Cây thuốc Việt Nam

kilantu84

Moderator
Cây cỏ tranh

BACHMAOCAN_CAY.jpg

Tên khoa học: Imperata cylindrica P. Beauv.
Tên khác: Cỏ tranh, rễ tranh

Cây cỏ tranh là một loại cỏ sống dai, thân rễ khỏe chắc. Thân cao 30-90cm, lá hẹp dài 15-30cm, rộng 3-6mm, gân lá ở giữa phát triển, ráp ở mặt trên, nhẵn ở mặt dưới, mép lá sắc. Cụm hoa hình chùy nhưng hinh bắp dài 5-20cm màu trắng bạc, bông nhỏ phủ đầy lông nhỏ mềm, rất dài.

Cỏ tranh có vị ngọt tính hàn, hoa có vị ngọt, tính ôn. Vào 3 kinh tâm, tỳ, vị phế, và bàng quang. Có tác dụng trừ phục nhiệt, tiêu ứ huyết, lợi tiểu tiện, dùng chữa nội nhiệt phiền khái, tiểu tiện khó khăn, đái ra máu, thổ huyết, máu cam.

Cỏ tranh

Cỏ tranh vị thuốc rất hay
Đông y, dân chúng, xưa nay thường dùng
Bụng ứ nước , phù tay chân
Rễ tranh, đậu đỏ đem hầm để ăn
Đậu nhừ, vứt rễ cỏ tranh
Ăn đậu uống nước sẽ lành chớ lo
Những người hen suyễn nhớ cho
Rễ tranh sắc uống vô khỏi dần
Những người thổ huyết cũng cần rễ tranh
Rễ tươi hoa chuối sắc lên
Chia nhiều lần uống thường xuyên trong ngày
Chữa "hơi ợ ngược" thật hay
Rễ tranh cùng với sắn dây hãy dùng.

Một số bài thuốc:

1. Phù nề tay chân: 50g rễ cỏ tranh + đậu đỏ nhỏ 30g sắc uống.
2. Hen suyễn: 50g rễ cỏ tranh tươi sắc uống
3. Thổ huyết: rễ cỏ tranh tươi 40g, hoa chuối 40g tất cả thái nhỏ, sắc với nước chia nhiều lần uống trong ngày.
4. Hơi ợ ngược: rễ cỏ tranh 12g, sắn dây 12g sắc uống.
5. Đái ra máu: rễ cỏ tranh 30g, rễ đại kế 15g sắc uống.

Kiêng kỵ: người hư hỏa, không thực nhiệt, kiêng dùng. Phụ nữ có thai không nên dùng.





 

phonglan

Moderator
Re: Cây thuốc Việt Nam - cây mít

Những vị thuốc từ cây mít



Mít là loại cây to, cao khoảng 8-15m, có tên khoa học là Artocarpus integrifolia Linn, thuộc họ dâu tằm (Moraceae). Cây mít được trồng phổ biến khắp nước ta, rất gần gũi với người dân nông thôn. Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít tố nữ (đặc sản miền Nam), ngoài giá trị dinh dưỡng, nhiều bộ phận của cây mít còn là vị thuốc.
Những vị thuốc từ mít
+ Vị thuốc từ lá mít: Lá mít dày, hình bầu dục, dài 7-15cm. Khi dùng làm thuốc, người ta thường dùng lá tươi.
Làm thuốc lợi sữa: Sản phụ sau khi sinh nếu ít sữa, dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa. Cũng có thể dùng cụm hoa đực (dân gian thường gọi là dái mít), hay quả non sắc uống để tăng tiết sữa.
Chữa tưa lưỡi ở trẻ em: Phơi lá mít vàng cho thật khô rồi đốt cháy thành than, trộn với mật ong, bôi vào chỗ tưa lưỡi 2-3 lần/ngày, tối 1 lần.
Chữa chứng trẻ em tiểu ra cặn trắng: Lấy 20-30g lá già của cây mít mật, thái nhỏ, sao vàng, nấu nước uống.
Chữa hen suyễn: Lấy lá mít + lá mía + than tre (3 thứ bằng nhau) sắc uống.
Chữa mụn nhọt, lở loét: Lấy lá mít tươi giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng, sẽ làm giảm sưng đau. Hoặc dùng lá mít khô nấu cô đặc thành cao, bôi lên vết lở loét sẽ mau khỏi.
+ Vị thuốc từ nhựa mít: Vỏ cây mít có nhiều nhựa, cũng thường được dùng làm thuốc chữa nhọt vỡ mủ. Hoặc có thể dùng nhựa mít trộn với giấm, bôi lên chỗ mụn nhọt sưng tấy.
+ Vị thuốc từ gỗ mít: Gỗ mít tươi đem mài lên miếng đá nhám, hoặc chỗ nhám của trôn bát, cho thêm ít nước (nước sẽ vẩn đục do chất gỗ và nhựa mít), ngày uống từ 6-10g, dùng làm thuốc an thần, chữa huyết áp cao hay những trường hợp co quắp. Hoặc dùng khoảng 20g gỗ phơi khô (hay vỏ thân gỗ), chẻ nhỏ, sắc với 200ml nước còn 50ml, uống một lần trong ngày, có tác dụng an thần.Theo tạp chí “Science et vie” (1/1993), một nhóm nhà nghiên cứu ở Montpellier (Pháp) đã tìm thấy trong quả mít ở một số nước nhiệt đới có một chất tự nhiên mà họ đặt tên là Jacaline, có khả năng bảo vệ tế bào bạch huyết cầu của hệ thống miễn dịch chống lại virus. Công trình này đã được công bố và vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm.
Theo BS. VŨ HƯỚNG VĂN (Sức khoẻ Đời sống)
 

kilantu84

Moderator
CÂY BÍ ĐAO

Bí đao còn có tên bí xanh (vỏ ngoài xanh có hoặc không có phấn). Tên Hán là Đông Qua

bidao_2.jpg


Theo Đông y, bí đao vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính. Có tác dụng rõ rệt kiện tỳ, ích khí, tiêu thuỷ. Trường kỳ ăn bí xanh có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân chống mập phì. Bí đao thích hợp người bị khí hư tỳ yếu, béo bệu, phù thũng cục bộ hoặc toàn thân.

Các bộ phận của cây bí đao đều được dùng làm món ăn và thuốc: quả (gồm cuống, vỏ, thịt, hột), dây cuộng, lá, hoa...

Một số bài thuốc

Trị bệnh tiểu đường:
Hàng ngày dùng bí đao nhục (phần thịt quả) dưới dạng nấu canh, nấu cháo ăn hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra cũng có thể sử dụng một số vị thuốc từ bí đao phối hợp với các vị thuốc khác.
- Đông qua bì 100g, củ mài 30g, lá sen tươi 60g. Sắc lấy nước uống 2- 3 lần trong ngày. Uống nhiều ngày. Trị háo khát, uống nhiều, tiểu nhiều.
- Đông qua bì 50g, hoàng liên 12g. Sắc uống, ngày 3 lần, có tác dụng thanh vị nhiệt, sinh tân, chỉ khát. Dùng tốt cho những trường hợp tiểu đường typ 1, thường xuyên háo khát, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
- Đông qua bì, vỏ dưa hấu (phần cùi còn lại sau khi ăn dưa), mỗi vị 15g, thiên hoa phấn 12g. Sắc uống, ngày 1 thang. Trị tiểu đường, háo khát.
- Đông qua tử ( hạt bí đao), mạch môn đông, hoàng liên, mỗi vị 6g. Sắc lấy nước uống, ngày 2-3 lần. Uống nhiều ngày, tác dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát. Dùng cho người bị tiểu đường, thường xuyên khát nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều.
- Bệnh đái tháo đường, béo phì, tăng huyết áp: Bí đao 30g, vỏ bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc lấy nước uống.

Trị bệnh viêm thận cấp tính, phù thũng:
Đôngqua bì, bạch mao căn, mỗi vị 30g. Sắc uống ngày 1 thang, uống nhiều ngày, tớikhi các triệu chứng thuyên giảm.

Trị tiểu đục ở nam giới, bạch đới ở nữ giới:

Đôngqua tử sao vàng, tán bột mịn, mỗi lần 9g, uống với nước cháo. Uống nhiều ngày.

Làm trơn nhuận da cơ, giữ nhan sắc:
-Muốn da trắng, đẹp, trẻ mãi không già, dùng hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viênbằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày hai lần, vào lúc đói.- Đểda mặt luôn tươi nhuận, đẹp dung nhan, dùng hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữaăn, ngày 3 lần. Nếu muốn trắng hơn gia thêm hạt bí đao, muốn hồng hơn giathêm đào hoa.


Thận khí hư suy, lưng đau gối mỏi, suy giảm tình dục:
- Bí đao 100g, lộc nhung 5g, trứng bồ câu 5 quả lấy lòng đỏ, dầu, muối, gia vị. Bí đao giã nhuyễn, nhung thái mỏng ngâm rồi hấp. Tất cả đánh đều hấp chín ăn cách ngày 1 lần trong tháng.

Ung thư gan (trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật):
Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g, nấm hương vụ đông 20g, giăm bông 30g, đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g, mỳ chính. Các thứ tẩm gia vị đun cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng:
Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia hai lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng:
Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi:
Đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cập 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g, sắc uống ngày 1 thang.

Chín mé:
Lá bí đao giã nát xào giấm bó lại

Trị ung nhọt ở phổi hoặc ở đại tràng:
Đông qua tử sao vàng, bồ công anh, kim ngân hoa, ý dĩ (để sống), diếp cá, mỗi vị 40g, rễ lau 20g, đào nhân, cát cánh, cam thảo, mỗi vị 10g. Ngày 1 thang dưới dạng thuốc sắc. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Trịmụn nhọt, sang lở:
Mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày,dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu ung nhọt ở trong, dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng bài nùng, thúc mủ, làm tiêu ung nhọt,chữa tràng vị ủng tắc

Trịphong ngứa, ban chẩn ở mặt
:
Dùng hạt bí đao, đào nhân đồng lượng nghiền thậtmịn, thêm mật ong xoa mặt, ngày 3-4 lần sẽ khỏi. Nếu có vết sạm đen trênmặt dùng dây bí đao sắc đặc rửa nhiều lần trong ngày.


BÍ ĐAO

BÍ ĐAO VỊ THUỐC QUÝ
GIÚP TUỔI THỌ KÉO DÀI
CHỮA BÉO MẬP RẤT TỐT
CHỮA PHÙ THẬN RẤT TÀI

NHỮNG NGƯỜI TIỂU TIỆN KHÓ
ĂN BÍ ĐAO ĐỠ NGAY
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CŨNG VẬY
ĂN NÓ CŨNG RẤT HAY

CHỮA PHÙ THŨNG CŨNG LÀNH
NẤM CÙNG HÀNH & CÁ CHÉP
TRỊ XƠ ĐỘNG MẠCH VÀNH
HAY BỆNH CAO HUYẾT ÁP

BÍ ĐAO RẤT DỄ NẤU
CANH TÔM, HAY CANH XƯƠNG
HOẶC LUỘC LÊN RỒI CHẤM
RẺ TIỀN, BỔ LẠI NGON.



 

kilantu84

Moderator
CÂY CÀ RỐT

40carot.jpg

Mô tả: Cà rốt là loại cây thảo sống 2 năm. Lá cắt thành bản hẹp. Hoa tập hợp thành tán kép; trong mỗi tán, hoa ở chính giữa thì không sinh sản và màu tía, còn các hoa sinh sản ở chung quanh thì màu trắng hay hồng. Hạt Cà rốt có vỏ gỗ và lớp lông cứng che phủ.

Cách dùng.
Rễ củ và quả (Radix et Fructus Carotae). Thu hái vào mùa đông; bỏ thân, lá, rễ con, rửa sạch.Thường sử dụng Cà rốt dưới dạng tươi để ăn sống, xào, nấu canh, phối hợp với các loại rau quả khác làm nước giải khát, hoặc nước dinh dưỡng.. Cũng dùng dịch tươi làm thuốc trị ho, bệnh về đường hô hấp, hen, khản tiếng. Củ Cà rốt được dùng phổ biến trong các thang thuốc bổ Đông y, và nấu xúp cho trẻ em bị ỉa chảy ăn thay sữa dưới hình thức ẩm thực trị.

Tác dụng dược lý - Công dụng: Cà rốt là một trong những loại rau quý nhất được các các thầy thuốc trên thế giới đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh đối với con người. Cà rốt giàu về lượng đường và các loại vitamin cũng như năng lượng. Các dạng đường tập trung ở lớp vỏ và thịt nạc của củ; phần lõi rất ít.
Trong Cà rốt có rất nhiều vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B; ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất caroten (cao hơn ở Cà chua); sau khi vào cơ thể, chất này sẽ chuyển hoá dần thành vitamin A, vitamin của sự sinh trưởng và tuổi trẻ.

Củ Cà rốt vị ngọt cay, tính hơi ấm, có tác dụng hạ khí bổ trung, yên ngũ tạng, tăng tiêu hoá, làm khoan khoái trong bụng. Hạt có vị đắng cay, tính bình, có tác dụng sát trùng, tiêu tích.
Rễ củ làm thuốc uống trong trị suy nhược, thiếu máu, tiêu chảy ở trẻ em và người lớn, bệnh trực trùng coli, viêm ruột, bệnh đường ruột, táo bón, loét dạ dày tá tràng, xuất huyết dạ dày ruột, bệnh phổi, lao hạch, thấp khớp, thống phong, sỏi, vàng da, xơ vữa động mạch, suy gan mật, giảm sữa nuôi con, bệnh ngoài da… Dùng ngoài chữa vết thương, loét, bỏng, đinh nhọt, cước, nứt nẻ, bệnh ngoài da, dùng đắp apxe và ung thư vú, ung thư biểu mô. Hạt dùng trị giun đũa, giun kim, bệnh sán dây, đau bụng giun, trẻ em cam tích.

Đơn thuốc:
1. Chữa sau khi ốm kém ăn, uể oải, suy yếu, dùng củ Cà rốt khô, thái mỏng, tẩm mật sao 30g, cây Vú bò thái miếng phơi khô, tẩm mật sao, Hoài sơn sao, mỗi vị 24g. Mạch môn chẻ đôi bỏ lõi sao, Ngưu tất, Thổ tam thất (Nam truật) mỗi vị 12g, sắc uống. Uống thuốc có cà rốt thì ăn ngon miệng, da thịt được tươi nhuận hồng hào, đại tiện điều hoà, phân thành khuôn mà không táo bón (Lê Trần Đức).
2. Ỉa chảy trẻ em, dùng bột Cà rốt khô 50g, hoặc Cà rốt tươi 500g, nước 1 lít, nấu thành xúp. Những ngày đầu bị ỉa chảy, mỗi ngày ăn 100-150ml trên 1kg thân nặng, ăn làm 6 bữa (nếu truyền hoặc uống nước thì bớt lượng súp Cà rốt tương ứng); những ngày sau cho ăn kèm với sữa mẹ, trọng lượng xúp cà rốt giảm dần (Lê Minh).
3. Giun sán: Bột Cà rốt 12-18g, dùng trong ngày (Lê Minh).

4. Cà rốt 150 g, mật ong 50 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi dùng vải bọc lại, vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước để uống. Có tác dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, giúp phòng chống bệnh cao huyết áp

5. Cà rốt 150 g, táo tây, 150 g, nước ép chanh 15 ml, mật ong 10 ml. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng rồi dùng máy ép lấy nước, cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ - uống hàng ngày có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp phục hồi sức khỏe rất tốt.

6. Cà rốt 500 g, lê tươi 500 g, nước chín để nguội 1.000 ml, mật ong 20 ml. Lê rửa sạch để ráo nước, ngâm với nước muối trong 15 phút, sau đó thái miếng, ép lấy nước; cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, ép lấy nước. Hòa hai thứ nước ép với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Nước uống có tác dụng cường thân kiện lực, bồi bổ sức khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư, đặc biệt thích hợp với những người ở tuổi trung và lão niên.

7. Cà rốt 100 g, mía 500 g, chanh quả 80 g, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng vải lọc lấy nước; mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước. Hòa nước cà rốt và nước mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được có màu hồng vàng, mùi thơm, vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt. Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống ung thư.

8. Cà rốt 250 g, quất 100 g, chuối tiêu chín 150 g, đường phèn vài miếng. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; quất vắt lấy nước cốt. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, quấy thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước này có mùi thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những người bị cao huyết áp và chán ăn.

9. Cà rốt 1.000 g, trám tươi 250 g, đường trắng vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, thái chỉ; trám bỏ hạt, thái lát mỏng. Hai thứ đem ép lấy nước rồi đun sôi lên, chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát và bổ dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản, viêm amiđan, viêm gan...
(4 --> 9 ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khoẻ & Đời Sống)

CÀ RỐT

Cà Rốt nữ hoàng của rau
Chữa bệnh rất tốt, khuyên nhau nên dùng
Củ cà rốt quý vô cùng
Tác dụng tăng trưởng xin đừng có quên
Giúp trẻ nhỏ mau lớn thêm
Tác dụng miễn dịch chớ nên xem thường
"Ngăn chặn chết yểu" trẻ em
Cầm được tiêu chảy càng thêm yên lòng
Hạn chế vi khuẩn vi trùng
Giúp tóc óng mượt da hồng hào tươi.
Giúp tăng thị lực ai ơi
Giúp chống dị ứng ta thời đỡ lo
Giúp hạ huyết áp nhớ cho
Giúp chống động mạch cứng, xơ, ở người
Giúp chống ung thư tuyệt vời
Công dụng Cà Rốt xứng lời ngợi ca.

 

kilantu84

Moderator
CÂY KHOAI LANG

Cây Khoai lang có nguồn gốc ở vùng châu Mỹ nhiệt đới, lan truyền sang các quần đảo Thái Bình Dương, các nước Châu Á, được Cristophe Colombo đưa về châu Âu và người Bồ Đào Nha đưa vào Châu Phi.

Khoai lang là cây lương thực ăn củ, ăn lá, ăn đọt (ngọn), thích nghi với nhiều vùng khác nhau; từ vùng xích đạo nhiệt đới tới vùng ôn đới, có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng tốt nhất là đất cát nhẹ. Củ khoai hình thành là do rễ phồng lên, chứa tinh bột và đường; củ trắng vàng hay đỏ tím tuỳ theo từng giống.

Lá khoai lang là loại rau dân dã vừa ngon, vừa mát và bổ. Củ và rau khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “sâm nam”.

Theo Đông y, khoai lang có nhiều tên như: cam thử, phiên chử. Củ khoai lang tính bình, vị ngọt, có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, cường thận, kiện vị, tiêu viêm, thanh can, lợi mật, sáng mắt. Nó được dùng chữa vàng da, ung nhọt, viêm tuyến vú, phụ nữ kinh nguyệt không đều (dùng trước kỳ kinh), nam giới di tinh, trẻ em cam tích, lỵ.

Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc. Kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp. Khoai lang vàng đỏ có nhiều vi chất hơn khoai lang trắng.

Món ăn bài thuốc từ khoai lang

Trong củ Khoai lang tươi có: 68% nước, 0,8% protit, 28,5% gluxit, 34mg% canxi, 50mg% phốtpho, 23mg% vitamin C. Ở nước ta, Khoai lang là cây lương thực quan trọng. Trước đây Khoai lang là lương thực chính ở vùng đất cát, nhân dân ta thường luộc khoai ăn tươi hoặc phơi khô, làm bột, làm bánh mứt, nấu chè… Khoai lang khô nấu với đậu là món ăn ngon và bổ dưỡng. Lá và ngọn rau Khoai lang dùng để xào, luộc, nấu canh rất ngon. Vào các tháng “giáp hạt rau”, rau Khoai lang có tác dụng rất tốt.

Chữa táo bón
Chữa táo bón: Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối.

Các cách khác:

- Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).

- Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.

- Củ Khoai lang sống rửa sạch, gọt vỏ, giã nhỏ, cho nước đun sôi, quấy đều, uống 1 bát vào sáng sớm, sau nửa giờ chưa đi ngoài lại uống thêm, uống vài ba ngày sẽ hết táo.

- Lá Khoai lang tươi nấu với Mồng Tơi, Rau má ăn.

Chữa kiết lỵ đi ngoài không có nhầy máu: Củ Khoai lang nướng chín, bóc vỏ, chấm Mật ong, ăn ngày 3 lần.

Chữa mụn nhọt: Củ Khoai lang 40g; lá Bồ công anh 40g; Đường 20g. Giã nhuyễn, bọc vải đắp vào chỗ đau, ngày 2 – 3 lần, làm liên tục 2 – 3 ngày.

Hen suyễn, khó thở, khò khè: Củ Khoai lang hà 3 phần, Bồ kết bỏ hạt 2 phần, sấy khô tán mịn, dùng nước hồ loãng vo thành viên 1g. Người lớn mỗi lần uống 2 viên, ngày 2 – 3 lần. Liều dùng 100 viên. Trẻ dưới 13 tuổi ngày uống 1 viên, chia làm 2 lần, sau bữa ăn .

Chữa bỏng: Lá khoai non rửa sạch, nghiền nát, vắt lấy nước phết lên vết bỏng.

Tăng sữa: ngọn khoai non hấp chín hay nấu canh ăn hàng ngày.

Chữa băng huyết: Lá Khoai lang 1 nắm, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

Chữa cảm sốt mùa nóng: Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm

Trẻ biếng ăn: Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.

Thận âm hư, đau lưng mỏi gối: Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.

Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần: Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.

Chữa ngộ độc sắn: Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước uống

Say tàu xe: Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.

Vàng da: Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.

Một số điểm lưu ý khi dùng khoai lang:

- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.

- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.

- Nên ăn kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dưỡng chất.

- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa.

- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết. Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).

- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.

- Phải bỏ hết khoai hà, khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.

KHOAI LANG

XIN CHỚ XEM THƯỜNG KHOAI LANG
THỨC ĂN, VỊ THUỐC NHUẬN TRÀNG RẤT HAY
ĂN KHOAI TÁO BÓN GIẢM NGAY
SẮC NƯỚC UỐNG DẠ DÀY HẾT VIÊM
MÙA HÈ CƠN CẢM SỐT LÊN
XÔNG, ĂN VÀI LƯỢT KHỎE LIỀN KHỎI LO
NẤU CHÁO KHOAI VỚI BỘT NGÔ
CHỮA VÀNG DA ĐÓ NHỚ CHO ĐỂ LÀM
KHOAI PHÒNG UNG THƯ TRỰC TRÀNG
LÁ KHOAI AI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN
KHOAI GIÚP BÉO PHÌ GIẢM CÂN
KHI NGỘ ĐỘC SẮN RẤT CẦN NƯỚC KHOAI
AI ĐI TÀU XE BỊ SAY
NHAI CỦ KHOAI SỐNG KHỎE NGAY LO GÌ
ĂN KHOAI BỔ THẬN, BỔ TỲ
TIM MẠCH TỤ MỠ ĂN ĐI SẼ LÀNH.
(GS. Tề Quốc Lực)
 

kilantu84

Moderator
CAM THẢO ĐẤT

Cam thảo đất còn có tên gọi là: Dã cam thảo, Cam thảo nam



Ở nước ta, Cây mọc hoang khắp nơitừ Bắc vào Nam, cây thân cỏ nhỏ, mọc thẳng đứng, cao 30-80 cm. Thân tròn, màu xanh, có 4-6 sọc lồi, nhẵn, mang thẹo cuống lá còn lại.Lá đơn, mọc vòng 3 lá không bằng nhau hay mọc đối (những lá ở dưới), hình mác, đầu hơi nhọn, dài 2,5-4 cm, không có lá kèm. Hoa nhỏ màu trắng, mọc tập trung ở kẽ lá. Quả nang nhỏ, hình cầu, nhiều hạt nhỏ.
Thành phần hóa học: Rễ chứa alcaloid, chất đắng, amellin.
Công năng: kiện tỳ, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu.
Công dụng: Theo Đông y, cam thảo đất vị ngọt, hơi đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, giảm ngứa, cầm tiêu chảy, chữa cảm sốt, ho.
Hạ nhiệt, chống viêm, lợi tiểu. Chữa cảm sốt, nóng nhiều, ho, viêm họng, phát ban, sởi, mụn nhọt, lở ngứa, say sắn giải độc cơ thể, kinh nguyệt quá nhiều.
Cách dùng: Ngày 8 - 12g dược liệu khô hoặc 20 - 40g cây tươi, dạng thuốc sắc. Nếu ho khan, dùng tươi.

Bài thuốc:

- Lỵ trực trùng:Cam Thảo Đất, Rau má, lá Rau muống, Địa liền, mỗi vị 30g, sắc uống.

- Cảm cúm, nóng ho: Cam thảo đất tươi 30g, Diếp cá 15g, Bạc hà 9g, sắc uống. Có thể phối hợp với Rau má, Cỏ tranh, Sài hồ nam, Mạn kinh, Kim ngân, Kinh giới.

- Mụn nhọt: Cam thảo đất 20 g, kim ngân hoa 20 g, sài đất 20 g. Sắc uống ngày một thang.

- Dị ứng, mề đay: Cam thảo đất 15 g, ké đầu ngựa 20 g, kim ngân hoa 20 g, lá mã đề 10 g. Sắc uống ngày một thang.

- Sốt phát ban: Cam thảo đất 15 g, cỏ nhọ nồi 15 g, sài đất 15 g, củ sắn dây 20 g, lá trắc bá 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Tiểu tiện không lợi: Cam thảo đất 15 g, hạt mã đề 12 g, râu ngô 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Ho: Cam thảo đất 15 g, lá bồng bồng 10 g, vỏ rễ cây dâu 15 g. Sắc uống ngày một thang.

- Lỵ: Cam thảo đất 15 g, lá mơ lông 15 g, cỏ seo gà 20 g. Sắc uống ngày một thang.


Cam Thảo Đất

Cam Thảo Đất mọc khắp nơi
Thân cành và lá nọn tươi hãy dùng
Giúp ta chữa bệnh tiểu đường
Kèm theo biến chứng đi cùng đáng lo
Viêm võng mạc đó nhớ cho
An bu min niệu bởi do tiểu đường
Xê tôn niệu, lở loét bất thường
Giúp ta hàn gắn vết thương mau lành.
 

kilantu84

Moderator
Cây Nhọ Nồi

Cỏ mực còn gọi là cỏ “nhọ nồi” (vì nước vắt cỏ mực màu đen). Đông y gọi là “hạn liên thảo”. Đây là loại cỏ hoang dại, mọc ở mọi nơi như: ven đường, bờ mương, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn...



Tác dụng chính của cỏ mực là cầm máu.
Cây cỏ mực có đặc điểm là khi vò nát có màu đen như mực. Theo YHHĐ trong cỏ mực có Saponin, Tanin, chất đắng, Caroten, Alcaloid, tinh dầu, vitamin E, vitamin A...
Chỉ định điều trị: rong kinh, rong huyết, băng kinh, băng huyết, trị chảy máu, chảy máu cam, thổ huyết, sốt cao, mề đay…….
Theo Y Học Cổ Truyền: Cỏ mực có vị ngọt, chua; tính mát; có tác dụng tư âm, bổ thận; lương huyết (mát máu), chỉ huyết (cầm máu).

Cách sử dụng:
Có thể sử dụng dưới 2 dạng sau: cỏ mực tươi (cả thân và lá): lấy khoảng 50gr rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2-3 lần/ngày. Nếu bị trĩ chảy máu, chảy máu cam, vết thương chảy máu thì cũng dùng như trên và lấy 1 miếng gạc (hay miếng bông nhỏ) tẩm nước cỏ mực, dịt vào vết thương hay lỗ mũi. Cỏ mực khô: lấy chừng 50gr sắc với 150ml nước (còn lại 50ml) uống 1 lần, mỗi ngày 2-3 lần.

Bài thuốc

Chữa râu tóc sớm bạc, tóc rụng, chóng mặt, hoa mắt do can thận âm hư tổn:
- Bài 1: Cỏ mực 15g, Sinh địa 15g; sắc nước uống mỗi ngày 1 tễ; chia làm 2 lần uống vào buổi sáng và buổi chiều. Uống liên tục 30 ngày (1 liệu trình); nghỉ vài hôm rồi lại tiếp tục.
- Bài 2: Cỏ mực 25g, Hoa cúc trắng 15g, Sinh địa 15g; sắc lấy nước, bỏ bã, uống thay nước trà hàng ngày. Mỗi ngày một tễ; liên tục 30 ngày.
- Bài 3: Cỏ mực 15g, Nữ trinh tử 15g, Thục địa 10g, Hà thủ ô chế 15g; sắc lấy nước, mỗi ngày 1 tễ; liên tục 30 ngày.
Chữa ho ra máu: Cỏ mực 25g, Bạch cập 20g, A giao 10g. Đem Cỏ mực và Bạch cập sắc lấy nước, đổ vào bát, sau đó cho A giao vào trộn đều. Mỗi ngày 1 tễ, chia ra 2 lần uống trong ngày; liên tục trong 7 ngày.

Chữa sỏi thận, tiểu tiện ra máu: Cỏ mực 5g, cỏ Mã đề (Xa tiền thảo) 15g, Đường trắng vừa đủ ngọt. Đem Cỏ mực và Mã đề sắc lấy nước; khi uống rót nước thuốc ra bát, sau đó cho thêm Đường vào cho đủ ngọt. Mỗi ngày một tễ, chia ra nhiều lần uống thay trà trong ngày; liên tục trong 20 ngày.

Chữa đao thương, chảy máu: Lấy Cỏ mực đem giã nát đắp lên chỗ bị thương. Cũng có thể đem Cỏ mực phơi khô, tán mịn, rắc lên vết thương.

Hỗ trợ trong điều trị chứng giảm tiểu cầm máu: Cỏ mực 10g, Nhân sâm 5g (nếu không có thay bằng Đẳng sâm 12g), Gạo tẻ 50g, Đường trắng vừa đủ. Nhân sâm thái thành lát mỏng, hấp chín. Cỏ mực rửa sạch, sắc lấy nước để nấu cháo. Sau khi cháo chín, cho Sâm vào, thêm chút Đường cho đủ ngọt. Dùng mỗi ngày 1 lần, ăn thay bữa điểm tâm buổi sáng; liên tục trong 5 ngày.

Rong kinh: Nếu huyết ra ít, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống.
Nếu huyết ra nhiều, cần gia thêm Trắc bá diệp (Sao đen) .
Chảy máu cam: Cỏ mực 25gr, ngó sen 20gr. Sắc lấy nước; chia 2 lần uống vào sáng và chiều; liên tục trong 20 ngày.-
Trẻ bị tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g xay nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.
Trị sốt xuất huyết ở giai đoạn I , II: Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết, đem lại hiệu quả cao.
Dùng ngoài da:
- Phòng viêm nhiễm ngoài da:
- Chất tanin và một số hoạt chất khác trong cỏ mực có tác dụng làm săn da và phòng viêm nhiễm ngoài da.
- và chữa viêm da khi làm ruộng nước:
- Cỏ mực tươi 50gr, rửa sạch, vò nát rồi sát lên chân và tay cho đến khi màu da chuyển sang tím đen nhạt. Chờ một lát cho da khô, xuống ruộng nước làm việc.
Chú ý:
Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.
Người có triệu chứng hàn , Tỳ vị hư hàn (tiêu chảy, sợ lạnh) không nên dùng.

Cây Cở Mực (Nhọ Nồi)

Tên không đẹp mà lại đen
Có tài diệt khuẩn tiêu viêm giúp người
Bạch hầu, viêm ruột ai ơi
Chơ chê cỏ mực để rồi khổ đau
Tin nhau hãy nhớ lời nhau
Tăng cường miễn dịch là câu để lòng
Chống ung thư - quý vô cùng
Cho tóc đen nhánh, da hồng thêm tươi.



 

kilantu84

Moderator
CÂY TỎI

[h=3] Tỏi có tên khoa học là Allium sativum L.[/h]




[h=3]Tỏi là cây thân thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ phụ, phía trên mang nhiều lá. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ sau này phát triển thành một tép Tỏi. Các tép này nằm chung trong một cái bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ tỏi.[/h]Thành phần, dược tính,tác dụng chữa bệnh

[h=3]Theo Đông y, tỏi vị cay, tính ấm, hơi có độc, vào 2 kinh Can, Vị. Tỏi có tác dụng thông khiếu, giải phong, sát trùng, giải độc, tiêu nhọt, hạch. [/h]
[h=3]Tỏi có 3 hoạt chất chính allicin và liallyl sulfide và ajoene[/h][h=3] Allicin là một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn cả penicillin. Nước tỏi pha loãng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại vi trùng gram âm và gram dương như saphylococcus, streptococcus, samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, mycobacterium tuberculosis. Tỏi cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt, cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.[/h][h=3]Liallyl sulfide không mạnh bằng allicin Tuy nhiên, sulfide không hư hoại nhanh như allicin và vẫn giữ được dược tính khi nấu. Tỏi không chỉ có tác dụng kháng sinh, tác dụng trên hệ tim mạch mà còn có hiệu lực trên tế bào ung thư. [/h][h=3]Ajoene cũng có tác dụng làm giảm độ dính của máu. Ngoài ra, tỏi còn có hàm lượng khoàng chất selenium, một chất chống oxy hoá mạnh làm tăng khả năng bảo vệ màng tế bào, phòng chống ung thư và bệnh tim mạch của tỏi.[/h][h=3]Cơ chế tác dụng của tỏi trên hệ tim mạch.[/h][h=3] Tỏi làm hạ cholesterol bằng cách gia tăng sự đào thải cholesterol và làm giảm sự hấp thụ cholesterol xấu qua màng ruột qua đó làm giảm độ lipid trong máu. [/h][h=3]Chất ajoene trong tỏi cũng làm giảm nồng độ fibrinogen trong máu giúp giảm nguy cơ nghẽn mạch. Trong các loại bệnh xơ vữa động mạch, các gốc tự do làm gia tăng sự oxy hoá những tế bào LDL ở thành mạch máu tạo thành mãng bám gây cứng động mạch và làm hẹp lòng mạch. Tỏi là một loại gia vị có những chất chống oxy hoá mạnh nhất trong số các gia vị thông thường, có thể ngăn chận quá trình nầy.[/h]
[h=3]Sau đây là một vài cách sử dụng tỏi thông thường.[/h][h=3]Tỏi ngâm rượu có tác dụng chữa bệnh rất tốt[/h][h=3]Cách bào chế rượu tỏi:[/h][h=3]Tỏi khô (đã bóc bỏ vỏ) 40 g đem thái nhỏ, cho vào chai ngâm với 100 ml rượu trắng 40-45 độ, thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu chuyển từ màu trắng sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thì chuyển sang màu nghệ và uống được.[/h][h=3] Tác dụng: Qua nhiều nghiên cứu phân tích, người ta thấy rượu tỏi có thể chữa được 4 nhóm bệnh: xương khớp (viêm đau khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp), hô hấp (viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản), tim mạch (huyết áp cao, huyết áp thấp, xơ mỡ động mạch), tiêu hóa (ợ chua, khó tiêu, viêm loét dạ dày - tá tràng).[/h][h=3]Năm 1983, các nhà nghiên cứu Nhật Bản lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là bệnh trĩ và tiểu đường. Họ nhận xét đây là loại thuốc có hiệu quả chữa bệnh cao, không gây phản ứng phụ.[/h][h=3] [/h][h=3]Trị cảm cúm:[/h][h=3] Lấy 6 củ tỏi, 12 gr gừng tươi, đường đỏ đủ dùng. Sắc uống nóng, ngày một thang. Hoặc 100 gr tỏi, 100 gr đường đỏ, 200 ml giấm gạo. Tỏi bóc vỏ, ngâm với đường đỏ và giấm. Sau 10 ngày đem uống. Ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 10 ml. Hoặc 2 củ tỏi, 10 gr lá sam, 20 gr lá tre tươi, 30 gr lá củ cải. Tất cả rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, ngày nhỏ mũi 2 - 3 lần.[/h][h=3]
Trị viêm khí quản mạn tính:
[/h][h=3] Lấy 10 củ tỏi bóc vỏ, giã nát ngâm với 100 gr đường đỏ và 200 ml giấm, để ba ngày, lọc bỏ bã. Ngày uống ba lần, mỗi lần uống nửa thìa canh với nước đun sôi để nguội.
Trị chứng lên nhọt sưng nhức, lở tấy đau đớn: Lấy tỏi giã nát trộn với ít dầu vừng bôi lên sẽ đỡ.
[/h][h=3]
Trị viêm ruột, kiết lỵ:
[/h][h=3]Ăn mỗi bữa 1 - 2 tép tỏi để phòng bệnh này. Nếu đã mắc bệnh nên ăn ngày một củ tỏi, rất tốt.[/h][h=3]Trị viêm dạ dày gây nôn ói:[/h][h=3] Lấy hai củ tỏi nương chín ăn với mật ong.[/h][h=3]Trị chứng tiêu chảy:[/h][h=3]Lấy 100 gr tỏi sắc với 300 ml nước còn 100 ml chia uống làm ba lần trong ngày.[/h][h=3]Trị chứng cao huyết áp:[/h][h=3]Lấy 100 gr tỏi bóc sạch vỏ ngâm với 500 ml rượu 60 độ trong 15 ngày, ngày dùng 20 - 50 giọt chia uống làm ba lần. Không dùng nhiều gây hại.[/h][h=3]Trị sai khớp, bong gân:[/h][h=3]Lấy một củ tỏi, 30 gr lá và hoa cây vòi vói, 10 gr muối ăn, giã nát tất cả rối đắp lên vết thương băng lại.[/h][h=3]Rửa vết thương, chỗ lở loét.[/h][h=3]Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản. Kinh nghiệm của bác sĩ Taghiep (Nga) cho biết dùng nước tỏi chữa nhiễm trùng do bỏng sau 12,5 ngày thì lành trong khi điều trị với penicillin và sulfamid phải mất 14,5 ngày. [/h][h=3]Chữa đau răng. [/h][h=3]Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều chung quanh chỗ đau.[/h][h=3]Chữa mụn cóc, chai chân.[/h][h=3]Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.[/h][h=3]Chữa viêm họng.[/h][h=3]Giã nát 2 tép tỏi, trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay. Để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng “tả”để chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da. (Úp bàn tay xuống, xoè rộng 2 ngón tay trỏ và ngón tay cái, huyệt hợp cốc nằm trên mặt lưng của bàn tay, ở chỗ lõm giữa 2 xương ngón tay cái và ngón tay trỏ.)[/h][h=3]Kiện Tỳ, bổ khí, sinh tinh, chữa áp huyết thấp.[/h][h=3] Gà hấp cách thuỷ với tỏi. Dùng 1 con gà khoảng nửa ký, 40g tỏi thái mỏng, nửa chén rượu vang, gia vị vừa đủ. Gà làm sạch, bỏ lông và nội tạng. Hấp cách thuỷ, ăn trong ngày. Không dùng cho người thể tạng nhiệt, nóng sốt hoặc đang bị các chứng viêm nhiễm đang phát triển.[/h][h=3]Lưu ý. Do có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh, cẩn thận khi dùng tỏi cho người đang có thai, đang nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang. Tỏi cũng có thể gây dị ứng làm ngứa ngáy, nổi mẩn ở một số người. Ngoài ra, người sắp được phẫu thuật không nên dùng tỏi vì tỏi có khả năng làm thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu được dùng trong giải phẫu. [/h]Cây Tỏi:

Cây Tỏi gia vị thường ngày
Là một vị thuốc quý thay nên dùng
Kháng viêm, kháng ký sinh trùng
Phòng trị cảm cúm vô cùng là hay
Điều hòa khí huyết là đây
Tỏi hạ đường huyết thứ này quý sao
Hạ cholesterol cao
Và hạ mỡ máu, ăn vào đỡ ngay
Chống sinh huyết khối quý thay
Giúp cho tim mạch mỗi ngày tốt thêm
Tỏi chống ung thư, chớ quên
Tăng hệ miễn dịch nhớ nên thường dùng.

 

kilantu84

Moderator
Bài sưu tầm: Tác giả : DS. Trần Xuân Thuyết

[h=3]Tác dụng phòng chống ung thư[/h][h=3]Tỏi có tác dụng chống lại tiến trình phát triển khối u và ung thư của nhiều loại ung thư khác nhau như: ung thư dạ dày, ung thư cột sống ung thư phổi, ung thư vú và màng trong tử cung, ung thư kết tràng, ung thư thanh quản, v.v. Nếu bệnh được phát hiện và điều trị sớm (ăn tỏi thường xuyên hàng ngày từ 5 đến 20 gam tỏi tươi tủy bệnh) đồng thời người bệnh tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiêng kỵ như từ bỏ thuốc lá; bia rượu; thức ăn nướng - quay - chiên rán. Hạn chế ăn chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ, muối, các loại thịt có màu đỏ (bò, dê lợn v.v).[/h][h=3]Tác dụng phòng chống các bệnh tim mạch[/h][h=3]- Tỏi làm giảm triglycerid và cholesterol trong máu tương tự clofibrat.- Tỏi làm tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL) và giảm hàm lượng cholesterol xấu (LDL) do đó làm giảm các rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu, chống xơ cứng động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại vi.- Tỏi có thể làm hạ huyết áp tâm thu từ 20 -30mmHg và hạ huyết áp tâm trương từ 10 - 20mmHg.- Tỏi chống sinh huyết khối tương đương với aspirin nhưng không có tác dụng phụ có hại như aspirin.Do đó dùng tỏi tươi hoặc chế phẩm tỏi thường xuyên hàng ngày sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não; đồng thời người bệnh phải thực hiện tốt các điều kiêng kỵ như với bệnh ung thư nói trên.[/h][h=3]Tác dụng giảm đường huyết[/h][h=3](không độc hại và chống chỉ định như các thuốc chữa tiểu đường Tây y).- Tỏi có tác dụng gia tăng sự phóng thích Insulin tự do trong máu, tăng cường chuyển hóa glucose trong gan - giảm lượng đường trong máu và trong nước tiểu (tác dụng tương đương với Tolbutamid, một loại sunfamid chữa tiểu đường type II). Do đó dùng tỏi thường xuyên hàng ngày có thể chữa bệnh tiểu đường type II cho người mắc bệnh từ 3 - 10 năm; đồng thời người bệnh phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều cấm kỵ với người bệnh tiểu đường (từ bỏ các chất ngọt có chứa đường; thuốc lá; bia rượu; thức ăn chiên rán, quay, nướng; chất béo động vật, cùi dừa, dầu cọ. Hạn chế ăn muối, thịt có màu đỏ, ngũ cốc v.v.).[/h][h=3]Tác dụng tăng cường hệ miễn dịch[/h][h=3]Tỏi có tác dụng đáng kể lên hệ miễn dịch; tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.

Tác dụng kháng sinh[/h][h=3]- Kháng khuẩn: Các chất Azôene, dianllil disulfide, diallil -trisulfide và các hoạt chất chứa lưu huỳnh khác (được tạo ra khi tỏi tươi giã nát) có khả năng ức chế 70 loại vi khuẩn gram (-) và gram (+) kể cả vi khuẩn bệnh hủi, bệnh lao. Thậm chí nó còn kháng được cả những vi khuẩn đã lờn thuốc kháng sinh thường dùng -khi phối hợp với cloramphenicol hoặc streftomicin, tỏi làm tăng hiệu lực kháng sinh của chúng.[/h][h=3]- Kháng virus: Tỏi có thể ngăn ngừa được một số bệnh gây ra do virus như cúm, cảm lạnh, kể cả virus gây lở mồm long móng bò, ngựa, trâu (mấy năm gần đây Anh quốc và nhiều nước châu Âu đã khốn khổ vì bệnh này).

- Diệt ký sinh trùng và nguyên sinh động vật: Nước ép tỏi có tác dụng chữa bệnh đường ruột do nguyên sinh lamblia intestinalis gây ra. Với lỵ amid do antamocba histolytica gây ra cũng bị diệt ngay ở dịch ép tỏi nồng độ thấp.- Tỏi có tác dụng diệt giun sán như giun đũa, giun kim, giun móc và trứng của chúng. Cần chú ý: quá liều có thể bị tiêu chảy và viêm ruột (dung dịch uống và thụt).[/h][h=3]- Xua đuổi và diệt côn trùng: Nhiều loại côn trùng như dán, muỗi (aedes truyền bệnh sốt xuất huyết, culex truyền bệnh viêm não Nhật Bản) rất sợ mùi tỏi. Tỏi còn giết chết được các ấu trùng muỗi (loăng quăng) với liều lượng rất thấp 25ppm cho các chất chiết hoặc 2ppm cho dầu tỏi. Vì vậy nếu bạn để củ tỏi tươi trong tủ đựng thức ăn thì sẽ không có dán chui vào.


Tác dụng với rối loạn tiêu hoá, rối loạn cơ quan:- Tỏi đặc biệt tốt để phòng tránh các rối loạn men tiêu hóa. Kích thích tiết dịch vị, tiết mật. Phòng tránh các nhiễm khuẩn dạ dày ruột.- Tỏi có tác dụng trị các chứng rối loạn tiêu hóa do men hoặc do thần kinh gây khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, bí trung tiện - chống co thắt dạ dày ruột. Có thể giã nát một tép tỏi đắp vào rốn băng kín trong 30 giây đến tối đa 1 phút là khỏi ngay chứng đau bụng trướng, bụng bí trung tiện do thần kinh (phải bỏ ngay bã tỏi đắp ở rốn sau 1 phút để tránh bỏng rộp).- Tác dụng giải độc kim loại nặng: Tỏi có tác dụng bảo vệ cơ thể chống nhiễm độc các kim loại nặng. Hợp chất sulfur của tỏi là chất giải độc chì mãn tính. Sau khi ăn tỏi hàm lượng chì trong mô gan và mô cơ giảm hẳn; các triệu chứng nhiễm độc giảm đáng kể. Do đó có thể phòng chống bệnh nghề nghiệp nhiễm độc chì cho các công nhân thường xuyên phải tiếp xúc với các sản phẩm chì như công nhân khai thác và chế biến chì, sản xuất accu chì, súc rửa bồn xăng có pha chì, bằng cách ăn tỏi hàng ngày. Với các trường hợp nhiễm độc kim loại nặng khác như thủy ngân, cadmium và các chế phẩm của chúng như methyl mircury, phenyl mercury. Tỏi có tác dụng ngang với các thuốc giải độc kim loại nặng thường dùng như BAL (Bristish Anti Lewisite) hoặc DMSA (2,3 dimercapto succinic acid).[/h][h=3]- Tác dụng chống nhiễm độc chất phóng xạ: Tỏi làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể.

- Tác dụng giải độc nicotin mạn tính: Tỏi là một loại thuốc giải độc nicotin mạn tính cho người nghiện thuốc lá và công nhân sản xuất thuốc lá rất hữu hiệu; chí ít cũng làm giảm cơn nguy cấp ở tim, động mạch và các rối loạn chức năng ruột của người bệnh.[/h][h=3]Tác dụng bảo vệ gan: Trong các trường hợp nhiễm độc gan, sau khi uống chất chiết tỏi 6 giờ, lượng lipid peroxides cao và sự tích tụ triglycerides trong gan sẽ hạ xuống.[/h]
Tác dụng chống các bệnh đường hô hấp: Tỏi được dùng làm thuốc trị lao khí quản, hoại thư phổi. Ho gà. Thuốc long đàm cho người lao phổi. Trị viêm phế quản mãn tính. Viêm họng.


Các tác dụng khác

Chữa các bệnh răng miệng: Tỏi có tác dụng tốt chữa viêm khoang miệng, các bệnh viêm chân răng, biến chứng sau khi nhổ răng.

Chữa bệnh mắt: Nhũ tương tỏi có tác dụng giúp phát triển tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương. Chống xơ cứng động mạch mắt làm giảm nhãn áp.

Chữa bỏng và lở loét ngoài da: Thuốc mỡ tỏi đông khô có tác dụng chữa bỏng và lở loét trên da rất tốt. Có tác dụng diệt vi khuẩn mạnh. Kích thích phát triển tế bào hạt, tăng trưởng biểu mô, làm vết thương mau lành.

Chữa màng nhĩ thủng: Vỏ giấy củ tỏi (mỏng như giấy cuốn thuốc lá) dùng để vá màng nhĩ bị thủng rất hiệu quả.

Chữa phong thấp và đau thần kinh: Tỏi có hoạt tính kháng viêm khá mạnh so với các thuốc kháng viêm có nguồn gốc thực vật khác. Nó được dùng chữa đau thần kinh, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ, phần lưng dưới.

Làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn: Cho mẹ dùng 1,5g chất chiết tỏi sẽ làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn 140% so với trẻ khác.

Ư'ng dụng trong công nghiệp trong chăn nuôi

- Chất bảo vệ thép, nhôm với acid mạnh: Chất chiết tỏi bảo vệ thép, nhôm không bị ăn mòn khi tiếp xúc với acid mạnh (acid sulfuric 2N -acid nitric 0,5N - 85%).

- Giảm ô nhiễm môi trường: Trộn bột tỏi vào sáp o*ng làm nến khi đốt sẽ hấp thụ được khói thuốc lá, giảm ô nhiễm môi trường.

Tăng trọng và chữa bệnh đường ruột cho gà: Cho vào thức ăn nuôi gà 3% bột tỏi sẽ làm cho gà mau lớn và khỏi các bệnh đường ruột.

Hoạt chất trong củ tỏi

Trong tép tỏi tươi, các hợp chất sulfur là quan trọng nhất, có tỷ lệ cao nhất trong các loại rau quả (3,2%) khi tép tỏi còn nguyên: alliin (một hợp chất sulfur) và men allinase có lượng tương đương nhau. Mỗi thứ ở trong một ngăn riêng biệt. Khi giã nát củ tỏi - Một phản ứng cực mạnh, tức thì giữa alliin và allinase sản sinh ra allicin - Allicin là một chất không bền, khi tiếp xúc với không khí sẽ được chuyển hóa thành diallyl disulfide, vinydithiin, afoene, là những chất có tác dụng dược lý đã kể trên -(allicin là chất gây mùi tỏi tươi khi băm thái).Bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp người ta đã xác định được hàm lượng allicin trong tép tỏi tươi sau khi giã nát một phút đã đạt 63%. Nhưng sau 30 phút tiếp xúc với không khí chỉ còn 39% (vì đã chuyển hóa thành các chất nói trên). Trong môi trường hơi kiềm (pH = 8) phản ứng triệt để nhất. Trong môi trường hơi acid (pH = 5) phản ứng chậm 50 lần.Tỏi tươi nguyên tép và tỏi đã làm chín không có mùi và không có tác dụng dược lý nêu trên.

Cách chế tỏi tươi làm thuốc trong gia đình

- Tiêu chuẩn củ tỏi: Tươi, không mọc mầm lá hoặc mọc rễ, không bị dập nát, héo.

- Các bệnh có thể dùng tỏi tươi giã nát để ăn: Các loại ung thư. Các bệnh tim mạch (tăng huyết áp, tăng lipid máu, vỡ xơ động mạch, huyết khối). Bệnh tiểu đường type II - Giải độc nicotin mạn tính chống nhiễm độc phóng xạ. Giải độc kim loại nặng. Phong thấp và đau dây thần kinh... là những bệnh phải dùng thuốc thường xuyên và lâu dài.

- Cách làm: Chọn tỏi tươi đúng tiêu chuẩn như trên, bóc sạch vỏ khô (mỗi lần dùng cho một người khoảng 3g - 5g tương ứng với một tép tỏi vừa hoặc 2 tép tỏi nhỏ). Giã nát sau 15 - 30 phút (có thể cho nước mắm pha loãng để chấm rau hoặc đậu phụ) dùng trong bữa ăn. Ngày ăn 3 lần như vậy.

Những điều cần lưu ý khi dùng tỏi tươi và chế phẩm tỏi

- Không ăn cả tép tỏi nguyên
- Nuốt cả tép tỏi thì rất nguy hiểm.
- Không ăn tỏi lúc bụng đói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có thể viêm thực quản).
- Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
- Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
- Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát).
- Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh.
- Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
- Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.
 

haihuyen1501

Hội viên
Cây giấp cá còn có tên là cây diếp cá, dấp cá. Tên khoa học là Houttuynia cordata. Họ lá giấp Saururaceae. Tên tiếng Anh của nó là heartleaf (lá hình tim), fish mint, fish herb, hay lizardtail (đuôi thằn lằn).
Giấp cá có nguồn gốc ở Nhật Bản, miền nam Trung QuốcĐông Nam Á, là một loại cỏ nhỏ, mọc lâu năm, ưa chỗ ẩm ướt, có thân rễ mọc ngầm dưới đất. Rễ nhỏ mọc ở các đốt, thân mọc đứng cao 40 cm, có lông hoặc ít lông. Lá mọc cách, hình tim, đầu lá hơi nhọn hay nhọn hẳn. Hoa nhỏ, không có bao hoa, mọc thành bông, có 4 lá bắc màu trắng; trông toàn bộ bề ngoài của cụm hoa và lá bắc giống như một cây hoa đơn độc. Toàn cây vò có mùi tanh như mùi .
Theo Cang mục bản thảo của của Lý Thời Trân, cây giấp cá có tên Hán tự là ngư tinh thảo nghĩa là cỏ tanh mùi cá. Ngoài ra trong các sách Trung Quốc còn liệt kê một số tên khác như trấp thái, tử trấp, trấp thảo. Từ chữ trấp, người Việt đã đọc trại đi thành giấp như luật biến âm tr thành gi (ví dụ như trời = giời, tro = gio).Đỗ Phong Thuần trong cuốn Việt Nam dược vật thực dụng năm 1957 sưu tầm những tên sau về giấp cá: Mạnh nương thái (rau của nàng họ Mạnh), bút quản thái (rau cán bút), long tu thái (rau râu rồng), khâm thái (rau cổ áo).Trong sách Xích cước y sanh thủ nêu những tên đồng nghĩa sau: xú mẫu đơn (mẫu đơn hôi), xú linh đan (liều thuốc hay nhưng thối), lạt tử thoả (cỏ cay), nãi đầu thảo (rau núm vú), xú thảo (cỏ hôi), kê nhĩ căn (rễ cỏ con gà).Dân thợ mộc trong Nam xưa hay cữ ăn giấp cá vì nếu không lúc cưa cây, cưa gỗ giấp vô mắt cá bị thương!Theo Đỗ Tất Lợi, trong cây có chừng 0,0049% tinh dầu và một ít chất ancaloit gọi là cocdalin. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là metylnonylxeton, chất myrcen, axit caprinic và laurinaldehyt. Hoa và quả chứa chất isoquexitrin và không chứa quexitrin. Độ tro trung bình là 11,4%, tro không tan trong HCl là 2,7%. Ở Trung Quốc, người ta nhổ cây giấp cá vào mùa hè và thu hoạch rửa sạch rồi phơi khô. Những người nguyên khí hư, có chứng đau chân không nên dùng. Những người không phải thấp nhiệt và sang độc cũng không nên dùng. Nó là mát (theo Hu), tán ứ (Kariyone & Kimure). Dùng bên ngoài trị ung nhọt, sưng, vết thương da lở (Roi), đắp bó làm xương gãy mau lành (Cheo). Nấu giấp cá với thịt heo uống vào mùa xuân để xổ lãi (Hu). Lá giấp cá sắc nước rẩy để cây bông vải, lúa kiều mạch khỏi bị dòn úa (Trung Quốc thổ nông dược chí).Giấp cá theo dân Đông Dương tin tưởng và kinh nghiệm dùng nhiều thế kỷ là có tính dược mát, tán khí, trị kiết lị, sởi. Nghiền nhỏ lá đắp vào các chỗ bầm dập và trên mí mắt trị đỏ mắt (Faucaud), lá còn trị mề đay (Pételot). Hoa giấp cá dùng để trục hài nhi chết trong bụng (Loureirs, Crevast và Pételot).Theo đông y, giấp cá vị cay, hơi lạnh, hơi độc, vào phế kinh. Có tác dụng tán nhiệt, tiêu ung thũng, dùng chữa phế ung, ngoài dùng chữa ung thũng, trĩ, vết lở loét.
Các hoạt chất trong giấp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời có tác dụng làm vững bền mao mạch. TInh dầu dấp cá có tác dụng kháng viêm, khánh khuẩn mạnh.

  • Chữa trĩ: rau diếp cá 6-12 g, sắc lấy nước xông và rửa vùng bị trĩ. Kết hợp ăn sống lá giấp cá trong bữa ăn. Đặc biệt khi kết hợp với Mg (có tác dụng nhuận tràng) sẽ giúp hạn chế táo bón là căn nguyên của căn bệnh trĩ. Hiện có một số sản phẩm chữa trị bệnh trĩ có chứa Dấp cá. Một trong số đó là An Trĩ Vương có kết hợp tinh dầu dấp cá, Mg, Rutin...rất hiệu quả trong bệnh Trĩ, có thể dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tham khảo thêm: http://www.duocphamvinhgia.com.vn
  • Chữa sưng tắc tia sữa: rau giấp cá 20g, táo đỏ 10g, sắc với 600ml nước còn lại 200ml, thuốc chia 3 phần uống hết trong ngày.
  • Chữa đái buốt: rau giấp cá 50g, rau má tươi 50g, rau mã đề tươi 50g vò nát trong nước, sau gạn lấy nước trong uống, ngày 1-2 lần.
  • Chữa sốt xuất huyết: rau giấp cá, lá rau ngót, lá cỏ mực mỗi thứ 100g, sắc lấy nước đặc uống trong ngày.
  • Chữa viêm tuyến sữa: rau giấp cá và rau cải trời mỗi thứ 30g, giã nát thêm chút nước, vắt lấy nước cốt uống, còn bã chưng nóng với giấm rịt vào chỗ vú sưng đau. Ngày 1-2 lần.
Ngoài ra, hiện nay nhiểu bà mẹ trẻ đã áp dụng bài thuốc sử dụng Giấp cá thay kháng sinh để chữa bệnh cho trẻ khi bị sốt do viêm mũi họng. Trẻ đang sốt sau một ngày nước Giấp cá sẽ dứt sốt, mũi xanh giảm dần, ho giảm và nhanh chóng khỏi bệnh.
- Lá giấp cá 1 nắm nhặt, rửa sạch;
- Nước vo gạo đặc một bát ăn cơm;
- Giã hoặc xay lá giấp cá cùng với nước vo gạo đun sôi. Sau khi sôi đun nhỏ lửa trong vòng 20 phút, chắt nước bỏ đường (nếu cần) cho trẻ uống dần. Bảo quản lạnh, khi dùng làm ấm lại. Mỗi ngày 01 bát cho tới khi trẻ hết ho, mũi.
 
Top