chứ không theo giờ Tiết
Ví dụ : Năm 2014 lập xuân vào 5 h 03 ngày 4 / 2 nhưng ...diễn ra trước và sau ngày có tiết
t4.JPG
TT2.JPG
TT3.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
..... Tuy nhiên - Trụ Năm và trụ tháng người ta lấy ngày có Tiết chứ không theo giờ Tiết .....
Đọc kĩ phía dưới, đánh giá nhận xét trên!

Hỏi: 12 tháng tiết lệnh, khác nhau như thế nào, xin nói rõ?
Đáp: Tháng giêng tiết Lập Xuân, tháng 2 tiết Kinh Trập, tháng 3 tiết Thanh Minh, tháng 4 tiết Lập Hạ, tháng 5 tiết Mang Chủng, tháng 6 tiết Tiểu Thử, tháng 7 tiết Lập Thu, tháng 8 tiết Bạch Lộ, tháng 9 tiết Hàn Lộ, tháng 10 tiết Lập Đông, tháng 11 tiết Đại Tuyết, tháng 12 tiết Tiểu Hàn.

VD 1:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Mão, vạn niên lịch thấy rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Mão là trước giờ Thìn, thì chưa đến tiết Thanh Minh ( tức chưa đến tiết tháng 3) ứng với lấy tháng 2 chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Mão ( tháng)

VD 2:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn, vạn niên lịch xem rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Thìn đã giao tiết Thanh Minh ( tức là lấy giao tiết tháng 3), ứng lấy tháng 3 chỗ độn can chi mà sắp xếp trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Bính Thìn ( tháng)

VD 3:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu, thấy rõ ở Vạn niên lịch đúng năm, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu là Tiểu Hàn, đúng giờ Sửu là lấy giao tiết Tiểu Hàn, ( tức lấy vào tiết tháng 12), ứng lấy tháng 12 chỗ độn can chi, sắp xếp trụ tháng, xếp như ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Sửu ( tháng)

VD 4:
Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Mão, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Mão ở trước giờ Thìn, chưa qua Lập Xuân ( tức là chưa vào tiết tháng giêng) không đọc là năm Quý Mão mà lấy là năm Nhâm Dần ( trước Quý Mão một năm là Nhâm Dần), mà cần lấy năm Nhâm Dần, chỗ độn can chi là tháng 12, xếp thành trụ tháng, ( năm Quý Mão trước tháng giêng một tháng, tức là tháng 12năm Nhâm Dần), xếp theo ở dưới:
Nhâm Dần ( năm)
Quý Sửu ( tháng)

VD 5:
Như sinh năm Quý Mão, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng giêng, ngày 8, giờ Thìn là Lập Xuân, đúng giờ Thìn là giao tiết Lập Xuân ( tức lấy vào tiết tháng giêng), ứng lấy năm Quý Mão tháng giêng chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Giáp Dần ( tháng)

VD 6:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Thân, thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân, đúng giờ Thân là sau giờ Mùi, đã qua Lập Xuân ( tức là lấy vào tiết tháng giêng), không đọc là năm Quý Mão mà lấy thành năm Giáp Thìn (năm Quý Mão ở sau môt năm là Giáp Thìn). Xếp theo ở dưới:
Giáp Thìn ( năm)
Bính Dần ( tháng)

VD 7:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 12, ngày 20, giờ Ngọ. Thấy rõ ở Vạn niên lịch là đúng năm, tháng 12, ngày 20, giờ Mùi là Lập Xuân. Đúng giờ Ngọ ở trước giờ Mùi, là chưa đúng Lập Xuân ( tức là chưa vào tiết tháng giêng), vẫn lấy tháng 12 năm Quý Mão chỗ độn can chi, xếp thành trụ tháng, xếp theo ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Sửu ( tháng)
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
VD 1:
Như sinh năm Quý Mão, tháng 3, ngày 9, giờ Mão, vạn niên lịch thấy rõ đúng năm, tháng 3, ngày 9, giờ Thìn là Thanh Minh, đúng giờ Mão là trước giờ Thìn, thì chưa đến tiết Thanh Minh ( tức chưa đến tiết tháng 3) ứng với lấy tháng 2 chỗ độn can chi, sắp xếp thành trụ tháng, xếp theo kiểu ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Mão ( tháng)
Thí dụ trên là theo lịch Trung quốc 1903 - Còn Việt nam 06/04 06:33 - Thanh minh là giờ Mão
Như sinh năm Quý Mão, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu, thấy rõ ở Vạn niên lịch đúng năm, tháng 11, ngày 20, giờ Sửu là Tiểu Hàn, đúng giờ Sửu là lấy giao tiết Tiểu Hàn, ( tức lấy vào tiết tháng 12), ứng lấy tháng 12 chỗ độn can chi, sắp xếp trụ tháng, xếp như ở dưới:
Quý Mão ( năm)
Ất Sửu ( tháng)
Cũng là lịch TQ 02h15 ngày 7/1 năm 1903
Còn Lịch Việt nam Tiểu hàn 18h50 ngày 6/1 năm1903

Lấy 7 ví dụ trên lập lá số xem sao
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Thời điểm nhận chuyển giao Tiết lệnh bắt đầu từ giây đầu tiên của ngày chứa Tiết chứ không theo thòi gian bắt đầu Tiết ???
Ví dụ Năm 2014 Lập xuân vào 5h03 ngày 4/2 nhưng năm Giáp Ngọ được chuyển từ 0h ngày 4/2 , đồng thời cũng chuyển tháng
Q2359.JPG
Q0.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Không có phút 00 là muốn tránh cái phút "biên giới" giữa 2 giờ. Nhưng 2h00, 4h00, 6h00,... giờ chẵn đâu phải là thời điểm "biên giới". Tiếp nữa chon phút 00 làm "biên giới" cũng là sai vì chưa bổ sung chương trình tính chính ngọ, chắc cũng hiếm khi rơi vào 12h00. Mục đích là gợi ý người dùng lập hai lá số, nhưng vô ích.
Nhân tiện, ở trên chú Tuấn Anh gửi hình quẻ. Không có kiến thức về món này, nhưng cháu nghĩ có nạp giáp thì phải theo âm lịch, đây là môn lập quẻ gì theo lịch tiết khí.

Theo lịch tiết khí - can chi thì, [dù rằng ở đây đang bàn về lịch tháng sóc - sóc]

Ví dụ 1 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 1h06’ có tứ trụ:
Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Sửu

Ví dụ 2 : Nữ sinh, sau Lập Xuân, ngày 5/2/1968 lúc 1h08’ có tứ trụ :
Mậu Thân - Giáp Dần - ngày Ất Tị - Đinh Sửu

Hơn nhau 1 phút là sang năm khác, tháng khác và tứ trụ sẽ khác nhau. Cho nên giờ và phút để xác định lệnh tháng là vô cùng quan trọng trong việc xác định tứ trụ.

Cho nên trong các trường hợp này tốt nhất là lấy cả hai tứ trụ để dự đoán. Đến khi trong thực tế xẩy ra các sự kiện phù hợp với tứ trụ nào thì tứ trụ đó mới được xem là chính xác.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Ví dụ 1 : Nữ sinh ngày 5/2/1968 lúc 1h06’ có tứ trụ:
Đinh Mùi - Quý Sửu - ngày Ất Tị - Đinh Sửu
Không thể lập được vì :
-Từ sóc 31 /12 10h38 đến sóc 29/1 23h39 quy ra lịch Can Chi không có ngày Ất Tỵ
Hay nói cách khác là tháng Quý sửu năm Đinh Mùi không có ngày Ất Tỵ
Vả lại trong hai tháng liền nhau không thể có hai ngày Can Chi trùng tên nhau
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tháng đi 1 đường. Ngày bắt đầu vào đầu giở tí hoặc giữa giờ tí, có 2 trường phái. Lệnh tháng thì bắt đầu khi chuyển tiết. THÁNG ÂM LỊCH TỪ SÓC ĐẾN SÓC CŨNG LẤY SÓC LÀM GIỚI HẠN. NÊN 1 NGÀY CÓ KHOẢNG THỜI GIAN TRƯỚC SÓC VÀ SAU SÓC GIỐNG MÔN TỬ BÌNH CÓ LỆNH THÁNG. Còn lịch Trung Quốc, tháng bắt đầu giữa giờ tí ngay liền trước sóc. Nên người sinh vào khoảng hơn 23h ngày hôm đó chương trình tính sinh ngày mùng 2, kể cả khi sinh trước sóc. NẾU QUYẾT TÂM DÙNG LỊCH TRUNG QUỐC CHO TỬ VI, người sinh giờ tí, nửa trước ngày trước, nửa sau ngày sau. VÌ LỊCH TRUNG QUỐC 1 NGÀY CÓ 2 GIỜ TÍ.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
0:30 ngày 17/2/2007 là ngày âm lịch nào
22:30 ngày 17/2/2007 là ngày âm lịch nào
23:30 ngày 17/2/2007 là ngày âm lịch nào
Cũng 3 giờ trên nhưng dương lịch ngày 16/2/2007 thì âm lịch là ngày nào?
-Từ sóc 31 /12 10h38 đến sóc 29/1 23h39 quy ra lịch Can Chi không có ngày Ất Tỵ
Hay nói cách khác là tháng Quý sửu năm Đinh Mùi không có ngày Ất Tỵ
Giờ Tí kết thúc lúc 1h11, nếu sinh ở Hà Nội, thực chất người này sinh giờ Bính Tí, không phải giờ Đinh Sửu.
Khác với Tử Bình tứ trụ ở trên, theo lịch 5/2/1968 nằm hoàn toàn trong tháng Giêng – 8/1/1968; nhưng nếu lùi thời điểm bắt đầu 1 ngày về đầu giờ Tí. Thì 30/1/1968 là ngày sóc [thay vì 29/1/1968 theo lịch].
Vậy phải chăng người này có Tử Vi là giờ Bính Tí, ngày 7 tháng 1 năm 1968!
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
nhưng nếu lùi thời điểm bắt đầu 1 ngày về đầu giờ Tí. Thì 30/1/1968 là ngày sóc [thay vì 29/1/1968 theo lịch].
Vậy phải chăng người này có Tử Vi là giờ Bính Tí, ngày 7 tháng 1 năm 1968!
Không phải lùi đâu , nếu theo lịch TQ thì đúng như thế
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Không phải lùi đâu , nếu theo lịch TQ thì đúng như thế
Lịch Dương29/1/196830/1/1968
Bắt đầu lúc0h000h00
Lịch Âm TQ hiện đại
Bắt đầu lúc 0h
1/12/1
Sóc29/01 23:29
Giờ tí theo chương trình lá số
Bắt đầu lúc
23:00 28/1/196823:00 29/1/1968
Giờ tí theo chương trình HNĐ
Bắt đầu lúc
23:10 28/1/196823:10 29/1/1968
Theo cách này thì 29/1/1968 23:29 là
giờ Giáp Tí, ngày 2/1/1968
Tức là điểm sóc nằm trong ngày mùng 2 âm lịch!

Nếu chia ra ngày bắt đầu vào giữa giờ tí, kết thúc trước giữa giờ tí thì tương đối phù hợp với lịch hiện đại
Lịch Dương29/1/196830/1/1968
Bắt đầu lúc0h000h00
Lịch Âm TQ hiện đại
Bắt đầu lúc 0h
1/12/1
Sóc29/01 23:29
Giờ tí đầu ngày
Bắt đầu lúc
00:10 29/1/1968
Nhâm tí
00:10 30/1/1968
Giáp tí
Giờ tí cuối ngày
Bắt đầu lúc
23:10 29/1/1968
Giáp tí
23:10 30/1/1968
Bính tí
Theo cách này thì 29/1/1968 23:29 là
giờ Giáp Tí, ngày 1/1/1968
Giả sử giờ Tí bắt đầu lúc 0h00 như trường hợp trên thì vẫn là giờ Giáp Tí, ngày 1/1/1968!
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Tìm hiểu cội nguồn của thước đo thời gian

Thời gian là một khái niệm mà theo cách nào đó, ngày nay chúng ta vẫn xem là điều hiển nhiên. Đã bao giờ bạn thắc mắc tại sao 1 năm lại có 12 tháng, hay tại sao tháng 9 lại có 30 ngày? Tại sao ta lại có các múi giờ khác nhau? Tại sao một ngày lại có 86.400 giây? Trong bài này chúng ta sẽ làm rõ các khái niệm về thước đo thời gian.
Về bản chất, thời gian là một một khái niệm trừu tượng và khó để hiểu thấu đáo. Chúng ta chẳng thể nhìn thấy nó hay cảm nhận nó, chỉ biết rằng nó đang diễn ra. Trong lịch sử, con người đã dùng nhiều cách để đo thời gian. Hầu hết mọi nền văn hóa đều mặc định thời điểm trời bắt đầu sáng là lúc khởi đầu của thời gian. Theo sau ngày là đêm, khi ánh mặt trời bắt đầu tắt. Cơ thể con người cũng tự điều chỉnh để theo vòng quay này thông qua việc ngủ, và mỗi sáng khi thức dậy chúng ta lại bắt đầu 1 ngày mới.

Chúng ta sử dụng đồng hồ để chia ngày ra thành nhiều thời điểm nhỏ hơn, rồi lại dùng lịch để phân nhóm các ngày lại thành thời điểm lớn hơn. Cả 2 hệ thống thời gian đều có những điểm hết sức thú vị mà ta sẽ tìm hiểu tiếp theo đây.
Đo thời gian
Phép đo thời gian có phạm vi rất rộng, ở đây chúng ta tìm hiểu một số đơn vị đo thông thường, xắp xếp từ đơn vị thời gian ngắn nhất đến dài nhất.
• 1 picosecond (1 phần nghìn tỷ giây) – Đây là khoảng thời gian ngắn nhất mà chúng ta có thể đo chính xác.
• 1 nanosecond (1 phần tỷ giây) – Trung bình, một máy tính cá nhân mất khoảng từ 2 đến 4 nanosecond để thực thi một mệnh lệnh từ một phần mềm nào đó.
• 1 microsecond (1 phần triệu giây).
• 1 millisecond (1 phần nghìn giây) – Đây là khoảng thời gian phơi sáng ngắn nhất của phim trong một máy ảnh thông thường. Một bức ảnh được chụp trong 1/1ngàn giây sẽ bắt được chuyển động nhỏ nhất của con người.
• 1 centisecond (1 phần trăm giây) – Đây là khoảng thời gian mà một tia chớp nổ.
• 1 decisecond (1 phần mười giây) – Khoảng thời gian của 1 cái chớp mắt.
• 1 second (1 giây) – Trái tim của một người trung bình đập 1 lần/1 giây.
• 60 giây – 1 phút (minute), bằng thời gian của một đoạn quảng cáo dài.
• 2 phút – Khoảng thời gian dài nhất mà một người bình thường có thể nín thở.
• 5 phút – Là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể chịu đựng khi đợi đèn đỏ.
• 60 phút – 1 tiếng đồng hồ (hour), là khoảng thời gian lâu nhất mà bạn có thể ngồi yên trong lớp học mà không trở nên đờ đẫn.
• 8 tiếng – Thời gian làm việc tiêu biểu hàng ngày ở nhiều nước trên thế giới, cũng là thời gian ngủ cần thiết cho mỗi người mỗi đêm.
• 24 tiếng – 1 ngày; là khoảng thời gian mà trái đất quay hết 1 vòng quanh trục của nó.
• 7 ngày – 1 tuần.
• 40 ngày – Là khoảng thời gian lâu nhất mà con người có thể tồn tại mà không có thức ăn.
• 365,24 ngày – 1 năm; khoảng thời gian trái đất hoàn tất một vòng quay quanh mặt trời.
• 10 năm (year) - 1 thập kỷ.
• 75 năm – Tuổi thọ trung bình của con người.
• 5.000 năm – Chiều dài lịch sử được ghi chép lại.
• 65 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi loài khủng long tuyệt chủng.
• 200 triệu năm – Khoảng thời gian kể từ khi động vật có vú bắt đầu xuất hiện trên trái đất.
• 3,5 đến 4 tỉ năm – Khoảng thời gian kể từ lúc bắt đầu có sự sống trên trái đất.
• 4,5 tỉ năm – Tuổi của trái đất.
• 10 đến 15 tỉ năm – Tuổi dự đoán của vũ trụ kể từ vụ nổ lớn big bang.
Một ngày dài bao nhiêu?
Một ngày là khoảng thời gian trái đất tự quay quanh trục của nó, nhưng chính xác nó mất bao lâu để hoàn tất vòng quay? Có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng cả thế giới đã đồng thuận tiêu chuẩn hóa những khoảng thời gian sau:
• Một ngày bao gồm 2 giai đoạn 12 tiếng đồng hồ, tổng cộng sẽ có 24 tiếng đồng hồ.
• Một tiếng có 60 phút.
• Một phút có 60 giây.
• Giây lại được chia nhỏ ra theo hệ thập phân thành những đơn vị nhỏ hơn như phần trăm hay phần ngàn giây.
Cũng phải nói rằng cách chia thời gian như hiện tại khá “rắc rối”. Chúng ta chia 1 ngày ra làm đôi, rồi lại chia mỗi nửa ra 12 phần, rồi mỗi phần này lại chia 60, rồi chia 60 thêm lần nữa…Chả trách trẻ nhỏ phải chật vật học cách tính thời gian.
Tại sao lại có 24 tiếng trong 1 ngày?
24.JPG
Không ai thật sự biết chắc điều này. Tuy nhiên giải thích được nhiều người tán thành nhất là: ngày xưa, trước khi con người biết chữ viết thì họ đã biết dùng các ngón tay để đếm. Và một cách đếm được sử dụng rộng rãi ở những nền văn minh xưa là dùng ngón tay cái đếm các đốt ngón tay trên cùng 1 bàn tay. Như vậy, ngón cái sẽ đếm 4 ngón tay còn lại trên bàn tay, mỗi ngón tay lại có 3 đốt, 4x3=12, đó là số giờ đồng hồ họ phân chia thời gian ban ngày, và tương tự cho thời gian ban đêm. Vậy là chúng ta có 24 giờ 1 ngày.
Tại sao lại có 60 phút/1 giờ, và 60 giây/1 phút?
Cũng chưa ai biết rõ điều này. Tuy nhiên, những người Ai Cập đã có thời sử dụng một bộ lịch có 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày, tổng cộng họ có 360 ngày/1 năm. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng đây chính là lý do chúng ta chia đường tròn thành 360 độ. Nếu chia 360 cho 6 ta được 60, và 60 cũng là con số cơ sở trong hệ thống toán học của người Babylon.
a.m và p.m có nghĩa là gì?
Đây là chữ viết tắt của ante meridiem – trước buổi trưa, post meridiem – sau buổi trưa, và đây là sáng kiến của người La Mã. Theo Daniel Boorstin trong cuốn sách của ông có tựa “The Discoverers”, thì đây là cách phân chia thời gian một ngày làm 2 phần (trước và sau buổi trưa) của nười La Mã.
Người hiện đại tính thời gian dựa trên giây. Một ngày được định nghĩa là khoảng thời gian của 86.400 giây, và một giây lại được chính thức định nghĩa bằng 9.192.631.770 lần dao động của một nguyên tử cesium 133 trong đồng hồ nguyên tử.
Múi giờ
Mọi người ở khắp nơi trên hành tinh đều mong thấy mặt trời ở trên đỉnh đầu vào giữa trưa. Nếu chỉ có 1 múi giờ thôi thì điều này không thể xảy ra vì cứ mỗi giờ trôi qua trái đất lại quay hết 15 độ. Vì vậy, trái đất được chia thành 24 múi, mỗi múi 15 độ, và đồng hồ sẽ được đặt tùy thuộc vào mỗi múi giờ. Mỗi múi giờ cách nhau 1 tiếng đồng hồ. Ví dụ, lãnh thổ nước Mỹ được chia thành 4 múi giờ: múi giờ miền Đông (East), múi giờ Trung tâm (Central), múi giờ Miền núi (Mountain), và múi giờ Thái Bình dương (Pacific). Khi ở múi giờ miền Đông là giữa trưa, thì ở múi giờ Trung tâm là 11 a.m, ở múi giờ Miền núi là 10 a.m và ở múi giờ Thái Bình dương là 9 a.m.
9.JPG

Bản đồ múi giờ trên thế giới.
Tất cả các múi giờ được xác định dựa vào múi giờ khởi đầu (múi giờ 0) nằm ở trung tâm Đài thiên văn Greenwich ở nước Anh, nơi có đường kinh tuyến 0 (hay còn gọi là kinh tuyến Greenwich) chạy qua (đường kinh tuyến này được các nhà thiên văn chính thức chọn ra trong một hội nghị vào năm 1884). Thời gian tại đường kinh tuyến Greenwich được gọi là Greenwich Mean Time (GMT) (giờ chuẩn căn cứ theo kinh tuyến Greenwich), hay giờ GMT, hay giờ quốc tế (Universal Time). Nếu ở múi giờ 0 đang là 12 giờ trưa, thì ở múi giờ +7 (như Việt Nam) sẽ là 7 giờ tối, còn ở múi giờ -5 (như múi giờ miền Đông nước Mỹ) sẽ là 7 giờ sáng. Đường đổi ngày quốc tế (International Date Line – IDL) nằm trên đường đối diện với đường kinh tuyến Greenwich ở phía bên kia hành tinh (nơi thuộc về phía đông của đường này sẽ chậm hơn nơi thuộc phía tây 1 ngày).
Điều chỉnh đồng hồ để kéo dài ngày vào mùa hè (Daylight-saving Time - DST)
Trong chiến tranh thế giới I (CTTG I), nhiều nước bắt đầu điều chỉnh đồng hồ vào một số thời điểm trong năm nhằm điều chỉnh giờ ban ngày, trong những mùa ban ngày dài hơn ban đêm, để khớp với thời gian con người còn thức khi trời sáng. Trong CTTG I thì mục đích của việc này là tiết kiệm nhiên liệu dùng để thắp sáng.
Ngày nay, Mỹ và vài quốc gia khác vẫn áp dụng việc điều chỉnh này. Ở Mỹ, trước đây, thời điểm bắt đầu điều chỉnh đồng hồ là vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 4, và kết thúc vào Chủ Nhật cuối cùng của tháng 10. Tuy nhiên, kể từ năm 2007 trở đi, DST sẽ bắt đầu vào 2 a.m của ngày Chủ Nhật thứ 2 của tháng 3 và kết thúc vào 2 a.m ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 11.
Theo đó, đồng hồ sẽ được vặn tới 1 tiếng vào mùa xuân, và vặn lui 1 tiếng vào mùa thu. Như vậy, vào mùa xuân, bạn mất mỗi ngày 1 tiếng nhưng sẽ lấy lại vào mùa thu.
Vào mùa đông, Mỹ theo giờ tiêu chuẩn. Vào mùa hè, họ áp dụng DST. Tuy nhiên có một số bang (như Arizona) không quan tâm đến DST và vẫn giữ giờ tiêu chuẩn suốt cả năm.
Lịch năm
5.JPG
Cách tính năm khá rõ ràng và dễ hiểu. Con người tạo ra khái niệm năm dựa trên sự lặp đi lặp lại theo chu kỳ của các mùa. Việc dự đoán thời điểm bắt đầu của các mùa rất quan trọng trong nông nghiệp. Hầu hết cây cối đều đâm chồi và cho trái vào những thời điểm nhất định trong năm.
Một năm là thời gian trái đất quay quanh mặt trời. Thời gian này khoảng 365 ngày. Nếu tính chính xác thì con số này sẽ là 365.242199 ngày. Chúng ta lấy những số lẻ bằng cách thêm vào một ngày sau mỗi 4 năm, và ta đc con số xấp xỉ là 365,25 ngày/1 năm. Đây cũng là lý do ta có năm nhuận, là những năm dài hơn 1 ngày so với năm bình thường (tính theo dương lịch).Cách tính năm nhuận (năm dương lịch):Theo lịch Gregory - loại lịch tiêu chuẩn hiện nay được dùng trên hầu khắp thế giới thì những năm nào chia hết cho 4 được coi là năm nhuận. Trong năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thay cho 28 ngày. Cứ 4 năm lại thêm 1 ngày vào lịch bởi vì một năm dương lịch dài khoảng 365 ngày và 6 giờ.
Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ đối với nguyên tắc này vì một năm dương lịch ngắn hơn 365.25 ngày một chút. Những năm chia hết cho 100 chỉ được coi là năm nhuận nếu chúng cũng chia hết cho 400. Ví dụ, 1600 và 2000 là các năm nhuận nhưng 1700, 1800 và 1900 không phải năm nhuận. Tương tự như vậy, 2100, 2200, 2300, 2500, 2600, 2700, 2900 và 3000 không phải năm nhuận nhưng 2400 và 2800 là các năm nhuận. Theo nguyên tắc này thì trung bình một năm có 365 + 1/4 − 1/100 + 1/400 = 365.2425 ngày, tức là 365 ngày, 5 giờ, 49 phút và 12 giây.
Lịch tháng
Khái niệm tháng bắt đầu từ mặt trăng. Khi xem lịch, chúng ta thấy có tháng có 28 ngày, tháng lại 29 ngày, một số có 30 ngày và số còn lại có 31 ngày. Sau đây là lý do:
• Người La Mã xưa sử dụng bộ lịch chỉ có 10 tháng (bắt đầu từ năm 738 TCN). Các tháng này có tên (tiếng La tinh) là: Martius, Aprilis, Maius, Junius, Quintilis, Sextilis, September, October, November and December, trong đó, các tên từ Quintilis đến December trong tiếng La tinh có nghĩa là 5, 6, 7, 8, 9, 10. Bộ lịch này đếm thiếu khoảng 60 ngày.
• Để khắc phục, sau này người ta thêm 2 tháng Januarius và Februarius tiếp vào sau.
• Vào năm 46 TCN, hoàng đế Julius Caesar cho đổi lịch nhưng vẫn giữ nguyên tên gọi của các tháng. Theo lịch mới này thì các tháng có 30 hoặc 31 ngày, trừ tháng Februarius ở cuối cùng có 29 ngày. Cứ mỗi 4 năm, tháng Februarius lại được cộng thêm 1 ngày (lý do đã nói phần trên). Sau đó, hoàng đế lại quyết định lấy tháng Januarius làm tháng đầu tiên của năm (thay cho tháng Martius trước kia), vì vậy tháng Februarius trở thành tháng thứ 2. Đây là lý do tại sao ngày nhuận lại nằm ở thời điểm “bất thường” này trong năm.• Sau khi Julius mất, người La Mã đã đổi tên tháng Quintilis thành Julius (sau này sang tiếng Anh thành July) để tưởng nhớ vị hoàng đế này. Tương tự, sau này tháng Sextilis được đổi thành Augustus (thành August) để tưởng nhớ hoàng đế Augustus. Augustus đã dời 1 ngày từ tháng Februarius sang tháng Augustus để nó có cùng số ngày với tháng Julius.

(Các tháng tương ứng (từ 1 đến 12) trong tiếng Anh ngày nay là January, February, March, April, May, June, July, August, September, October, November, December).
Tuần
Ngày, tháng, năm đều có nguồn gốc tự nhiên của nó, nhưng tuần thì không. Khái niệm tuần xuất phát từ Kinh Thánh. "Trong sáu ngày, ngươi sẽ lao động và làm mọi công việc của Người. Nhưng ngày thứ bảy là ngày nghỉ kính Giavê Thiên Chúa của người." Vì vậy người theo Thiên chúa giáo có ngày sabbath (là ngày thứ 7 theo đạo Do thái, và Chủ nhật theo đạo Cơ đốc).
Người La Mã đặt tên các ngày trong tuần theo tên của mặt trời, mặt trăng, và của 5 hành tinh mà họ biết lúc bấy giờ: Sun (mặt trời), Moon (mặt trăng), Mars (sao Hỏa), Mercury (sao Thủy), Jupiter (sao Mộc), Venus (sao Kim), Saturn (sao Thổ). Tiếng Anh mượn 3 tên cho 3 ngày trong tuần là Sunday (CN), Monday (T2), và Saturday (T7), còn các tên khác được họ lấy theo tên các vị thần Anglo-Saxon: Tuesday (T3) từ Tiu (hay Tiw, tiếng Anglo-Saxon của Tyr – thần chiến tranh), Wednesday (T4) mượn từ Woden – cha của Tyr, Thursday (T5) – bắt nguồn từ Thor, vị thần sấm chớp; Friday mượn từ Frigg’s day (Frigg là vợ của Woden, biểu tượng của tình yêu và sắc đẹp).

• Đỗ Quyên (Tổng hợp)
 
Top