Huyên không phi tinh

nguoinhaque

Thành viên

“vận 8 khôn phương ải tinh tả phụ, sơn phát vận 8, nếu có nhà cao tầng tại phương mùi thì không phù hợp nguyên vận và không phát được, chỉ bình an không tai họa.
đông bắc Cấn cung chỉ có phương dần có thủy thì mới vượng phát được trong vận 8, vì thế lộ khẩu phải phối được phương dần mới là tốt, còn lại sửu cấn 2 phương do nguyên vận không phù hợp nên không thể phát được”.
Ở TRÊN LÀ THEO LỤC PHÁP, CÒN THEO TTHK:
vận 8 cung Cấn là chính thần, phương Cấn có nhà cao tầng là phù hợp; sơn mùi là phương linh thần, có thủy, lộ khẩu là tốt.
NHÀ NHẬP TRẠCH VẬN 8 CÓ THỂ DÙNG KIỂM TRA XEM LỤC PHÁP HAY TTHK ĐÚNG!
Trong đô thiên bảo chiếu kinh cũng nói đến thành môn (quyết NGŨ TINH là quyết THÀNH MÔN): “Ngũ tinh nhất quyết phi chân thuật. Thành môn nhất quyết tối vi lương. Thức đắc ngũ tinh thành môn quyết. Lập trạch an phần đại cát xương”.
HÌNH TRÊN CŨNG CHỈ RA THÀNH MÔN THEO LỤC PHÁP:
là sơn cùng nguyên long với hướng, là sơn nằm trong cung linh thần, có 4 cung linh thần nhưng chỉ 1 sơn thông với ngã 3 là thành môn!
Phần tô đậm trên sách nào hay ai nói với Bạn vậy?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
không biết chữ Hoa, tài liệu tiếng Việt không có, đoạn in đậm đó chép của 1 người uy tín nhất ở 1 trang mạng về huyền không (nhưng người này không đam mê lục pháp). chép để đối chiếu thôi bác nguoinhaque. chỗ nào không đúng với lục pháp gốc mong bác chỉ giúp.
như đã từng viết ở đây, chưa thấy tài liệu tiếng Việt nào (dịch và viết) nêu được định nghĩa chính thần, linh thần, thành môn. Thành Môn là Ngũ Tinh mà chưa tìm được tài liệu tiếng Việt nào viết "ngũ tinh thành môn quyết".
vẫn đang xem kĩ mấy thứ này theo TTHK để luyện kĩ thuật đọc tài liệu phong thủy... đã bàn về ý của chú Tuấn Anh ở trang trước.
 

nguoinhaque

Thành viên
Linh thần, chính thần, thành môn mỗi phái viết một cách, không phái nào viết giống phái nào, thành môn theo LP dựa vào loan đầu để tính chứ không cố định như phi tinh hướng nào thì có thành môn ở đâu. Lý luận của LP dựa theo hình cục đã định và nương theo hình cục đó là chính.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
.ÂM DƯƠNG LINH CHÍNH
.
Có ba điều chúng ta cần hiểu rõ ở đây:
1 - Linh Chính thần cố định
2 - Linh Chính thần di động
3 - Quan hệ Dịch lý và môi trường
Ở bài # 81 đề cập Linh Chính thần cố định.
Trường hợp 2: Đó là Chính thần và Linh thần di động:
Nói theo trường hợp trên, nếu xác định phương vị dựng nhà thì mỗi vận chỉ có một tọa tốt, các tọa còn lại đều không tốt. Điều đó có vẻ như không thỏa đáng trên nhiều yếu tố. Đạo của Dịch là âm dương biến hóa. Động và biến là vĩnh hằng, tĩnh là cố định, chỉ là hiện tượng tạm dừng (satna). Hiện tượng bình thường người ta có thể nhận ra là ở mỗi vận có thể có vài ba phương có thể chọn được để đạt được sự tốt lành, tức là có vài ba tọa hoặc hướng có thể xuất hiện vượng khí. Hay nói khác đi Chính thần và Linh thần cũng theo vận và phương vị mà di dời, chiếm cứ ở những chỗ khác nhau. Từ đây làm nảy sinh một vài mâu thuẫn với lý lẽ trên. Sẽ xuất hiện một vài phương vị (hướng) nào đó không thỏa đáng Linh Chính đối ứng. Có một vài phương vị có thể xuất hiên Linh Chính đối ứng nhưng lại sai biệt về vị trí địa bàn. Số trường hợp cực tốt hội tụ hai yếu tố Linh Chính đối ứng lại đúng với vị trí địa bàn không nhiều, nếu sựu hội tụ không xảy ra thì tính tốt của nó sẽ giảm theo.
.
Trường hợp thứ 3: xác định quan hệ Dịch lý và môi trường
Theo yêu cầu của Dịch lý, Chính thần và Linh thần đều cần được vượng quyền. ứng với nó, môi trường cần có hoàn cảnh phù hợp, tức là Chính thần cần có thế đất cao đẹp của núi đồi hoặc gò đống – Người ta cầu tìm chỗ dựa vững chắc vậy. Phương Linh thần cần có nước của sông ngòi hoặc ao hồ rộng rãi sạch sẽ. Người xưa dùng cụm từ: “Bạt thủy nhập linh đường” là chỉ yêu cầu này – Chúng ta không ai được quên nó, sự ứng dụng cần thật sự uyển chuyền cả về ngữ nghĩa của cụ từ này. Tệ hại nhất là môi trường và Dịch lý phản lại nhau
Một thưc tế chúng ta ai cũng có thể nhận ra: tại sao trong một cụm dân cư, có nhiều người sống nhiều đời, nhưng tại sao lạ có người chỉ phồn thịnh một thời, “vận’ qua thì suy, có người suốt đời lao lực vẫn không ngóc đầu lên được, có người không trụ nổi phải lưu lạc đầu đường cuối chợ, lên xuống thất thường, trong khi có người đời đời khoa bảng, quyền quý lừng danh… Nói chung, người xưa đề cập tới hai từ vận khí, tức là sự luân lưu chuyển dời của khí, đức hiếu sinh của trời đất. Ở góc độ này người xưa đề cập tới một khía cạnh nhỏ, đó là sự trợ giúp của phong thủy. Chúng ta biết là để cố gắng tận hưởng cái đức của trời đất vậy. Không ít trong số chúng ta cũng đã từng băn khoăn bởi một câu hỏi: tại sao nó thế này? tại sao nó thế khi ? tôi đã thế này sao nó không thế này và nó vẫn thế kia ! Nói thì dài nhưng đại khái là nó không được như ý.
Cái câu: “Bạt thủy nhập Linh đường” kia càng đáng ngẫm về hai hình Ngọ môn ( Huế )
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Cuối cùng thì vẫn phải trả lời được câu hỏi, linh thần là gì, chính thần là gì, thành môn là gì, có vậy mới dần dần tìm ra được đúng sai của các phái. Xét theo 8 quẻ, thành môn liên quan đến cả Bát Trạch.
Chú Tuấn Anh nên bàn tiếp về "đắc cách" thành môn.
Nhất quyết tối vi lượng hẳn phải là hàng hiếm rồi, CHƯA phản đối TTHK nhưng không thông nổi phần thành môn theo sách này.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Giả sử Đông Bắc là Chính thần vượng khí - Thì trong 2 cổng a và b thì cổng nào tốt

C ĐB.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Giả sử Đông Bắc là Chính thần vượng khí - Thì trong 2 cổng a và b thì cổng nào tốt
giả thiết,
nhà a, tọa ngọ hướng tí,
nhà b, tọa dậu hướng mão,
chỉ có thể mở cửa hướng đông bắc
câu hỏi là, vận 8, nên mở cửa nằm trong sơn nào trong 3 sơn thuộc hướng đông bắc
phân tích cho từng nhà!
có 2 vấn đề, phân kim và ngoại cảnh.

Nếu chú Tuấn Anh không định đưa ra 1 ví dụ cụ thể, chú có thể phân tích tổng quát 2 hướng cửa trong hình để mọi người học hỏi.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Cuối cùng thì vẫn phải trả lời được câu hỏi, linh thần là gì, chính thần là gì, thành môn là gì,
về "đắc cách" thành môn.
Nhất quyết tối vi lượng .
Tất cả các bài viết trong chuyên đề " Huyền không phi tinh " mà TA đưa lên đều có trong TTHK
Ví dụ :
Sơn dùng theo chiều thuận -Thủy dùng theo chiều nghịch
Hai câu này là chỉ ra sự đắc cách và thất cách của cách dùng Chính thần và Linh thần
Đọc trang 552 , 553 TTHK
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
ĐỌC KĨ ĐOẠN CUỐI TRANG 521, RẤT QUAN TRỌNG! (KHÔNG CÓ GÌ ĐẢM BẢO CÁC SƠN ÂM THEO THẨM TRÚC NHƯNG NÊU RA, TRÙNG VỚI CÁC SƠN ÂM THEO TRƯỜNG PHÁI CHƯƠNG TRỌNG SƠN).
Chính xác là, TTHK không có đoạn nào trả lời được câu hỏi, linh thần là gì, chính thần là gì, thành môn là gì.

Trang 552, 553 viết như sau
Ĩ.5 Ì. PHƯƠNG VỊ CỦA LINH THAN XƯÂT PH Á T TỪ THỨ
T ự TIÊN TH IÊ N BÁT QUÁI
Sơn th ì dùng theo chiều thuận, thủy thì đùng theo chiều
nghịch; hai lời này là sự đắc th ấ t của cách dùng chính thần và linh
thần. Cho nên chính th ần lấy vượng thần đương nguyên, như vận 1
lấy K hảm , vận hai lấy Khôn dể bài bố long; còn linh th ần thì
chuyển qua lấy suy thần th ất nguyên (1), vận 1 thì dùng Ly, vận 2 thì
dùng Cấn để bài bô" thủy vậy. Phương vị của linh th ần chỉ vận dụng
(1) Tức không phải đương vận.


theo chiều nghịch của hậu thiên để xiển dương thứ tự tiên thiên;
"phụ>5 (1) thì thống lãnh ba nam , Umẫuw (2) thì thống lãnh ba nữ, dương
đi thuận còn âm thì đi nghịch, ngăn nắp đâu vào đấy.
Thượng nguyên N hất Bạch là đương lệnh, lấy phương Cấn hậu
thiên làm thủy. Ly là vị trí của Kiền tiên thiên, C hấn là trưởng
nam cho nên CƯ ở vị trí thứ hai, lại là đồng đạo với Nhị T hất cho
nên lấy Đoài T hất làm chiếu thần.
Tam Bích là đương lệnh cho nên lấy phương Đoài hậu thiên
làm ihủy; Đoài là vị trí Khảm tiên thiên, Khảm là trung nam cho
nên cư ồ vị trí thứ ba, lại là bạn bè của Tam Bát cho nên lấy Cấn
B át làm chiếu thần.
Trung nguyên Tứ Lục là đương lệnh nên lấy phương Kiền hậu
thiên làm thủy, Kiền là vị trí c ấ n tiên thiên; c ấ n là thiếu nam cho
nên cư ở vi trí thứ tư, lại là bằng hữu của Cửu Tứ cho nên lấy Ly
Cửu làm chiêu thần. Đây là bốn quẻ dương tiên thiên, trước là
trưởng (lớn) sau là thiếu (nhỏ) cứ y theo thứ tự chiều thuận mà luân
chuyển vậy.
Trung nguyên Lục Bạch là đương lệnh lấy phương Tôn hậu
thiên làm thủy, Tô"n là vị trí Đoài của tiên thiên, Đoài là thiếu nữ
cho nên cư ở vị trí thứ sáu, lại cùng họ với N hất Lục, vì vậy lấy
Khảm N h ất làm chiếu thần.
Hạ nguyên T hất Xích đương lệnh lấy phương Chấn hậu thiên
làm thủy, Chấn là vị trí Ly tiên th iê n ,Ly là tm ng nữ cho nên cư ử
vị trí thứ bảy, lại đồng dạo với Nhị T hất vì vậy lấy Khôn Nhị làm
chiếu thần.
Bái Bạch đương lệnh nên lấy phương Khôn hậu thièn làm thủy,
Khôn là vị trí tốn tiên thiên, Tốn là trưởng nữ' cho nên cư ở vị trí
thứ tám , lại là bạn bè của Tam B át cho nên lấy C hấn Tam làm
chiếu thần.
Cửu Tử là đương lệnh nên lấy phương Khảm hậu thiên làm
thủy, Khảm là vị trí Khôn tiên thiên, Khôn là lão mẫu cho nên cư ờ
vị trí thứ chín, lại là bạn với Tứ Cửu vì vậy lấy Tốn Tứ làm chiếu
thần. Đây là bốn qưẻ âm tiên thiên, trước là thiếu (nhỏ) sau là
trưởng (lớn) cứ y theo thứ tự chiều nghịch mà luân chuyển vậy.
(1) Phụ là cha, tức chi quẻ Kiền.
(2) Mảu là mẹ, tức chỉ quẻ Khôn.


Lấy vị trí tiên thiên hậu thiên đồng vị mà vận dụng thì ứng
nghiệm như thần. Chương Trọng Sơn nói: “Trong mỗi tam nguyên
cửu vận lấy Ngư lý scm làm chính hướng/í tức có hàm ý nói linh
thần là ở đầu hướng. Nhưng bài bố long tinh thủy bao bọc là vận
đụng theo chiều thuận, giả như vượng tinh đương lệnh bài bô" tứi
thủy bao bọc, tức là “b át thủy nhập linh đường” (m ang thúy nhập
vào linh đường). Nếu như chính thần và linh thần dối dăi nhau thì
tiêu chuẩn thứ tự của tiên thiên bát quái th àn h ngược lại, điều này
người học có th ể hiểu được vậy.
Khi bài bô" long ở sơn mà vượng tinh bay tới cao sơn thực địa
tức là chính th ần ở đúng vị trí, nhưng chính thần kéo dài một trăm
bước mới th à n h long (mạch), lập huyệt ở vùng đ ất có sông nước thì
kỵ mới có mười bưđc đã có sông ngòi chảy cắt ngang. Cho nên mới
có câu : 'T hủy đoản tỉện tao hung.,} (Thủy làm ngắn đi là gập hung.)
Tóm lại, linh thần chính thần đối đãì nhau, tiêu trưởng vô
định, tùy theo vận mà thay đổi, người hiểu biết phải căn cứ vào
hình thêy Loan Đầu của cuộc đất thực tế để biết cách bài bố long bài
bố thủy phối hợp, như vậy mới không đến nỗi phạm vào bệnh linh
chính đảo điên.
Bạch Hạc Minh giải thích:
Tiết này giải thích phương vị của linh th ần là do hợp với quái
lý mà có, lý lè rấ t thực dụng. Người đọc tiết này n h ất định phải có
sự hiểu biết trước về quái lý, nếu không thì sè chẳng hiểu được gì.
Bảng tra dưới đây chia làm hai bộ phận, một là để suy đoán
cát hung của long 】ai (mạch dến); hai là dể suy đoán cát hung của
thủy dương (sông nước).
Viết rất dài dòng nhưng thực ra không dùng được, Bát Quái Tiên Thiên KHÔNG CÓ PHƯƠNG VỊ!

Điều có giá trị DUY NHẤT là, nhắc lại lời Chương Trọng Sơn "lấy ngũ lí sơn làm chính hướng".
Những đoạn quan trọng về linh thần và chính thần đều trích lại của Chương Trọng Sơn (đã gửi ở các bài trước).

Nội dung 1:


Nội dung 2:


theo TTHK, chỉ có các vận , có thể là quan điểm của trường phái khác!
chú Tuấn Anh đưa đủ nội dung trên thì có thể tìm hiểu.
Bảng cuối trang trước đã chứng minh, nếu theo TTHK, chỉ có các vận 1, vận 9, vận 4, vận 6, nhà nào hướng Linh thần (toạ sơn nằm trong cung chính thần), sao hướng theo đường thiên xích ngược, thì sao toạ theo đường thiên xích xuôi. SAI với các vận 2, 3, 7, 8!
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Bảng cuối trang trước đã chứng minh, nếu theo TTHK, chỉ có các vận 1, vận 9, vận 4, vận 6, nhà nào hướng Linh thần (toạ sơn nằm trong cung chính thần), sao hướng theo đường thiên xích ngược, thì sao toạ theo đường thiên xích xuôi. SAI với các vận 2, 3, 7, 8!
PHƯƠNG PHÁP PHI TINH CỦA THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG, chỉ có cơ hội đúng trong các vận 1, 9, 4, 6, còn các vận 2, 3, 7, 8 chép lại sách của người khác nhưng không ra kết quả tương tự.
Nên ngay ở bài #38 (trang 4) đã lập bảng THỬ phi tinh theo KHÔN NHÂM ẤT, xem có đúng với linh thần, chính thần phái CHƯƠNG TRỌNG SƠN không.
Quan trọng là,
* nếu tí - quý -, thì ngọ +, đinh +
* nếu tí + quý +, thì ngọ -, đinh -
* tí, quý, ngọ, đinh không toàn âm như hình dưới
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Viết rất dài dòng nhưng thực ra không dùng được, Bát Quái Tiên Thiên KHÔNG CÓ PHƯƠNG VỊ!
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng
thứ tự 2.JPG
Bạn đã cho qua chữ thứ tự trong tiêu đề
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
thứ tự của đường thiên xích xuôi là, giữa, càn, đoài, cấn, li, khảm, khôn, chấn, tốn
thứ tự của chính thần là, khảm, khôn, chấn, tốn,...
thứ tự của linh thần là, li, cấn, đoài, càn,...
chính thần theo đường thiên xích xuôi, linh thần theo đường thiên xích ngược.

Trích lại vài câu,
Nhất Bạch là đương lệnh, lấy phương Cấn hậu thiên làm thủy. Ly là vị trí của Kiền tiên thiên.
Tam Bích là đương lệnh cho nên lấy phương Đoài hậu thiên làm thủy. Đoài là vị trí Khảm tiên thiên, Khảm là trung nam cho nên cư ở vị trí thứ ba.
Tứ Lục là đương lệnh nên lấy phương Kiền hậu thiên làm thủy, Kiền là vị trí cấn tiên thiên; cấn là thiếu nam cho nên cư ở vi trí thứ tư.
Lục Bạch là đương lệnh lấy phương Tôn hậu thiên làm thủy, Tốn là vị trí Đoài của tiên thiên, Đoài là thiếu nữ cho nên cư ở vị trí thứ sáu.
Thất Xích đương lệnh lấy phương Chấn hậu thiên làm thủy, Chấn là vị trí Ly tiên thiên. Ly là trung nữ cho nên cư ở vị trí thứ bảy.
Bát Bạch đương lệnh nên lấy phương Khôn hậu thièn làm thủy, Khôn là vị trí tốn tiên thiên, Tốn là trưởng nữ cho nên cư ở vị trí thứ tám.
Cửu Tử là đương lệnh nên lấy phương Khảm hậu thiên làm thủy, Khảm là vị trí Khôn tiên thiên, Khôn là lão mẫu cho nên cư ờ vị trí thứ chín.
Đem Li gán cho Càn, Đoài gán cho Khảm, là gán phương vị cho bát quái tiên thiên.
Chưa có sách nào viết bát quái tiên thiên có quỹ đạo là đường thiên xích
chỉ có quỹ đạo Càn, đoài, li, chấn, tốn, khảm, cấn, Khôn!

Nên tập trung vào các chi tiết khác ở bài cuối trang trước thì hơn.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
VẤN ĐỀ DÙNG THẾ QUÁI
H: tuy anh cho Thế quái là đúng, nhưng 1 số người lại cho rằng việc dùng Thế quái là sai, hoặc không có hiệu quả gì. Vấn đề này nếu tranh cãi vừa chẳng đi tới đâu, vừa làm cho những người kiến thức kém về Phong thủy như tôi cũng không hiểu được. Vậy anh có thể cho 1 vài trường hợp cụ thể để cho thấy tại sao phải dùng Thế quái? Cũng như sự khác biệt nếu không dùng nó?
TL: tôi sở dĩ dùng Thế quái không những là vì Thẩm trúc Nhưng đã phổ biến nó, mà còn vì khi đọc cuốn "Âm - Dương nhị trạch lục nghiệm" của Chương trọng Sơn cũng thấy ông dùng nó để giải đoán cho nhà cửa và âm trạch. Xin nêu 2 trường hợp trong cuốn sách đó như sau:
A/ Nhà thứ nhất (trường hợp thứ 3 trong sách): Nhà tọa NHÂM hướng BÍNH kiêm TỴ - HỢI, xây trong vận 5. Nếu không dùng Thế quái thì trạch vận như sau.

Nhưng vì nhà này kiêm hướng nhiều, nên Chương trọng Sơn dùng Thế quái, và trạch vận căn nhà sẽ thay đổi như bảng dưới.

Chương trọng Sơn luận và giải thích căn nhà này như sau: "Cuộc này dùng biến quái, cho nên Thất - Nhị (các số 7 - 2) nhập trung cung. Vì khi Nhất đến sơn ở NHÂM thì dùng Nhị Hắc Cự môn thay thế cho Nhất. Còn Cửu (số 9) đến hướng ở BÍNH thì dùng Thất xích Phá quân thay thế. Cho nên Phi tinh của sơn và hướng không dùng Nhất - Cửu, mà dùng Nhị - Thất. Đây chính là phép dùng Thế quái.
Ngôi nhà này về sau quả phụ làm chủ, mà người vợ thứ coi sóc mọi việc. Vì Nhị hắc là sao Quả tú, Thất - Ngũ nhập trung cung, mà Thất là thiếu nữ, nên chủ về người vợ thứ làm chủ gia đình"
Nhà này nếu dùng Thế quái thì ở hướng bị sao Nhị Hắc, nên mới có quả phụ, cũng như vợ kế làm chủ gia đình. Còn nếu không dùng Thế quái thì đã không bị những chuyện đó xảy ra.
B/ Nhà thứ hai (trường hợp thứ 4 trong sách): Nhà tọa TÂN hướng ẤT kiêm THÌN - TUẤT, xây trong vận 5. Nếu không dùng Thế quái thì trạch vận như bảng dưới.

Nhưng vì dùng Thế quái, nên trạch vận thay đổi như sau.

Chương trọng Sơn luận và giải thích rằng: "Cuộc này dùng biến quái, cho nên Nhị - Thất nhập trung cung. Vì Tam (số 3) tới hướng, nên dùng Nhị hắc Cự môn thay thế. Cho nên không dùng Tam mà dùng Nhị nhập trung cung. Đây cũng là phép dùng Thế quái.
Nhà này sau khi vào ở thì nữ nhiều, nam ít, sinh liên tiếp 8 - 9 người con gái mà chỉ được 1 con trai. Phương KHẢM (phía BẮC) có đường lộ, nếu con do người vợ thứ sinh thì thông minh, lanh lợi, con do người vợ cả sinh thì đần độn thô lỗ. Đó là vì Nhất - Lục (1 - 6) đến cung KHẢM. Sinh con gái là do khí suy, vì quẻ dương lục (tức Tứ lục đến hướng) nên sinh con gái".
Nhà này nếu không dùng Thế quái thì đã có nhiều con trai hơn, cũng như con vợ cả đã không bị ngu dốt, đần độn. Nhưng vì dùng Thế quái, nên phía BẮC có cặp sao 1 - 6 gặp nhau thành "Thủy tiên thiên", mà chỗ đó có con đường chuyển hướng, nên đúng ra người trong nhà phải thông minh, lanh lợi. Nhưng vì có Sơn tinh Nhị Hắc Thổ nằm đó, nên lại tạo thành cách 'Thủy - Thổ hỗn tạp", nước trong biến thành bùn sình, nên hóa thành ngu dốt, đần độn. Mà Nhị hắc cũng là biểu tượng của vợ cả, nên Chương trọng Sơn mới đoán như thế.
Vì vậy, 2 trường hợp trên chẳng những cho thấy là Chương trọng Sơn dùng Thế quái, mà cũng nhờ nó nên ông mới có thể giải đoán chính xác vận khí của căn nhà hơn. Như trường hợp 1 nếu không dùng Thế quái sẽ không biết tại sao nhà có quả phụ? Trường hợp 2 sẽ không biết tại sao nhà quá đông con gái? Hoặc con cái ngu độn...
Riêng tôi trong quá trình coi Phong thủy cũng đã gặp nhiều nhà kiêm hướng, mà nếu không dùng Thế quái sẽ không nhìn ra được vấn đề, hoặc không ăn khớp với những gì đã xảy ra cho nhà đó. Tuy nhiên, nếu đưa những trường hợp đó ra thì có thể bị coi là thiên vị, hoặc bịa chuyện, bóp méo sự thật cho trùng hợp với Thế quái. Vì vậy, xin đưa 2 trường hợp đã được đăng trong mục "Tư vấn Phong thủy" của trang web huyenkhonglyso.com . Đây là những trường hợp người thật, việc thật, được gia chủ đăng lên để nhờ tư vấn, hóa giải. Họ không hề nhờ tới tôi, và tôi cũng chưa hề coi Phong thủy cho họ. Như thế để cho công bằng và minh bạch hơn.
- Trường hợp 1: Từ khi dọn vào nhà, con gái có vấn đề về thần kinh
Nhà này hướng 79 độ (GIÁP kiêm MÃO 4 độ), xây và dọn vào ở trong năm 2005. Cửa trước nằm trong 2 cung DẦN - GIÁP (thuộc phía ĐÔNG BẮC và ĐÔNG), đi thẳng vào phòng khách. Bên cạnh (và bên phải phòng khách - nếu đứng trong nhà nhìn ra trước) là nhà để xe. Cửa cho xe vào nằm bên cạnh cửa trước, trong 2 cung MÃO - ẤT (phía ĐÔNG). Còn cửa từ nhà xe vào trong nhà nằm trong cung TỐN (tức ĐÔNG NAM). Sau nhà có 1 cửa sau nằm tại CANH (phía TÂY). Nhà chỉ có 2 phòng ngủ đều nằm ở phía sau trên lầu, phòng dành cho cha mẹ và con trai thứ nằm bên phải, phòng của con gái lớn bên trái. Cả 2 đều có cửa phòng thuộc phía TÂY. Riêng phòng con gái lớn thì khu vực phía TÂY chiếm hơn 2/3 diện tích phòng ngủ.
Nhà này sau khi vào ở công việc làm ăn khá, nhưng năm 2007 chồng bị tai nạn gãy rời cánh tay. Tuy được bác sĩ nối lại được, nhưng từ đó không co duỗi được nữa. Còn con gái lớn tuy học khá, nhưng bị trầm cảm, ít giao thiệp và không có bạn bè.
Vì nhà này kiêm hướng, nên dùng Thế quái, và trạch vận như bảng dưới.

(Vận tinh 1 đến phía TÂY, nhưng vì dùng Thế quái nên đổi thành 2 nhập trung cung để an Sơn tinh. Còn vận tinh 6 đến hướng không có Thế quái, nên vẫn lấy 6 nhập trung cung để an Hướng tinh).
Nhà này hướng và cửa trước đắc vượng khí, nên sau khi vào ở tài lộc và công việc làm ăn khá tốt. Tuy 1/2 cửa trước thuộc phía ĐÔNG (GIÁP), 1/2 thuộc ĐÔNG BẮC (DẦN), nhưng do 2 khí 8 - 3 là cùng 1 nhà, nên vẫn không sợ nhận phải tạp khí (khí lẫn lộn giữa 2 quẻ). Tuy nhiên, cửa từ nhà xe vào nhà nằm tại cung TỐN, gặp hung tinh Thất xích Kim (số 7). Giữa nhà cũng có Hướng tinh Lục bạch Kim (số 6) được các số 8 và 2 đều là Thổ sinh cho Kim, vì vậy nhà này Kim vượng mà Mộc bị khắc. Mà cửa trước có các số 3 - 8 phối hợp thành Mộc tiên thiên; cửa sau có số 4 cũng là Tứ lục Mộc, nên Mộc bị Kim khắc thì sẽ có tai họa, thương tích về tay chân, cũng như dễ bị bệnh về gan và thần kinh (vì gan chủ về thần hồn, nên gan hư thì dễ mắc bệnh về tâm thần). Hơn nữa, phía TÂY có Sơn - Hướng tinh đều là Tứ lục (số 4), nên còn phạm Phục ngâm (tức 2 số 4 nằm cùng 1 cung). Mà Tứ lục là biểu hiện cho trưởng nữ, nên con gái lớn mới mắc bệnh như thế. Chưa kể là trên lầu cả 2 phòng ngủ đều có cửa nằm ở phía TÂY, cũng như phần lớn phòng ngủ của con gái lớn nằm trong khu vực này, cho nên bệnh càng trầm trọng và khó chữa. Một điểm nữa là Hướng tinh 6 nhập trung cung, mà phía TÂY BẮC không có cửa hay đường lộ; Sơn tinh 6 nằm ở phía NAM bị địa bàn (LY - Hỏa) khắc; Vận tinh 6 ở phía ĐÔNG bị Sơn tinh 9 (Cửu tử Hỏa) khắc. Mà số 6 là biểu tượng của người cha (hay chồng), nên người cha cũng gặp tai họa.
Vì vậy, nếu dùng Thế quái thì đã biết những nguyên nhân nào đã gây ra tai họa, bệnh tật cho người cha và con gái lớn, cũng như đã tìm được những biện pháp khắc phục như sau:
1/ Bít kín cửa từ nhà để xe vào nhà, rồi trổ 1 cửa khác tại cung MÃO hay ẤT mà ra vào, hoặc mỗi khi muốn ra vào nhà xe thì đi vòng theo lối cửa trước.
2/ Bít kín cửa sau tại CANH, và mở 1 cửa khác tại THÂN (phía TÂY NAM).
3/ Làm 2 phòng ngủ khác ở phần phía trước trên lầu, rồi chuyển ra đó nằm, còn 2 phòng ngủ phía sau nên dùng làm phòng sinh hoạt, chứa đồ ít dùng hoặc bỏ trống.
Ngoài ra, vì số người con gái lớn khá tốt, nên nếu sau khi học xong mà đi làm xa sẽ thoát được những bệnh tật này. Nếu đã xa nhà, lại còn vào trong NAM lập nghiệp sẽ thành công lớn, còn nếu ra BẮC thì kém hơn. Tuy nhiên, vẫn cần phải tu sửa để hóa giải tai họa về thương tật ở chân tay, hay bệnh về gan, mật và thần kinh như đã nói ở trên.
Còn nếu không dùng Thế quái thì trạch vận như sau.

Với trạch vận này thì tuy cửa từ nhà để xe vào trong nhà vẫn gặp hung khí Thất xích, nhưng trung cung là cặp số 1 - 6 là Thủy tiên thiên, nên Kim sinh Thủy, rồi Thủy sinh Mộc, cho nên đã không có tai họa về chân tay, cũng như những bệnh về gan hay thần kinh. Hơn nữa, phía TÂY chỉ có cặp số 1 - 4, nên số 4 không còn bị Phục ngâm, lại có cửa sau, cũng như các cửa phòng ngủ, nên người con gái lớn sẽ bình thường, khỏe mạnh, học rất giỏi, chứ không bị tai họa như thực tế cho thấy. Vì vậy, trường hợp này nếu không dùng Thế quái sẽ không tìm ra được nguyên nhân phát sinh tai họa để mà hóa giải, cho nên sẽ ngộ nhận sang những yếu tố khác.
- Trường hợp 2: Nhờ các anh, chị tư vấn giúp phong thủy nhà ở
Nhà này hướng 23.5 độ (tức hướng SỬU kiêm QUÝ 6.5 độ), dọn vào ở năm 1995 (vận 7). Cổng và cửa trước đều nằm trong cung QUÝ (phía BẮC). Ngay bên cạnh cửa trước là cửa phụ nhỏ hơn, nằm giữa 2 cung TÝ - QUÝ. Khoảng giữa hông bên trái nhà (nếu đứng nhìn ra trước) có 2 cửa hông: cửa bên ngoài tại TUẤT, cửa bên trong tại CÀN - 2 cửa này lại thông thẳng với 2 cửa trước. Cửa sau nằm giữa 2 cung MÙI - KHÔN (TÂY NAM). Bếp nằm giữa 2 cung ĐINH (phía NAM) và MÙI (TÂY NAM). Phía trước nhà có ngã 3 nằm trong 2 cung SỬU - CẤN, phía sau nhà là vườn rộng 5m, dài 6m3.
Sau khi vào ở được vài tháng gia đình bắt đầu lục đục vì chồng có ngoại tình, đến năm 1999 ly dị. Hiện tại chỉ có người vợ sống trong nhà này. Ngoài ra còn 1 con trai, nhưng đã đi học đại học ở xa, chỉ thỉnh thoảng mới về. Lúc mới vào ở tài lộc khá, vì chồng làm nhiều tiền. Sau khi ly dị tài lộc kém hẳn, do lương vợ ít, nhưng vẫn được nguồn tài trợ từ bên ngoài (chồng cũ gởi tiền cho con ăn học, mẹ ruột giúp đỡ...). Tuy nhiên, lại hay bị hao hụt tiền của, cũng như sức khỏe, tinh thần của người vợ ngày càng sa sút.
Vì nhà này kiêm hướng, nên dùng Thế quái, và trạch vận như bên dưới.

(Vận tinh 4 đến phía sau, nên đổi thành 6 nhập trung cung để an Sơn tinh; vận tinh 1 đến hướng, nên đổi thành 2 nhập trung cung để an Hướng tinh).
Với trạch vận và thiết kế này thì nhà có rất nhiều điểm xấu, nên chỉ xin nói 1 vài điểm chính mà thôi. Trước hết, cổng và 2 cửa trước đều nằm trong khu vực phía BẮC, gặp cặp Sơn - Hướng tinh 1 - 7 là cách "Kim thủy đa tình, tham hoa luyến tửu". Phía BẮC lại là địa bàn của KHẢM - Thủy, nên Thủy càng vượng mà càng đa tình, trăng hoa bay bướm. Hơn nữa, Hướng tinh Thất xích là âm tinh, biểu tượng của nó là người đàn bà (thiếu nữ), lại đến cổng và cửa trước, nên gia đình này bị người đàn bà bên ngoài chi phối mạnh, cho dù là sau này đã ly hôn với chồng. Lại thêm khu vực phía NAM có Hướng tinh 6 (Kim) bị bếp (Hỏa) khắc, chưa kể là trung cung có cặp số 2 - 7 cũng là Hỏa tiên thiên khắc Sơn tinh và Hướng tinh 6, nên không những là người chồng cảm thấy chán nản, hoặc bị áp lực lớn của gia đình, nên mới tìm những thú vui bên ngoài; mà còn là nếu ở lâu trong nhà này thì chồng sẽ mắc tai họa lớn, không chết cũng tàn tật. Vì vậy, khi ly hôn và dọn đi nơi khác sống cũng chính là cái may mắn cho anh ta. Hơn nữa, vì số 6 bị Hỏa khắc, nên người trong nhà sẽ mắc bệnh ở đầu mặt và khí huyết (vì số 6 chủ về đầu và phổi).
Điểm thứ 2 là Hướng tinh 2 nhập trung cung, nên nhà sẽ do người vợ nắm quyền cai quản gia đình. Nhưng phía NAM có Vận tinh và Sơn tinh 2 là bị Phục ngâm, lại có bếp ở đó, nên người vợ dễ bị đau yếu, tai họa. Lại thêm 2 cửa trước (ở phía BẮC) thông thẳng với 2 cửa hông (ở TÂY BẮC), nên bị "Xuyên tâm sát" cả về hình thế lẫn phi tinh (vì 7 gặp 3). Cho nên không những là tiền của hao tán, mà còn dễ bị thần kinh căng thẳng. Cũng may vì Kim ở phía BẮC đã suy yếu, không đủ sức phạt Mộc, cho nên mới không bị tai họa, thương tích về chân tay hay gan, mật mà thôi. Một điểm nữa là tuy vị trí cổng, cửa trước và ngã 3 trước nhà không tốt, nhưng có cái hay là được hỗ trợ về tài lộc từ bên ngoài vào.
Về cách hóa giải đơn giản nhất cho nhà này là đóng cổng và 2 cửa trước hiện tại lại, rồi mở cổng và cửa trước tại cung SỬU (ĐÔNG BẮC), cũng như thường dùng cửa sau nhà ra vườn. Như thế vừa phá được thế "Xuyên tâm sát" hiện tại, vừa phá bỏ được tình cảnh bị người bên ngoài chi phối. Hơn nữa, vì Hướng tinh số 2 nhập trung cung, nên cần phải mở cổng và cửa trước tại cung SỬU, cũng như dùng cửa sau ở TÂY NAM thì người vợ mới đỡ vất vả, cũng như cuộc sống mới được thuận lợi hơn. Còn nếu phía ĐÔNG BẮC đã bị bít kín, lại còn đóng luôn cửa sau phía TÂY NAM thì cuộc sống của người vợ sẽ càng bị bế tắc, cũng như sẽ mắc nhiều tai họa, bệnh tật hơn.
Nếu không dùng Thế quái thì trạch vận nhà này sẽ như bảng dưới.

Với trạch vận này thì cổng và cửa trước gặp Hướng tinh 6, trung cung có Hướng tinh 1, nên người đàn ông đã làm chủ gia đình. Nhà cũng đông người hơn, do bếp nằm giữa 2 khu vực NAM và TÂY NAM. Gia đạo yên ổn, hòa thuận, tuy đôi lúc có xích mích, bất hòa (do phía TÂY BẮC có cặp 3 - 2 là "Đấu ngưu sát" chủ xung đột, lại có cửa hông ở đó), nhưng chủ yếu là giữa mẹ và con cái. Tuy nhiên, mẹ lại được cha hỗ trợ, nên con cái vẫn giữ phép tắc, nề nếp. Mọi người trong nhà đều học giỏi, có khoa bảng cao, chức vị tốt, công việc ổn định.
Do đó, với nhà kiêm hướng nhiều mà không dùng Thế quái thì sẽ hoàn toàn sai lạc, không phù hợp với mọi diễn biến đã xảy ra, cũng như không nhìn ra những nguyên nhân phát sinh tai họa để mà hóa giải. Cho nên những ai cho rằng Thế quái là sai, hoặc có dùng cũng chẳng có công dụng, lợi ích gì...thì hoặc là chưa biết nhiều về Phi tinh, hoặc là do trình độ giải đoán trạch vận còn quá kém, cho nên mới thấy chỉ có thay đổi vài con số thì mọi việc cũng vẫn giống như nhau mà thôi.
Copyright © 2011 PHONGTHUYHUYENKHONGHOC.NET
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Người ta gọi là LƯỜNG THIÊN XÍCH ( Thước đo trời ) chứ - Ai lại gọi là đường thiên xích
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Lường = đo lường,
Thiên Xích: 1 khái niệm trong thiên văn Trung Quốc cổ đại, chỉ sự vẽ lại 1 quỹ đạo (3 chiều) trên 1 mặt phẳng.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Lường = đo lường,
Thiên Xích: 1 khái niệm trong thiên văn Trung Quốc cổ đại, chỉ sự vẽ lại 1 quỹ đạo (3 chiều) trên 1 mặt phẳng.
Như vậy thì đường Thiên xích là gì trong phong thủy
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Sao quản năm
Lấy số năm dương lịch, cộng lại lấy tổng số chia cho 9, lấy số dư cộng với 4, tiếp theo trừ cho 9 (nếu lớn hơn 9).
1 biến 5
2 biến 4
3 biến 3
4 biến 2
5 biến 1
6 biến 9
7 biến 8
8 biến 7
9 biến 6
Số biến sẽ là số đặt vào cung chính giữa, 8 sao còn lại xếp theo chiều thuận vào 8 cung.
Phi tinh quản năm 2009,
2+9 = 11; 11/9 còn dư 2; 2+4 = 6; 6 biến 9
9 vào ô giữa, xếp xuôi các sao còn lại.
Sao quản tháng
Thường một tháng bắt đầu vào khoảng ngày 4 đến ngày 9 của tháng dương lịch.
Sao quản tháng
ở giữa
01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 01
Năm tí ngọ mão dậu
9 8 7 6 5 4 3 2 1 9 8 7 6
Năm thìn tuất sửu mùi
6 5 4 3 2 1 9 8 7 6 5 4 3
Năm dần thân tỵ hợi
3 2 1 9 8 7 6 5 4 3 2 1 9

Tháng 1 là tháng phải chọn 1 trong 2 sao làm sao quản tháng.
Bát Trạch
4 tốn 9 li 2 khôn
3 chấn 5 x 7 đoài
9 cấn 1 khảm 6 càn

mệnh nữ (theo thiên xích xuôi): 5 CẤN 6 càn 7 đoài 8 cấn 9 li 1 khảm 2 khôn 3 chấn 4 tốn
mệnh nam (theo thiên xích ngược): 5 KHÔN 4 tốn 3 chấn 2 khôn 1 khảm 9 li 8 cấn 7 đoài 6 càn
thứ tự của mệnh nữ (theo năm) cũng giống thứ tự của chính thần (theo vận)
thứ tự của mệnh nam (theo năm) cũng giống thứ tự của linh thần (theo vận)
thứ tự của sao quản năm: 5 liêm 4 văn 3 lộc 2 cự 1 tham 9 bật 8 phụ 7 phá 6 vũ (cách tính xem ở trên)
câu hỏi là, tại sao với nữ 5 là cấn, với nam 5 là khôn.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
- Trường hợp 2: Nhờ các anh, chị tư vấn giúp phong thủy nhà ở
Nhà này hướng 23.5 độ (tức hướng SỬU kiêm QUÝ 6.5 độ), dọn vào ở năm 1995 (vận 7). Cổng và cửa trước đều nằm trong cung QUÝ (phía BẮC). Ngay bên cạnh cửa trước là cửa phụ nhỏ hơn, nằm giữa 2 cung TÝ - QUÝ. Khoảng giữa hông bên trái nhà (nếu đứng nhìn ra trước) có 2 cửa hông: cửa bên ngoài tại TUẤT, cửa bên trong tại CÀN - 2 cửa này lại thông thẳng với 2 cửa trước. Cửa sau nằm giữa 2 cung MÙI - KHÔN (TÂY NAM). Bếp nằm giữa 2 cung ĐINH (phía NAM) và MÙI (TÂY NAM). Phía trước nhà có ngã 3 nằm trong 2 cung SỬU - CẤN, phía sau nhà là vườn rộng 5m, dài 6m3.
v7.JPG
Phân tích kỹ tình huống này trước khi luận giải
- Kích thước nhà ?Có một chi tiết là vườn rộng 5 m dài 6,3 m
- Căn cứ để xác định hướng nhà ( Bởi vì : Cổng và cửa trước đều nằm trong cung QUÝ (phía BẮC)).
 
Top