Huyên không phi tinh

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
- Sơn Tý hướng Ngọ : Quẻ Tiên Thiên đầu hướng Kiền - Cấu
- Sơn Ngọ hướng Tý : Quẻ Tiên Thiên đầu hướng Khôn - Phục
Đúng như bạn cung cấp đấy chứ
nhâm (quản, tỉ) - (bác) - tí (KHÔN, phục) - (di) - quý (truân, ích)
sửu (CHẤN, phệ hạp) - (tùy) - cấn (vô vọng, minh di) - (bí) - dần (kí tế, gia nhân)
giáp (phong, LI) - (cách) - mão (đồng nhân, lâm) - (tổn) - ất (tiết, trung phu)
thìn (quy muội, khuê) - (ĐOÀI) - tốn (lí, thái) - (đại súc) - tỵ (nhu, tiểu súc)
bính (đại tráng, đại hữu) - (quải) - ngọ (CÀN, cấu) - (đại quá) - đinh (đỉnh, hằng)
mùi (TỐN, tỉnh) - (cổ) - khôn (thăng, tụng) - (khốn) - thân (vị tế, giải)
canh (hoán, KHẢM) - (mông) - dậu (sư, độn) - (hàm) - tân (lữ, tiểu quá)
tuất (tiệm, kiển) - (CẤN) - càn (khiêm, bỉ) - (tụy) - hợi (tấn, dự)
Tại sao nói quẻ Tiên Thiên không có phương hướng được ? Bạn nghiên cứu lại đi
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
tiên thiên dương thăng âm giáng, trên dưới sơ phân
chưa thể gọi tứ phương

Cái đầu tiên của DỊCH, ứng dụng rộng khắp, đặc biệt quan trọng trong phong thủy.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
tiên thiên dương thăng âm giáng, trên dưới sơ phân
chưa thể gọi tứ phương

Cái đầu tiên của DỊCH, ứng dụng rộng khắp, đặc biệt quan trọng trong phong thủy.
Trong phong thủy có 2 khái niệm đó là Vị và Hướng , có Vị ắt có Hướng - Khi đó Tiên thiên nói Thiên Địa định Vị rồi cớ sao lại không có hướng được
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

64 quẻ tiên thiên cũng theo cách này, mở rộng đến hào 4, hào 5, hào 6; cứ 8 quẻ lại ngắt ra thì thu được sơ đồ hình vuông. Thiên địa định vị là của dịch (đúng cho cả 8 quái, 64 quẻ tiên thiên), không riêng của phong thủy.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
[FONT=&quot]TÊN QUẺ THEO THỨ TỰ CỦA 384 QUẺ

I.- QUẺ CÀN :-

01.- Bát thuần Càn từ 001—006
02.- Thiên trạch lý từ 007—012
03.- Thiên hỏa đồng nhân từ 013—018
04.- Thiên lôi vô vọng từ 019—024
05.- Thiên phong cấu từ 025—030
06.- Thiên thủy tụng từ 031—036
07.- Thiên sơn độn từ 037—042
08.- Thiên địa bỉ từ 043—048

II.- QUẺ ĐOÀI :-

09.- Bát thuần Đoài từ 049—054
10.- Trạch hỏa cách từ 055—060
11.- Trạch lôi tùy từ 061—066
12.- Trạch địa tụy từ 067—072
13.- Trạch thiên quải từ 073—078
14.- Trạch phong đại quá từ 079—084
15.- Trạch thủy khổn từ 085—090
16.- Trạch sơn hàm từ 091—096

III.- QUẺ LY :-

17.- Bát thuần Ly từ 097—102
18.- Hỏa lôi phệ hạp từ 103—108
19.- Hỏa địa tấn tù 109—114
20.- Hỏa sơn lữ từ 115—120
21.- Hỏa trạch khuê từ 121—126
22.- Hỏa thiên đại hữu từ 127—132
23.- Hỏa phong đỉnh từ 133—138
24.- Hỏa thủy vị tế từ 139—144

IV.- QUẺ CHẤN :-

25.- Bát thuần Chấn từ 145—150
26.- Lôi địa dự từ 151—156
27.- Lôi sơn tiểu quá từ 157—162
28.- Lôi thủy giải từ 163—168
29.- Lôi hỏa phong từ 169—174
30.- Lôi trạch qui muội từ 175—180
31.- Lôi thiên đại tráng từ 181—186
32.- Lôi phong hằng từ 187—192

V.- QUẺ TỐN :-
33.- Bát thuần Tốn từ 193—198
34.- Phong thiên tiểu súc từ 199—204
35.- Phong trạch trung phù từ 205—210
36.- Phong hỏa gia nhân từ 211—216
37.- Phong thủy hoán từ 217—222
38.- Phong sơn tiệm từ 223—228
39.- Phong địa quan từ 229—234
40.- Phong lôi ích từ 235—240

VI.- QUẺ KHẢM :-

41.- Bát thuần Khảm từ 241—246
42.- Thủy phong tỉnh từ 247—252
43.- Thủy thiên nhu từ 253—258
44.- Thủy trạch tiết từ 259—264
45.- Thủy sơn kiển từ 265—270
46.- Thủy địa tỉ từ 271—276
47.- Thủy lôi truân từ 277—282
48.- Thủy hỏa ký tế từ 293—288

VII.- QUẺ CẤN :-

49.- Bát thuần Cấn từ 289—294
50.- Sơn thủy mông từ 295—300
51.- Sơn phong cổ từ 301—306
52.- Sơn thiên đại súc từ 307—312
53.- Sơn địa bác từ 313—318
54.- Sơn lôi di từ 319—324
55.- Sơn hỏa bí từ 325—330
56.- Sơn trạch tổn từ 331—336

VIII.- QUẺ KHÔN :-

57.- Bát thuần Khôn từ 337—342
58.- Địa sơn khiêm từ 343—348
59.- Địa thủy sư từ 349—354
60.- Địa phong thăng từ 355—360
61.- Địa lôi phục từ 361—366
62.- Địa hỏa minh di từ 367—372
63.- Địa trạch lâm từ 373—378
64.- Địa thiên thái từ 379—384


Trên đây là thứ tự 384 quẻ - sâu xa ý nghĩa [/FONT]
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Mỗi môn có sắp xếp khác nhau. Bốc dịch bao giờ cũng chỉ có 4 quẻ đầu tiên có cùng hạ quái
càn - càn, cấu, độn, bỉ
đoài - đoài, khốn, tụy, hàm
li - li, lữ, đỉnh, tế
chấn - chấn, dự, giải, hằng
tốn - tốn, tiểu súc, gia nhân, ích
khảm - khảm, tiết, truân, kí tế
cấn - cấn, bí, đại súc, tốn
khôn - khôn, phục, lâm, thái

còn anh QuocQuynh đưa ra, lấy chấn làm ví dụ,
chấn - chấn * |:: |:: chấn
chấn - khôn * |:: ::: dự
chấn - cấn ** |:: ::| tiểu quá
chấn - khảm * |:: :|: giải
chấn - li **** |:: |:| phong
chấn - đoài * |:: ||: quy muội
chấn - càn * |:: ||| đại tráng
chấn - tốn * |:: :|| hằng
8 quẻ đều là chấn, thứ tự này là gì?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Kinh Phòng với Kinh Thị Dịch truyện

Xin đăng lại bài viết của tác giả Hà Uyên
Đặc trưng của Dịch học Kinh Phòng là chiêm nghiệm, Kinh thị Dịch học mở đầu cho phái tượng số, là gốc của tượng số, gốc của thuật số. Bốn cống hiến lớn của Kinh Phòng là: Bát cung quái thuyết; Nạp Giáp thuyết; Quái khí thuyết; Âm dương ngũ hành thuyết. Do làm rõ được về tai dị nên được nhà Vua ban thưởng. Với đặc điểm học thuật chiêm nghiệm khí số cho xã hội thông qua tai dị trong thiên nhiên trên nền tảng “thiên nhân cảm ứng”.

Bát cung quái thuyết lấy cơ sở về thứ tự các quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn-Khôn-Tốn-Ly-Đoài của “Thuyết quái”. Trong đó 4 quẻ Càn-Chấn-Khảm-Cấn là 4 cung Dương, còn 4 quẻ Khôn-Tốn-Ly-Đoài là 4 cung Âm.

Căn cứ vào sự phân vạch của quẻ, 8 quẻ thuần là quẻ “thống suất” gọi là quẻ mẹ, các hào của quẻ “thống suất” đều cố định không biến, 7 quẻ bị “thống suất” đều gọi là “kiến quái”, gọi là quẻ con, vì những hào của chúng đều có biến đổi. Kinh Phòng căn cứ vào Dịch nói: “tinh khí vi vật, du hồn vi biến”. Quy luật biến đổi là hào Dương biến đổi thành hào Âm, hào Âm biến đổi thành hào Dương.

Quẻ Đời 1 lấy hào 6 là hào bất biến.

Gọi là quẻ Đời 2, là từ 8 quẻ mẹ mà Dịch gọi là “Bát thuần”, do hào đầu tiên biến đổi mà thành.

Quẻ đời 3 là do sự niến đổi của 2 hào đầu của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 1 biến đổi hào 2 mà thành.

Quẻ Đời 4 là do sự biến đổi của hào 1-2-3 của quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 2 biến đổi hào 3 mà thành.

Quẻ Đời 5 là do sự biến đổi của hào 1-2-3-4 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 3 biến đổi hào 4 mà thành.

Quẻ Đời 6 là do sự biến đổi của các hào 1-2-3-4-5 từ quẻ mẹ mà thành, hoặc là do từ quẻ Đời 4 biến đổi hào 5 mà thành.

Quẻ Đời 7 được gọi là quẻ Du hồn, căn cứ từ quẻ Đời 6 mà biến đổi hào 4

Quẻ Đời 8 được gọi là quẻ Quy hồn, căn cứ từ quẻ Đời 7, biến đổi cả 3 hào hạ quái quẻ Du hồn mà thành.

Kinh Phòng căn cứ vào cấu tạo ngôi vị của quẻ 6 hào, lấy hào Sơ (hào 1) làm Khởi đầu (chung), lấy hào Trên (hào 6) làm Kết thúc (thủy), với nền tảng Càn Khôn làm đầu cuối của Âm Dương, nên hào 6 của quẻ “Bát thuần” không biến đổi.

Chữ “đời” ở đây là gọi là Thế là do hào biến đổi làm chủ của quẻ biến, gọi là hào “cư Thế”. Quẻ Đời 1-2 gọi là Địa dịch, quẻ Đời 3-4 gọi là Nhân dịch, quẻ Đời 5-6 gọi là Thiên dịch. Quẻ Du hồn và Quy hồn gọi là Quỷ dịch. Quẻ Đời 1 ở đây lấy hào bất biến làm chủ, tức là hào 6 của quẻ “bát thuần”.

Về phương diện ngôi vị hào, hào đầu gọi là Nguyên sĩ, hào 2 gọi là Đại phu, hào 3 gọi là Tam công, hào 4 gọi là Chư hầu, hào 5 gọi là Thiên tử, hào 6 gọi là Tông miếu, gọi như vậy với mục đích để phân rõ đẳng cấp tôn ti.

Gọi là Thế - Ứng, tức là chỉ sự tương ứng của 3 hào dưới với 3 hào trên trong mỗi cung, tức là hào đầu tương ứng với hào 4, hào 2 tương ứng với hào 5, hào 3 tương ứng với hào trên. Trong đó, hào làm chủ là hào “cư thế”, thì khi chiêm nghiệm, hào Ứng phải theo hào làm chủ, đó là hào Thế, hào Ứng (để phán đoán) là hào có quan hệ mật thiết với đối tượng chiêm nghiệm, ví như giữa vợ chồng, giữa anh em, vì giữa họ có tình cảm tương ứng với nhau. Định cát hung thì lấy hào cư Thế làm chủ.

THUYẾT NẠP GIÁP

Càn Khôn là gốc của Âm Dương, là đầu cuối của Âm Dương 64 quẻ cho nên lần lượt nạp Giáp Ất Nhâm Quý. Khi nạp Thiên can vào quẻ thì căn cứ theo số thứ tự Tiên thiên bát quái của quẻ phối với thứ tự của 10 Thiên can như sau: Càn 1 đứng đầu nạp Giáp mộc đứng đầu của Thiên can, Càn thuộc dương nạp Giáp cũng thuộc dương. Tiếp đến Đoài 2 phối với cặp Thiên can Bính-Đinh thuộc Hỏa, Đoài thuộc Âm nên phối với Đinh cũng thuộc Âm. Tiếp đến Ly 3 phối với cặp Thiên can Mậu-Kỷ thuộc Thổ, quẻ Ly thuộc Âm nên phối với can Kỷ thuộc âm. Tiếp đến Chấn 4 phối với cặp Thiên can Canh-Tân thuộc Kim, quẻ Chấn thuộc Dương nên phối với can Canh thuộc Dương. Càn Khôn đối ứng, trời đất định vị, Giáp dương nạp Càn dương, nên Ất âm nạp vào Khôn âm. Cấn Đoài đối ứng, núi đầm thông khí, Đoài âm nạp can Đinh âm, nên Cấn dương nạp can Bính dương. Khảm Ly đối ứng, Thủy Hỏa tương tề, Ly âm nạp Kỷ âm nên Khảm dương nạp Mậu dương. Chấn Tốn đối ứng, sấm gió cùng nhau, Chấn dương nạp can Canh dương, nên Tốn âm nạp can Tân âm. Còn lại cặp Nhâm Quý thuộc Thủy, nạp vào 2 quái phụ mẫu Càn Khôn, Nhâm dương nạp theo Càn dương, Quý âm nạp theo Khôn âm. Kinh Phòng căn cứ theo thứ tự Ngũ hành Mộc-Hỏa-Thổ-Kim-Thủy phối ứng với số Tiên thiên Ngũ hành 3-2-5-4-1, cặp số 3-2 thuộc Xuân-Hạ mà Dương trước Âm sau, cặp 4-1 thuộc Thu-Đông mà Dương sau Âm trước.

THUYẾT NẠP ĐỊA CHI


“Định cát hung chỉ lấy tượng của một hào”.

Kinh Phòng lần lượt cho 6 hào của 64 quẻ đối ứng với 12 địa chi, với quy luật phân theo Chi âm và Chi dương tương ứng với số chẵn lẻ rồi cho đối ứng với 384 hào. Chi dương đi thuận chiều vì dương chủ tiến, Chi âm đi ngược chiều vì Âm chủ lùi, vì 8 quẻ thì có 4 quẻ thuộc dương, 4 quẻ thuộc âm, mà 12 Chi lại có những 6 chi dương và 6 chi âm. Âm theo Ngọ, Dương theo Tý, Tý-Ngọ phân đường đi, Tý đi phía trái, Ngọ đi phía phải. Tháng 11 tháng 5 là tháng Tý Ngọ lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 quẻ Càn. Tháng 12 và tháng 6 là tháng Sửu Mùi lần lượt phối hợp với hào Sơ và hào 4 của quẻ Khôn, vì căn cứ theo “thuyết quái” nói Càn Khôn là quẻ Cha Mẹ. Thể của quẻ Dịch phải đủ 6 vạch mới thành, 6 vạch lại phân chia ngôi âm ngôi dương mới thành quẻ, mới phản ánh cụ thể mối quan hệ sinh khắc giữa Bố Mẹ và Con của 8 cung quái với vị trí 6 hào. Như quẻ Càn thuộc Kim là quẻ Bố Mẹ, hào Sơ thuộc Thủy, Kim sinh Thủy, mẹ sinh con, cho nên là cát, hào 4 thuộc Hỏa, Hỏa khắc Kim, con khắc mẹ là hung. Như vậy có nghĩa là tương sinh là thuận, tương khắc là hung, mẹ sinh con là đại cát, con khắc mẹ là đại hung. Kinh Phòng nói: Quỷ bát quái là hào “học”, tài là hào “chế”, trời đất là hào “nghĩa”, phúc đức là hào “bảo”, đồng khí là hào “chuyển”.


THUYẾT QUÁI KHÍ

Kinh Phòng lấy 64 quẻ 384 hào ứng với 1 năm, nói “ hào đầu trên, hào hai giữa, hào ba dưới, số của tháng 3 thành ra tháng 1. Hào đầu 3 ngày, hào hai 3 ngày, hào ba 3 ngày, tất cả là 9 ngày, còn dư ra một ngày gọi là ngày nhuận. Mười ngày của hào đầu là Thượng tuần, mười ngày của hào hai là Trung tuần, mười ngày của hào ba là Hạ tuần, 3 tuần là 30 tích tuần”.

“ Thành tháng, tích tháng thành năm, 8 lần 8 là 64 quẻ, chia ra 64 quẻ phối với 384 hào thành 32 x 360 = 11520 thẻ. Khí dịch 24 tiết khí phối hợp với Ngũ hành, thì mọi việc từ đạo Trời, đến vận mệnh con người, đến Trăng, Sao, ta đều có thể thấy được mọi chuyện cát hung rõ ràng”.

Âm sinh dương tiêu, dương sing âm diệt, hai khí giao nhau, thì vạn vật mới sinh ra. Dương nhập vào âm, âm nhập vào dương, hai khí giao hỗ không ngừng, cho nên gọi thế là “sinh”. Dương trong âm, âm trong dương, hai khí âm dương hòa vào nhau mà thành “tượng”. Kinh Phòng căn cứ vào âm dương khí hóa, âm dương thăng giáng và âm dương tiêu trưởng chuyển hóa đưa ra nguyên lý quẻ ẩn - hiện, trong đó quẻ “hiện” là quẻ hướng ngoại, lộ mặt, còn quẻ “ẩn” thì hướng nội, tiềm ẩn. Nói chung, tượng quẻ dương phần nhiều là quẻ “hiện”, tượng quẻ âm phần nhiều là quẻ “ẩn”. Ví như quẻ Càn có tượng thuộc dương, phối Thiên thuộc Kim, nó với quẻ Khôn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Quẻ Khôn có tượng thuộc âm, phối hợp với Địa thuộc Thổ, khi phối với quẻ Càn là một cặp đối ứng “ẩn - hiện”. Nguyên lý “ẩn - hiện” trong tượng hào của quẻ vốn “ngụ hàm” với nhau, như hào Sáu đầu của quẻ Khôn nói “ lý sương kiên băng chí” thích là “ rồng đánh nhau ở cánh đồng, máu chúng chảy ra đen vàng”. Rồng tính dương là đặc tính của Càn dương, nói nên mối quan hệ “ẩn - hiện” của hai quẻ Càn – Khôn, cấu thành cặp quẻ đối ứng với nhau. Không những hai quẻ Càn Khôn đối ứng với nhau, mà giữa 64 quẻ cũng cấu thành từng cặp “ẩn - hiện” với nhau. Khi chiêm nghiệm theo “ẩn - hiện”, ta có thể từ hai mặt chính - phản, tăng lượng thông tin về chiêm nghiệm được nhiều hơn, đó là mối quan hệ giữa hai mặt chính - phản của âm – dương. Theo Kinh Phòng, sự biến hóa âm dương là nguyên nhân khiến cho các thiên thể trong vũ trụ vận động, âm dương thăng giáng là quy luật vận động của Vũ trụ, sự chuyển hóa âm dương tiêu trưởng phản ánh mối liên hệ nội bộ âm dương.

Kinh Phòng nhấn mạnh rất nhiều vào sự chiêm nghiệm, ông cho rằng mục đích của sự nghiên cứu Dịch quái là ở chỗ “định cát hung, rõ được mất”, do đó ông sáng tạo ra quẻ 8 cung, phát huy mối quan hệ ngang dọc, là cốt để “định dự cát hung”. Ông nói “ Nghĩa về cát hung, bắt đầu ở Ngũ hành, kết thúc ở Bát quái. Nghĩa lý về âm dương là sự phân định về Năm, Tháng. Một khi Năm, Tháng đã phân định thì sẽ đoán định được cát hung”. Phần lớn vật chất dương là “hư”, vật chất âm là “thực”, “hư” là bề ngoài của dương, “thực” là bên trong của âm, “hư” là bề gnoài của “thực”, “thực” là phần bên trong của “hư”.

Thuyết Quái khí là sự đối ứng giữa 64 quẻ và 34 tiết khí, bao gồm Tứ thời và 24 khí, thuyết này bắt nguồn thuyết quái khí của Mạnh Hỷ, bao gồm ba nội dung sau:

- Thuyết quái khí Tứ chính quái: lấy bốn quẻ Khảm - Chấn – Ly – Đoài làm tượng ứng với 24 tiết khí, mỗi quẻ có 6 hào ứng với 6 tiết khí. Trong đó, quẻ Khảm ứng với 6 tiết khí từ tiết Đồng chí đến tiết Kinh trập. Quẻ Chấn ứng với 6 tiết khí từ tiết Xuân phân đến tiết Mang chủng. Quẻ Ly ứng với 6 tiết khí từ tiết Hạ chí đến tiết Bạch lộ. Quẻ Đoài ứng với 6 tiết khí từ tiết Thu phân đến tiết Đại tuyết. Trong bốn quẻ này, 6 hào của mỗi quẻ, từ hào Đầu đến hào Trên, lại phân ra làm chủ 6 tiết, như hào Đầu quẻ Khảm, làm chủ việc của tiết Đông chí, hào 2 tiêt Tiểu hàn, hào 3 tiết Đại hàn, hào 4 tiết Lập xuân, hào 5 tiết Vũ thủy, hào Trên tiết Kinh trập.

- Thuyết Thập nhị bích quái (nguyệt quái): là thuyết 12 quẻ ứng với 12 tháng. Mỗi một quẻ ứng với 2 tiết khí, 12 quẻ ứng với 24 tiết khí.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
64 quẻ tiên thiên, cứ 8 quẻ lại trở về ngoại quái, từ đó dùng toán học phân nhóm quẻ theo ngoại quái,
khôn
0 khôn vi địa
8 địa sơn khiêm
16 địa thủy sư
24 địa phong thăng
32 địa lôi phục
40 địa hỏa minh di
48 địa trạch lân
56 địa thiên thái

56 + 8 = 63 + 1
cấn
1 sơn địa bác
9 cấn vi sơn
17 sơn thủy mông
25 sơn phong cổ
33 sơn lôi di
41 sơn hỏa bí
49 sơn trạch tổn
57 sơn thiên đại súc

57 + 8 = 63 + 2
khảm
2 thủy địa tỉ
10 thủy sơn kiển
18 khảm vi thủy
26 thủy phong tỉnh
34 thủy lôi truân
42 thủy hỏa kí tế
50 thủy trạch tiết
58 thủy thiên nhu

58 + 8 = 63 + 3
tốn
3 phong địa quan
11 phong sơn tiệm
19 phong thủy hoán
27 tốn vi phong
35 phong lôi ích
43 phong hỏa gia nhân
51 phong trạch trung phu
59 phong thiên tiểu súc

59 + 8 = 63 + 4
chấn
4 lôi địa dự
12 lôi sơn tiểu quá
20 lôi thủy giải
28 lôi phong hằng
36 chấn vi lôi
44 lôi hỏa phong
52 lôi trạch quy muội
60 lôi thiên đại tráng

60 + 8 = 63 + 5
li
5 hỏa địa tấn
13 hỏa sơn lữ
21 hỏa thủy vị tế
29 hỏa phong đỉnh
37 hỏa lôi phệ hạp
45 li vi hỏa
53 hỏa trạch khuê
61 hỏa thiên đại hữu

61 + 8 = 63 + 6
đoài
6 trạch địa tụy
14 trạch sơn hàm
22 trạch thủy khốn
30 trạch phong đại quá
38 trạch lôi tùy
46 trạch hỏa cách
54 đoài vi trạch
62 trạch thiên quải

62 + 8 = 63 + 7
càn
7 thiên địa bỉ
15 thiên sơn độn
23 thiên thủy tụng
31 thiên phong cấu
39 thiên lôi vô vọng
47 thiên hỏa đồng nhân
55 thiên trạch lí
63 càn vi thiên

63 + 8 = 63 + 8

nhìn theo hàng ngang là thứ tự 64 quẻ tiên thiên, nên cách nhóm quẻ này không phải là hậu thiên, dù được gọi như vậy.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Hai phái Sáu tông
Đây là một trong các bài của tác giả Hội Ngộ

Hai phái đó là : Học phái Tượng số và học phái Nghĩa lý
- Học phái Tượng số có 3 tông : Chiêm bốc tông – Kỷ tưởng tông – Đồ thư tông
Tượng và số trong Dịch có nghĩa khác nhau : Tượng là hình tượng , số là con số và phép tính . Vạn vật hữu hình trong thế giới đều có tượng và số
* Dịch tượng : Hào là tượng hào , Quẻ là tượng quẻ chỉ hình trạng Bát quái 64 quẻ , 384 hào . Chỉ vật trưng đặc của Bát quái như Càn là trời – Khôn là đất . Chỉ sự vật cụ thể của hào từ như phần quái trong quẻ Càn vậy “ Tiềm Long Vật dụng “
- Học phái Nghĩa lý có 3 tông : Lão trang tông – Nho lý tông – Sử sự tông
* Dịch số :Trong quẻ có 6 hào là Sơ hào –Nhị hào – Tam hào – Tứ hào – ngũ hào – Thượng hào . Trình tự thuận của 6 hào nhân thành : Sơ , Nhị , Tam Tứ , Ngũ ,Thượng biểu thị quy luật biến đổi của hào
• Nhân vật truyền thừa của học phái Tượng số:
Khổng Tử ……Tiêu Diên Thọ ….. Kinh Phòng
Kinh phòng phát triển đến đời Đông Hán thì đàn bị Dịch hochj dân gian thay thế . Cho đến triều Tống học phái Tượng số mới phát triển , đây chính là học phái Dịch học với đại biểu là Hoa Sơn đạo sỹ Trần Đoàn
• Nhân vật truyền thừa Học phái Nghĩa Lý
Vương Bật đời Ngụy , những người kế tục sau đó là Hồ Viên , Trình Di , Lý Quang , Dương Vạn Lý triều Tống

Xu hướng hai trường phái Nghĩa – Lý và Tượng - Số

Nghĩa - Lý và Tương - Số cũng đều là tinh túy của Dịch, trong đó Số thì không thể hiện được rõ ràng nhưng để lại độ tin cậy. Lý thì không thể suy đến tận cùng, nhưng lại không bị mất phương hướng. Cho nên chỉ có thể gửi vào Tượng. Biết Tượng, thì Lý Số đều nằm ở trong đó. Có Thời có Vị, thì có Đức ứng trong đó.
Phát minh được Nghĩa - Lý, khiến cho Dịch không bị mất đi tính hệ thống đối với Tượng - Số, được đặt nền móng bắt đầu từ Khổng Tử trị Dịch (lời Thoán), cho nên Dịch thuyết của các dịch gia đời sau, tuy cách thức biểu đạt và con đường tiếp cận khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng chỉ là một. Đó chính là làm cách nào để tránh được mũi tên đang hướng tới Ta, mà không cần quan tâm tới mũi tên từ phương hướng nào? cũng như tại sao mũi tên lại hướng tới Ta?
Một trường phái chủ về Nghĩa - Lý, một trường phái lại chủ về Tượng - Số, mà ý nghĩa khác hẳn nhau.
Giả sử Tượng mà có thể bỏ đi, thì lời của Cổ nhân không có gì để kê cứu, những điều Phục Hy nhờ Tượng Số đã để lại những lời dạy, thì thành ra điều thừa vô ích. Người trị Dịch không thể rời Tượng và Số để đặt hào Thoán, người nói Dịch cũng không thể nói suông về Tính và Mệnh ở bên ngoài Tượng - Số vậy.
"Tai" là điều con người rất khó để cải biến, nhưng hoạt động tự giác của con người, thì lại có thể khiến "tai" không chuyển biến thành "họa". Cho nên, các Dịch gia lập thuyết đều tập trung hướng tới khi hành động, làm sao cho đúng với thời của sự sinh trưởng và phát triển của giới tự nhiên.
Nguồn

Vài lời về Kinh dịch
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
đi qua phần bàn về dịch nhiều rồi, mình thì không thông được lí lẽ tiên thiên có phương vị. Anh QuocQuynh thì không thông được lí lẽ tiên thiên không có phương vị.
Thứ tự sắp xếp 64 quẻ tiên thiên trên la bàn trùng với thứ tự 64 quẻ tiên thiên trong Mai hoa dịch số.
Thứ tự này được xếp vào 1 đường thẳng thì lấy điểm giữa vẫn thể hiện tính đối xứng 64 quẻ, hìng vuông cũng thể hiện tính đối xứng này. Nên Mai hoa Dịch số đặt hình tiên thiên vuông giữa hình tròn.
Tiếp nữa là thứ tự 64 quẻ tiên thiên, tự nhiên phải xuất phát từ 1 trong 2 quẻ thuần dương hay thuần âm, điều này nhìn trên đường thẳng dễ hình dung hơn.
Có nghĩa là việc đánh số càn 1 khôn 63 chỉ có ý nghĩa khi nó được vận dụng vào trường hợp cụ thể.
Thế nên đánh số từ khôn đến càn cũng đúng, khôn 0 càn 63 cũng đúng. Nhưng đã theo hệ thống nào thì phải nhất quán theo hệ thống đó.
Tiếp nữa là phân âm dương cho 8 quái. Trừ 2 quái càn và khôn, 6 quái còn lại sắp xếp theo thứ tự dương tăng thì âm giảm, âm tăng thì dương giảm.
Từ đó có rất nhiều cách đánh số cho 8 quái tiên thiên như
càn 0 đoài 1 li 2 chấn 3 tốn 4 khảm 5 cấn 6 khôn 7
càn 7 đoài 6 li 5 chấn 4 tốn 3 khảm 2 cấn 1 khôn 0
càn 1 đoài 2 li 3 chấn 4 - tốn 6 khảm 7 cấn 8 khôn 9
...
Ngoài ra còn nhiều cách đánh số khác tùy môn phái. Tất nhiên luôn phải để ý không dùng số tiên thiên cho hậu thiên và ngược lại.
Khi cần thì nên để nguyên tên quẻ sẽ không lẫn lộn.

Nên trước có nêu ra chỗ Bạch Hạc Minh giải thích chiếu thần lộn tung bát quái vậy.
Nay đến phần quẻ đầu hướng ghép với 64 quẻ tiên thiên thì càng thêm loạn.

Trang 880 Bạch Hạc Minh viết,
Còn vấn dề bài bố thuận nghịch sáu hào của mỗi quẻ là căn cứ
theo công thức:
-Bốn dương: Kiền, Khôn, khảm, Ly.
-Bốn âm: chấn, tốn, Cấn, Đoài.
Quẻ dương gặp quẻ đương, quẻ âm gập quẻ âm thì bài bố hào
theo chiều thuận.
Quẻ dương gặp quẻ âm, quẻ âm gặp quẻ dương thì bài bố hào
theo chiều nghịch.
Anh QuocQuynh giải thích riêng chỗ này thôi, theo đâu
4 quái dương, càn khôn khảm li
4 quái âm, chấn tốn cấn đoài!
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Tiên thiên Bát quái
4 quẻ Dương thuộc Càn: Càn - Đoài - Ly - Chấn
4 quẻ Âm thuộc Khôn : Tốn - Khảm - Cấn - Khôn
Hậu thiên Bát quái
4 quẻ Dương : Càn - Khảm - Cấn - Chấn
4 quẻ Âm : Tốn - Ly - Khôn - Đoài
Còn :
4 quái dương, càn khôn khảm li
4 quái âm, chấn tốn cấn đoài!
Tôi chưa thấy bao giờ
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Ngay đầu trang 880, giải thích mục 2.5. BẢNG PHÂN KIM PHI TINH PHOI QUÁI từ trang 872 đến trang 879, như sau,
"Bảng trên là liệt kê phi tinh ở sơn, hướng và trung cung phối
với quẻ. Khi phân kim đối chiếu với quái hào tiên thiên tất sẽ rõ
phép bài bô" thuận hay nghịch. Trước tiên có thể nhận biết phạm
phản ngâm phục ngâm là ở nội quái hay ngoại quái. Căn cứ theo
phép bài bo quái hào của Trương Tâm Ngôn thì bôn quẻ Kiền,
Khôn, Khảm, Ly là dương; bốn quẻ Chấn, Tốn, cấn, Đoài là âm
.
Cách thức như sau:
- Nếu nội quái, ngoại quái là dương gặp dương; nội quái ngoại
quái là âm gặp âm; th ì bài bố thuận. Thí dụ như hào sơ của quẻ
Kiền thì gần Đinh, hào thượng của quẻ Kiến là gần Bính.
Nếu nội quái, ngoại quái là dương gặp âm, hay âm gập dương
thì bài bô nghịch. Thí dụ như hào sơ của quẻ CẤU thì gần Bính,
hào thượng của quẻ Cấu thì gần Đinh. Mỗi quái hào của 64 quẻ cứ
chiếu theo thứ tự thuận nghịch mà bài bô thì có thể tránh phản
ngâm phục ngâm mà không sai sót vậy! (Chí Y cẩn chí)
Bạch Hạc Minh giải thích:"...
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Thế hay không Thế
Xin được hỏi các thầy Phong thủy ( Quốc Quỳnh , quaduong .... )
Có một hướng nhà cố định không thể thay đổi ( Ví dụ như hướng 190 độ ) thì việc Thế hay không Thế là việc của thầy hay của gia chủ
- Của Thầy là để Tư vấn ,để luận giải
- Của gia chủ là để sử dụng , có chịu ảnh hưởng của việc thế hay không thế không ?
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Thế hay không Thế
Xin được hỏi các thầy Phong thủy ( Quốc Quỳnh , quaduong .... )
Có một hướng nhà cố định không thể thay đổi ( Ví dụ như hướng 190 độ ) thì việc Thế hay không Thế là việc của thầy hay của gia chủ
- Của Thầy là để Tư vấn ,để luận giải
- Của gia chủ là để sử dụng , có chịu ảnh hưởng của việc thế hay không thế không ?
Tôi chưa làm thầy Phong thủy bao giờ , xin đừng gọi như vậy
- Giá như tôi là gia chủ không biết gì , nhưng cũng rất muốn nhờ thầy Phong thủy để cải thiện cuộc sống khi xây cho mình một ngôi nhà để ở , đã không biết mới cầu thầy ,phó thác cho thầy như vậy đó là việc của thầy
- Có chịu ảnh hưởng hay không cũng chỉ thầy mới biết chứ còn gia chủ thì biết thế nào được
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nhà này nếu dùng Thế quái thì ở hướng bị sao Nhị Hắc,nên mới có Quả phụ, cũng như vợ kế làm chủ gia đình. Còn nếu không dùng thế quái thì đã không bị những chuyện đó xảy ra
Kết luận trên của trang chủ mới đáng quan tâm và cần thiết đặt câu hỏi
Quả là một nhà Phong thủy Đại tài ... Trang này còn nhiều kết luận như thế
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Ý anh ta (chủ trang web) là, nếu không dùng sao thay thế trong 1 số trường hợp khổng hiểu những chuyện đã xẩy ra.
Ý của Chương Trọng Sơn là phải dùng thế quái, không còn cách nào khác, nên phải kết hợp cách hóa giải.

Nhà nào vô tình rơi vào hướng chỉ đúng với sao thay thế. thầy thường dựa vào đó để cải tạo. Chương Trọng Sơn làm vậy, TTHK làm theo, thầy ngày nay làm theo.

Nhưng để ý đoạn trích ở trên, TTHK hiểu đúng được mấy phần bí quyết của Chương Trọng Sơn. Thật khó trả lời khi đều là suy luận từ các ví dụ được chép lại.
Đặc biệt phần dùng sao thay thế, xuất phát từ kì môn, mà TTN không biết gì về kì môn cả (có viết trong sách)!
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Và đây một kết luận như thế nữa
TQ3.JPG
Chương Trọng Sơn làm gì có lời giải như vậy
 
Top