Dương lịch 24/10/2014 đến 20/1/2015, kiểm tra kĩ lá số

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
1/1/2014 và 1/10/2014 là thứ 4. 31/12/2014 cũng là thứ 4. 1/6/2014 là chủ nhật. Vậy năm 2003 khác gì năm 2014.
Giống như thế rất nhiều - Đằng này giống cả năm từ đầu đến đuôi . Có thế người ta mới đi sưu tầm như một thứ đồ cổ
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
1/1/2014 và 1/10/2014 là thứ 4. 31/12/2014 cũng là thứ 4. 1/6/2014 là chủ nhật. Vậy năm 2003 khác gì năm 2014.
±28 năm chỉ 1 là hệ quả gần đúng của cách xác định hoàn toàn chính xác ở trên.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Đã tìm ra mấu chốt vấn đề

1- Ngày 1 âm lịch phải tính tròn đến phần nguyên của Thời điểm chuyển Sóc, Ví dụ Thời điểm chuyển Sóc tháng 12AL năm Quý Tỵ là 18h14 ngày 1/1/2014 Dương lịch. Nhưng ngày 1/12AL-Quý Tị thì tình bắt đầu ngay vào 0h01 ngày 1/1/2014DL.

Lý do rất đơn giản: Phép làm lịch là phép làm tròn ngày, tròn tháng, Phép nhuận là phép hiệu chỉnh để sửa lỗi làm tròn. Ta mà lấy chính xác thì sẽ ko bao giờ cần Phép nhuận cả!

2-Thời điểm tính tiết khí không làm tròn, tại sao ko làm tròn, vì Lịch của ta đang xét không phải là Lịch tiết khí mà là Lịch Âm dương

Khi thực hiện so sánh các mốc với nhau ( Ví dụ: Sóc A và Sóc B; lựa điểm trung khí rơi vào tháng nào) thì

-Nếu Ngày mà Đông Chí ( bất cứ giờ nào) mà trùng với ngày Chuyển Sóc ( bất cứ thời điểm nào) đều coi là Đông chí khởi sau ngày 1 AL tháng ấy

Tổng quát hơn ,Ngày mà điểm trung khí ( bất cứ giừo nào) mà trùng với ngày chuyển Sóc ( bất cứ thời điểm nào) đều coi là điểm trung khí năm trong tháng âm lịch ấy mà không phải nằm trong tháng âm lịch trước đó

Năm 2014 là ví rất rõ về vấn đề này;
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Điểm trên đã được nêu rất rõ, như 1 suy nghĩ về cách thứ 2, ở #29 [ http://phongthuythanglong.vn/f53/d1-2329/index3.html#post12745 ].
Điều khác với Hồ Ngọc Đức là phải tính chính xác giờ tí, vì nếu theo cách này, 1 ngày được tính từ đầu giờ tí đến cuối giờ hợi.
Toàn bộ trình bầy ở #23 và #29. Có chú thích rõ: "vì khi lập lá số tử vi thì cứ chiếu công thức, sinh vào ngày sóc vẫn có giờ tí, dù giờ sóc sau giờ tí".

Nên quan tâm xem lịch năm 2034.
Cảm ơn anh Sơn nhiều nhé. Excel rất hay.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Một số ví dụ về lập lá số sai nếu áp dụng tính toán theo HNĐ

Ví dụ 1: năm 2007
Có 1 điểm sóc vào lúc 23h14 ngày 17/2/2007

  • những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 17/2/2007 lập lá số là
ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu, năm Bính Tuất
sai theo HNĐ: ngày Nhâm Ngọ, tháng Nhâm Dần, năm Đinh Hợi

  • những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 18/2/2007 lập lá số là
ngày Quý Mùi, tháng Nhâm Dần, năm Đinh Hợi
năm đó Việt Nam ghi 17/2/2007 là mùng 1 Tết
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Một số ví dụ về lập lá số sai nếu áp dụng tính toán theo HNĐ

Ví dụ 2: năm 1987
Có 1 điểm sóc vào lúc 18h59 ngày 24/8/1987 và 1 điểm sóc vào 10h08 ngày 23/9/1987
những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 26/7/1987 lập lá số là
ngày Bính Tí, tháng Đinh Mùi, năm Đinh Mão
sai theo HNĐ: ngày Bính Tí, tháng Mậu Thân, năm Đinh Mão

từ 26/7/1987 đến 23/8/1987 khi lập lá số cùng là Đinh Mùi giống với từ 26/6/1987 dến 25/7/1987
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Một số ví dụ về lập lá số sai nếu áp dụng tính toán theo HNĐ

Ví dụ 3: năm 2033
những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 25/8/2033 lập lá số là
ngày Mậu Thân, tháng Canh Thân, năm Quý Sửu
sai theo HNĐ: ngày Mậu Thân, tháng Tân Dậu, năm Quý Sửu

từ ngày 25/8/2033 đến ngày 22/9/2033 khi lập lá số cũng là tháng Canh Thân như từ 26/7/2033 đến 24/8/2033

Giả định rằng
nếu ngày chứa trung khí trùng với ngày sóc thì trung khí và ngày sóc đó cùng 1 tháng, (chấp nhận cả trường hợp thời điểm bắt đầu trung khí trước thời điểm sóc). Có thể phải chứng minh giả định này.

 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
từ 26/7/1987 đến 23/8/1987 khi lập lá số cùng là Mậu Thân giống với từ 26/6/1987 dến 25/7/1987
Không biết lá số Tử vi thì thế nào còn bbộc dịch

 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Điểm trên đã được nêu rất rõ, như 1 suy nghĩ về cách thứ 2, ở #29 [ http://phongthuythanglong.vn/f53/d1-2329/index3.html#post12745 ].
Điều khác với Hồ Ngọc Đức là phải tính chính xác giờ tí, vì nếu theo cách này, 1 ngày được tính từ đầu giờ tí đến cuối giờ hợi.
Toàn bộ trình bầy ở #23 và #29. Có chú thích rõ: "vì khi lập lá số tử vi thì cứ chiếu công thức, sinh vào ngày sóc vẫn có giờ tí, dù giờ sóc sau giờ tí".
3 ví dụ trên đúng khí giả định ở ở #29 đúng [ http://phongthuythanglong.vn/f53/d1-2329/index3.html#post12745 ].
Hoặc tính theo #1 đúng, Hoặc tính theo #29 đúng. Tính theo HNĐ không thể đúng.
Để kiểm tra nên làm 2 bộ lịch. Một bắt đầu tháng ở điểm sóc. Một bắt đầu ở đầu giờ tí (trước chính ngọ 13tiếng đồng hồ).
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
cái này có thể đúng:




cái này có thể sai





Ở trên mình đánh nhầm Đinh Mùi, thành Mậu Thân, đã sửa.

Chỉ xin nhắc lại, Tính theo HNĐ không thể đúng.Để kiểm tra nên làm 2 bộ lịch. Một bắt đầu tháng ở điểm sóc. Một bắt đầu ở đầu giờ tí (trước chính ngọ 13tiếng đồng hồ).
Cảm ơn bạn quaduong.

 
Last edited by a moderator:

Sơn Chu

Quản trị viên
Re: Một số ví dụ về lập lá số sai nếu áp dụng tính toán theo HNĐ

Ví dụ 1: năm 2007
Có 1 điểm sóc vào lúc 23h14 ngày 17/2/2007

  • những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 17/2/2007 lập lá số là
ngày Nhâm Ngọ, tháng Tân Sửu, năm Bính Tuất
sai theo HNĐ: ngày Nhâm Ngọ, tháng Nhâm Dần, năm Đinh Hợi

  • những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 18/2/2007 lập lá số là
ngày Quý Mùi, tháng Nhâm Dần, năm Đinh Hợi
năm đó Việt Nam ghi 17/2/2007 là mùng 1 Tết
Như đã nói, phép tính lịch chỉ lấy phần nguyên của ngày, bỏ qua phần dư ( chính là giờ) của Điểm sóc (giả sử ta tính ngày mùng 1)

Cho nên cái chỗ này

Có 1 điểm sóc vào lúc 23h14 ngày 17/2/2007
phải được hiểu là ngày 1/1 âm lịch bắt đầu khởi ngay vào giờ Tí ngày 17/2/2007

Xin được mạn phép gọi "thuật ngữ nửa mùa" : giờ Tí ngày 17/2/2007 (được hiểu là từ khoảng 23h 16/2 -1h ngày 17/2)

Chính xác hơn thì tra theo Sunrise and Sunset for Vietnam – Hanoi – Tháng hai 2007 :

Giờ Tý ngày 17/2/2007 được xác định là từ 23h11 ngày 16/2/2007 cho đến 1h11 ngày 17/2/2007

Xin lưu ý, các cụ ngày xưa không dùng khái niệm 24h như ta hiện nay. Giờ Tí là giờ Tí thế thôi, tính giờ Tí đơn giản bẳng cách quy từ Chính Ngọ- ứng với Mặt trời trên đỉnh đầu. Thiên văn học ngày nay tính chính xác cái giờ Chính Ngọ này (Solar Moon-Tiếng Anh) đến từng phút ứng với bất kỳ địa điểm nào trên trái đất.



Khi đã hiểu như thế thì:
  • những người sinh từ giờ tí đến giờ hợi ngày 17/2/2007 lập lá số là
--->Giờ Tí--Hợi ngày 1/1/Đinh Hợi = ngày Nhâm Ngọ, tháng Nhâm Dần, năm Đinh Hợi , đúng theo lịch của HNĐ

Các ví dụ khác của Dontsay (về tử vi) có thể giải thích theo cách tương tự như trên, không mâu thuẫn chút nào với #44 anh đã post
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Những người sinh từ giờ Canh Tí đến giờ Tân Hợi ngày 17/2/2007 (30/12/2006) trước ngày - điểm sóc thứ 2 sau Đông Chí 18/2/2007 (1/1/2007), liền trước Vũ Thuỷ
• Quan điểm của anh Sơn: coi như sinh tháng Nhâm Dần
• Quan điểm của người viết: chắc chắn sinh tháng Tân Sửu (trong Tử Vi, phân biệt với việc thuộc tháng Nhâm Dần trong môn tứ trụ – sau Lập Xuân – trước Kinh Trập)
Ngày 17/2/2007 được tính là ngày 1/1AL rồi em ơi, sao em lại ra thành ngày 18/2 mới là 1/1AL thế?

Cái vụ làm tròn này đã bớt đi hẳn 23h14phút, nhưng về mặt nguyên tắc làm lịch thì nó hoàn toàn đúng!
 
Last edited by a moderator:

Sơn Chu

Quản trị viên
Thôi xong, không biết lỗi gì mà lại sửa trực tiếp bài viết của DontSay thế này,
Thành thực xin lỗi em!
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Vừa thấy mấy lá số bây giờ mất tiêu .

Nhưng cũng xem cách sử dụng giờ mỗi nơi mỗi khác

2007 - HNĐ
Ngày giờ Sóc Ngày giờ các Tiết khí
06/01 00:40 - Tiểu hàn
19/01 11:01 20/01 18:01 - Đại hàn
04/02 12:18 - Lập xuân
17/02 23:14 19/02 08:09 - Vũ Thủy
06/03 06:18 - Kinh trập
19/03 09:43 21/03 07:07 - Xuân phân
Theo công cụ Bói Dịch PTTL
http://phongthuythanglong.vn/boidich/dich/3/11/2/f64864ab_1.jpg
Lấy quẻ dịch của Lý Số Việt nam


( Khi nhập cả hai đều nhập 23h30 - PTTL chuyển thành 0h30 )
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Lịch là nói đến số thứ tự của ngày. Còn tử vì là nói đến can chi của ngày. Điểm sóc nằm trong khoảng từ đầu giờ Tí đến cuối giờ Hợi của ngày nào (ngày Can Chi [SUB]B[/SUB]). Thì người sinh trong khoảng thời gian từ đầu giờ Tí đến cuối giờ Hợi của ngày trước ngày đó (ngày Can Chi [SUB]A[/SUB]) không thể tính là sinh cùng 1 tháng
.............................................................. ~o) ..............................................................
Những người sinh từ giờ Canh Tí đến giờ Tân Hợi ngày 17/2/2007 (30/12/2006) trước ngày - điểm sóc thứ 2 sau Đông Chí 18/2/2007 (1/1/2007), liền trước Vũ Thuỷ
• Quan điểm của anh Sơn: coi như sinh tháng Nhâm Dần
• Quan điểm của người viết: chắc chắn sinh tháng Tân Sửu (trong Tử Vi, phân biệt với việc thuộc tháng Nhâm Dần trong môn tứ trụ – sau Lập Xuân – trước Kinh Trập)
Ngày 17/2/2007 được tính là ngày 1/1AL rồi em ơi, sao em lại ra thành ngày 18/2 mới là 1/1AL thế?

Cái vụ làm tròn này đã bớt đi hẳn 23h14phút, nhưng về mặt nguyên tắc làm lịch thì nó hoàn toàn đúng!
 
Last edited by a moderator:

Sơn Chu

Quản trị viên
Lịch là nói đến số thứ tự của ngày. Còn tử vì là nói đến can chi của ngày. Điểm sóc nằm trong khoảng từ đầu giờ Tí đến cuối giờ Hợi của ngày nào (ngày Can Chi [SUB]B[/SUB]). Thì người sinh trong khoảng thời gian từ đầu giờ Tí đến cuối giờ Hợi của ngày trước ngày đó (ngày Can Chi [SUB]A[/SUB]) không thể tính là sinh cùng 1 tháng
.............................................................. ~o) ..............................................................
Thứ nhất Tử vi không giống Tứ trụ , Tử vi dùng Ngày âm lịch để an sao ( Chính tinh)

Thứ hai,
Xét trường hợp kết quả tính toán cho ta Điểm sóc khởi vào 23h30 ngày X Dương lịch , tương đương với ngày X1 âm lịch
Em phải hiểu con số 23h30 tương đương 23.5/24 =0.97916 ngày là chỉ về số lượng chứ không phải là số thứ tự về giờ
Ở đây được hiểu là phần dư thập phân của cái ngày X1 Âm lịch

Hiểu như thế thì từ 23h30 ngày X-1 Dương lịch đã được coi (vì phép làm tròn phần nguyên) đã được coi là ngày X1 âm lịch rồi em ạ

Dontsay mà tỉm hiểu thêm chút kiến thức về lập trình (thuật toán thôi) là sẽ hiểu chuyện này đơn giản ngay ấy mà.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thứ nhất Tử vi không giống Tứ trụ , Tử vi dùng Ngày âm lịch để an sao [1] (Chính tinh)

Thứ hai, Xét trường hợp kết quả tính toán cho ta Điểm sóc khởi vào 23h30 ngày X Dương lịch, tương đương với ngày X1 âm lịch. Em phải hiểu con số 23h30 tương đương 23.5/24 =0.97916 ngày là chỉ về số lượng chứ không phải là số thứ tự về giờ. Ở đây được hiểu là phần dư thập phân của cái ngày X1 Âm lịch. Hiểu như thế thì từ 23h30 ngày X-1 Dương lịch đã được coi (vì phép làm tròn phần nguyên) đã được coi là ngày X1 âm lịch rồi em ạ.


Đổi từ lịch dương sang lịch âm là vì ngày nay VN không còn sử dụng lịch âm dân sự nữa. 1 ngày âm lịch như 1 LY rượu, không có sự ảnh hưởng của ngày dương lịch ở đó. Đáy LY là mốc của đầu giờ TÍ. Từ đáy ly đến miệng ly có 11 vạch (đầu giờ Sửu,…, đầu giờ Hợi). Thời gian như đổ rượu vào ly vậy, cuối giờ Hợi là mép ly, không đổ được nữa. Phải kiếm cái ly khác (tức là ngày âm lịch khác) để đổ rượu vào.

Trên cái ly có 1 vạch đỏ khoảng giữa đáy ly và đầu giờ sửu tương ứng với 0h, 1 vạch khoảng giữa đầu giờ hợi và mép ly. Tương ứng với giờ dân sự 22h. 2 vạch này ở mỗi cái ly lại nằm ở 1 chỗ khác nhau – chỉ là tương đối khoảng giữa. Không có vạch 24h - nó là vạch đỏ trên đáy chén ở cái ly khác.

Khi lấy 23.5/24 làm chỉ số về lượng của ngày dương lịch – tương ứng lượng rượu rót vào, không phải lượng rượu trong ly. Trước khi rót trong ly đã có sẵn lượng rượu từ đầu giờ tí đến vạch đỏ 0h khoảng 1/24»0.042, chỉ rót thêm được khoảng 23/24»0.958 thời gian của 1 ngày vào ly. Phần còn lại phải cho vào ly tiếp theo.

Ly rượu ngày Nhâm Ngọ có sẵn tí rượu của ngày 16/2 rồi, rót thêm lượng rượu ngày 17/2 vào, trên ly này không có vạch SÓC. Ly rượu ngày Quý Mùi ở trên đáy chén một chút có vạch SÓC, đổ nốt rượu 17/2 vào thì qua vạch sóc.
Tức là rượu cũ, bình mới. Mà vạch sóc ở trên LY chứ không ở trên rượu.
[1] LY là ngày âm lịch đó thôi.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Khà khà, liên hệ so sánh hay nhưng không đúng với thực tế xây dựng Lịch âm dương vì em vẫn cố chấp quan điểm của mình....
Anh xin thôi không thảo luận thêm nữa.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Xin bổ sung 1 câu nữa. Âm lịch không đếm ngày bằng dương lịch. Âm lịch có cách vận hành riêng. Ngày đếm từ Giáp Tí đến Quý Hợi. Ngày tháng năm âm lịch đều đếm như thế.
Cảm ơn anh Sơn quan tâm đến bài viết.
 
Top