Cây thuốc Việt Nam

kilantu84

Moderator
Cây Thuốc Việt Nam a

CÂY LƯỢC VÀNG



Ở nước ta, nguồn dược liệu từ cây cỏ thật phong phú, rất nhiều cây dược liệu có khả năng chữa được nhiều bệnh. Cây lược vàng là một trong những cây có tiềm năng chữa được nhiều bệnh, đa dạng, hiệu nghiệm, nhanh nhạy. Lược Vàng dễ trồng, dễ chế biến, sử dụng và bảo quản chỉ cần cắt lấy đoạn thân hay vòi, giâm nơi đất ẩm là cây sẽ sống và phát triển được rất nhanh. Bộ phận dụng làm thuốc của cây là lá, thân, dễ và vòi (cả cây)
Chế biến và sử dụng:
Lược Vàng được chế biến theo dạng:
  • Rượu ngâm
  • Nước hãm từ cây lược vàng
  • Cao chiết xuất từ cây lược vàng
  • Dầu chế từ cây lược vàng
Thông dụng nhất vẫn dùng theo các cách thức:
  1. Ăn sống: nhai lá tươi, trung bình 6 lá mỗi ngày, nuốt nước và cả bã hoặc nuốt nước, bã dùng đắp vào vết thương.
  2. Hãm nước uống: vài lá lược vàng cắt nhỏ cho vào bình thủy tinh hoặc ấm sành sứ, đổ ít nước sôi, bọc ủ kỹ trong 24 giờ hoặc hãm trong phích nước. Dung dịch màu tím hoặc đỏ thẫm. Mỗi lần dùng uống 1 chén, ngày uống 2, 3 lần
  3. Ngâm rượu: dùng các vòi đã trưởng thành (có từ 7 đốt trở lên) lấy khoảng 40 – 50 đốt, nghiền nát cho vào bình, đổ 1 lít rượu trắng tốt, đem để nơi tối, mát từ 10 – 15 ngày trở lên, hàng ngày lắc đều, rượu có màu tím sẫm. Sau đó đem lọc và bảo quản nói tối, mát dùng dần. Có thể dùng xoa bóp ngoài hoặc uống trong mỗi lần nửa chén con, dùng uống đều đặn hàng ngày.
Công dụng:
Chữa huyết áp (cao, thấp), tim mạch, các bệnh nội tạng kể cả ung thư.
Bệnh xương khớp (viêm, thoái hóa, vôi hóa…)
Bệnh tiểu đường, bệnh Gout, hen suyễn, sỏi, thoát vị, viêm tiền liệt tuyến, các bệnh về da liễu, răng miệng, mắt, tai mũi họng, và nhiều bệnh khác. (Tham khảo thêm trong cuốn “Cây Lược Vàng - Quý như vàng”
 

kilantu84

Moderator
Re: Cây Lược Vàng

hic!híc nhưng em không biết ăn thịt chó. Hôm nào mua được thịt chuột, em đãi bác món thịt chuột đặc sản đấy. Mùa này ăn thịt chuột ngon hơn nhiều
 

kilantu84

Moderator
Cây Hoàn Ngọc (Tu Lình)

CÂY HOÀN NGỌC (TU LÌNH)
Tu lình là loại cây thân gỗ nhỏ, sống nhiều năm cao 1 – 2m cây mọc hoang ở nhiều nơi. Ở Hà Nội rất nhiều nhà trồng cây Tu Lình
Cây rất dễ trồng chỉ cần, 1 đoạn cành (cắt ngọn, cắm xuống đất ẩm là cây mọc rất khỏe.
Thu hái chế biến:
Thường thu hái lá tươi, loại lá bánh tẻ, tươi tốt, rửa nước sạch để chổ mát, hay tủ lạnh, cũng có thể phải sấy cho khô.
Rễ; dùng tươi, hay sấy khô.
Công dụng: lá Tu Lình dũng chữa bệnh rối loạn tiêu hóa, đau bụng, tả chảy, lị
Đau dạ dày, loét hành tá tràng, chảy máu đường ruột, viêm đại tràng, trĩ nội, da lở loét.
Đau gan, viêm gan, xơ gan, đau thận cấp và mãn tính. Viêm đường tiết niệu, suy thận, đái rắt, đái ra máu, đái buốt.
Đau mắt đỏ, cảm cúm, sốt cao
Huyết áp cao và thấp, (điều chỉnh huyết áp cao)
Suy nhược thần kinh, toàn thân mệt mỏi
Chấn thương phần mềm, chảy máu, vừa dùng uống, vừa có thể đắp (cả lá và rễ)
Liều dùng: thường dùng mỗi lần từ 1 – 4 lá, ngày 4 – 8 lá chia 2 lần
Cách dùng: + lá rửa sạch, ăn ngay với vài hạt muối
+ Giã lấy nước uống hoặc nấu thành canh ăn.
+ Lá, rễ khô thì sắc lấy nước uống.
Cần rõ: Tu lình bình thường không độc, một số người ăn quá nhiều có thể bị phản ứng nhẹ, hơi bị choáng váng nhưng khoảng 15 – 30 phút là hết. Nên uống cách xa giữa 2 lần khoảng 7 giờ đồng hồ, thường uống trước khi ăn.
Ngoài những công dụng trên, phụ nữ đang cho con bú dùng không bị ảnh hưởng đến tuyến sữa và còn có tác dụng cho cả mẹ lẫn con.
Lá Tu Lình còn dùng chữa cả bệnh gà rù.
 

banglong

Hội viên
Re: Cây Lược Vàng

Thịt chuột ah. gần quê a có nơi chuyên bắt chuột để thịt đấy, nhất là mùa này. Họ bắt rồi xử lý và bán ngay trên đường 10. Trông rất hấp dẫn.
Nhưng a lại ngán, nghe thấy đã hãi rồi.
Cứ rượu với thịt chó cho nó chắc
 

kilantu84

Moderator
Cây Lô Hội

Cây Lô Hội
Lô Hội tên khoa học là Aloe vera L, là loại cây bụi như xương rồng, có lá tựa hình lưỡi dao thép, mọc nhiều ở vùng khí hậu ấm và khô.
Cây Lô Hội có tên khác là : Long Tu, Râu Rồng, Da Đam, Long Thủ, Lưu Hội, Nha Đam, Lưỡi Hổ, Tượng hổ, cây Trường sinh v.v…
Ở nước ta, lô hội thường được trồng làm cảnh; lá, hoa và rễ được dùng làm thuốc. Lô Hội ở nước ta được trồng nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận và trồng rải rác khắp nơi để làm cảnh, làm thuốc, nấu chè ăn. Cây chịu nắng nóng và khô hạn, dễ trồng, trồng bằng cây con nẩy chồi từ gốc. Chất gel trong suốt của lá Lô Hội (Aloe Veragel) khi phơi khô ta có chất Nha Đam (Aloes) màu nâu đen hay ánh lục.
Nhựa và lá cây có vị đắng, tính hàn: vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường.
Tác dụng : Thanh nhiệt, lương Can, sát trùng, thông tiện. Dùng điều trị xung huyết các phủ tạng (khử trược, lưu thanh), giúp tiêu hóa, trị táo bón, kinh giản, cam tích…
Sử dụng:
1. Thuốc xổ, nhuận tràng :
Đặc tính nhuận tràng, nhuận gan, điều kinh, xổ. Biết được từ ngàn xưa cả Đông Tây đều sử dụng. Dùng 20-25mg nhựa khô tương đương 1-2 lá tươi (150-300g), gọt bỏ vỏ xanh nấu chè ăn có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan. Liều 100mg nhựa khô (3-5 lá tươi) sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận tràng; xổ gấp đôi liều trên.

2. Tác dụng kháng sinh :
Gel Lô Hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê, làm giảm đau khi bôi, tăng vị tuần hoàn nên giúp mau lành vết thương, bôi lên vết phỏng nắng, phỏng nhiệt; bôi vài ngày là khỏi.
3. Phòng ngừa sỏi niệu :
Các Antraquinon của Lô Hội có đặc tính lý thú là kết hợp với Ion calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu, như vậy Lô Hội có tác dụng giảm nguy cơ kết thành sỏi Calcium hoặc bào mòn sỏi đường tiểu. Dùng vài lá Lô Hội lấy gel nấu chè đậu xanh, làm nước sinh tố uống hàng ngày để làm tan sỏi, ăn mỗi tuần vài lần để ngừa sỏi.
4. Trị viêm loét dạ dày :
Uống gel tươi cứ vài giờ một muống canh lúc đói (400ml/ngày) có thể làm lành vết viêm loét dạ dày tá tràng.
5. Có tài liệu ghi Lô Hội chữa ung thư :
Dùng 2-3 lá nhỏ + ½ kg mật ong + 3-4 thìa canh rượu mạnh, gọt bỏ gai và ít vỏ xanh cây lá Lô Hội, thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố thành một loại xi-rô. Ngày uống 03 lần, mỗi lần 1 muỗng canh xi-rô trước bữa ăn 15', chất rượu mạnh làm cho mạch máu nở lớn tạo cho Lô Hội mật ong tới mọi tế bào cơ thể vừa nuôi dưỡng, vừa chữa lành vết thương, vừa lọc máu. Cần kiên trì, nhẫn nại, nhưng hiệu quả chắc chắn và mạnh mẽ của cây Lô Hội giúp cơ thể khỏe mạnh chữa được các loại ung thư.
Tác dụng khác: Làm mịn da, gia tăng sức khỏe, sinh lực, Trị táo bón, Trị mất ngủ, Trị tăng huyết áp, Trị viêm gan, vàng da, ngứa, mề đay, Trị phong thấp, Trị viêm đường tiết niệu, Trị đứt tay chân, chảy máu, Trị mặt mụn, nám, Trị nhặm mắt, đỏ mắt, Trị tiểu đường, Trị phỏng nước sôi, phỏng lửa, Trị khí hư bạch đới, rôm sẩy, mụn nhọt,Trị vảy nến, Đau nhức do chấn thương, tụ máu, Nôn ra máu, Ho khạc ra máu, Đau đầu, chóng mặt, Tiêu hóa kém, Viêm loét tá tràng, Đau nhức do chấn thương, tụ máu.
 

kilantu84

Moderator
Cây chó đẻ răng cưa

CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA
Tên khoa học: Phyllanthus urinaria L.,
Tên khác:Cây này còn có tên là diệp hạ châu, cam kiềm, kiềm vườn, diệp hòe thái, lão nha châu, trân châu thảo...,



Chó đẻ răng cưa là cây thuộc thảo, sống hàng năm. Toàn cây có màu xanh. Thân nhẵn, mọc thẳng đứng, mang cành nhỏ, cao khoảng 30-50cm, có khi tới 80cm. Lá mọc so le, lưỡng hệ, trông như lá kép. Phiến lá thuôn, dài 5-15mm, rộng 2-5mm, đầu nhọn hay hơi tù, mép nguyên, không cuống hoặc cuống rất ngắn, mặt dưới màu xanh lơ. Hoa không cuống rất ngắn, mọc ở kẽ lá, hoặc đầu cành, màu đỏ nâu. Quả nang, hình cầu nhỏ, đường kính 2-2,5mm, màu đỏ hơi xám nhạt, xếp thành hàng dọc. Hạt hình ba mặt, hình trứng, màu nâu đỏ, hơi xám nhạt, có vân ngang.
Theo y học cổ truyền, cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát, từ xưa, người dân của nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nó trong việc trị nhiều bệnh như giải nhiệt ,trợ giúp tiêu hóa ,phòng và chữa suy gan,tác dụng tốt với u sơ tiền liệt tuyến và giảm đau đáng kể với các u độc ,giảm mỡ trong máu,bệnh về đường tiết niệu, đường ruột, ngoài da. ,…đặc biệt chữa trị Viêm Gan virus,Viêm gan B và giảm đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường .

Một số bài thuốc

Chữa viêm gan B thì dùng chó đẻ 30g, nhân trần 12g, sài hồ 12g, chi từ 8g, hạ khô thảo 12g, sắc (nấu) uống ngày 1 thang.
Chữa nhọt độc sưng đau thì dùng cây chó đẻ một nắm với một ít muối giã nhỏ, chế nước chín vào, vắt lấy nước cốt uống, dùng bã đắp chỗ đau
Chữa bị thương làm đứt chảy máu, dùng cây chó đẻ với vôi giã nhỏ, đắp vào vết thương
Chữa lở loét thối thịt không liền miệng dùng lá cây chó đẻ, lá thồm lồm (với lượng bằng nhau), đinh hương 1 nụ, giã nhỏ đắp; chữa bệnh chàm (eczema) mãn tính dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi
Chữa viêm gan, vàng da, viêm thận đái đỏ, hoặc viêm ruột tiêu chảy, hoặc mắt đau sưng đỏ dùng cây chó đẻ 40g, mã đề 20g, dành dành 12g để sắc uống.
Chữa sốt rét dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10g, binh lang (hạt cau), ô mai, dây cóc (mỗi vị 4g) đem sắc với 600 ml nước, còn 200 ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g.
Chữa ăn không ngon miệng, đau bụng, sốt, nước tiểu màu sẫm dùng cây chó đẻ 1g, nhọ nồi 2g, xuyên tâm liên 1g. Tất cả các vị thuốc trên phơi khô trong bóng râm và tán bột. Sắc bột thuốc này và uống hết ngay một lúc. Uống mỗi ngày 3 lần
 

volam078

Điều hành cấp cao
Re: Cây chó đẻ răng cưa

Em nên lập một topic là tuyển tập các cây thuốc hay đại loại như vậy thay vì lập nhiều topic,sẽ dễ cho người cần tìm sau này hơn :D
 

kilantu84

Moderator
Re: Cây chó đẻ răng cưa

hijj, chủ đề này em cũng định lập một topic riêng nhưng viết mấy bài mà không thấy được hưởng ứng mấy nên có khi cũng chỉ viết vài bài về mấy cây thuốc mà nên có trong nhà, dễ trồng, dễ sử dụng mà hiệu quả chữa tốt. hiijjj.

Em nên lập một topic là tuyển tập các cây thuốc hay đại loại như vậy thay vì lập nhiều topic,sẽ dễ cho người cần tìm sau này hơn :D
 

kilantu84

Moderator
Cây bạch hoa xà

Giới thiệu

Bạch hoa xà là cây cỏ sống hàng năm, hoa màu trắng mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá. Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi; dân gian thường dùng lá và rễ cây làm thuốc.
bạch hoa xà vị đắng, chát, tính hơi ôn, có độc; có tác dụng khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng chát, gây nôn. Toàn cây trị tràng nhạc, bạch huyết, bế kinh, tăng huyết áp
Cách dùng, liều lượng:
Rễ và lá thu hái quanh năm. Rễ đào về, rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn rồi phơi khô để dùng dần, có thể sắc lấy nước dùng hoạc ngâm rượu. Lá thường được dùng tươi.
Một số bài thuốc thường dùng:

- Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang.

- Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.

- Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén.

- Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang.

- Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.

- Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.

- Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.

- Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý: Phụ nữ có thai cấm dùng bạch hoa xà vì có thể làm ra thai.
 

phonglan

Moderator
Nay tôi lập topic này với mong muốn để mọi thành viên ai có bài viết về cây thuốc thì đăng tập trung vào đây để mọi người dễ tham khảo. Kính mong cac bạn ủng hộ ý tưởng này. Cám ơn.
 

phonglan

Moderator
Tác dụng chữa bệnh của lá tre




Tác dụng chữa bệnh của lá tre Cây tre được sử dụng làm thuốc trong dân gian và Đông y từ rất lâu đời. Tác dụng làm thuốc của cây tre được ghi lại sớm nhất trong sách "Danh y biệt lục", cách nay khoảng 1500 năm.

I- Cây tre cho ta các vị thuốc:

1- Trúc diệp:
chỉ lá tre bánh tẻ hoặc lá non của cây tre. Có tác dụng thanh nhiệt trừ phiền, sinh tân dịch, lợi niệu. Thường dùng chữa nhiệt tà gây tổn thương tân dịch, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện sẻn đỏ. Khi bị xuất huyết đường tiêu hóa, sắc lá tre uống thay nước cũng giúp cầm máu khá nhanh. Tác dụng của lá bánh tẻ và lá non còn cuộn tròn (búp tre) tương tự như nhau, nhưng khi chữa các bệnh nhiệt ở phủ vị thường dùng lá, còn khi chữa bệnh nhiệt ở tạng tâm thường dùng búp.

2- Trúc lịch:
là vị thuốc chế bằng cách chặt tre tươi, cắt thành từng đoạn, nướng lên và vắt lấy nước. Hoặc uốn cong cây tre non ngay tại bụi tre, phạt ngọn, buộc cọc ghìm vào miệng bình, lấy đuốc lửa đốt phần giữa, nước cốt - trúc lịch sẽ chảy dần vào bình. Có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, định suyễn. Dùng chữa đàm nhiệt khái suyễn (hen suyễn do đờm nhiệt), trúng phong hôn mê, kinh giản, điên cuồng.

3- Trúc nhự (tinh tre): là vị thuốc chế bằng cách cạo bỏ vỏ xanh bên ngoài của cây tre, sau đó cạo lớp thân bên trong thành từng mảnh hay sợi mỏng. Có tác dụng thanh hóa nhiệt đàm, trừ phiền chỉ ẩu (chống nôn). Dùng chữa ho đờm vàng đặc, bồn chồn mất ngủ, nôn mửa ...

Ngoài ra, măng tre, cặn đọng trong đốt tre (thiên trúc hoàng) cũng có thể sử dụng làm thuốc.

II- Một số bài thuốc từ cây tre:

- Dự phòng viêm não B: Dùng lá tre, vỏ bí đao, lá sen, rễ cỏ tranh, mỗi thứ 9g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Để dự phòng viêm não, mỗi tuần cần uống 1-2 ngày.

- Chữa sốt cao, mê man do viêm não: Dùng trúc lịch 30-50g, hòa với nước đã đun sôi, chia ra uống trong ngày.

- Chữa ho suyễn, hoặc trúng phong cấm khẩu: Gừng sống giã vắt lấy nước cốt 1 chén, hoà với 1 chén trúc lịch cho bệnh nhân uống dần.

- Chữa ho khan: Dùng lá tre 12g, rau má 12g, vỏ rễ dâu 12g, quả dành dành (sao vàng) 8g), lá chanh 8g, cam thảo 6g; nước 700-800ml , sắc còn 250-300ml, chia 2 lần uống trong ngày; cũng có thể tán thô, hãm vào phích uống dần. Dùng cho các trường hợp ho khan, đờm sát, cổ họng khô và ngứa, rêu lưỡi vàng mỏng.

- Chữa viêm màng phổi có tràn dịch: Lá tre 20g, vỏ rễ dâu 12g, hạt rau đay 12g, thạch cao 20g, hạt bìm bìm 12g, rễ cỏ tranh 12g, thổ phục linh 12g, bông mã đề 12g. Dùng 600ml nước, sắc còn 200ml; uống hết một lần trước bữa trưa 30 phút. Lại thêm nước, sắc lần thứ hai, uống trước bữa cơm chiều. Cùng với việt điều trị bằng kháng sinh, bài thuốc này có tác dụng hỗ trợ rất tốt.

- Chữa mất ngủ, tâm phiền, hồi hộp: Dùng trúc nhự 16g, mạch môn (củ cây tóc tiên) 16g, sắc nước uống trong ngày.

- Chữa nấc (do nhiệt): Dùng lá tre 20g, tinh tre 20g, thạch cao (nướng đỏ) 30g, gạo tẻ (rang vàng) 20g, bán hạ 8g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, tai quả hồng 10 cái; nước 800ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thuận khí, giáng hỏa, thích hợp với chứng nấc do nhiệt - kèm theo các triệu chứng người bứt rứt, khát nước, miệng hôi, tiểu tiện đỏ sẻn, đại tiện táo kết ... Không dùng cho chứng nấc do hàn.

- Chữa miệng lưỡi lở loét: Búp tre 15-20g, sinh địa 10g, mộc thông 10g, cam thảo 8g, sắc nước uống thay nước trong ngày. Bài thuốc có tác dụng "thanh tâm trừ phiền", dùng trong trường hợp Tâm kinh thực nhiệt, phiền táo, khát nước, miệng lưỡi lở loét, tiểu tiện vàng sẻn.

- Chữa đái ra máu: Lá tre 20g, mạch môn 20g, mã đề 20g, rễ cỏ tranh 20g, thài lài tía 20g, râu ngô 20g; nước 700ml, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc này có tác dụng thanh tâm, lợi niệu, chỉ huyết (cầm máu), thích hợp với chứng tiểu tiện xuất huyết do nhiệt độc tích tụ ở bàng quang.









 
Last edited by a moderator:

phonglan

Moderator
Sương mai từ búp lá tre

Những trẻ em mới lớn hoặc ở tuổi vị thành niên, thường hay xuất hiện một loại bệnh do nấm gây ra, đặc biệt là ở vùng mặt, vùng cổ... gọi là "bạch biến" tên thường gọi là "lang ben". Lang ben thể hiện bởi các nốt chấm trắng nhỏ ngoài da, ban đầu chỉ bằng hạt kê, sau lan ra, và có thể to bằng hạt đậu xanh. Lúc đầu chỉ một số nốt, sau ít ngày lan nhanh ra toàn vùng mặt, cổ... khiến cho khuôn mặt trở nên lốm đốm trắng. Đồng thời tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nhất là khi ra nắng và khi ra mồ hôi. Có thể dùng sương mai (sương ban sáng) đọng trên các búp lá tre, xoa nhẹ trên các vùng bị bạch biến. Mỗi buổi sáng một lần. Làm nhiều lần trong tuần, sẽ nhanh chóng cho kết quả.
 
Last edited by a moderator:

phonglan

Moderator
Măng tre giã nát, vắt lấy nước, thêm nước gừng, uống, trị sốt cao khi cảm mạo hoặc viêm họng. Có thể dùng nước măng tre chua trị say nắng bằng cách đem đun sôi, khoảng 300ml, rồi cho thêm 20g muối ăn, hành tươi, tỏi tươi, gừng tươi, mỗi vị 10g, sau khi giã nát. Cuối cùng đập một quả trứng gà vào và quấy chín, uống lúc còn nóng.

Thiên trúc hoàng (những cục mầu trắng hoặc mầu vàng do dịch phân tiết ra trong gióng cây tre già, cây nứa), có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng trừ đờm, bình suyễn, dùng trong chứng phế nhiệt, nhiều đờm suyễn tức. Khi dùng có thể phối hợp với vị bạch cương tằm, hoàng liên, thanh đại, xạ hương điều trị chứng đờm tắc, suyễn tức ở trẻ em. Khi trẻ em bị sốt cao, mê sảng, kinh phong co giật: thiên trúc hoàng 4g, đởm nam tinh 16g, chu sa 2g, xạ hương 0,4g, dưới dạng thuốc hoàn, mỗi lần uống 2 - 4g.

Mo nang tre (những mảnh vỏ già, khô bọc ngoài cây tre non), sau khi sao tồn tính, tán thành bột mịn, rắc vào các mụn nhọt, lở loét lâu liền miệng, hoặc có thể dùng làm thuốc cầm máu, trong các trường hợp rong kinh, băng huyết, chảy máu cam..., phối hợp với cỏ nhọ nồi, lá sen, bẹ móc (tông lư) ngải diệp, trắc bách diệp, đều sao tồn tính, mỗi vị 8 - 10g, dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang.
 

Tuetvnb

Administrator
Re: Cây bạch hoa xà

Cần phải chú ý, theo tên thường gọi, có 2 loại đều mang tên Bạch Hoa Xà:

- Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo (Cỏ lưỡi rắn trắng)
- Bạch Hoa Xà

Cây Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo :



Cây Bạch Hoa Xà






Hai loại cây này có tác dụng khác hẳn nhau, nếu dùng nhầm sẽ gây nguy hiểm.

+ Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo : Vị ngọt, tính hàn, tác dụng vào các kinh Can, Vị, Tiểu trường. Có tác dụng Thanh nhiệt, giải độc, tiêu ung, kháng nham, lợi thấp. Thường được dùng để chữa trị các bệnh ung nhọt, lợi gan, lợi mật, giải độc, chữa rắn cắn.

+Bạch Hoa Xà : Vị cay, tính nóng, có độc tính khá mạnh, có thể làm chết tế bào, gây hiện tượng phồng rộp như bỏng nếu bị đắp lên vùng da. Chỉ dùng bên ngoài. Đông y thường dùng để Thông kinh, hoạt huyết, sát trùng, tiêu viêm. Nhân dân thường dùng trong việc đắp lên trị mụn nhọt, hắc lào, nấm v.v... Cần hết sức chú ý, vì khi đắp lá thuốc này trực tiếp lên sẽ gây cháy da, thông thường người ta phải đắp thông qua 1 lớp giấy bản, không đắp trực tiếp, vẫn chỉ dùng trong phạm vi dân gian.


Gần đây, có một số người rộ lên việc có thể dung BẠCH HOA XÀ THIỆT THẢO để chữa bệnh ung thư, áp-xe gan, phổi. Về dược tính, thì cây Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo đã được nghiên cứu từ rất xa xưa, cho thấy có tác dụng TIÊU UNG, GIẢI ĐỘC. Trong một vài trường hợp, có thể có tác dụng với bệnh ung thư, nhưng không phải tiên đan thần dược gì cả. Mà chỉ thuần túy là dược tính thôi. Khi dùng nên tham khảo kỹ.
 

Attachments

phonglan

Moderator
Re: CÂY MƯỚP - VỊ THUỐC

Mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.

Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị ho cấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu. Hằng ngày dùng 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch, thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêm họng, họng sưng đau. Còn có tác dụng trừ phù thũng, trị mụn nhọt sưng đỏ. Có thể lấy lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát, đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêu sưng.


caymuop.jpg

Các bộ phận của cây mướp là những vị thuốc trị bệnh


Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả ra được khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uống có tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.

Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt, nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đau nửa đầu, viêm tuyến vú. Ngày 15-30g dưới dạng sao vàng, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khi các triệu chứng thuyên giảm.

Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc. Sau khi thu hái, đem phơi khô, cắt thành từng đoạn 3-5cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần, mỗi lần 8-12g, có tác dụng thông mũi, trị bệnh viêm mũi mạn tính, viêm cuốn mũi.

Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trị viêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nước mũi có mùi hôi, tanh.
Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạt lạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng.

Có thể lấy những quả mướp chín, già, khô trên giàn; hoặc hái các quả mướp già, phơi khô hoặc sấy khô, bóc bỏ vỏ, bỏ hạt. Khi cần nhiều xơ mướp, có thể, sau khi thu hái các quả mướp già, bó lại thành bó, ngâm xuống nước vài ngày cho thịt mướp rữa ra, sau đó rửa sạch xơ, rồi đem phơi khô, sấy khô. Lấy xơ này, cắt thành từng đoạn 1 - 2cm, sao vàng, nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g, để thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc. Dùng trong các trường hợp đau tức sườn ngực, đau cơ.

Xơ mướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màu đen, bên trong vẫn còn màu vàng, tán thành bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 8g, có tác dụng cầm máu, giảm đau. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu, xuất huyết tử cung… Ngoài ra để thúc sởi chóng mọc, dùng xơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g; cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2 lần.


(Theo www.suckhoedoi song.vn
 

kilantu84

Moderator
Cây Rau Sam

Rau Sam còn có tên là Mã Xỉ Hiện vì có lá giống hình răng ngựa. Tên khoa học là Portulaca Oleracea L.

240px-Portulaca_oleracea_stems.jpg


Rau Sam là một loại cỏ dại sống quanh năm ởnhững vùng ẩm mát như bờ ruộng, bờ mương, ven đường hoặc mọc xen kẻ trong nhữngluống hoa màu. Thân gồm nhiều cành mẩm, nhẳn, màu đỏ nhạt, mọc bò lan trên mặtđất. Lá hình bầu dục, Hoa màu vàng. Ở nước ta rau Sam thường chỉ mọc hoang. RauSam phơi khô làm thuốc thường được thu hái từ nguồn hoang dã vào mùa hè và mùathu. Rau tươi có thể tìm thấy quanh năm ở những nơi ẩm mát.

Theo Đông y rau Sam có vị chua tính lạnh, không có độc tính, vào ba kinh Tâm,Can và Đại trường, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu viêm,nhuận trường lợi tiểu, thường được dùng trong các chứng viêm nhiểm, lở ngứa,kiết lỵ.

Ho gà (ho bách nhật): Rau sam 100g, đun sôi với 200ml nước thêm 30g đường phènđun tiếp còn 100ml chia uống 3 ngày, mỗi ngày 3 lần. Uống 3 ngày bệnh giảm 50%.Uống tiếp 3 ngày thì có thể đỡ nhiều và khỏe.

Ho ra máu: Uống nước cốt (vắt tươi) hoặc nấu đặc uống, hằng ngày ăn rau sam nấunhiều kiểu (sống, luộc, xào, canh) cho đến khi khỏi. Nếu do lao phải kết hợpthuốc chống lao theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa lao.

Ung thư (K): Trung Quốc đã dùng rau sam trong điều trị nhiều loại ung thư (K)

Côn trùng, rắn rết cắn: Giã rau sam lấy nước cốt uống ngay và bã đắp lên chỗ bịcắn (kể cả trường hợp đụng phải sâu róm, giời leo, ong muỗi đốt...). Rau samchỉ dùng để sơ cứu và hỗ trợ, sau đó cần đưa bệnh nhân đến bệnh viện.
Phụ nữ bị bạch đới: 30ml nước cốt rau sam + 2 lòng đỏ trứng gà đánh đều đun sôiđể uống.
Lỵ cấp và mạn: 1kg rau sam nấu với 3 lít nước lọc còn 1 lít. Người lớn uống 3lần/ngày, mỗi lần 700ml (dùng trong bệnh viện).
Hậu sản tiểu tiện không thông: Rau sam tươi 100g, giã vắt lấy nước 30ml đun sôihoặc cách thủy. Thêm 10g mật ong để uống.
Tẩy giun móc: Rau sam tươi 300g giã vắt lấy nước nấu lên thêm ít muối hoặcđường. Ngày uống 2 lần khi đói, liền 3 ngày là 1 liệu trình. Uống 1-3 liệutrình.

Ngoài ra rau sam còn được ghi dùng chữa một số bệnh ở mắt, viêm gan vàng da (+rau má), lao phổi (+ tỏi)... Y học cổ truyền Ấn Độ dùng rau sam để chữa gầycòm, bệnh ở gan, tụy, thận. Lá dùng chữa sốt nhức đầu. Hạt chữa kiết lỵ.

Một số món ăn chữa bệnh có rau sam

+ Cháo rau sam: Rau sam tươi 100g - 200g, gạo tẻ 100g; cho thêm nước nấu cháoăn khi đói. Dùng cho bệnh nhân có hội chứng lỵ cấp mạn tính và các trường hợpviêm ruột, lỵ xuất huyết.

+ Rau sam xào: Rau sam 250g, chiên với dầu thực vật, thêm chút muối ăn. Dùngcho các bệnh nhân có hội chứng lỵ.

+ Nước ép rau sam: Rau sam 1 bó. Giã vắt ép lấy nước khoảng 30ml, thêm nướclạnh (nước sôi để nguội) 100ml và đường trắng khuấy đều cho uống, ngày làm 3lần. Dùng cho các trường hợp viêm sỏi đường tiết niệu, mụn nhọt, lở ngứa.

+ Nước ép rau sam hòa mật: Nước ép rau sam 60 - 100ml đun vừa sôi, thêm20ml mật khuấy đều cho uống. Dùng cho sản phụ sau đẻ đau quặn bụng, tiểu giắtbuốt.

Kiêng kỵ: Người hư hàn tiết tả (tiêu chảy) không dùng.


Rau sam chữa được bệnh thống phong (gút)
trị xích, bạch đới, diệt nấm chân
Mụn nhọt, chốc đầu, mụn chứng cá
Diệt giun, diệt sán nhớ nên ăn
Giúp người tiểu tiện thường ra máu
Bí tiểu hãy dùng, đi sẽ thông
Trầm cảm nên ăn rồi sẽ hết
Sắc lên uống khỏi lị trực trùng

- Thống phong (gút) ngày ăn 200g luộc đến khi khỏi bệnh.
- Giun kim, giun đũa luộc ăn ngày 3 lần, mỗi ngày 200g
- Sán móc, 100g sắc với 300ml nước, còn 100ml nước uống liên tục 30 ngày.
- Nâm chân bôi nước rau sam
- Mụn nhọt, chốc đầu, trứng cá: 200g giã nát, cho 300ml nước sắc lấy 150ml uống2 phần bôi ngoài một phần.
- Xích bạch đới: giã nát 100g trộn lòng trắng trứng gà hấp ăn 7 -->10 ngày.
- Tiểu ra máu: nấu canh ăn 5 -- 7 ngày (200g/ngày)
- Bí tiểu: giã 25g cho 1 lít nước đun sôi 15 phút uống trong ngày.
- Lị trực trang: giã 250g sắc 2 bát nước lấy 1 bát uống chia 2 lần trong ngày.

Chú ý: Vì rau Sam hoạt huyết và tính hàn nên không sử dụng chongười có thai. Với những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lõng, khi sửdụng rau Sam cần được phối hợp tốt với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệtỳ. Ngoài ra do hàm lượng nitrate và oxalate có trong rau Sam nên cần thậntrọng khi dùng với người có tiền sử về sạn thận.
 

kilantu84

Moderator
RAU DẤP CÁ
Rau dấp cá còn có tên khác là diếp cá, ngư tinh thảo

rau.jpg
Tên khoa học là Houltuynia cocdata Thunb, thuộc họ Saururaceae.
Thuộc loại thân cây nhỏ, thấp, mọc cách mặt đất không xa, dễ trồng, có thể trồng ngoài đất, trong chậu, xung quanh vườn nhà, dưới các gốc cây lớn. Vì nằm sát mặt đất nên khi dùng cần rửa kỹ để đảm bảo vệ sinh.
Theo Đông y, dấp cá có mùi tanh, tính mát. Tác dụng chống viêm, lợi tiểu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa viêm phổi, viêm khớp, lở loét cổ tử cung, táo bón do thói quen, kiết lỵ do vi khuẩn cấp tính, viêm gan vàng mật cấp tính, các chứng bệnh về thận, viêm mũi, viêm tai giữa sưng mủ, quai bị, viêm họng mãn tính, bệnh về ruột già, viêm tuyến tiền liệt, mụn nhọt…
Sử dụng:
Được dùng tươi hoặc sấy khô dưới dạng thuốc sắc. Lá vò nát thêm nước để uống hoặc giã nhỏ đắp tại chỗ trị mụn nhọt áp-xe...

Dấp cá được dùng riêng hoặc phối hợp cùng những vị khác. Liều dùng 6 - 12g/ngày (loại khô), 30 - 40g/ngày (loại tươi). Dùng ngoài không kể liều lượng.

Một số bài thuốc

- Chữa mụn nhọt ưng đỏ, mụn trứng cá: Lấy một nắm rau diếp cá rửa sạch, một nửa đem giã nát, đắp lên vùng bị mụn, một nửa đem ăn sống (Nếu không ăn được sống, có thể giã nát lấy nước uống với đường cũng được).

- Điều trị sỏi thận: Rau dấp cá tươi 30g, rau ngổ 20g, xấu hổ 20g, kim tiền thảo 16g, lá tre 16g, râu ngô 16g, cát căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang. 5 - 7 ngày là một liệu trình.
- Ho kéo dài do phế nhiệt: Rau dấp cá 30g, tang diệp 24g, lá đinh lăng 24g, lá xương sông 24g, rau má 30g, xa tiền thảo 24g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.
- Trẻ em sốt cao, có thể dẫn đến co giật: Rau dấp cá tươi 40g, lá hương nhu 30g. Hai thứ rửa sạch giã nhỏ, thêm một chén nước sôi để nguội uống có tác dụng hạ sốt, phòng tránh được cơn co giật.
- Trị các chứng bệnh về thận: Lấy 50 - 100g rau diếp cá (sao vàng), đổ 1.000ml nước sôi vào ngâm trong 30 phút sau đó lấy ra uống, mỗi ngày 1 thang. Uống lien tục trong vòng 3 tháng.
- Nhọt đinh râu: Lá dấp cá và lá rau má giã nhỏ mịn, đắp tại chỗ.
- Bệnh trĩ: có thể dùng 20-30g lá rau diếp cá tươi rửa sạch nấu lấy nước uống, hoặc nấu lấy nước xông và rửa ở nơi trĩ lồi ra ngày một lần.
- Phụ nữ đang cho con bú bị tắc tia sữa gây sưng đau vú: dùng khoảng 20g rau diếp cá (đã phơi khô) cùng 10 quả táo đỏ, và hơn nửa lít nước, đem nấu chung, nấu còn độ 200 ml thì dừng, lấy nước này chia làm 3 lần dùng trong ngày.
- Trị đái buốt đái dắt: Rau diếp cá, rau má, rau mã đề mỗi thứ 50g rửa sạch, vò nát lọc lấy nước trong uống nhiều ngày sẽ khỏi.
- Trị viêm gan vàng mật cấp tính: 180g diếp cá, 30g đường trắng, nấu nước uống, mỗi ngày 1 thang, uống liền 5 - 10 thang.

DIẾP CÁ

Dấp cá vị thuốc quý
Ức chế tụ cầu vàng
Tăng miễn dịch cơ thể
Trị lao phổi kháng viêm

Ức chế bệnh ung thư
Chữa trĩ, chữa mụn nhọt
Trị viêm cổ tử cung
Bí tiểu tiện đái buốt
(theo GS.BS Trần Văn Kỳ)
 

leu

Thành viên mới
kilan viết nữa đi. leu thấy mục những cây thuốc này bổ ích đấy
 

phonglan

Moderator
Re: Cây thuốc Việt Nam - Cây Bạc hà

CÂY BẠC HÀ



Tên khoa học: Cây thuốc Bạc hà
Tên thương mại: Cây thuốc Bạc hà
Tên khác: Bạc hà nam, Nạt nặm, Cha piac bom (Tày)
Mentha arvensis L. Họ Hoa môi (Laminaceae)


Mô tả cây:

Cỏ thân mềm hình vuông, mọc đứng hay mọc bò. Khi phân cành có thể cao khong 30-80 cm. Lá mọc đối, mép khía răng, hoa nhỏ màu trắng hoặc tím hồng mọc ở kẽ lá (Bạc hà Âu thì hoa mọc đầu cành). Toàn cây có lông và có tinh dầu thơm.
Bạc hà có nhiều loại:
- Bạc hà Âu (mentha piperita L.) di thực của Nga, Đức; sản lượng kém hơn bạc hà Nam, nhưng mùi vị thơm mát.
- Bạc hà Nam thường mọc hang ở nhiều nơi, chỗ ẩm ướt, và mọc thành vùng tập trung ở Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phú (Tam Đảo), Lào Cai và thường trồng ở vườn nhà từng khóm với các thứ rau thơm.
- Gần đây ta đã nhập một loại Bạc hà Nhật Bản cũng thuộc loại Mentha arvensis L. có sản lượng tinh dầu và menthol khá cao. Các vùng sản xuất hiện nay chủ yếu là loại Bạc hà này. Bạc hà là loại cỏ sống lâu năm, mùa đông cây lụi đi nhưng sang xuân lại đâm mầm, mọc lại. Tuy vậy, muốn có sản lượng cao thì cần trồng lại hàng năm, thu hoạch trước mùa nước.





Thu hái và nhân giống:

Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, khi thấy khối lượng thân lá cao nhất, hoa nở rộ, thường vào tháng 5-6 thì thu hái lần đầu. Cắt phần thân cành có mang lá là chính, phần còn lại phải cắt bỏ đi để cho mặt luống bằng phẳng, sạch cỏ. Bừa qua để xới sơ đất và vơ sạch cỏ. Bấy giờ lấy số phân còn lại 1/3 đánh tơi rải đều trên mặt luống, hót đất phủ lên, rồi tưới nước để cây tái sinh.
Sau khoảng 2 tháng thân cành phát triển mạnh, có thể thu hoạch được lần thứ 2; lần thứ 3 thường thu hoạch sau đấy 3 tháng, kỳ này sản lượng giảm sút.
Nếu ruộng quá cao không ngập nước thì chăm sóc cho cây sống qua mùa đông. Sang màu xuân nhờ có mưa phùn, cây ra nhiều mầm non, đánh đem trồng nơi khác. Nếu trường hợp ở chân ruộng trũng, mùa mưa hay bị ngập thì cuốc cây lên chuyển trồng tạm sang ruộng khác để lấy giống trồng năm sau. Đây là cách để giống.
Cách thu hái Bạc hà rất đơn giản: chọn ngày nắng ráo, vào buổi sáng lúc đã ráo sương, dùng liềm cắt phần thân cành có lá, để từng nắm nhỏ nơi râm mát qua một ngày cho héo bớt, đến chiều thu dọn vào nơi chứa. Cắt đến đâu thì cất tinh dầu đến đó. Khi vận chuyển cần tránh làm lá nhàu nát, hao hụt mất tinh dầu. Nếu chưa cất kịp không nên để đống to, phơi rải san ra hóng nơi thoáng gió.
Cây Bạc hà rất dễ thối mốc, trường hợp thiếu điều kiện cất tinh dầu kịp thời phải phơi khô trong râm để cất tinh dầu sau, hoặc dùng vào thuốc thang.
Trung bình mỗi hecta có thể thu được 15-20 tấn lá tươi và cất được 70-100 lít tinh dầu. Nhu cầu tinh dầu Bạc hà rất lớn: làm thuốc, làm dầu xoa, chế dầu cù là, cao sao vàng, thuốc đánh răng, kẹo ngậm ho...
Cất tinh dầu:
Sau khi trồng khoảng 4-5 tháng, đến lúc thấy trên ruộng Bạc hà hoa đã nở 100% số cây và trong mỗi cây hoa nở 70% trên cụm hoa, định lượng tinh dầu lúc đó khoảng 5/1000 là có thể thu hoạch được. Cắt thân phần có mang lá đem về xưởng cất tinh dầu, xếp rải ra trên nền nhà, không xếp đống. Cắt từ lúc 9 giờ sáng đến 15 giờ chiều là thời gian Bạc hà có tinh dầu cao nhất, không nên cắt sớm quá và cũng không nên cắt vào lúc chiều tối, vì lúc này có sương xuống làm giảm hàm lượng tinh dầu.
Cất tinh dầu Bạc hà dùng lối kéo bằng hơi nước, nguyên liệu xếp ở chõ đặt trên nồi nước đáy, mà không nên dùng kiểu nồi luộc trực tiếp, làm giảm hiệu suất và phẩm chất tinh dầu.
Về cách cất, đợi lúc sôi nước mới cho Bạc hà vào lèn chặt nồi chõ, đậy kín, thúc lửa to 15-20 phút, sau dầu bắt đầu chảy ra từ ống ruột gà. Hứng dầu bằng bình phân ly (séparator) sẽ được tinh dầu. Ngoài tinh dầu, bình phân ly còn cho nước cất (gọi là nước thơm). Nước này còn chứa một lượng tinh dầu tan trong nước không nên bỏ đi. Có thể lại dùng nước này cho ngay vào nồi để cất mẻ sau cùng với lá mới, hoặc dùng để chế biến nước súc miệng hoặc làm nước sirô Bạc hà giải khát cũng tốt.

Công dụng:

Bạc hà vị cay tính mát, vào Phế Can, có tác dụng tán phong nhiệt, làm ta mồ hôi, giải cảm sốt nhức đầu và nôn mửa không tiêu. Liều dùng như sau:
- Tinh dầu dùng giải cảm sốt nóng không có mồ hôi, mỗi lần uống 8-15 giọt với nước nóng; dùng chữa nôn mửa, không tiêu, mỗi lần uống 4-8 giọt chiêu với nước nguội. Rót tinh dầu vào chén hay thìa nước, chiêu vào họng rồi uống tiếp nước tráng miệng.
- Lá tươi hay khô (bằng nhau) mỗi lần hay mỗi thang thuốc dùng 8-15g.
- Chữa các chứng cảm sốt nóng (không gai rét) nhức đầu, mắt đau sưng đỏ, nôn oẹ, hoặc trẻ sốt nóng, lên sởi lúc mới bắt đầu mọc, dùng Bạc hà và Sắn dây, mỗi vị 10-15g, đổ 1/3 lít nước, bịt kín ấm, đun sôi vài dạo bắc ấm xuống để xông, rồi rót một chén uống. Sau sắc uống thêm 1-2 nước. Nếu cảm có mồ hôi thì không xông và uống thuốc nguội.
- Chữa dị ứng mề đay, dùng lá Bạc hà tươi vò xát đỡ ngứa.



 
Top