Lý giải mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Tám quẻ nhóm Càn Kim - Bản mệnh Kim:
Bát thuần Càn, Thiên phong Cấu, Thiên sơn Độn, Thiên địa Bĩ, Phong địa Quan, Sơn địa Bác, Hỏa địa Tấn, Hỏa thiên Đại hữu.
Tám quẻ nhóm Đoài Kim - Bản mệnh Kim:
Bát thuần Đoài, Trạch thủy Khốn, Trạch địa Tụy, Trạch sơn Hàm, Thủy sơn Kiển, Địa sơn Khiêm, Lôi sơn Tiểu quá, Lôi trạch Qui muội.
Tám quẻ nhóm Ly Hỏa - Bản mệnh Hỏa:
Bát thuần Ly, Hỏa sơn Lữ, Hỏa phong Đỉnh, Hỏa thủy Vị tế, Sơn thủy Mông, Phong thủy Hoán, Thiên thủy Tụng, Thiên hỏa Đồng nhân.
Tám quẻ nhóm Chấn Mộc - Bản mệnh Mộc:
Bát thuần Chấn, Lôi địa Dự, Lôi thủy Giải, Lôi phong Hằng, Địa phong Thăng, Thủy phong Tỉnh, Trạch phong Đại quá, Lôi trạch Tùy.
Tám quẻ nhóm Tốn Mộc - Bản mệnh Mộc:
Bát thuần Tốn, Phong thên Tiểu súc, Phong hỏa Gia nhân, Phong lôi Ích, Thiên lôi Vô vọng, Sơn lôi Di, Sơn phong Cổ.
Tám quẻ nhóm Khảm Thủy - Bản mệnh Thủy:
Bát thuần Khảm, Thủy trạch Tiết, Thủy lôi Truân, Thủy hỏa Ký tế, Trạch hỏa Cách, Lôi hỏa Phong, Địa hỏa Minh di, Địa thủy Sư.
Tám quẻ nhóm Cấn Thổ - Bản mệnh Thổ:
Bát thuần Cấn, Sơn hỏa Bí, Sơn thiên Đại súc, Sơn trạch Tổn, Hỏa trạch Khuê, Thiên trạch Lý, Phong trạch Trung phu, Phong sơn Tiệm.
Tám quẻ nhóm Khôn Thổ - Bản mệnh Thổ:
Bát thuần Khôn, Địa lôi Phục, Địa trạch Lãm, Địa thiên Thái, Lôi thiên Đại tráng, Trạch thiên Quải, Thủy thiên Nhu, Thủy địa Tỷ.
[h=3]Bác nào biết cơ sở cho việc phân nhóm này[/h]
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
4 quái dươngbiến hào trênbiến hào giữabiến hào dưới
Thiên Càn ☰Trạch Đoài ☱Hỏa Li ☲Phong Tốn ☴
Lôi Chấn ☳Hỏa Li ☲Trạch Đoài ☱Địa Khôn ☷
Thủy Khảm ☵Phong Tốn ☴Địa Khôn ☷Trạch Đoài ☱
Sơn Cấn ☶Địa Khôn ☷Phong Tốn ☴Hỏa Li ☲

Nhóm quẻ dương nam như,
thiên thiên [thuần, nam], thiên phong [nam, nữ], thiên sơn [nam, nam], thiên địa [nam, nữ],
phong địa [nữ, nữ], sơn địa [nam, nữ], hỏa địa [nữ, nữ], hỏa thiên [nữ, nam]

Nhóm quẻ âm nữ như,
hỏa hỏa [thuần, nữ], hỏa sơn [nữ, nam], hỏa phong [nữ, nữ], hỏa thủy [nữ, nam],
sơn thủy [nam, nam], phong thủy [nữ, nam], thiên thủy [nam, nam], thiên hỏa [nam, nữ].

cũng dùng quan hệ ngôi thứ và giới nhưng KHÁC CÁCH DÙNG Ở BÁT TRẠCH. Và một đằng là ngũ hành của quẻ 6 hào, một đằng là ngũ hành "du tinh" của biến.
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nói về tên quẻ dài lắm một lauc không thể nói hết được

64q.JPG

Trong bảng có ví dụ cho Càn Kim

Chịu khó nghiên cứu thì ra
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thứ nhất, cái này không thuộc Bát Trạch, Thứ hai, muốn hiểu lí lẽ cao siêu của Thiệu Khang Tiết có lẽ phải tìm hiểu thiên văn – kinh dịch, Thứ ba, nhìn tổng quát thì cách phân nhóm này cũng theo quan hệ dương nam – âm nữ của quẻ, đây,
* Xem quẻ thứ 5 ở mỗi nhóm, theo từng cặp,
nhóm càn - quẻ Tốn Khôn [quan], nhóm chấn – quẻ Khôn Tốn [thăng],
nhóm khảm – quẻ Đoài Li [cách], nhóm Cấn – quẻ Li Đoài [khuê],
nhóm khôn – quẻ Chấn Càn [đại tráng], nhóm tốn – quẻ Càn Chấn [vô vọng],
nhóm li – quẻ Cấn Khảm [mông], nhóm Đoài – quẻ Khảm Cấn [kiển]
* Xem quẻ thứ sáu ở mỗi nhóm,
Quái dưới của quẻ thứ sau đều thuộc dương nam: sơn thủy lôi thiên,
CÀN: Sơn Địa bác, CHẤN: Thủy Phong tỉnh, KHẢM: Lôi Hỏa phong, CẤN: Thiên Trạch lí, [quái trên đều thuộc âm nữ]
Quái dưới của quẻ thứ sau đều thuộc âm nữ: trạch hỏa phong địa,
KHÔN: Trạch Thiên quải, TỐN: Hỏa Lôi phệ hạp, LI: Phong Thủy hoán, ĐOÀI: Địa Sơn Khiêm, [quái trên đều thuộc dương nam].
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
-Thứ nhất, cái này không thuộc Bát Trạch,
-Thứ hai, muốn hiểu lí lẽ cao siêu của Thiệu Khang Tiết có lẽ phải tìm hiểu thiên văn – kinh dịch,
-Thứ ba, nhìn tổng quát thì cách phân nhóm này cũng theo quan hệ dương nam – âm nữ của quẻ, đây,
Thứ nhất : Bát quái có trước Bát trạch mấy ngàn năm . Bát trạch đang sử dụng Bát quái cho lý thuyết của mình cho nên không thể nói như thế được
Thứ hai tìm hiểu Tam thánh là ai chứ không phải cứ nói đến Kinh dịch lại đưa ông Thiệu Khang Tiết vào
Thứ ba Tìm đọc cuốn Bí ẩn của Bát quái Kinh dịch xem phân nhóm thế nào
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
1. Bằng chứng Bát Trạch sử dụng quẻ 6 hào?
2. Quẻ 6 hào được chia thành 8 nhóm như thầy quaduong liệt kê từ bao giờ
3. Tám nhóm quẻ 6 hào đó được gán ngũ hành từ bao giờ?
4. Nếu chứng minh được [1] thì xin hỏi ngũ hành dùng ở [1] là gì?
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Mối quan hệ Càn Tốn hay Tốn Càn đều cho kết quả Họa hại
Quẻ Phong Thiên Tiểu súc
Thiên Phong Cấu
Phân tích xem tại sao hai quẻ trên là họa hại ,từ đó suy ra
Bằng chứng Bát Trạch sử dụng quẻ 6 hào
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nói về tên quẻ dài lắm một lauc không thể nói hết được

View attachment 837

Trong bảng có ví dụ cho Càn Kim
- Mọi người tìm hiểu xem có đúng Lục sát ( quẻ Du hồn ),Tuyệt mạng (quẻ Quy hồn ) không
Nguyên lý Quẻ phối quẻ 4
1 là Càn, 2 là Đoài, 3 là Ly, 4 là Chấn, 5 là Tốn, 6 là Khảm, 7 là Cấn, 8 là Khôn.
:Trong 1 nhóm quẻ, nếu lấy quẻ thượng phối với quẻ hạ ta thấy kết quả phối hợp này trong một nhóm quẻ xếp lần lượt theo thứ tự cố định sau:
Phuc vị, Hoạ hại, Thiên y, Diên niên, Ngũ quỷ, Sinh khí, Lục sát (Du hồn), Tuyệt mạng (Quy hồn). (Nhớ được thứ tự này thì việc tìm bản quẻ, hào thế - ứng của quẻ kép sẽ rất đơn giản).
Cũng theo trình tự này thì vị trí của hào thế lần lượt là 6, 1, 2, 3, 4, 5, 4, 3.
(Phục vị: quẻ thượng phối với quẻ hạ là Phục vị. Hoạ hại: quẻ thượng phối với quẻ hạ là Hoạ hại...
Ví dụ Càn phối với Tốn là hoạ hại).
VỊ TRÍ CỦA THẾ - ỨNG
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Phục vị (Quái thần): Thế ở hào 6, ứng hào 3.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Hoạ hại: Thế ở hào 1, ứng hào 5.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Diên niên, Tuyệt mạng : Thế ở hào 3, ứng hào 6.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Ngũ quỷ, Luc sát: Thế ở hào 4, ứng hào 2.
Trong đoạn văn trên có một câu sai ?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Tiên thiên biến hào, Hậu thiên biến hào, Bát trạch biến hào, Phi tinh biến hào, Mai hoa biến hào - hào biến thì nẩy sinh quan hệ.

Bát trạch tức là 8 trạch, mỗi hướng một trạch, Tọa là phục vị, 7 hướng kia là 7 biến còn lại của quái phục vị.

Mai hoa là quẻ 6 hào, không phải quẻ 3 hào như 8 biến bát trạch. Mượn quan hệ bát trạch ghép vào, lấy quái dưới làm Trạch, lấy quái trên làm biến, nhìn thoáng thì thấy lần lượt 8 quan hệ Phục vị, họa hại, thiên y, diên niên, Ngũ quỷ, sinh khí, lục sát, tuyệt mạng. Nhưng 4 quẻ đầu cùng 1 quái dưới, 4 quẻ sau có quái dưới khác với quái dưới của 4 quẻ đầu.

Ví von vớ vẩn tí, uống rượu bát trạch, uống bia mai hoa, hơi say thấy hai cái cốc trước mặt không rõ rượu hay bia, say them chút nữa đổ lộn uống chơi.
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Sinh ra ta là Phụ Mẫu , Sinh ra Phụ Mẫu ta là Ông bà ta..........Cứ thế mà ngược lên cho đến cội nguồn

Cho nên làm gì có chuyện

Mai hoa là quẻ 6 hào, không phải quẻ 3 hào như 8 biến bát trạch. Mượn quan hệ bát trạch ghép vào, lấy quái dưới làm Trạch, lấy quái trên làm biến,
Không biết bạn say hay Tẩu hỏa
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
VỊ TRÍ CỦA THẾ - ỨNG
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Phục vị (Quái thần): Thế ở hào 6, ứng hào 3.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Hoạ hại: Thế ở hào 1, ứng hào 5.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Diên niên, Tuyệt mạng : Thế ở hào 3, ứng hào 6.
* Hai quẻ Thượng, Hạ kết hợp thành Ngũ quỷ, Luc sát: Thế ở hào 4, ứng hào 2.
Mối quan hệ Càn Tốn hay Tốn Càn đều cho kết quả Họa hại
Quẻ Phong Thiên Tiểu súc
Thiên Phong Cấu
Phân tích xem tại sao hai quẻ trên là họa hại, từ đó suy ra
Chỗ anh QuocQuynh bôi đỏ viết rõ MƯỢN QUAN HỆ BÁT TRẠCH GHÉP VÀO QUẺ DỊCH - VÀ NGƯỢC LẠI (mượn quan hệ quẻ dịch ghép vào BT) NHƯ CÁC ĐOẠN TRÍCH TRÊN CHỈ ĐỂ NGHE MÁT TAI THÔI. KHÔNG DÙNG ĐƯỢC.

trong 8 quẻ chỉ có 5 quẻ có Lôi là, chấn dự giải hằng tùy, còn thăng - tỉnh - đại quá làm gì có Lôi;
GHÉP BÁT TRẠCH VÀO KIỂU GÌ?
Sinh ra ta là Phụ Mẫu , Sinh ra Phụ Mẫu ta là Ông bà ta..........Cứ thế mà ngược lên cho đến cội nguồn
Trong đề mục này, cái gì là phụ mẫu, cái gì là ta, cái gì là ông bà?
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Chỗ anh QuocQuynh bôi đỏ viết rõ MƯỢN QUAN HỆ BÁT TRẠCH GHÉP VÀO QUẺ DỊCH - VÀ NGƯỢC LẠI (mượn quan hệ quẻ dịch ghép vào BT) NHƯ CÁC ĐOẠN TRÍCH TRÊN CHỈ ĐỂ NGHE MÁT TAI THÔI. KHÔNG DÙNG ĐƯỢC.
Vậy nguyên lý của Bát trạch sử dụng Bát quái hay cái gì để giải thích
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Xem xét,
trạch tọa phương thuộc quái DƯƠNG NAM (càn, chấn, khảm, cấn) thì các phương khác cũng thuộc quái dương nam là gì, các phương khác thuộc quái âm nữ (khôn, tốn, li, đoài) là gì?
trạch tọa phương thuộc quái ÂM NỮ thì các phương khác cũng thuộc quái âm nữ là gì, các phương khác thuộc quái dương nam là gì?
Thay vì Gọi các mối quan hệ là sinh khí, thiên y, họa hại, lục sát, ngũ quỷ, diên niên, tuyệt mạng, phục vị, Gọi Bằng các "du tinh" tham cự lộc văn liêm vũ phá phụ.

Trước hết, thử So sánh trạch càn và trạch khảm, So sánh trạch trạch chấn và trạch cấn,
So sánh trạch khôn và trạch li, So sánh trạch tốn và trạch đoài.
 
Last edited by a moderator:

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Thay vì Gọi các mối quan hệ là sinh khí, thiên y, họa hại, lục sát, ngũ quỷ, diên niên, tuyệt mạng, phục vị, Gọi Bằng các "du tinh" tham cự lộc văn liêm vũ phá phụ.
Muốn chứng minh phải dùng Ngũ hành
 

Quốc Quỳnh

Thành viên nhiệt tình
Xem xét,
trạch tọa phương thuộc quái DƯƠNG NAM (càn, chấn, khảm, cấn) thì các phương khác cũng thuộc quái dương nam là gì, các phương khác thuộc quái âm nữ (khôn, tốn, li, đoài) là gì?
trạch tọa phương thuộc quái ÂM NỮ thì các phương khác cũng thuộc quái âm nữ là gì, các phương khác thuộc quái dương nam là gì?
Thay vì Gọi các mối quan hệ là sinh khí, thiên y, họa hại, lục sát, ngũ quỷ, diên niên, tuyệt mạng, phục vị, Gọi Bằng các "du tinh" tham cự lộc văn liêm vũ phá phụ.

.
Có DƯƠNG Nam thì phải có Âm Nam
Có Âm nữ thì phải có Dương nữ
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Viết vậy ngắn quá, quái nào là "âm nam", quái nào là "dương nữ", quái nào là dương nam, quái nào là âm nữ.
 

quaduong

Thành viên nhiệt tình
Có DƯƠNG Nam thì phải có Âm Nam
Có Âm nữ thì phải có Dương nữ
Thế nào là Âm Nam Dương Nam-Âm nữ Dương nữ

DN AN.JPGAD.JPG
Cho nên không đơn giản chút nào
(Đoài vẽ nhầm nhưng vẫn là 2D 1A)
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Gửi thêm lần nữa hình này,...
Đồ Bát quái tiên thiên bắt đầu từ nửa Tây, càn đoài li chấn, rồi lộn lại tốn khảm cấn khôn.
Bắt đầu từ nửa Đông cũng vậy, tốn khảm cấn khôn, rồi lộn lại càn đoài li chấn.

Tốn
Họa hại 3
Li
Tuyệt mạng 7
Khôn
Diên niên 6
Tốn
Lục sát 4
Li
Ngũ quỷ 5
Khôn
Thiên y 2
Chấn
Ngũ quỷ 5
Trạch cànĐoài
Sinh khí 1
Chấn
Tuyệt mạng 7
Trạch đoàiĐoài
Phục vị 8
Cấn
Thiên y 2
Khảm
Lục sát 4
Càn
Phục vị 8
Cấn
Diên niên 6
Khảm
Họa hại 3
Càn
Sinh khí 1
Tốn
Sinh khí 1
Li
Diên niên 6
Khôn
Tuyệt mạng 7
Tốn
Phục vị 8
Li
Thiên y 2
Khôn
Ngũ quỷ 5
Chấn
Thiên y 2
Trạch khảmĐoài
Họa hại 3
Chấn
Diên niên 6
Trạch tốnĐoài
Lục sát 4
Cấn
Ngũ quỷ 5
Khảm
Phục vị 8
Càn
Lục sát 4
Cấn
Tuyệt mạng 7
Khảm
Sinh khí 1
Càn
Họa hại 3

Tốn
Diên niên 6
Li
Sinh khí 1
Khôn
Họa hại 3
Tốn
Tuyệt mạng 7
Li
Họa hại 3
Khôn
Sinh khí 1
Chấn
Phục vị 8
Trạch chấnĐoài
Tuyệt mạng 7
Chấn
Lục sát 4
Trạch cấnĐoài
Diên niên 6
Cấn
Lục sát 4
Khảm
Thiên y 2
Càn
Ngũ quỷ 5
Cấn
Phục vị 8
Khảm
Ngũ quỷ 5
Càn
Thiên y 2
Tốn
Thiên y 2
Li
Phục vị 8
Khôn
Lục sát 4
Tốn
Ngũ quỷ 5
Li
Lục sát 4
Khôn
Phục vị 8
Chấn
Sinh khí 1
Trạch liĐoài
Ngũ quỷ 5
Chấn
Họa hại 3
Trạch khônĐoài
Thiên y 2
Cấn
Họa hại 3
Khảm
Diên niên 6
Càn
Tuyệt mạng 7
Cấn
Sinh khí 1
Khảm
Tuyệt mạng 7
Càn
Diên niên 6

So sánh trạch Càn và trạch Khảm,
So sánh trạch trạch Chấn và trạch Cấn,
So sánh trạch Khôn và trạch Li,
So sánh trạch Tốn và trạch Đoài.
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Giải thích bằng Nguyên lý Ngũ hành :

Thứ nhất về Ngũ hành :
Đoài – Càn thuộc Kim , Khảm thuộc Thủy , Cấn – Khôn thuộc Thổ , Chấn – Tốn thuộc Mộc , Ly thuộc Hỏa
Thứ hai lý giải các mối quan hệ trên theo quy luật sinh khắc cho ta thấy gì ?
• Quan hệ Sinh khí : có hai cặp mang hành tương sinh là Ly <-> Chấn và Tốn <-> Khảm ,hai cặp Tỵ hòa là Càn <-> Đoài và Cấn <-> Khôn
- Tại sao tương sinh và tỵ hòa lại cho là sinh khí
- Về tương sinh : Chỉ có Chấn Mộc sinh Ly Hỏa làm gì có điều ngược lại
*Quan hệ Diên niên : Có 2 cặp Tương sinh là Càn <-> Khôn và Đoài <->Cấn . Một cặp Tỵ Hòa là Chấn <-> Tốn . Một cặp tương khắc Ly <->Khảm . Vậy tại sao tương sinh , tương khắc , tỵ hòa cùng được gọi là Diên niên …..??
• Quan hệ lục sát : Càn <-> Khảm , Đoài <-> Tốn , Ly <-> Khôn , Chấn <-> Cấn
- Càn <->Khảm Kim sinh Thủy sao lại Lục sát
- Ly <-> Khôn Hỏa sinh Thổ…………………
- Đoài <-> Tốn Kim Khăc Mộc
- Chấn <-> Cấn Mộc khắc Thổ
Cũng phân tích như vậy với các mối quan hệ khác
• Quan hệ Họa hại : Càn <-> Tốn , Đoài <-> Khảm , Ly <-> Cấn , Chấn <-> Khôn
• Quan hệ Thiên y : Càn <-> Cấn , Đoài <-> Khôn , Ly <-> Tốn , Chấn <-> Khảm
• Quan hệ Tuyệt Mệnh : Càn <-> Ly , Đoài <-> Chấn , Tốn <-> Cấn , Khảm <-> Khôn
Như vậy căn cứ vào đâu để có thể có được Phục vị Sinh khí , Thiên y , Lục sát , Ngũ quỷ ,Họa hại………..???
Cũng giải thích như vậy đối với
Tham - cự - lộc – văn - liêm -vũ -phá -phụ.
 
Top