Vận dụng cụ thể học thuyết ngũ hành trong điều trị bệnh

kilantu84

Moderator
Học thuyết ngũ hành là một trong những học thuyết cơ bản của y học cổ truyền, trên lâm sàng, quan hệ tương sinh tương khắc của ngũ hành được vận dụng để giải thích mối quan hệ tương hỗ của các tạng trong cơ thể và những biến hóa phức tạp về sinh lý bệnh lý của các tạng, dựa vào những hiện tượng bình thường và bất thường để chuẩn đoán và đề ra phương pháp điều trị.
Trong điều trị bệnh phải chú ý tới 2 khía cạnh.
1. Phải lấy nội tạng làm cơ sở, nếu tách rời thực tế hoạt động của nội tạng với việc bàn luận về học thuyết ngũ hành sẽ bị lạc hướng.
2. Phải căn cứ vào sự phát triển của nguyên nhân bệnh và bệnh tình mà đề ra pháp điều trị. Biện chứng luận trị theo học thuyết ngũ hành.
Khi vận dụng học thuyết ngũ hành vào thực tế lâm sàng, không nên tách rời chỉ bàn tới ngũ hành mà không bàn tới tạng phủ vì y học cổ truyền đã gắn liền ngũ hành với các tạng phủ (tâm – hỏa, can – mộc, tỳ - thổ, thận – thủy, phế - kim). Nguyên nhân phát bệnh của nội tạng khác nhau, nếu tách rời bản chất và sự biến hóa bệnh tật của nội tạng là trái với quy luật sinh khắc của ngũ hành. Các tạng trong cơ thể có bản năng điều chỉnh khác nhau, biểu hiện thành những quy luật tương y tương tồn, tương phản, tương thành, duy trì những hoạt động bình thường. Ngược lại nếu sinh mà không sinh, được khắc mà không khắc hoặc tương sinh bất cập, tương khắc thái quá sẽ làm cho các hiện tượng sinh lý bị rối loạn đều gây nên bệnh.
** Phương pháp vận dụng
1. Bổ mẹ “hư thì bổ mẹ” (tương sinh bất cập): ví như thận hư làm cho can hư gọi là thủy bất sinh mộc thì phải tự thận làm chủ hoặc như can hư làm cho thận hư gọi là con đoạt khí của mẹ (tử bệnh cập mẫu) thì phải bổ can đồng thời cũng phải bổ thận. Đây là trương hợp hư chứng phải dựa vào quan hệ mẫu tử để điều trị gọi là “Hư tắc bổ kỳ mẫu”
2. Tả con: thực chứng của quan hệ mẫu tử. Như can hỏa vượng có thăng không có giáng, phải dùng phương pháp tả tâm hỏa gọi là “Thực tất tả kỳ tử”
3. Ức cường (dùng với tương khắc thái quá): như can khí hoành nghịch gọi là mộc khắc thổ thì dùng bình can, sơ can làm chủ, cũng có khí mộc không khắc được thổ bị thổ phản khắc lại gọi là tương vũ như tỳ vị ủng trệ ảnh hướng đến điều đạt của can khí, cần phải vận tỳ hòa vị làm chủ.
4. Phù nhược (dùng cho tương khắc bất cập): như can hư uất trệ ảnh hưởng đến sự kiện vận của tỳ vị gọi là “Mộc bất sơ thổ” thì phải điều trị can là chính và kèm theo kiện tỳ để làm cho cơ năng của 2 tạng tăng lên.
Quan hệ sinh khắc là hai vấn đề, tromg điều trị cần phải xem xét cả hai mặt, phải phân biệt được mặt nào là chủ yếu, ví như quan hệ tương sinh là quan hệ mẫu tử, thường chỉ chú trọng đến mẹ, ít chú ý tới con, hay như trong quan hệ tương khắc chỉ chú trọng đến tạng được khắc không chú ý đến tạng bị khắc đều là không toàn diện. Ví dụ như: thủy bất sinh mộc, dùng tư thận dưỡng can, hay Mộc hoành khắc thổ dùng sơ can kiện tỳ và bình can hòa vị. Trong tứ dưỡng can thận nếu như thủy bất sinh mộc tất phải tư dưỡng thận làm chủ, trong trường hợp con bị bệnh làm cho mẹ bị bệnh tất dưỡng can làm chủ đồng thời với sơ can kiện tỳ, bình hòa can vị, nếu do mộc hoành khắc thổ thì phải sơ can hình can làm chủ, thổ phản vũ mộc thì phải kiện tỳ hòa vị làm chủ.
(còn tiếp)
 

kilantu84

Moderator
VẬN DỤNG QUY LUẬT TƯƠNG SINH

Ngũ hành tương sinh là một hiện tượng sinh lý bình thường. Quy luật này được vận dụng để điều trị phần lớn bệnh do tạng mẹ hư làm cho tạng con hư có khi ngược lại cũng có khi chỉ đơn thuần tạng con bị bệnh. Cho nên điều chủ yếu của phép trị theo quy luật tương sinh là phải nắm vững quan hệ mẫu tử, nguyên tắc cơ bản của nó là “Hư tắc bổ kỳ mẫu” (con hư thì bổ mẹ) hầu hết mẹ hư dẫn tới con hư, trước tiên là có triệu chứng của tạng mẹ hư, con đoạt khí của mẹ, nếu đơn thuần tạng con hư thì chỉ có biểu hiện bệnh lý của con. Phương pháp điều trị đều tương tự như nhau, khi điều trị phải phân biệt cái nào là chủ yếu cái nào là thứ yếu
1. Thủy bất sinh mộc
Túc thận hư không có khả năng dưỡng can. Biểu hiện là thận âm hư, thường thấy các triệu chứng ù tai, đau thắt lưng, di tinh, gối mỏi, can hư do huyết không đầy đủ thường có các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, gân xương mềm yếu, âm hư, sinh nội nhiệt dẫn đến tình trạng hư dương thượng xung, về sau có thể xuất hiện chứng trạng mặt đỏ, triều nhiệt ngũ tâm phiền nhiệt, váng đầu, cổ cứng, chân tay co rút, mạch tế nhược hoặc tế sác, hoặc tế huyền, chất lưỡi đỏ. Triệu chứng của thận âm khuy tổn, không có khả năng nôi dưỡng can mộc trên lâm sàng, thường thấy chứng huyễn vựng do can phong. Trương Cảnh Nhạc đã từng nói “Huyễn Vựng nhất cố kỳ bát cửu” (chứng huyễn vựng tám chín phần do hư gây ra) ông dùng bài “Tả quy ẩm” để chữa “thục địa, hoài sơn, sơn thù, kỷ tử, bạch linh, cam thảo”. Diệp Thiên Sỹ nói: “huyễn vựng, phiền lao tức phát, thủy thủy hao bất năng dưỡng mộc, quyết dương hóa phong cổ động”. Thường dùng phép tu âm tiềm dương để điều trị. Trừ nội thương tạp chứng ra, ôn bệnh truyền nhập hạ tiêu, khi chân âm hao tổn thường xuất hiện huyễn vựng “ôn bệnh tạp biện”, thường gia giảm phục mạnh thang (sinh địa: bạch thược, mạch môn, a giao, ma nhân, cam thảo) để điều trị
- Phép tắc sử dụng: tư thủy, nhuận mộc pháp, tư thận dưỡng can phép, ất quý đồng nguyên pháp
- Thuốc thường dùng: tư thận âm, sinh thực địa, miết giáp, thiên môn đồng, nữ trinh tử.
Dưỡng cam huyết: quy thân, hà thủ ô, sa uyển tử, a giao, hắc chi ma.
Tức phong tiềm dương: quy bản, nga truật, sinh mẫu lệ, thạch quyết minh, chân châu mẫu, thiên ma, cúc hoa, câu đằng.
(còn tiếp)
 

kilantu84

Moderator
2. Mộc bất sinh hỏa
Tức can hư không có khả năng ôn dưỡng tâm tạng biểu hiện là huyết hư và sinh khí không mạnh tâm huyết tâm dương, tâm thần suy nhược, người gầy, sợ hãi, hồi hộp, đánh trống ngực, hay quên, mất ngủ, mạch tế nhược hoặc kết đại, hoặc mệch thốn không rõ.
Can tàng huyết, can giữ chức năng tương hoắ là nơi phát sinh khí, tâm chủ sinh huyết là quân hỏa, hỏa minh thì tinh thần trong sáng đó là quan hệ tương sinh chủ yếu của mộc và hỏa. căn cứ vào chứng trạng tâm hư do mộc không sinh được hỏa cần phải bổ can để dưỡng tâm, thường thiên về ôn dưỡng. dùng bài thuốc “dưỡng tâm thang” (nhân sâm, hoàng kỳ, bạch truật, cam thảo, đương quy, bạch thược, quế nhục, ngũ vị tử, phục linh, viễn chí, trần bì) dùng huyết dược để bồi bổ cơ thể, dùng khí dược để làm tăng tác dụng của huyết dược. Trong đó nhục quế để ôn can và tráng tâm dương là chủ dược. Dùng quy luật mộc sinh hỏa để trị tâm hư phải chú ý tới tình trạng hư nhược của can. Nếu tâm dương hư nhược không thuộc vào quy luật tương sinh nên trị trực tiếp vào tạng tâm. Dùng bài “Phục mạch thang” (nhân sâm, quế chi, a giao, sinh địa, mạch môn, cam thảo, ma nhân, khương táo)
- Phép điều trị: bổ can dưỡng tâm, ôn dưỡng tâm can.
- Thuốc thường dung: dưỡng can huyết (như nêu bên trên)
Dưỡng tâm huyết: sinh địa, mạch môn, a giao, táo nhân, long nhãn, ôn tâm dương, nhân sâm, nhục quế, tủ thạch anh, ngũ vị tử.
(còn tiếp)
 

kilantu84

Moderator
3. Hỏa bất sinh thổ
Tức âm hỏa hoặc mệnh môn hỏa suy yếu không có khả năng ôn tỳ. Theo ngũ hành thì hỏa thuộc tâm, nhưng trong điều trị bệnh thường nói đến hỏa thuộc mệnh môn tức là thận dương, Tỳ là âm thổ, thổ thấp nên phải dùng dương dược vì dương hư tất vận hóa sẽ kém. Mệnh môn hỏa suy, biểu hiện sợ lanh, chân tay lạnh, Tỳ dương hư làm cho ăn uống khó tiêu, đầy bụng, ỉa chảy, hoặc thủy thấp tích tụ làm cho tiểu tiện không thông gây nên phù thũng. Bởi bì thận dương và tỳ dương có quan hệ mật thiết với nhau. Tỳ dương được thận dương ôn dưỡng cho nên khi có triệu chứng Tỳ thận dương hư, ngoài việc bổ thận dương làm chủ, còn phải kiện tỳ,thí dụ như dùng bài: “Chân vũ thang” (phụ tử, bạch truật, phục linh, bạch thược, sinh khương) trị thủy khí, dùng bạch truật, bạch linh, sinh khương để ôn trung. Những phép bổ trung có ý nghĩa bổ hỏa để sinh thổ. Giả như không đề cập tới vấn đề này chỉ thấy tướng hỏa không sinh được thổ trong quan hệ tỳ thận theo quy luật ngũ hành, thì khó có thể giải thích được.
Các phép xử phương; ích hỏa bổ thông pháp, ôn thận kiện tỳ pháp, ôn bổ tỳ thận pháp, thông dương kiện trung pháp.
Thuốc thường dung: ôn thận dương “thục phụ phiến, nhục quế, ba kích, hồ lô ba, tiên mao, ích trí nhân, bổ cốt chỉ, lộc nhung”
Ôn tỳ dương: bạch truật, càn khương, sa nhân, thảo quả.
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Xin bổ sung cho bác NgocKyLan để cho bài viết dễ hiểu hơn :)

1. Mộc ,Thuộc về gan, Đởm = mật (ngũ tạng), ngũ quan thuộc về mắt, móng tay, móng chân (nếu sù sì = gan), thuộc gân, cơ, tính khí thuộc về giận, tính khí thuộc về nước mắt.Về ngũ âm = giốc (bính), thể hiện lòng trắng (đục không sáng = bị gan), rìa lưỡi trái, thuộc về buổi sớm, tính ôn, thể phong, vị chua, Ăn chua quá bất lợi cho gan, số sinh là 3, số thành là 8.


2.Hỏa thuộc tâm , tiểu trường, là lưỡi, mạch máu, tóc, cười, dịch là mồ hôi, âm thanh = trủy, khóe mắt, đầu lưỡi, thuộc thể nhiệt, vào buổi trưa, vị đắng, số sinh là 2, số thành là 7.


3.Thổ, thuộc tỳ, lục phủ thuộc vị = dạ dày. Ngũ quan thuộc về mũi. Là da là thịt. tiêu hóa tốt = da tốt. Tinh thần = lo lắng. dịch là nước bọt. Nước bọt rất quan trọng, ăn khôg thèm => không có nhiều nước bọt. Thổ là quan trong nhất trong ngũ hành. Ngũ âm thuộc về cung. Thuộc 2 mi mắt, thuộc về phần giữa lưỡi, giữa trưa, thể thấp, vị ngọt, số sinh là 5, số thành là 10.

4.Kim, ngũ tạng thuộc phế (phối), lục phủ thuộc đại tràng (trường), ngũ quan thuộc tai, kim thuộc trán, thuộc về lông mao, tính tình thuộc buồn, Dịch là nước mũi, là rìa lưỡi bên phải. Là lành, mát, (lương), là buổi chiều, là táo, khô, vị cay, số sinh là 4, số thành là 9, ngũ âm thuộc cung thương.

5. Thủy, ngũ tạng thuộc thận, lục phủ thuộc bàng quang, là răng, xương, tủy. về sợ, hốt hoảng, dịch là nước tiểu, ngũ âm thuộc vũ. Mắt thuộc con ngươi, lưỡi thuộc về cuống lưỡi. thuộc thể hàn , là buổi tối, vị mặn, số sinh là 1 số thành là 6. thủy thuộc miệng,

Mộc: Đông, sinh, nhân, xuân xanh, thanh long (rồng xanh)
Hỏa: Nam, Trưởng, lễ, Hạ, đỏ, chu tước (con sẻ đỏ)
Thổ: Tiếp giáp giữa các góc (thìn tuất sửu mùi) và trung ương , vàng, tín, vua
Kim: Thuộc hướng tây, chủ tàn, sát, thu hoạch, nghĩa, thu, bạch hổ
Thuỷ: hướng bắc, liễm (thu lại, đóng lại) = liệm, chuẩn bị chu kỳ mới, trí, mùa đông, tượng huyền vũ (giọt mưa đen, vị thần trấn phương bắc = quán thánh = huyền thiên trấn vũ)
 
Last edited by a moderator:

kilantu84

Moderator
4. Thổ bất sinh kim
Tỳ vị hư nhược, không thể nuôi dưỡng được phế kim. Công năng của tỳ và vị tuy không giống nhau, nhưng có cùng chung một tác dụng. Triệu chứng của tỳ vị hư thường thấy trên lâm sàng. Tỳ vị hư nhược gây nên ăn uống tiêu hóa kém, đại tiện nhão. Phế hư tất thổ ngắn, ho khan, ho ra đờm, có khi trong đờm có lẫn ít máu, đó là triệu chứng thường thấy ở giai đoạn cuối của phế lao. Nếu bổ phế khí lúc này dễ sinh đầy bụng, dưỡng phế âm sẽ gây nên đầy bụng, ỉa chảy, cần phải trọng tỳ vị chỉ dùng các thuốc cam ôn là biện pháp tốt nhất.
Dùng: sâm, linh, bạch truật, tán (nhân sâm, bạch linh, sơn dược, biển đậu, dĩ nhân, cam thảo, trần bì, liên nhục, sa nhân, cát cánh) sơn dược, biển đậu, dĩ nhân … vừa bổ tỳ vừa bổ phế.
Chứng hư của hai tạng Phế và Tỳ thường do khí bất túc, do trung khí, suy nhược và gây ra. Biểu hiện là cử động yếu, tiếng nói nhỏ, ra mồ hôi nhiều do biểu hư, Lý Đông Viên thường dùng điều trung ích khí thang (hoàng kỳ, nhân sâm, bạch truật, cam thảo, đương quy, bạch thược, ngũ vị tử, trần bì, thăng ma, sài hổ) tức bổ trung ích khí thang gia Bạch thược, ngũ vị tử bổ phế khí.
Pháp điều trị: bồi thổ sinh kim, bổ dưỡng phế tỳ pháp.
Thuốc thường dùng: bổ tỳ vị trung khí “đảng sâm, bạch truật, hoài sơn, biển đậu, chích thảo, táo đỏ. Bổ phế khí: nhân sâm, hoàng kỳ, ngũ vị tử, đông trùng hạ thảo.
Dưỡng phế âm: bắc sa sâm, mạch môn, bách hợp, thạch giải, ngọc trúc.
 

kilantu84

Moderator
5. Kim bất sinh thủy
Tức phế hư không có khả năng vận chuyển tân dịch để nuôi dưỡng thận.
Biểu hiện lâm sàng là phế thận âm hư, kèm theo nội nhiệt như: đoản hơi, ho khan, miệng khát, tiểu tiện ngắn, đỏ lưng gối mềm yếu,…thường dùng Bách Hợp Cổ Kim thang (bách hợp, sinh thục địa, mạch môn, huyên sâm, đương quy, bạch thược, bối mẫu, cát cánh, cam thảo, bổ phế tư thận) có khi thận âm khuy tổn hư hỏa thượng viêm, do phế nhiệt, tân dịch khô táo, đó là hiện tượng kim bất sinh thủy. Ở đây gốc bệnh ở phía dưới, ngọn ở phía trên, đương nhiên là phải tự thận làm chủ. Dùng phương bát teien Trường thọ hoàn sinh (sinh địa, sơn dược, đơn bì, phục linh, trạch tả, mạch môn, ngũ vị) tức lục vị địa hoàng hoàn gia mạch môn, ngũ vị bổ phế. Chính vì ảnh hưởng tương hỗ của phế thận, khi điều trị phải chiếu cố tới tương hỗ, còn gọi là kim thủy tương sinh. Trong “thời bệnh luận” trị phế thận lưỡng hư dùng: nhân sâm, mạch môn, ngũ vị để bổ phế, tri mẫu huyền sâm thanh phế vừa có thể tư thận, dùng cam thảo để trợ hóa chư dược, “Kim năng sinh thủy, thủy năng nhuận kim rất tốt”.
Trong điều trị thường dùng thuốc lợi tiểu tiện để khai phế, vì phế và bàng quan có quan hệ sinh lý với nhau, phế chủ khí bắt nguồn ở trên, bàng quang chủ thủy ở hạ tiểu, phế khí tuyên thông thì tam tiêu thông điều, thủy đạo tư lợi, khác với ý nghĩa tương sinh không thể dùng lý luận kim sinh thủy để giải thích được.
Pháp điều trị: bổ phế tư thận pháp, tư dưỡng phế thận pháp, kim thủy tương sinh pháp.
Thuốc thường dùng: dưỡng phế âm, tư thận âm.
 

kilantu84

Moderator
VẬN DỤNG QUY LUẬT TƯƠNG KHẮC

Tương khắc và tương sinh là hiện tượng sinh lý, tương khắc được nói đến trong bệnh chứng bao hàm ý nghĩa tương khắc thái quá và tương khắc bất cập và hiện tượng tương phản khắc (tương khắc). Xuất hiện những triệu chứng hư thực phức tạp. Tóm lại phải phân biệt mạnh yếu khác nhau, tương khắc thuộc mạnh biểu hiện cơ năng hoạt động mạnh: bị khắc thuộc nhược, biểu hiện cơ năng suy thoái, vì vậy mà khi điều trị đồng thời phải vừa ức cường, vừa phù nhược, chế cường thịnh để cho nhược dược hồi phục. Mặt khác khi cường thịnh nhưng chưa phát sinh tương khắc, tất yếu phải lợi dụng quy luật này, trước tiên phải tăng cường cho tạng bị khắc để đề phòng phát triển của bệnh tật.
Khi vận dụng tương khắc trong điều trị bệnh không nên cố định ở phương pháp nào mà cần phải có sự biến hóa thích hợp

1. Mộc hoành khắc thổ, mộc bất sơ thổ, thổ phản vũ mộc
a. Mộc hoành khắc thổ tức là can vượng tỳ nhược, can vượng phần nhiều nói đến can khí quá mạnh biểu hiện đau đầu, ngực sườn đầy tức, đau mạn sườn, bụng trướng đầy, tỳ nhược bao gồm vị khí trở trệ, ăn uống kém đầy và đau bụng. Can vượng phần lớn chỉ vào can khí hoành nghịch về điều trị cần phải lấy sơ can lý khí làm chủ kết hợp với kiện tỳ hòa vị dùng bài sài hổ sơ can tán (Sài hồ, Bạch thược, Xuyên khung, Chỉ xác, Hương phụ, Trần bị, Cam thảo, Sinh khương). Hoặc bài điều khí thang (Hương phụ, Thanh bì, Ô dược, Mộc hương, Hắc hương, Sa nhân, Cam thảo) hoặc bài Trầm hương giáng khí thang (Trầm hương, Hương phụ, Diển hổ sách, Kim linh tử, Sa nhân, Cam thảo). Chứng hậu mộc khắc thổ phần nhiều biểu hiện triệu chứng của can khí phạm vị, cũng vì thế mà ảnh hưởng đến đại trường khí thống, trong vị thống thường do vui buồn quá mức mà gây nên, thường dùng thống tả yếu phương (Bạch thược, Trần bì, Bạch truật, Phòng phong) mục đích là tả can hòa vị, sơ tràng trung khí trệ. Vì vậy chứng trạng ấy thấy trên lâm sàng thường gọi là chứng can vị bất hòa.
b. Mộc bất sơ thổ: do can khí uất kết gây nên, chức năng điều đạt của can khí bị rối loạn ảnh hưởng đến công năng của tỳ vị, biểu hiện là tinh thần uất ức, ngực sườn đầy tức, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, đại tiện bí hoặc đi lỏng. Điều trị cần phải thử can kiện tỳ dùng bài: Tiểu giao tán (Đương quy, Bạch thược, Sài hồ, Bạch truật, Bạch linh, Cam thảo, Ổi khương) nên gia chỉ xác, tràn bì để hòa vị. Điều trị can khí và can uất đều dùng lý khí làm chủ dùng các thuốc như Sài hồ nhưng do cơ thể bệnh sinh khác nhau nên việc lập phương tế cũng khác nhau.
Hiện tượng phản khắc giữa can và tỳ vị thường thấy. do can mộc không hắc được tỳ thổ, tỳ thổ phản vũ lại. Nói chung thổ phản vũ mộc phần nhiều do mộc uất bất năng sơ thổ gây nên. Nguyên nhân do sinh hóa của hậu thiên suy kém, can huyết bất túc, sinh ra can hỏa nội uất. Nên dùng bài hóa can tiễn (Bạch thược, Thanh bì, Đơn bì, Sơn chi, Bối mẫu, Trạch tả) nếu do tỳ vị gây nên thì thường thấy thấp nhiệt, bị tích trệ vì tỳ vị có quan hệ mật thiết với đại tràng nên dùng bài: Đạo khí thang (Hoàng liên, Hoàng cầm, Đương quy, Bạch thược, Chỉ xác, Binh lang, Mộc hương, Đại hoàng) gia giảm.
- Pháp điều trị: ức mộc, phù thổ pháp, bình can hòa vị pháp, điều lý can tỳ pháp, lý khí trường trung pháp.
- Thuốc thường dùng: sơ can khí, Thanh bì, Chế hương phụ, Kim linh tử, Sài hồ, Uất kim, Hòe hoa, Tô tử lệ hạch..
- Điều tì vị trung khí: Chỉ xác, Trần bì, Sa nhân, Khâu nhâm phật thủ.
- Hóa thấp nhiệt tích trệ: Hoàng liên, Bán hạ, Mộc hương, Chỉ thực, Đại phục bì.
 

kilantu84

Moderator
2. Thổ vượng khắc thủy, thổ bất khắc thủy, thủy phản khắc thổ:
Tức vị thực làm tổn thương thận âm thường thấy vị có thực nhiệt. Trên lâm sàng thì cho là tà nhiệt thương âm. Ít khi dùng đến học thuyết sinh khắc để giải thích.
Thổ bất khắc thủy: thổ không khắc thủy là tỳ hư mà thủy thấp phiếm giật gây nên thủy thũng trướng mãn. Trương Cảnh Nhạc nói “thủy là chí âm, gốc ở tại thận, thủy duy úy thổ, bị ức chế tại tỳ” nên phải ôn vận tỳ dương. Dùng bài thực tỳ ẩm (Bạch truật, Phục linh, Can khương, Sinh khương, Hồng táo, Cam thảo, Đậu khấu, Đại phục bì, Hậu phác, Mộc hương, Phụ tử, Mộc qua) làm chủ.
Thủy phản khắc thổ. Bệnh thận ảnh hưởng đến công năng của tạng tỳ thường thấy chứng thủy thũng, sách “Nội kinh” nói: “thận gia vị chi quan dã, quan môn bất lợi cố tụ thủy nhi tòng kỳ loại dã” nghĩa là “thận là cửa ngõ của vị cửa không thông thì nước sẽ tích tụ lại ở các tạng đó”. Dùng kim quỹ thận khí hoàn (Phụ tử, Nhục quế, Sơn thù, Sơn dược, Phục linh, Trạch tả, Đan bì) để ôn thận làm chủ, kết hợp vị linh thang, (Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Cam thảo, Nhục quế, Phục linh, Trạch tả, Bạch truật, Trư linh) để trị tiêu
- Pháp điều trị: Cắp hạ tồn âm pháp, hiệu thổ lợi thủy pháp, ôn thận kiện tỳ pháp
- Thuốc thường dùng:
+Tả vị nhiệt (Đại hoàng, Huyền minh phấn, Chỉ thực
+ Lợi thủy thấp: phục linh bì, Trạch tả, Sa tiền, Trứ linh, Đại phúc vì, Sinh khương bì, Thông thảo

 
Top