Huyên không phi tinh

quaduong

Thành viên nhiệt tình
3. TỨ TƯỢNG
càn (thiên), đoài (trạch), hào 1 và hào 2 đều mầu trắng, thuộc tượng thái dương,
li (hỏa), chấn (lôi), hào 1 mầu trắng, hào 2 mầu đen, thuộc tượng thiếu âm,
tốn (phong), khảm (thủy), hào 1 mầu đen, hào 2 mầu trắng, thuộc tượng thiếu dương,
cấn (sơn), khôn (địa), hào 1 và hào 2 đều mầu đen, thuộc tượng thái âm.
mỗi tượng sinh ra một quẻ dương, một quẻ âm, cụ thể,
thái dương sinh ra càn dương, đoài âm,
thiếu âm sinh ra li dương, chấn âm,
thiếu dương sinh ra tốn dương, khảm âm,
thái âm sinh ra cấn dương, khôn âm.
Có hai trang này mời đọc lại
694.JPG695.JPG
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hóa ra cũng có người viết thành sách quan điểm li và chấn là 2 quẻ tiên thiên sinh ra từ tượng thiếu âm.
Thực ra cái đoạn tôi viết dài dòng ở trên viết gọn lại là, âm dương của mỗi nghi định ở hào 1, âm dương của mỗi quái tiên thiên định ở hào 3, âm dương của mỗi quẻ tiên thiên kép định ở hào 6; viết gọn hơn nữa âm dương định bởi hào trên cùng
[như tứ tượng biểu hiện bằng 2 hào, âm dương định bởi hào trên; thái thiếu định bởi dương trên (thăng), âm dưới (giáng)].

Trang trước có hình lạc thư phối tiên thiên và lạc thư phối hậu thiên thì mỗi cái phối có một ý riêng, vì quái và số không phải là một.

Trên là 2 trang của tác giả ngày nay trong sách viết về dịch?
Sách có phần bàn về tứ tượng hậu thiên không?

Hình của thầy quaduong, bỏ thêm vào nội dung dương trên âm dưới,
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Hóa ra cũng có người viết thành sách quan điểm li và chấn là 2 quẻ tiên thiên sinh ra từ tượng thiếu âm.
Tại sao lại Hóa ra - khi viết về vấn đề này sách nào cũng phải viết thế . Ít nhất ở topic này cũng có hai hình nói về lưỡng nghi ...giống nhau . Thỉnh thoảng bạn buông ra những câu làm người đọc giật mình thì ra bạn không đọc những bài viết của người khác
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
To :dontsayloveme2

Chẳng hiểu bạn viết gì - Mà cái gì bạn cũng cho là sai cơ bản ..... Cho nên bạn không biết tại sao có cái mắt cá cũng phải thôi
#272
@dontsayloveme2: Li Chấn: thiếu dương; Tốn Khảm: thiếu âm, nhiều sách viết nhầm cái này lắm, Bạn ngồi nghiền ngẫm kỹ về tứ tượng với hai hào 1 & 2. Các hình vẽ trên của Bạn không có hình nào giải thích hợp lý về 2 con mắt cá (mắt đen trong trắng, mắt trắng trong đen). Cái gốc mà sai thì lên ngọn trước sau gì cũng sai.
Lúc trước thầy quaduong chung quan điểm với người khác là, Li Chấn: thiếu dương.
Trong rất nhiều trang rồi chỉ riêng tôi viết là li và chấn thuộc tượng thiếu âm.
Còn các hình vẽ thì đâu có ai đưa hình nào lên mà vừa có bát quái tiên thiên, vừa có tứ tượng.

Chỗ giải thích đường thiên xích cũng không ai để ý. Đọc chỗ đó rồi sang chỗ phân thái thiếu trong bát quái hậu thiên.
 

nguoinhaque

Thành viên
Lúc trước thầy quaduong chung quan điểm với người khác là, Li Chấn: thiếu dương.
Trong rất nhiều trang rồi chỉ riêng tôi viết là li và chấn thuộc tượng thiếu âm.
Còn các hình vẽ thì đâu có ai đưa hình nào lên mà vừa có bát quái tiên thiên, vừa có tứ tượng.

Chỗ giải thích đường thiên xích cũng không ai để ý. Đọc chỗ đó rồi sang chỗ phân thái thiếu trong bát quái hậu thiên.
Tôi không cần nói thêm nữa, cái này Bạn cần đọc kỹ các luật trong Dịch để tự đưa ra câu trả lời, tôi không muốn lôi kéo ai nghĩ giống tôi, kiến thức phải tự mình tìm ra mới là của mình, đọc sách mà không ngẫm kỹ các nguyên lý đã vội tin thì đọc cũng vô ích. Có nhiều sách, nhiều người cố ghép cho vừa với lý luận của mình nên sai từ gốc, chưa kể còn tung hỏa mù mà người đọc không hiểu gì cũng tin theo.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Ái chà, đúng thật, nhưng mà có đọc kĩ đấy chứ, nhưng hôm trước nhìn hình mầu lóa mắt dồi, giờ gửi lại hình đen trắng đã rõ. Tài ở chỗ google chả ra bài viết viết giống của thầy quaduong.

Là cách nhìn, không là đúng hay là sai, đều là nhìn vào 64 quẻ tiên thiên của Thiệu Khang Tiết,
cách 1, 32 quẻ Dương từ Càn đến Phục, 32 quẻ Âm từ Cấu đến Khôn,
cách 2, 32 quẻ từ càn dương đến phục âm - 1 dương rồi 1 âm, 32 quẻ từ cấu dương đến khôn âm - 1 dương rồi 1 âm.

Từ đó dễ hiểu có 2 cách gọi tên 4 tượng. Nhưng theo cách 1 có vẻ "con ông cháu cha" quá. Đời thứ mấy rồi vẫn là cháu ông nghi dương, chút chít bà nghi âm. "Con cháu 1 nhà cả sao lại còn con ông, cháu tôi". Cách 2 thì kiểu như thằng cấu nhiều nét giống ông càn, giống nhất là cái "dương".

Không biết thầy quaduong có đồng ý là đường thiên xích liên hệ chặt chẽ với bát quái hậu thiên không.

25/11/2014, hình này cũng giống hình tròn 64 quái ở trang trước.
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Phân tích hình này
5 S.JPG
- Các con số ? chỉ khi thêm số 5 vào giữa phi thuận nghịch ra các con số xung quanh
- Các quẻ đối nhau -Âm Dương đối nghịch ( Thác quái )
Còn ý nghĩa Phong thủy thì botay.com
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu


Đây là cách sắp xếp 64 quẻ vào la bàn cho từng vận, phương vị các quẻ thay đổi theo vận, 64 quẻ chia làm 8 nhóm, ở hình trên giữa các nhóm thì để trắng, không vẽ đường ngăn cách quẻ, ở trong là cách sắp xếp quẻ ở các cung tương ứng.
Đúng, sai, phải tìm hiểu. Hình to, nên lưu về máy tính để xem.

Tìm hiểu, vừa thấy tác giả của 64 quẻ dịch, có viết về quan hệ Bát quái Tiên thiên - Lạc thư, Bát quái Hậu thiên - Hà đồ, có người dịch trên mạng.

Hoàng cực Kinh thế (Thiệu Khang Tiết, Hà Uyên dịch), có đoạn,
Càn với Đoài là quẻ Thái dương, Ly Chấn là quẻ Thiếu âm, Tốn Khảm là quẻ Thiếu dương, Cấn với Khôn là quẻ Thái âm vậy.
Tới hai nghi mà làm, thì Càn Đoài Ly Chấn làm dương, Tốn Khảm Cấn Khôn làm âm. [chú thêm, càn đoài li chấn thuộc nghi dương]
Bàn tới 4 tượng thì: Càn Đoài Tốn Khảm làm dương, Cấn Chấn Ly Khôn làm âm. [chú thêm, 4 quẻ dương càn đoài tốn khảm mầu trắng]
Bàn đến tới 8 quẻ thì: Càn làm Thái dương ở dương, tức Trời ở Thái dương. Đoài làm Thái dương ở âm, tức là Trời ở Thiếu âm. Ly làm Thiếu âm ở dương, lửa của Trời ở Thiếu dương. Chấn làm Thiếu âm ở âm, tức là Trời ở Thái âm. Tốn làm Thiếu dương ở dương, tức là Đất ở Thái cương. Khảm làm Thiếu dương ở âm, tức là Đất ở Thiếu nhu. Cấn làm Thái âm ở dương, tức là Đất ở Thiếu cương. Khôn làm Thái âm ở âm, tức là Đất ở Thái nhu.
Cho nên, ngoài Càn Đoài vốn là Thái dương, Ly dẫu tuy làm Thiếu âm mà lại Trời ở Thiếu dương. Duy có Chấn là dương mà đã gần ở âm vậy. Ngoài Khôn Cấn vốn Thái âm, Khảm tuy làm Thiếu dương mà lại làm âm ở Đất ở Thiếu âm, duy có Tốn tuy là âm mà đã đi rảo ở dương vậy. Đại để Đạo trời đất, âm dương lần lượt làm gốc.
Như quẻ của Văn Vương, [đoạn này nói về Bát quái Hậu thiên, lấy lạc thư để định ngũ hành, không lấy để định phương vị]
Càn làm lão dương biến làm Thiếu âm vậy, Khôn là lão âm biến làm Thiếu dương vậy.
Hậu thiên bát quái, 6 âm thủy gửi ở Cấn dương thổ vậy, 7 dương hỏa gửi ở Khôn âm thổ vậy, thì Chấn làm quẻ dương mà gần ở âm, Tốn làm quẻ âm mà đi rạo ở dương cũng nghĩa như thế. Cho nên, Phục Hy 8 quẻ thứ tự, Chấn với Tôn cùng liền nhau.
Hậu thiên Văn Vương, Chấn ở đông Tốn ở đông-nam cũng liền nhau, tức là lấy Lạc Thư so sánh Ngũ hành với quẻ, Chấn 3 Tốn 8 cùng liền nhau. Đó, như Càn với Khôn, Đạo ở thể ở 2 mối ấy cũng thành hẳn ở khiến đối đãi ở tượng, mà dương sinh chính âm ở vị, âm sinh chính dương ở vị, có thể biết âm dương cũng có thể cùng lìa nhau, vả bắt khiến khí âm vào ở trong dương khí, dương động ở trong âm, mới hay đấy Người hợp Trời, mà toàn lý biến tính, lấy đến ở mệnh đều chẳng ngoài đấy vậy.
[một đoạn khác bàn về bát quái hậu thiên - phương vị hà đồ]
1 làm Khảm ở dương thủy, 2 làm Ly ở âm hoả, 6 làm âm thủy, 7 làm dương hỏa, vẫn chia mà gửi ở vị thổ, cùng với Văn Vương Hậu thiên quái vị, cái mà gửi giao nhau thấy nghĩa.
 

nguoinhaque

Thành viên
Bạn có thể cho mọi người xin địa chỉ trên mạng có hình này để mọi người nghiên cứu - Cảm ơn nhiều
Cái này là "Kim Long Thủy Khẩu 64 quái nguyên vận ai tinh bàn", khoảng năm 2008 các trang mạng bên TQ đã nhắc tới, các trang mạng ở VN cũng có nhắc đến nhưng chỉ dừng ở chồng quái Tiên Thiên, Bạn vào Google tìm sẽ ra, bảng trên là chồng quái Tiên Thiên cho vận 8.

----------

P/S: nhiều người có thói quen đi lấy cái ngọn thẩm định cái gốc, thật không hiểu nỗi.
 
Last edited by a moderator:

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Cảm ơn nguoinhaque
Thực ra hình trên bên huyền không lý số Nam Phong đang trình bày
Ý tôi muốn biết giữa hình và bài có liên hệ với nhau không - Nếu râu ông nọ cắm cằm bà kia làm cho người mới đọc rơi vào mê cung thậm chí còn nản không đọc huyền không nữa
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Bát quái tiên thiên thưc không có phương vị. Nên khi đặt vòng 64 quẻ tiên thiên vào la bàn phong thủy rồi, mỗi phái vận dụng các cách khác nhau để lí luận. Chính là để làm rõ Bát quái Hậu thiên.
Giả như không thích ghép li đông khảm tây mà ghép li tây khảm đông cũng được, nhưng khi đó khi lí luận phải để ý nhiều hơn vì không quen mắt. Nên trên la bàn có vòng tiên thiên cố định là hoàn toàn hợp lí.
Gặp trường hợp tính toán phức tạp thì cứ tính toán sẵn như trên để tránh sai sót.

Trước đã đưa hình bước cuối cùng cho vận 1 rồi, #313 trang 32. còn hình ở #329 trang 33 chưa phải là hình cuối cùng.
Cách chuyển từ bước 3 sang bước 4 đã nêu ở #317 trang 33.

Như vận 1, quẻ khôn nằm ở sơn tí thuộc cung khảm, vận 8 quẻ khôn nằm ở sơn cấn thuộc cung cấn. Vậy có liên quan đến phi tinh không.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Kim Long Thủy Khẩu 64 quái nguyên vận ai tinh bàn"
Để nhuần nhuyễn không phải chuyện đơn giản
Khi áp dụng để luận giải cho một ngôi nhà cụ thể thì sao ?
Giả như không thích ghép li đông khảm tây mà ghép li tây khảm đông cũng được, nhưng khi đó khi lí luận phải để ý nhiều hơn vì không quen mắt
Tại sao lại thích hay không thích ở đây?
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Trong tất cả các môn Huyền học như Tử vi , Tứ trụ , Bốc dịch , và các môn phái Phong thủy khi người ta nghiên cứu về nó đầu tiên người ta phải nghiên cứu về Bát quái mà Bát quái có từ đâu ,lịch sử có nó tuy một vài ý kiến không đồng nhất , nhưng cố nhân đẫ đồng nhất với nhau một cách cơ bản nhất là : Thái cực phân Âm Dương để từ đây gắn cho nó một phù hiệu Âm hai vạch đứt , Dương một vạch dài đặt cho nó cái tên Lưỡng nghi
Lưỡng nghi -> Tứ tượng - > Bát quái -> Tiên thiên -> Hậu thiên
Tất cả được dùng trong đời sống hàng ngày
Và thay vào đó là số nhị phân để giải thích và làm nên nhiều điều kỳ diệu
Bấy nhiêu là đủ
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hay!
Anh QuocQuynh dùng nhị phân lí giải vì sao,
Bát quái Tiên thiên: Càn trên, Khôn dưới, Li trái, Khảm phải,
Bát quái Hậu thiên: Li trên, Khảm dưới, Chấn trái, Đoài phải.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Anh QuocQuynh dùng nhị phân lí giải vì sao,
Bát quái Tiên thiên: Càn trên, Khôn dưới, Li trái, Khảm phải,
Bát quái Hậu thiên: Li trên, Khảm dưới, Chấn trái, Đoài phải.
Số Nhị phân thì bạn đã dùng rồi nó cũng chỉ là cái thay thế cho tên gọi , phù hiệu mà thôi
Còn lý giải nó như thế thì tự thân sự hình thành và phát triển ( lịch sử hình thành) đã chỉ cho mọi ngưới biết điều đó
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
#274
Vượng suy sinh tử của khí là do cửu tinh vận hành mà tạo ra
Chín sao vận hành theo quỹ tích Lạc thư. Theo thời gian, sao vào giữa là sao nắm lệnh, sao rời khỏi cung giữa là sao thất lệnh, sao sắp nhập vào cung giữa là sao sinh khí. Ta có thể chia Tử bạch cửu tinh thành hai nhóm sao. Một nhóm là sao sinh vượng, nhóm còn lại là sao suy tử. Sao sinh vượng là cát tinh, sao suy tử là hung tinh.
TS2.JPG
Nhìn vào hình nhận ra
Bất cứ thời gian nào các vị trí Sinh Sát Tử Thoái không thay đổi và nó là cố định
Sử lý thế nào khi luận giải ?
Sao vượng khí
Phi tinh cửu cung theo thời gian khác nhau mà lần lượt nhập vào cung giữa. sao nhập vào cung giữa gọi là sao đương lệnh. Gọi là sao đương lệnh tức là sao nắm quyền tại thời điểm đó, giống như người luân phiên trực ban vậy. Mỗi một thời điểm sẽ có một sao trực ban như vậy cũng gọi là sao đương trực. Nó là vượng tinh. Vượng tinh có ba chức năng sau đây:

1- Thứ nhất nó phát ra khí quẻ mạnh nhất.
Ví dụ từ năm 2004 tới năm 2023 là hạ nguyên Bát vận. Bát bạch Tả Phù nhập vào cung giữa - nó là sao nắm quyền. Bát bach Tả phù nguyên đóng ở cung Cấn, hành thổ, khí quẻ thuộc thổ, vốn nó chỉ có tác dụng ở cung Đoài, nay nhập giữ, tác dụng của nó vượt qua giới hạn cung Đoài mà chi phối toàn thể tinh bàn, cho nên khí của nó mạnh nhất trong toàn bộ tinh bàn, thổ khí mạnh nhất

2- Thứ hai nó khống chế toàn bộ khí trường của tinh bàn.
Cũng ví dụ đối với vận 8: Khi bát bạch nhập trung cung thì nó có tác dụng khắc chế thủy khí đối với sao nhất bạc bay tới cung Đoài. Nó tăng gia tăng tác dụng đối với kim khí đối với các sao lục bạch + thất xích bay tới cung Chấn và cung Tốn. Nó kháng lại sự khắc chế của mộc khí tam bích và tứ lục ở cung Ly và cung Khảm. Nó làm xì hơi hỏa khí đối với cửu tử ở cung Càn, nó kích thích thổ khí của các sao ngũ hoàng và nhị hắc bay tới ở cung Cấn và cung Khôn.

3- Thứ ba nó quyết định sự vượng suy của thời vận.
Gọi là thời vận tức là chỉ khí ở những tầng thứ thời gian khác nhau. Đại vận là chỉ nguyên vận, tức khí của một chu kỳ 60 năm. Tiểu vận là chỉ khí của chu kỳ 20 năm. Ngoải ra còn có niên; nguyệ;t nhật; thời vận. Mỗi một khoảng thời gian ngắn hay dài đều có một sao nắm lệnh, nó quyết định tính chất của khí của vận tron tinh bàn và vượng suy của con người trong thời gian đó. Ví dụ từ năm 1984 tới năm 2023, trong thời gian này thất xích nắm lệnh. Tính chất khí quyết đinh trong thời gian này là kim. Những người thuộc giới hạn khí thuộc Đoài kim sẽ hưng vượng. Những người có mệnh khí thuộc Chấn mộc sẽ giảm xuống. Phụ nữ, đặc biệt là thiếu nữ sẽ hoạt bát, tài cán, còn nam giới trung tuổi và cao tuổi trở nên trầm mặc thậm chí yếu đuối…

Những sao còn lại đều gọi là sao đã thất lệnh như biểu thị trên hình vẽ
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
9 sao x 2 chiều xuôi ngược = 18 bảng phi tinh
18 bảng x 3 sơn mỗi hướng = 54 đường thiên xích
như hướng ngọ và hướng đinh sao thì giống nhau nhưng ở các sơn khác nhau phát sinh vấn đề khác nhau
vẽ đường nối 8 sơn (cùng nguyên long với hướng) và trung cung có 2 đường thiên xích khác nhau (1 xuôi, 1 ngược).
Đường thiên xích thì xuất từ sự di chuyển 9 sao theo chu kì Bát quái Hậu thiên. Mỗi quái có 3 sơn nên đường thiên xích vận hành theo 3 sơ đồ khác nhau.

Theo các quẻ vòng ngoài, đường thiên xích là,
CHẤN |::
khảm :|:
CẤN ::|
CÀN |||
xxx
KHÔN :::
ĐOÀI ||:
li |:|
TỐN :||
thêm số lạc thư vào chấn 8, khảm 7, cấn 6, càn 9, khôn 1, đoài 4, li 3, tốn 2.

NGOÀI CÁC HƯỚNG KHÔNG KIÊM CÒN CÁC HƯỚNG KIÊM. HƯỚNG KIÊM BAO GỒM CẢ KIÊM THÁC QUÁI, KIÊM HỖ QUÁI, THEO TTHK ĐỀU XUẤT PHÁT TỪ KÌ MÔN. SONG SỐ CUỘC ÍT QUÁ. CÓ ĐÁNG ĐỂ TÌM HIỂU SÂU KHÔNG!
http://phongthuythanglong.vn/attachments/f49/793-huyền-không-phi-tinh-ts2.jpg
 
Top