Huyên không phi tinh

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Thẩm Trúc Nhưng trong Thẩm thị huyền không học dùng bộ vị Lường thiên xích để An tinh bàn Huyền không phi tinh như sau:

Từ trung cung khởi phi đến Càn->Đoài->Cấn->Ly->Khảm->Khôn->Chấn->Tốn và hoàn lại trung cung. Các bước phi động bên trên được gọi là Lường thiên xích thuận phi.

Nhiều năm nay những người dùng Huyền không phi tinh hẳn biết về sự ứng nghiệm của tinh bàn, tuy nhiên khi đem ra lý luận thì lại bế tắc: "tại sao Lường thiên xích phải phi như vậy ?".
Và chỉ còn mỗi một cách duy nhất là lấy số Lạc thư ra để giải thích:

Lạc thư số:
4---9---2
3---5---7
8---1---6

Lường thiên xích bay như vậy chính là theo số thứ tự của Lạc thư, khởi từ 5->6->7->8->9->1->2->3->4. Tuy nhiên ai đã học cao hơn trong phong thuỷ đều hiểu rằng: Các kinh văn chân chính của Phong thuỷ như Thanh Nang, Thiên Ngọc, Áo Ngữ... đều lấy tiên thiên làm thể, lấy hậu thiên làm dụng. Lạc thư số lại thuộc hậu thiên, toàn bộ tinh bàn của Huyền không phi tinh đều chỉ là Hậu thiên, không thấy tiên thiên trong đó thì lấy gì mà đúng?
Người học Huyền không phi tinh không thể trả lời được câu này, dùng thì thấy đúng nhưng lý luận lại không đủ vững, từ đó lung lay và nghi ngờ về nó. Bao năm qua Phi tinh bế tắc trước vấn đề: "trong lý luận bỏ qua tiên thiên, chỉ dùng hậu thiên thì sao là chính pháp?"
Các tiên hiền: Chương công, Tưởng công... thấy điều đó mà không nói ra chỉ vì câu "Thiên cơ bất khả lộ", Thẩm công thấy điều đó mà không hiểu được vì sao.

Số Lạc Thư thực là một cách nhìn khác của Hà Đồ. Hà đỗ diễn lý của Thiên Địa nhưng không thể chuyển đổi trực tiếp đến Lạc thư mà phải thông qua Tiên thiên bát quái. Như vậy Lạc Thư số bên trên thực từ Lý âm dương của Tiên thiên bát quái mà suy ra.
Xem đồ hình
T_H.JPG
Tiên thiên bát quái Càn thống tam nam Chấn Khảm Cấn làm Dương phiến; Khôn thống tam nữ Tốn Ly Đoài làm Âm phiến, âm dương này là chân âm chân dương nguyên nghĩa, không phải âm dương biến đổi theo vận. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Xuân Hạ dương sinh ở Tý và cực ở Tị, bài quái điểm vị Dương từ thiếu đến trưởng: 1 Cấn, 2 Khảm, 3 Chấn, 4 Càn; Thu Đông âm sinh ở Ngọ và cực ở Hợi, bài quái điểm vị điên đảo điên Âm từ trưởng đến thiếu: 6 Khôn, 7 Tốn, 8 Ly, 9 Đoài. Thứ tự tuân theo kinh văn xưa "Dương trưởng Âm tiêu", trung ngũ vốn hoàng cực, là nơi sinh âm sinh dương. Bài quái điểm vị do đó khởi từ trung ngũ thứ tự: Trung 5->Cấn 6->Khảm 7->Chấn 8->Càn 9->Khôn 1->Tốn 2->Ly 3->Đoài 4.

Xem đồ hình vòng trong là Lạc thư số, vòng giữa là Hậu thiên quái, vòng ngoài là Tiên thiên quái, Lường thiên xích chẳng phải bay theo Tiên thiên quái bài quái điểm vị ở vòng ngoài cùng Trung 5->Cấn 6->Khảm 7->Chấn 8->Càn 9->Khôn 1->Tốn 2->Ly 3->Đoài 4 hay sao? Như vậy lường thiên xích thật xuất từ Tiên thiên Âm Dương quái khí mà ra, thế nhân lầm lẫn cho là theo Lạc thư số là một sai lầm rất lớn. Huyền không phi tinh do đó từ Tiên thiên quái hoá xuất thành Hậu thiên khí, nói Huyền không phi tinh không phải chính pháp là lầm lẫn. Tiên hiền viết "hiểu Tiên thiên mà không dùng Tiên thiên, hiểu Hậu thiên mà không dùng Hậu thiên, đó là chân lý khí". Huyền không phi tinh dùng cái Lý của Tiên thiên mà không dùng quái Tiên thiên, dùng cái phương vị Hậu thiên mà không dùng cái Lý của Hậu thiên, đó không phải đã rõ ràng rồi sao. Người cho Phi tinh không chỉ có Lạc Thư mới chính là người hiểu Phi tinh.

An Tinh dương thuận phi âm nghịch phi; Thế quái ca quyết; Thất tinh đã kiếp; Tam ban quái; Bài long pháp; Thu sơn xuất sát... của Phi tinh thực đều là Lý tiên thiên, dụng tại phương vị hậu thiên cả. Đơn cử một bộ vị Lường thiên xích, hữu duyên sẽ hiểu hết những cái còn lại....ST
__________________
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu

Bảng ở trên thể hiện, bát quái tiên thiên không có phương vị, nên nếu đem bát quái tiên thiên chồng lên bát quái hậu thiên thì sẽ có 8 cách chồng (đang giả thiết bát quái tiên thiên vận hành theo đường tròn, thực tế là theo thứ tự càn đoài li chấn – tốn khảm cấn khôn – hình tượng giống chữ N hay chữ S).
“bài quái điểm vị Dương từ thiếu đến trưởng: 1 Cấn, 2 Khảm, 3 Chấn, 4 Càn”
“bài quái điểm vị điên đảo điên Âm từ trưởng đến thiếu: 6 Khôn, 7 Tốn, 8 Ly, 9 Đoài”
Dương tiêu là Càn đoài li chấn, Âm trưởng là tốn khảm cấn Khôn *
thứ tự của đường thiên xích xuôi là, giữa, càn, đoài, cấn, li, khảm, khôn, chấn, tốn
chọn cách chồng lên nhau thứ 5 (xem bảng) và gán tên quẻ tiên thiên và thì được, giữa, cấn, khảm, chấn, càn, khôn, tốn, li, đoài
để có kết luận trong ngoặc kép nói trên tức là đã
- cho bát quái tiên thiên vận hành theo đường tròn
- gắn phương vị cho bát quái tiên thiên
- đảo lộn Dương tiêu, Âm trưởng * theo TIÊN THIÊN
- ÉP THỨ TỰ THIẾU TRƯỞNG (chứ không phải là tiêu trưởng) ĐẢO LỘN CỦA HẬU THIÊN, NHẬN CÁI MÁC LÀ TIÊN THIÊN
+ cấn Thiếu nam, khảm Thứ nam, chấn Trưởng nam, càn Cha
+ khôn Mẹ, tốn Trưởng nữ, li Thứ nữ, đoài Thiếu nữ
Trưởng nữThứ nữMẹ
Trưởng namBát quái
Hậu thiên
Thiếu nữ
Thiếu namThứ namCha
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Suy nghĩ về Tiên thiên trong bài
Tiên thiên Hợp số:
Có loại chánh hợp, có loại cách cung hợp.
Chánh hợp tức chánh lộ phu thê: như khảm 1 với càn 6 là chánh hợp. (Mùi với Canh ; Khôn với Dậu ; Thân với Tân hợp). Chấn 3 với cấn 8 là chánh hợp. (Nhâm với Tuất; Tí với Càn; Quý với Hợi hợp). Khôn 2 với đoài 7 là chánh hợp. (Giáp với Sửu; Mảo với Cấn; Ất với Dần hợp). Tốn 4 với Ly 9 là chánh hợp. (Thìn với Bính; Tốn với Ngọ; Tị với Đinh hợp).
Ví dụ như: Nhứt vận Tí Ngọ, Quý Đinh hướng bàn, lục bạch đáo tốn. Mảo Dậu, Ất Tân hướng bàn, Lục bạch đáo khôn. Thìn Tuất hướng bàn, lục bạch đáo khảm. Mùi Sửu hướng bàn, lục bạch đáo chấn, thì đều là chánh hợp. 1 là phu, 6 là thê, chánh hợp thì chủ phu thê giai lão.
A1
A1.JPG

Nhất vận tí sơn ngọ hướng, quí sơn đinh hướng, hướng bàn phi tinh hợp số tiên thiên 1-6
Cách cung hợp:
VD1: Như 4 (tốn) với 9 (ly) là chánh hợp mà nhất vận sơn càn hướng tốn, Hợi hướngTị, hướng tinh lục bạch đáo cấn, nhất bạch đáo tốn là cách cung hợp. Khôn 2 với đoài 7 là chánh hợp mà cấn khôn, mà nhất vận Dần Thân hướng bàn, lục bạch đáo càn, nhất bạch đáo khôn, ấy là cách cung phòng hợp mà chẳng phải là chánh hợp. Cách cung thì chủ phu thê xảo ngộ.
A2
A2.JPG
Nhất vận, cấn hướng khôn, dần hướng thân, hướng bàn phi tinh 1-6 cách cung hợp
VD2: Lại như chấn 3 với cấn 8 là chánh hợp, mà nhứt vận Canh sơn Giáp hướng bàn, lục bạch đáo tọa sơn, nhất bạch đáo hướng, ấy là diêu vọng; diêu vọng thì chủ phân ly …
A3
A3.JPG
Nhất vận, Canh hướng giáp, hướng bàn phi tinh 1-6 diêu hợp
VD3: Khảm 1 với càn 6 là chánh hợp, mà nhứt vận Bính Nhâm hướng bàn, lục bạch nhập trung cung, ấy là âm quý; âm quý thì chủ phụ nữ cầm quyền.
A4
A4.JPG
Nhất vận, Bính sơn nhâm hướng, hướng bàn phi tinh 1-6 hợp
Hợp tinh của hướng nhập trung cung biểu thị nữ nhi nắm quyền. Kị đối diện có lộ trực xung, thủy xung.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
1.51. PHƯƠNG VỊ CỦA LINH THẦN XUẤT PHÁT TỪ THỨ TỰ CỦA TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
....................
Bát bạch đương lệnh lấy phương Khôn hậu thiên làm thủy , Khôn là vị trí Tốn Tiên Thiên ,Tốn là trưởng nữ cho nên cư ở vị trí thứ 8, lại là bạn bè của Tam Bát cho nên lấy Chấn Tam làm Chiếu thần
...................
Bạch Hạc Minh giải thích
Tiết này giải thích phương vị của Linh thần là do hợp với quái lý mà có , lý lẽ rất thực dụng . Người đọc tiết này phải có sự hiểu biết trước về quái lý , nếu không thì chẳng hiểu được gì
Có một nhà Phong thủy khẳng định rằng " Không hiểu về Tiên thiên thì đừng làm Phong thủy "
Người tìm hiểu Phong thủy dùng đồ hình Tiên - Hậu Thiên bát quái để giải thích tại sao :
Bát bạch đương lệnh lấy phương Khôn hậu thiên làm thủy , Khôn là vị trí Tốn Tiên Thiên ,Tốn là trưởng nữ cho nên cư ở vị trí thứ 8, lại là bạn bè của Tam Bát cho nên lấy Chấn Tam làm Chiếu thần


 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Vận 8 lấy cung chính thần của vận 3 làm cung chiếu thần (đã nêu ở #153 trang 16 mục này).
Còn giải thích như Bạch Hạc Minh ở trên thì sai bét
vậnlinh thầnGIẢ SỬ tiên thiên là
1liCàn 1
2cấnChấn 2
3đoàiKhảm 3
4cànCấn 4
6tốnĐoài 6
7chấnLi 7
8khônTốn 8
9khảmKhôn 9

Tại sao Tốn Tiên Thiên 8 lại làm bạn bè với Chấn Hậu Thiên 3 được?
Tiên Thiên chơi với Hậu Thiên? Chấn Hậu Thiên tại sao là 3?
Tốn Tiên Thiên tại sao là 8?
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
To :dontsayloveme2
Bạn đọc nhiều sách của nhiều môn phái phong thủy quá - Nhưng đọc phải hiểu từng chữ của nó ...Ví như Tiên thiên và hậu thiên liên quan với nhau thế nào bởi vì có Tiên mới có Hậu, và để có thể kết luận là người ta sai bét hay không thì phải giải thích đoạn văn dưới cho thấu đáo
Người tìm hiểu Phong thủy dùng đồ hình Tiên - Hậu Thiên bát quái để giải thích tại sao :
Bát bạch đương lệnh lấy phương Khôn hậu thiên làm thủy , Khôn là vị trí Tốn Tiên Thiên ,Tốn là trưởng nữ cho nên cư ở vị trí thứ 8, lại là bạn bè của Tam Bát cho nên lấy Chấn Tam làm Chiếu thần
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Điều quan trọng nhất là Bát quái Tiên thiên không có phương hướng, dùng tiên thiên để giải thích bất cứ cái gì cũng không được gắn phương hướng cho các quái. Như quái Khôn muốn xem hướng phải xem ở Hậu Thiên, muốn xem quan hệ với các quái khác phải xem ở tiên thiên. quái Khôn không phải là quái Tốn.
BHM giải thích Khôn hậu thiên là Tốn tiên thiên thì chỉ có cách chồng 2 bát quái lên nhau, đã chỉ rõ ở bài #183. Kết quả là
“bài quái điểm vị Dương từ thiếu đến trưởng: 1 Cấn, 2 Khảm, 3 Chấn, 4 Càn”
“bài quái điểm vị điên đảo điên Âm từ trưởng đến thiếu: 6 Khôn, 7 Tốn, 8 Ly, 9 Đoài”.

Tốn đứng thứ 8 là đoài 6, li 7, tốn 8, khôn 9. OK cho tốn 8 làm bạn với chấn 3. Nhưng đừng vội mừng, tốn này vốn là Khôn, chấn này vốn là Cấn. Dù có gượng ép bước trên thì đến bước này cũng không thể kết luận chấn là chiếu thần được.

Vận 8 lấy cung chính thần của vận 3 làm cung chiếu thần (đã nêu ở #153 trang 16 mục này). Nhưng chưa giải thích được.

Anh quocquynh, chỗ vô lí nhất là cho tốn 8 làm bạn với chấn 3!
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Bạch Hạc Minh giải thích
Tiết này giải thích phương vị của Linh thần là do hợp với quái lý mà có , lý lẽ rất thực dụng . Người đọc tiết này phải có sự hiểu biết trước về quái lý , nếu không thì chẳng hiểu được gì
chỗ vô lí nhất là cho tốn 8 làm bạn với chấn 3!
Bạn nên nghiên cứu các cặp số 1-6 , 2-7 ,3-8 ,4-9 trong bài #184 của TA
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Anh Quốc Quỳnh thân. Không được lúc nói tiên thiên, lúc nói hậu thiên, lúc dùng SỐ HÀ ĐỒ. Nếu dùng như Bạch Hạc Minh thì sai (anh đọc lại vậy). Còn đoạn chú Tuấn Anh trích của 1 ngươi. Anh thử hỏi lại chính người đó xem sau nhiều năm kiểm nghiệm còn muốn nhắc lại những cái đó không.
Như Bát Trạch dùng biến hào là nhất quán biến hào, dùng số là nhất quán số, môn nào cũng vậy, dùng chung đâu phải là lẫn lộn.
Thêm, nên tìm hiểu 9-5, 8-4, 7-3, 6-2, 5-1,... cũng nên xem lại bài cuối trang 16 mục này.

Lại thêm một học thuyết nữa - Cao tay hơn cả Thiên sứ
tốn này vốn là Khôn, chấn này vốn là Cấn. Anh lại phải đọc lại thôi, là Bạch Hạc Minh (và Nam Phong) gán ghép Tiên Thiên vào Hậu thiên. Đương nhiên, Tốn không thể là Khôn, Chấn không thể là Cấn! Nhưng BHM phù phép ra.
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
tốn này vốn là Khôn, chấn này vốn là Cấn. Anh lại phải đọc lại thôi, là Bạch Hạc Minh (và Nam Phong) gán ghép Tiên Thiên vào Hậu thiên. Đương nhiên, Tốn không thể là Khôn, Chấn không thể là Cấn! Nhưng BHM phù phép ra.
Bạn mới là người phải đọc lại và đọc kỹ vào , người ta ghi rõ là vị trí thì lại bỏ chữ vị trí đi cho nên là hơn ông Thiên sứ ở chỗ đó
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
2. Ly là vị trí của Kiền tiên thiên.
3. Tam Bích là đương lệnh cho nên lấy phương Đoài hậu thiên làm thủy. Đoài là vị trí Khảm tiên thiên, Khảm là trung nam cho nên cư ở vị trí thứ ba.
4. Tứ Lục là đương lệnh nên lấy phương Kiền hậu thiên làm thủy, Kiền là vị trí cấn tiên thiên; cấn là thiếu nam cho nên cư ở vi trí thứ tư.
6. Lục Bạch là đương lệnh lấy phương Tôn hậu thiên làm thủy, Tốn là vị trí Đoài của tiên thiên, Đoài là thiếu nữ cho nên cư ở vị trí thứ sáu.
7. Thất Xích đương lệnh lấy phương Chấn hậu thiên làm thủy, Chấn là vị trí Ly tiên thiên. Ly là trung nữ cho nên cư ở vị trí thứ bảy.
8. Bát Bạch đương lệnh nên lấy phương Khôn hậu thièn làm thủy, Khôn là vị trí tốn tiên thiên, Tốn là trưởng nữ cho nên cư ở vị trí thứ tám.
9. Cửu Tử là đương lệnh nên lấy phương Khảm hậu thiên làm thủy, Khảm là vị trí Khôn tiên thiên, Khôn là lão mẫu cho nên cư ờ vị trí thứ chín.

ở #172 trang 18 mục này đã trích lại như trên (trang 553 TTHK). Nay xin chi tiết lại từng câu (theo ý sách này).
2. Li hậu thiên đứng ở vị trí của Càn tiên thiên, 2,
3. Đoài hậu thiên đứng ở vị trí của Khảm tiên thiên, 3,
4. Càn hậu thiên đứng ở vị trí của Cấn tiên thiên, 4,
6. Tốn hậu thiên đứng ở vị trí của Đoài tiên thiên, 6,
7. Chấn hậu thiên đứng ở vị trí của Li tiên thiên, 7,
8. Khôn hậu thiên đứng ở vị trí của Tốn tiên thiên, 8,
9. Khảm hậu thiên đứng ở vị trí của Khôn tiên thiên, 9.
Theo cái này thì Li nhị, Đoài tam, Càn tứ, Tốn lục, Chấn thất, Khôn bát, Khảm cửu [1]

Lấy câu 7 làm ví dụ, sách viết, Hạ Nguyên Thất Xích đương lệnh lấy phương Chấn hậu thiên làm thủy, Chấn là vị trí Ly tiên thiên, Ly là trung nữ nên cư ở vị trí thứ bảy, lại đồng đạo với nhị thất vì vậy lấy Khôn Nhị làm chiếu thần.
Theo cái này thì Đoài thất, Cấn bát, Li cửu, Khảm nhất, Khôn nhị, Chấn tam, Tốn tứ (làm chiếu thần) [2]

từ [1] và [2] sách kết luận Li nhị đồng đạo với Đoài thất, Đoài tam đồng đạo với Cấn Bát,
Càn tứ đồng đạo với Li cửu,
Tốn lục đồng đạo với Khảm nhất,
Chấn thất đồng đạo với Khôn nhị,
Khôn bát đồng đạo với Chấn tam,
Khảm cửu đồng đạo với Tốn tứ!
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Xin giới thiệu để mọi người cùng suy ngẫm về mối quan hệ giữa Tiên thiên và Hậu thiên
- Chu Dịch với Dự đoán học của Thiêu Vĩ Hoa
- Hình này trong Thanh Nang Áo Ngữ
Tinh Đồ.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
vòng tiên thiên bên trong,
tốn 8 khảm 3 cấn 4 khôn 9
có 2 vấn đề,
- số này ở đâu ra,
- số này sử dụng như thế nào, trong Huyền không Phi tinh.

13/10/2014
Bát quái Tiên thiên biết phi theo đường thiên xích ngược (bịa đặt là, "Tiên thiên bát quái Càn thống tam nam Chấn Khảm Cấn làm Dương phiến; Khôn thống tam nữ Tốn Ly Đoài làm Âm phiến"), Bát quái Hậu thiên biết bắt chiếc Bát quái Tiên thiên để phi theo đường thiên xích xuôi! Hình và Bài viết của cùng 1 tác giả rồi.

Thẩm công thấy điều đó mà không hiểu được vì sao.

Số Lạc Thư thực là một cách nhìn khác của Hà Đồ. Hà đỗ diễn lý của Thiên Địa nhưng không thể chuyển đổi trực tiếp đến Lạc thư mà phải thông qua Tiên thiên bát quái. Như vậy Lạc Thư số bên trên thực từ Lý âm dương của Tiên thiên bát quái mà suy ra.

Tiên thiên bát quái Càn thống tam nam Chấn Khảm Cấn làm Dương phiến; Khôn thống tam nữ Tốn Ly Đoài làm Âm phiến, âm dương này là chân âm chân dương nguyên nghĩa, không phải âm dương biến đổi theo vận. Bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Xuân Hạ dương sinh ở Tý và cực ở Tị, bài quái điểm vị Dương từ thiếu đến trưởng: 1 Cấn, 2 Khảm, 3 Chấn, 4 Càn; Thu Đông âm sinh ở Ngọ và cực ở Hợi, bài quái điểm vị điên đảo điên Âm từ trưởng đến thiếu: 6 Khôn, 7 Tốn, 8 Ly, 9 Đoài. Thứ tự tuân theo kinh văn xưa "Dương trưởng Âm tiêu", trung ngũ vốn hoàng cực, là nơi sinh âm sinh dương. Bài quái điểm vị do đó khởi từ trung ngũ thứ tự: Trung 5->Cấn 6->Khảm 7->Chấn 8->Càn 9->Khôn 1->Tốn 2->Ly 3->Đoài 4.

Xem đồ hình vòng trong là Lạc thư số, vòng giữa là Hậu thiên quái, vòng ngoài là Tiên thiên quái, Lường thiên xích chẳng phải bay theo Tiên thiên quái bài quái điểm vị ở vòng ngoài cùng Trung 5->Cấn 6->Khảm 7->Chấn 8->Càn 9->Khôn 1->Tốn 2->Ly 3->Đoài 4 hay sao? Như vậy lường thiên xích thật xuất từ Tiên thiên Âm Dương quái khí mà ra, thế nhân lầm lẫn cho là theo Lạc thư số là một sai lầm rất lớn. Huyền không phi tinh do đó từ Tiên thiên quái hoá xuất thành Hậu thiên khí, nói Huyền không phi tinh không phải chính pháp là lầm lẫn. Tiên hiền viết "hiểu Tiên thiên mà không dùng Tiên thiên, hiểu Hậu thiên mà không dùng Hậu thiên, đó là chân lý khí". Huyền không phi tinh dùng cái Lý của Tiên thiên mà không dùng quái Tiên thiên, dùng cái phương vị Hậu thiên mà không dùng cái Lý của Hậu thiên, đó không phải đã rõ ràng rồi sao. Người cho Phi tinh không chỉ có Lạc Thư mới chính là người hiểu Phi tinh.
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Trước tiên chúng ta xem sự phân biệt các quẻ tượng của “Tiên thiên Bát quái” và phương vị của nó Phương vị bát quái của Tiên thiên là: Càn Nam, Khôn Bắc, Li Đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, Cấn Tây Bắc.
. “Tiên thiên Bát quái” phân biệt là 1 Càn (☰), 2 Đoài (☱), 3 Ly (☲), 4 Chấn (☳), 5 Tốn (☴), 6 Khảm (☵), 7 Cấn (☶), 8 Khôn (☷).
Hình phương vị của TTBQ có 4 đặc điểm
1 ; Quá trình tuần hoàn của hình TTBQ có thuận có nghịch.
" Từ 1 đến 4 ngược chiều kim đồng hồ thứ tự là 4 quẻ : Càn Đoài Ly Chấn. Càn tượng trưng cho trời ở phương Nam . Từ 5 đến 8 thuận theo chiều kim đồng hồ thứ tự là : Tốn Khảm Cấn Khôn Khôn tượng trưng cho Đất thấp nhất ở phương Bắc
2 ; Quẻ được vạch từng cặp đối nhau
3 ;Chủ sinh của Bát quái Tiên thiên là " Mộc của Chấn và Tốn cùng một khí , Kim của Càn sinh Thủy của Khảm , Thổ của Cấn sinh Kim của Đoài , Hỏa của Ly sinh Thổ của Khôn .
4 ;Về con người thì Già với Già , Trẻ với Trẻ thành đôi . Già Nam với Già nữ thành đôi , Trưởng Nam với trưởng Nữ thành đôi , trung Nam với trung nữ , thiếu nam với thiếu nữ
Trình tự sắp xếp này dường như có chút kỳ quái, bởi vì nếu theo chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn, Chấn, Ly, Đoài, hoặc nếu ngược chiều kim đồng hồ thì phải là Càn, Đoài, Ly, Chấn, Khôn, Cấn, Khảm, Tốn. Vậy thì tại sao tôi lại nói trình tự sắp xếp là như vậy? Đây gọi là “Thái Cực tuần hoàn”
Như vậy 1 Càn, 2 Đoài, 3 Ly, 4 Chấn, 5 Tốn, 6 Khảm, 7 Cấn, 8 Khôn phân biệt đại biểu ý nghĩa gì?
Bởi vì “Tiên thiên Bát quái” đối ứng với thiên tượng của vũ trụ, nên hàm nghĩa “Tiên thiên Bát quái” cũng đối ứng với một số yếu tố trong giới tự nhiên, phân biệt là: 1 Càn đại biểu Thiên {trời}, 2 Đoài đại biểu Trạch {đầm}, 3 Ly đại biểu Hỏa {lửa} 4 Chấn đại biểu Lôi {sấm}, 5 Tốn đại biểu Phong {gió}, 6 Khảm đại biểu Thủy {nước}, 7 Cấn đại biểu Sơn {núi}, 8 Khôn đại biểu Địa {đất},

Hình 2: Biểu ý của Tiên thiên Bát quái
Chúng ta biết rằng, “Tiên thiên Bát quái” là Dịch lý trước thời Văn Vương, là do Phục Hy sáng lập, đối ứng với thiên tượng vũ trụ trước thời Văn Vương. Chúng ta có thể từ đồ tượng “Tiên thiên Bát quái phương vị” để rút ra một số cái, bởi vì “Tiên thiên Bát quái phương vị” và thiên tượng vũ trụ thời bấy giờ là đối ứng. “Tiên thiên Bát quái phương vị” có thể phản ánh tầng không gian vũ trụ ở gần nhân loại, cũng chính là tầng vũ trụ mà nhân loại sinh tồn, trong đó vạn vật tự nhiên đều được sinh ra thành đôi, tồn tại đối lập nhau, ví dụ Thiên đối Địa (Càn đối Khôn), Hỏa đối Thủy (Ly đối Khảm), Phong đối Lôi (Tốn đối Chấn), Sơn đối Trạch (Cấn đối Đoài), mời xem Hình 2. Loại tồn tại đối lập này cũng chính là đặc tính vũ trụ thời ấy, rất nhấn mạnh tính đối lập của vạn vật,
Vì vậy đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” phản ánh một loại thế giới với Âm-Dương đối lập, cũng là phản ánh Lý tương sinh-tương khắc Do đó “Tiên thiên Bát quái phương vị” trên thực tế là mô tả vũ trụ nguyên thủy đã đi đến một loại trạng thái đối lập
“Tiên thiên Bát quái phương vị” còn có thể nhìn ra định nghĩa về Âm-Dương trong “Tiên thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bái quái mỗi một nét gạch được gọi là ‘hào’. Hào có thể phân Âm-Dương. Dương là một gạch liền, Âm là một gạch đứt. Đây là phân biệt Âm-Dương trong hào. Vậy thì làm sao để phân biệt Âm-Dương trong một quẻ?
Định nghĩa về Âm-Dương của quẻ tượng trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” và “Hậu thiên Bát quái phương vị” là khác nhau, đây là chỗ mấu chốt để hiểu được Lý chuyển từ “Tiên thiên Bát quái phương vị” sang “Hậu thiên Bát quái phương vị”. Chúng ta biết rằng, trong Bát quái, ngoại trừ khái niệm về hào ra, còn có khái niệm về ‘vị’, cũng chính là điều gọi là ‘sơ vị’ (vị trí của hào ở dưới cùng), ‘trung vị’ và ‘thượng vị’ (tác giả ghi chú: trong 64 quẻ của «Chu dịch», vị trí hào ở dưới cùng nhất là sơ vị). Trong “Tiên thiên Bát quái phương vị” thì Âm-Dương của hào ở vị trí sơ hào xác định Âm-Dương của quẻ tượng.
Ví dụ vị trí sơ hào của Càn (☰), Đoài (☱), Ly (☲), Chấn (☳) đều là hào Dương, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Dương; cũng như vậy vị trí sơ hào của Tốn (☴), Khảm (☵), Cấn (☶), Khôn (☷) đều là hào Âm, do đó bốn quẻ này đều là quẻ Âm. Chiểu theo cách phân định quẻ Âm-Dương này, chúng ta đưa Thái Cực vào đồ hình “Tiên thiên Bát quái phương vị” và được
Hình 3; đây chính là quan hệ giữa “Tiên thiên Bát quái phương vị” và Thái Cực.

Hình 3.JPG
Chính là nói rằng thuộc tính Âm-Dương của bất kể sinh mệnh nào cũng đều là do thuộc tính Âm-Dương tại vị trí sơ sinh quyết định, cũng là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định Âm-Dương tiên thiên. Bởi vì trong quá trình luân hồi, thuộc tính nam-nữ Âm-Dương của sinh mệnh không ngừng biến hóa; thế nhưng thuộc tính Âm-Dương của sinh mệnh chân chính là do Âm-Dương tiên thiên quyết định, cũng chính là Âm-Dương của vị trí sơ hào quyết định. Chúng ta biết rằng, ba hào vị của Bát quái là thượng vị, sơ vị và trung vị thay nhau đại biểu cho tam tài là Thiên, Địa, Nhân.
Hình này cho đặc điểm 4 về con người
H con người.JPG
 

Attachments

Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
[6] [1] [8]
[7] [5] [3]
[2] [9] [4]
Đoài –– Càn –– Tốn
Li ––––– x ––– Khảm
Chấn – Khôn –– Cấn
¬Tiên thiên
theo Thiên
xích ngược
®[7] [2] [9]
[6] [5] [4]
[1] [8] [3]
Li –– Chấn – Khôn
Đoài –– x –– Cấn
Càn – Tốn – Khảm
[4] [9] [2]
[3] [5] [7]
[8] [1] [6]
Tốn ---- Li ---- Khôn
Chấn --- x ---- Đoài
Cấn -- Khảm -- Càn
¬Hậu thiên
theo Thiên
xích xuôi
®[3] [8] [1]
[4] [5] [6]
[9] [2] [7]
Điền vào chỗ trống
[8] [3] [6]
[9] [5] [1]
[4] [7] [2]
Tốn – Khảm – Đoài
Khôn –– x ––– Càn
Cấn ––– Li –– Chấn
¬Tiên thiên
theo Thiên
xích ngược
®[9] [4] [7]
[8] [5] [2]
[3] [6] [1]
Khôn –– Cấn –– Li
Tốn –––– x –– Chấn
Khảm – Đoài – Càn
[2] [7] [4]
[1] [5] [9]
[6] [3] [8]
Điền vào chỗ trống¬Hậu thiên
theo Thiên
xích xuôi
®[1] [6] [3]
[2] [5] [8]
[7] [4] [9]
Điền vào chỗ trống

Theo cách giải thích về đường thiên xích chú Tuấn Anh sưu tầm được, có thể sáng chế vài bộ đường thiên xích đủ cả xuôi ngược khác với lí thuyết.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Mục này không bàn về Dịch nên có gắng viết ngắn gọn,
Bát quái Tiên thiên, nếu có phương vị cố định rồi, không thể đem xoay tròn để chồng lên nhau thành ra 64 quẻ được. (bất DỊCH!)
Nên nói Càn Nam, Khôn Bắc, Li Đông, Khảm Tây, Chấn Đông Bắc, Đoài Đông Nam, Chấn Tây Nam, Cấn Tây Bắc, là ước lệ để nhớ cho dễ.
It người để ý đến hình thái cực - lưỡng nghi, chấm trắng đen gọi là mắt cá, KHI CHIA THÀNH 8 PHẦN BẰNG NHAU PHẢI CÓ 2 PHẦN ĐỐI XỨNG QUA TÂM TOÀN TRẮNG (CÀN), TOÀN ĐEN (KHÔN); HAY ĐOÀI CÓ 1 CHÚT ĐEN, CẤN CÓ 1 CHÚT TRẮNG.
Vẽ hình thái cực giữa Bát quái Hậu thiên là sai ý nghĩa.
Vẽ 2 con cá xoay đầu về càn khôn cũng sai ý nghĩa.


Tham khảo hình dưới,
 
Top