Thử nghiệm tính năng lịch vạn sự

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Dương lịch thật (astro) bắt đầu từ xuân phân (ví dụ 20/3/2013) kết thúc vào trước xuân phân (20/3/2014, đến tận 23 giờ 57 phút mới là thời điểm xuân phân). Châu âu hay châu á thì đều dùng lịch này và đều phải phối hợp với 12 chu ki mặt trăng để chia tháng nhưng cách chia khác nhau.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
BÀI THƠ CON NƯỚC THUỶ TRIỀU
(copy from
luuchuong_gl1957’s blog and correct spelling)
Thuỷ triều lên xuống cho hay
Kể trong một tháng hai ngày nước sinh
Tháng Giêng, tháng bẩy phân minh
Mùng năm, mười bốn Dần sinh - Tỵ hồi
Tháng Tám cho lẫn tháng Đôi
Mùng ba, Mười bẩy, Tỵ lai - Ngọ hoàn
Tháng ba, tháng chín cho tường
Mười ba, đôi bẩy Dần sang - Mão hồi
Tháng tư cho đến tháng mười
Đôi năm mười một, Tỵ hồi - Ngọ sinh
Tháng năm, tháng một phân minh
Đôi ba, mùng chín Dần sinh - Mão hoàn
Tháng sáu, tháng chạp mới an
Mười bẩy, đôi một Sửu hoàn - Tý sinh.

Theo Lý số Phương đông thì: Xuất phát từ ngày xưa nước ta là nước thuần nông. Công việc trồng trọt, canh tác của người dân bị sự ảnh hưởng lớn từ nguồn nước "Nhất nước, nhì phân tam cần, tứ giống". Bởi vậy việc nắm bắt được qui luật của "con nước" là rất quan trọng. Những ai ở miền đồng bằng, nếu để ý sẽ thấy rõ mực nuớc sông, ruộng trong những ngày con nước có sự thay đổi rõ rệt: nước có lên - có xuống hay có lớn - có ròng. Qua thống kê, tổng hợp rút và ra quy luật ông cha ta đã tìm ra những ngày con nước. Do ảnh hưởng của mặt trăng đến hoạt động trên trái đất. Trong đó có sự lên xuống của mực nuớc ở các sông suối ao hồ. Quy luật +14 minh chứng cho ảnh hưởng của mặt trăng đến tráí đất. Vì 14 ngày là 1 chu kỳ tròn dần hay mỏng dần của mặt trăng. "Mồng một lưỡi trai Mồng hai lá lúa Mồng ba câu liêm.... Mười rằm trăng náu.....".
Tháng 1+ 7 : ngày 5 - 19
Tháng 2 + 8 : ngày 3 - 17 - 29
Tháng 3 + 9 : ngày 13 - 27
Tháng 4 + 10: ngày 11 - 25
Tháng 5 + 11: ngày 9 - 23
Tháng 6 + 12: ngày 7 - 21.

Đây là bảng lịch của ngư dân vùng biển Đồ Sơn áp dụng từ xưa đến nay để đi biển, khai thác sò, cáy trên các bãi bồi. Riêng tháng 2+8 do tính chất tháng thiếu đủ nên có thêm bớt 1 ngày nữa là 29 (cách với ngày trước đó có 12 ngày, nhưng ngày kế tiếp của tháng sau vẫn cách là 14 ngày. Một năm có 26 ngày cố định, không thay đổi so vơi trường hợp tháng thiếu ngày. Nhận xét :
1- Lấy 364 ngày của một năm chia cho 14 được 26.
2- Bằng cách diễn giải ở trên cho thấy : cứ 6 tháng sau sẽ lặp lại như vậy : 1+6 = 7; 2 +6 = 8…
3- Các ngày đó toàn ngày lẻ : Ở cột ngày đầu tháng : 3, 5, 7, 9, 11, 13 và cột ngày cuối tháng 17, 19, 21, 23, 25, 27 và 29. Không có ngày 1 và 15 là những ngày Sóc Vọng.
Theo như bảng này thì ngày con nước trong một năm có 26 ngày.
Dị bản thứ nhất:
Tháng giêng + 7 : 5 - 19
Tháng hai + 8 : 3 - 17
Tháng ba + 9 (Tháng Thìn – Tuất): 12 – 27
Tháng tư + 10 : 12 - 25
Tháng năm + 11 : 9 - 23
Tháng sáu + 12 : 7 – 21.
Dị bản thứ hai, Bài này nói về giờ nước kém cho dân đi câu biển bầy nhau :
"Tháng giêng, tháng bẩy phân minh
Mồng năm, mười chín, thìn sinh tỵ hồi.
Tháng tám cho lẫn tháng đôi (tháng hai)
Mồng ba mười bẩy tỵ lai, ngọ hoàn.
Tam (3) cửu (9) tòng như nguyệt tiền
Ngày hai mươi chín nước liền thụ thai
Mười ba sinh con thứ hai
Tuất thăng, mão giáng chẳng sai chút nào.
Tháng tư đối với tháng mười
Sinh con mười một cùng thời hăm lăm.
Tháng một (11) chi khác tháng năm
Đã tường mồng chín, chớ nhằm hăm ba.
Tháng sáu, tháng chạp (12) suy ra
Mồng bẩy, hăm mốt ấy là nước sinh".
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Kiểm chứng Vạn sựThăng Long – ngày, giờ con nước
5/ tháng giêng, lên tuất, xuống hợi
19/ tháng giêng, lên tuất, xuống hợi
3/ tháng 2, lên ngọ, xuống mùi
17/ tháng 2, lên ngọ xuống mùi
29/ tháng 2, lên ngọ, xuống mùi
13/ tháng 3, lên dần xuống mão
27/ tháng 3, lên dần, xuống mão
11/ tháng 4, lên tí xuống sửu
25/ tháng 4, lên tí, xuống sửu
9/ tháng 5, lên thìn, xuống tỵ
23/ tháng 5, lên thìn, xuống tỵ
7/ tháng 6 lên tỵ xuống ngọ
21/ tháng 6 lên tỵ xuống ngọ
5/ tháng 7, lên tuất, xuống hợi
19/ tháng 7, lên tuất, xuống hợi
3/ thangs 8 lên ngọ, xuống mùi
17/ tháng 8 lên ngọ xuống mùi
29/ tháng 8, lên ngọ, xuống mùi
13/ tháng 9, lên dần, xuống mão
27/ tháng 9, lên dần, xuống mão
11/ tháng 10, lên tí, xuống sửu
25/ tháng 10, lên tí, xuống sửu
9/ tháng một, giờ lên (không có), giờ xuống (không có)
23/ tháng một, giờ lên (không có), giờ xuống (không có)
7/ tháng chạp, giờ lên (không có), giờ xuống (không có)
21/ tháng chạp, giờ lên (không có), giờ xuống (không có)

 

iHi

Moderator
Chưa cần quan tâm đến sự chính xác của các dị bản về ngày con nước thì theo dont say ngày con nước ứng với các điểm khác nhau trên trái đất có khác nhau không ?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
2004
Ngày giờ Sóc
Ngày giờ các Tiết khí
06/01 07:19 - Tiểu hàn
21/01 00:42 - Đại hàn
22/01 04:05
04/02 18:56 - Lập xuân
19/02 14:50 - Vũ Thủy
20/02 16:18
05/03 12:56 - Kinh trập
20/03 13:49 - Xuân phân
21/03 05:41
04/04 17:43 - Thanh minh
19/04 20:21
20/04 00:50 - Cốc vũ
05/05 11:02 - Lập hạ
19/05 11:52
20/05 23:59 - Tiểu mãn
05/06 15:14 - Mang chủng
18/06 03:27
21/06 07:57 - Hạ chí
07/07 01:31 - Tiểu thử
17/07 18:24
22/07 18:50 - Đại thử
07/08 11:20 - Lập thu
16/08 08:24
23/08 01:53 - Xử thử
07/09 14:13 - Bạch lộ
14/09 21:29
22/09 23:30 - Thu phân
08/10 05:49 - Hàn lộ
14/10 09:48
23/10 08:49 - Sương giáng
07/11 08:59 - Lập đông
12/11 21:27
22/11 06:22 - Tiểu tuyết
07/12 01:49 - Đại tuyết
12/12 08:29
21/12 19:42 - Đông chí
Lỗi này lâu sửa nhỉ. Anh iHi.
Anh vào xem dân đi câu nói về ngày con nức đây http://www.4so9.com/showthread.php?t=4471
 
Last edited by a moderator:

iHi

Moderator
hihi, đợi đi dont say. Up cái giờ chuyển tiết của bác HNĐ vào hơi vất đấy...
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
2004
Ngày giờ Sóc
Ngày giờ các Tiết khí
06/01 07:19 - Tiểu hàn
21/01 00:42 - Đại hàn
22/01 04:05
04/02 18:56 - Lập xuân
19/02 14:50 - Vũ Thủy
20/02 16:18
05/03 12:56 - Kinh trập
20/03 13:49 - Xuân phân
21/03 05:41
04/04 17:43 - Thanh minh
19/04 20:21
20/04 00:50 - Cốc vũ
05/05 11:02 - Lập hạ
19/05 11:52
20/05 23:59 - Tiểu mãn
05/06 15:14 - Mang chủng
18/06 03:27
21/06 07:57 - Hạ chí
07/07 01:31 - Tiểu thử
17/07 18:24
22/07 18:50 - Đại thử
07/08 11:20 - Lập thu
16/08 08:24
23/08 01:53 - Xử thử
07/09 14:13 - Bạch lộ
14/09 21:29
22/09 23:30 - Thu phân
08/10 05:49 - Hàn lộ
14/10 09:48
23/10 08:49 - Sương giáng
07/11 08:59 - Lập đông
12/11 21:27
22/11 06:22 - Tiểu tuyết
07/12 01:49 - Đại tuyết
12/12 08:29
21/12 19:42 - Đông chí
Từ 21 tháng 3 đến 18 tháng 4 chỉ chứa tiết Thanh Minh nên là tháng nhuận. Vấn đề là tháng nhuận không có can chi riêng. Nếu muốn gán can chi thì phải là trước Thanh Minh tính là Đinh Mão, sauThanh Minh tính là Mậu Thìn. Không thì bỏ qua không tính để ngườidùng tự tính, chứ 4 tháng 4 là đúng ngày Thanh Minh máy móc
· Ngũ hành nạp âm: Tang Đố Mộc - Nhâm độn: Ngày Xích khẩu
· Ngày Câu trần Hắc đạo TrựcThu Sao: Phòng - Con vật: Thỏ
· Ngày con nước: Không
· Tuổi xung: Ất Mùi, Tân Mùi, Đinh Hợi, Đinh Tị
· Giờ hoàng đạo: Tuất-Thanh Long, Hợi-Minh đường,Dần-Kim quỹ, Mão-Kim đường, Tị-Ngọc đường, Thân-Tư mệnh
· Lục nhâm giờ: Tý,Ngọ:Xích khẩu Sửu,Mùi:Tiểucát Dần,Thân:Không vong Mão,Dậu:Đạian Thìn,Tuất:Lưu niên Tị,Hợi:Tốchỷ
· Hướng xuất hành:Hỷ thần: Đông Nam - Tài thần: Tây Bắc - Hạc thần: Đông Bắc
thế này liệu có ổn không.
 

iHi

Moderator
Tùy thôi dont say, nếu gán can chi theo tiết thì không cần phân biệt nhuận nữa. Cứ Lập xuân - Kinh trập là tháng Dần, Kinh trập - Thanh minh là tháng Mão... Còn cái vụ đúng ngày tiết thì nên chú ý thôi vì ngày này theo dương lịch gần như đóng đinh rồi, chứ phần mềm làm lịch theo một thuật toán có sẵn, giờ mình đưa thêm giờ chuyển tiết vào để chuyển can chi tháng vừa phức tạp mà không cần thiết. Nói chung theo mình không nên mất thời gian vào cái đó.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Xem lại vấn đề tuổi xung

Tháng 9 năm 2013
Thứ Sáu
Tháng Tám Đ

9

Năm Quý Tỵ
Tháng Tân Dậu
Ngày Nhâm Ngọ
Giờ Canh Tý
Tiết Bạch lộ
<< <9/2013> >>
CNT2T3T4T5T6T7
1
26/7
2
27
3
28
4
29
5
1/8
6
2
7
3
8
4
9
5
10
6
11
7
12
8
13
9
14
10
15
11
16
12
17
13
18
14
19
15
20
16
21
17
22
18
23
19
24
20
25
21
26
22
27
23
28
24
29
25
30
26
[HR][/HR]​
· Ngũ hành nạp âm: Dương Liễu Mộc - Nhâm độn: Ngày Xích khẩu
· Ngày Kim quỹ Hoàng đạo Trực Thu Sao: Ngưu - Con vật: Trâu
· Ngày con nước: Không
· Tuổi xung: Giáp Tý, Canh Tý, Bính Tuất, Bính Thìn, Giáp Ngọ, Canh Ngọ
· Giờ hoàng đạo: Thân-Thanh Long, Dậu-Minh đường, Tý-Kim quỹ, Sửu-Kim đường, Mão-Ngọc đường, Ngọ-Tư mệnh
· Lục nhâm giờ: Tý,Ngọ:Xích khẩu Sửu,Mùi:Tiểu cát Dần,Thân:Không vong Mão,Dậu:Đại an Thìn,Tuất:Lưu niên Tị,Hợi:Tốc hỷ
· Hướng xuất hành: Hỷ thần: Nam - Tài thần: Tây - Hạc thần: Tây Bắc
[HR][/HR]​
· Các sao tốt:
Thiên ân: Tốt mọi việc
Thiên tài trùng ngày Kim Quỹ Hoàng Đạo: Tốt cho việc cầu tài lộc, khai trương
Phúc Sinh: Tốt mọi việc
Tuế hợp: Tốt mọi việc
Đại Hồng Sa: Tốt mọi việc
Hoàng Ân: Tốt mọi việc
· Các sao xấu:
Hỏa tinh: Xấu với lợp nhà và làm bếp
Xích Khẩu: Kỵ giá thú, giao dịch yến tiệc
Thiên Cương (hay Diệt Môn): Xấu mọi việc
Địa phá: Kỵ xây dựng
Địa Tặc: Xấu đối với khởi tạo, an táng, động thổ, xuất hành
Băng tiêu ngõa hãm: Xấu mọi việc
Cửu không: Kỵ xuất hành, cầu tài, khai trương
Lỗ ban sát: Kỵ khởi tạo
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Lịch pháp
Bầu trời là cái “đồng hồ”.
Thế nhưng giá như tạo hóa dựng nên trời đất với bàn tay chính xác của.. một người thợ đồng hồ Thụy Sĩ để cho một tháng chẵn chòi 28 ngày, một năm chẵn 12 tháng thì hẳn "tiện" cho loài người biết bao!
Đằng này mặt trăng quay quanh trái đất theo chu kỳ 29.530588 ngày, trái đất chu du quanh mặt trời mất 365.2422 ngày.
Thật là phiền! Chúng ta không thể làm lịch kiểu “năm x bắt đầu vào lúc 20 giờ 22 phút ngày 17 tháng.. năm được.
Chúng ta muốn: Năm bắt đầu bằng tháng 1, tháng bắt đầu bằng ngày mồng 1 và ngày bắt đầu lúc 0 giờ! Làm sao đây!
Tóm lại ta phải "làm chẵn" các chu kỳ tự nhiên. Khi làm chẵn tất sinh ra sai lệch, và muốn lịch không sai với tự nhiên thì phải chỉnh lại sau một thời gian và ấy là phép "nhuận".
Dương lịch bỏ qua số lẻ của trăng mà chỉ giải quyết phần "dương". Một năm có 365 ngày, ngắn hơn năm thời tiết 0.2422 ngày. Cứ 4 năm thì bù thêm một ngày vào năm nhuận để chỉnh lại cho hợp thời tiết. Như thế thì lại hơi dài nên cứ 300 năm lại bỏ đi ba năm đáng nhuận trở thành năm thường. Tháng dương lịch hoàn toàn không còn dính líu gì đến trăng nữa.
"Thuần" âm lịch ,như lịch Á Rập, bỏ phần "dương" và chỉ làm chẵn phần lẻ của tuần trăng với quy định tháng đủ, tháng thiếu lần lượt bù trừ cho nhau. Một năm có 12 tháng và ngắn hơn năm thời tiết. Vì không được chỉnh lại, nên năm âm lịch không còn dính dáng đến thời tiết.
Âm lịch dùng ở Đông Á thực ra là âm-dương lịch. Bởi nó bao gồm cả hai yếu tố âm và dương. Người xưa gọi nó là Nông-Lịch (農曆). Các lịch gia trải qua bao đời đã tìm cách "khớp" cả hai số lẻ (số ngày trong tháng, số tháng trong năm). Và vì phải tìm ra phương cách để làm chẵn cả hai số lẻ (thay vì một như dương lịch) nên phép nhuận của âm-dương lịch phức tạp và khó nhớ hơn dương lịch. Năm âm lịch với 12 tháng ngắn hơn năm thời tiết khoảng 11 ngày, sau khoảng 2-3 năm thì phải chỉnh lại bằng cách thêm một tháng nhuận. Như thế năm ấy có 13 tháng.
Khi ta làm chẵn số lẻ, tức nhiên là đã chấp nhận một sai số tối đa là vào hàng đơn vị tính toán.
Đơn vị nhuận của dương lịch là ngày, nên năm dương lịch chính là năm thời tiết với sai số một ngày.
Âm-dương lịch làm chẵn tháng với đơn vị ngày và năm với đơn vị tháng nên: Sai số tối đa của tháng đối với tuần trăng là một ngày và của năm đối với năm thời tiết là một tháng.
Như thế phải chăng âm-dương lịch thiếu chính xác so với dương lịch?
Nếu chỉ căn cứ vào tháng theo kiểu "tháng hai trồng đậu, tháng ba trồng cà.." thì hẳn cả thế giới Đông Á phải.. tiệt chủng vì đói do mất mùa liên tục!
Khái quát về Lịch Pháp Nông Lịch
Thực ra nông-lịch rất chính xác và chi ly!
Nói về tháng là chỉ nói chừng chừng, đại khái mà thôi.
Còn chính xác hơn về thời tiết thì đó là các thời điểm KHÍ (氣) trong âm lịch mà người nông dân dùng nó làm mốc mà gieo, cấy, gặt... Chẳng hạn như giở âm-dương-lịch (Âm lịch VN) ra thì ta thấy:
- Ngày 4/2/2007 (DL) là ngày 17 tháng 12 năm Bính Tuất, khí Lập Xuân.
- Ngày 19/2/2007(DL) là ngày 3 tháng giêng năm Đinh Hợi, khí Vũ Thủy.
Một điều cần nhấn mạnh là cách gọi “âm lịch” là SAI và gây hiểu nhầm ở nhiều người.
Trong Nông Lịch có HAI hệ thống. Dương Lịch VÀ Âm Lịch. Hai hệ thống này đi “song hành” với nhau.
Các “Khí” là các thời điểm “Dương” được tính toán theo mặt trời . Đứng về mặt này thì Nông Lịch KHÔNG KHÁC gì với dương lịch!
Các “Ngày”, “tháng” là các thời điểm “Âm” được tính toán theo mặt trăng.
Tìm hiểu kỹ hơn ta sẽ thấy trong âm dương lịch có hai hệ thống tháng: tháng tuần trăng và "tháng" thời tiết (giữa các điểm khí). Muốn hiểu rõ hơn về hai hệ thống này cũng như cách sắp xếp ngày, tháng, năm, nhuận của âm-dương-lịch thiết tưởng chúng ta nên đi sâu vào định nghĩa của các khái niệm này cũng như mối liên hệ của nó với sự vận chuyển của "trời đất".
Ngày được định nghĩa là: Bắt đầu từ điểm nửa-đêm này sang nủa đêm tới. Ngày chia làm 12 giờ (Tý-Hợi) . Một giờ lại được chia thành hai khoảng: Sơ và Chính. Một ngày không bắt đầu bằng giờ đầu tiên là giờ tý mà ở điểm bắt đầu của chính tý. Giờ tý như thế có hai phần, nửa đầu thuộc ngày hôm trước. Nhìn kỹ lại ta thấy thực ra xưa cũng như nay ngày dều chia thành 24 khoảng. Chính Tý tương đương với 0 giờ, Sơ Sửu là 1 giờ sáng.
Tháng thể hiện sự vận chuyển của mặt trăng. Khi mặt trăng và mặt trời ở cùng một hướng đối với trái đất và xoay nửa tối về phía ta thì gọi là thời điểm SÓC (nghĩa là trăng sống lại, new moon). Khi nó ở hướng ngược lại và xoay nửa sáng về phía ta thì gọi là thời điểm VỌNG (nghĩa là trông). Khi người ta quan sát chuyển động biểu kiến trên tinh cầu thì thấy nó chạy trên quỹ đạo gọi là BẠCH ĐẠO. Chu kỳ của trăng để đi hết một vòng bạch đạo, từ điểm sóc này đến điểm sóc tới gọi là SÓC-SÁCH.
Tháng được định nghĩa: Ngày chứa điểm SÓC là ngày mồng một, là điểm gốc để bắt đầu một tháng. Số ngày trong tháng được làm chẵn thành tháng đủ 30 ngày và tháng thiếu 29 ngày.

Năm thể hiện sự vận chuyển của trái đất quanh mặt trời, hay về mặt thiên văn biểu kiến mà nói, thì mặt trời chạy vòng trên tinh cầu theo quỹ đạo gọi là HOÀNG-ĐẠO. Trên hoàng đạo có bốn điểm chính là xuân phân, hạ chí, thu phân và đông chí là các điểm mốc để phân định thời tiết.
Ở điểm "phân" (Equinox) cuả xuân và thu ngày và đêm dài bằng nhau.
Ở điểm "chí" (Solstice) của hạ thì (đối với bắc bán cầu) ngày dài (nhất) so với đêm còn ở điểm đông chí thì ngược lại.
Đứng về mặt vị trí trái đất mà nói thì ở điểm hạ chí trái đất nghiêng bắc bán cầu vào phía mặt trời và điểm đông chí thì ngược lại.
Các điểm “phân” và “chí” trong Nông Lịch HOÀN TOÀN TƯƠNG ỨNG với các điểm nyà trong Dương Lịch Tây Phương (Equinox,Solstice).
Từ bốn điểm mốc đó người ta phân nhỏ hơn thành 24 thời điểm gọi là KHÍ là các điểm mốc về thời tiết.
Mỗi “Khí” cách nhau khoảng 15 ngày.

Khí được phân làm hai loại: TIẾT (節) là ngăn chia, và TRUNG (中) là giữa. Như vậy ta có 12 trung khí và tiết khí xen kẽ nhau. Tên gọi các khí mang ý nghĩa về thời tiết hay muà màng.
Sau đây là một vài điểm khí trong năm với ý nghĩa, tính chất và điểm tương ứng của nó trong dương lịch (với sai số 1 ngày):
Đông Chí (trung,giữa đông, 22/12)
Tiểu Hàn (tiết, rét vừa, 6/1) ;
Đại Hàn (trung, rét gắt, 21/1).
Lập Xuân (tiết,đầu xuân,5/2) ;
Vũ Thuỷ (trung,mưa nước,19/2) ;
Kinh Trập (tiết,sâu bọ tỉnh dậy,5/3) ;
Xuân Phân (trung,giữa xuân,20/3) ;
Thanh Minh (tiết,trời trong,5/4) ...
Phép Nhuận
Ở phần trên ta thấy nông lịch có cả Dương lẫn Âm trong nó. Làm thế nào để cho nó khỏi “lệch” nhau.
Người ta muốn tháng 11 phải ở mùa đông, tháng 1 phải vào mùa xuân vv.
Trăng chạy theo trăng, trời chạy theo trời! Đôi vừng nhật nguyệt chẳng.. thèm đợi nhau!
Và người ta phải dùng “tháng nhuận” để “chữa” cho hai vừng “chạy song song”.
Vậy làm thì chọn lúc nào để thêm “tháng nhuận”?
Và các Lịch Gia đã kiếm ra một cách khá tài tình như sau:
Nếu xem 12 khoảng giữa các "tiết" hoặc "trung" như một hệ thống "tháng thời tiết" thì ta thấy âm-dương-lịch không khác gì với dương lịch.
Ta có thể nói một cách khác là: trong âm-dương-lịch có hai hệ thống "tháng" : tháng tuần trăng và "tháng thời tiết" với độ dài hơi chênh nhau:
-Tuần trăng có 29.53 ngày và
- Tháng thời tiết là 30.41 ngày (đây là số trung bình bởi vì mặt trăng và trái đất xoay có khoảng nhanh khoảng chậm, theo định luật thứ hai của Kepler).
Vấn đề là đặt ra quy tắc để hai hệ thống tuần-trăng và thời-tiết song hành với nhau với độ chênh ít nhất như có thể. Quy tắc đó là phép NHUẬN.
Muốn hình dung ra phép nhuận chúng ta hãy tưởng tượng ra hai xâu chuỗi thời gian: chuỗi tháng tuần trăng với các hạt là điểm sóc màu xanh, chuỗi “tháng” thời tiết với các hạt là điểm trung-khí màu đỏ. Cầm hai chuỗi chập lên nhau ta sẽ thấy: mới đầu giữa hai hạt xanh thế nào cũng có một hạt đỏ, sau đó các hạt xanh do khoảng cách ngắn hơn dần dà di động thụt lui so với hạt đỏ, và đến một lúc nào đó sẽ có hai hạt xanh nằm lọt gọn trong khoảng hai hạt đỏ.
Khác với các khoảng khác, lúc này giữa hai hạt xanh không có một hạt đỏ nào.
Nếu ta giả vờ "quên" không đếm khoảng ấy thì sự phân bổ các hạt cuả hai chuỗi bớt lệch đi và lại trở lại "song hành" như trước. Khoảng ấy gọi là "nhuận". Với nguyên tắc đó các lịch gia đặt ra quy tắc:
Tháng không có trung khí là tháng nhuận.
Tháng nhuận đó không tên gọi cũng như can chi riêng (nói cách khác: không được "đếm") mà mang tên của tháng trước với từ Nhuận ở kế bên. Thời xưa, ngày sóc tháng nhuận, vua không làm lễ cốc-sóc như mọi đầu tháng mà chỉ đứng ở cửa nhà cáo-miếu chứ không vào, vì thế chữ "nhuận" (閏) được viết là chữ "vương" là vua ở giữa chữ "môn" là cửa.
Vấn đề khác biệt giữa lịch tính ở hai nơi khác nhau
Phần trên cho ta thấy cách sắp xếp lịch dựa trên thời điểm của các "biến cố" về thiên văn. Các biến cố này tuy xảy ra cùng một lúc (thời gian tuyệt đối) nhưng lại được ghi lại bằng ngày, giờ là thời gian "tương đối", thay đổi theo vị trí (kinh độ) của điểm quan sát trên trái đất. Điều này dẫn đến tới vấn đề có tính nguyên tắc là:
Cách ghi chép âm-dương lịch (sự phân bố ngày tháng năm) chịu ảnh hưởng bởi vị trí quan sát!
Lịch cho điểm A có thể khác biệt ( khác chứ không phải sai-biệt) với lịch cho điểm B nếu hai điểm không cùng kinh độ.
Sở dĩ ở trên tôi dùng chữ "ghi" là cốt nhấn mạnh rằng cả hai tuy khác nhau nhưng không cái nào sai đối với thiên nhiên cả. "Khác" là khác cách ghi chép mà thôi!
Nếu tôi nói nhật thực xảy ra lúc 15.20 phút (giờ California) thì người khác nói là nói xảy ra lúc 18.20 ở New York, thì không có ai sai ở đây cả. Tính chất này rất quan trọng mà ta cần biết khi muốn tìm hiểu âm-dương-lịch.
Ở đây ta lại có vấn đề "sai số ở hàng đơn vị" khi "làm chẵn". Điều này dẫn tới:
Sự khác biệt của lịch ở hai nơi có thể lên đến một ngày hoặc thậm chí một tháng!
Thí dụ như thời điểm xảy ra SÓC được ghi nhận ở một điểm A vào lúc 15 giờ thì đối với điểm B cách đó 5 múi giờ về phía tây nó được ghi nhận là lúc 10 giờ. Điều đó không ảnh hưởng gì cả. Nhưng nếu nó xảy ra tại A vào lúc 2 giờ sáng thì đối với B lại là 9 giờ đêm ngày hôm trước. Điều này dẫn tới: Tháng này đối với B hụt mất trọn một ngày và trở nên tháng "thiếu" trong khi đó tháng lại "đủ" đối với B.
Nếu điểm "trung khí" cũng xảy ra ở ranh giới này thì sự khác biệt có thể là một tháng vì tại A là "nhuận" mà tại B thì không!
Do sự khác biệt này xảy ra khi có sự trùng hợp khá đặc biệt của các biến cố thiên văn ở những điểm chuyển ngày, chuyển tháng. Vì thế về đại thể thì lịch tại hai nơi khác nhau phần lớn vẫn trùng hợp với nhau mà sự dị biệt chỉ là ngoại lệ.
Chính vì lý do này mà Nông Lịch các nước Á Đông đôi khi chệch nhau mà một ví dụ là tết năm Đinh Hợi của “ta” chênh “tàu” một ngày ( 17 và 18 tháng 2).
Điểm Sóc xảy ra ở Việt Nam vào lúc 23:14 ngày 16/2 và ở Tàu lúc 0:14 ngày 17/2.
Điều này dẫn đến: ở Việt Nam tháng chạp năm Tuất là tháng “thiếu” 29 ngày, trong khi đó ở TQ thì lại là tháng “đủ” 30 ngày. Ngày 1 tháng giêng vì thế chệch nhau một ngày.
Điều này thật ra không có gì là “lạ”!
Việt Nam lấy múi giờ thứ 7 làm gốc, Trung Quốc múi giờ 8.
Ở các nước khác cũng thế. Đại Hàn lấy múi giờ 9, lịch Đại Hàn đôi khi cũng khác lịch Trung Quốc.
Nhật Bản trước thời Minh Trị cũng dùng giờ Kyoto làm gốc.
Và bản thân Trung Quốc cũng chỉ dùng múi giờ thứ 8 từ năm 1929.
Trước đó họ dùng kinh tuyến Bắc Kinh làm mốc.
Sự sai biệt giữa Bắc Kinh và múi giờ 8 là 14 phút 26 giây, tuy nhỏ nhưng vẫn dẫn đến chuyện là: năm 1978 người Hongkong do vẫn giữ lịch lấy Bắc Kinh làm chuẩn ăn tết trung thu sớm hơn người ở Lục Địa và Đài Loan một ngày!
Khái quát về sự phát triển của Nông Lịch qua Lịch Sử
Đọc câu chuyện về anh chàng.. dở hơi ngắm sao, bạn đọc có thể cho rằng.. rõ dở hơi!
Thực ra cần biết bao nhiêu anh chàng dở hơi như thế, đời này qua đời này qua đời kia, có lẽ phải cả chục ngàn năm tích lũy kiến thức để đến cách đây chừng 5000 năm các nhà thiên văn học ở Babylon (nền văn minh mesopotamia) và cách đây chừng 4000 năm ở Trung Hoa đã có một kiến thức thiên văn một cách đáng kinh ngạc.
Riêng tại Trung Hoa kiến thức về một năm có 365 ngày lẻ một ít, và dùng 4 ngôi sao phân định mùa màng (sao Mão,Điểu,Hỏa,Hư làm mốc xuân phân,thu phân đông chí, hạ chí) đã cổ 4000 ngàn năm và được ghi lại trong “Thư Kinh”.
Đời Ân (1700 BC) người ta biết tháng có 29.53 ngày.
Về Nhuận Pháp, đến thời Hán (106BC) người ta đã dùng quy luật “tháng không có trung khí là tháng nhuận”. Trước đó người ta đặt tháng nhuận đơn giản vào cuối năm.
Đo và tính cái “đồng hồ bầu trời” chẳng phải là đơn giản!
Bởi ta có cái đồng hồ mà kim lúc chạy nhanh lúc chạy chậm!
Ngày nay ta biết theo định luật Kepler mặt trăng quay quanh trái đất trên quỹ đạo hình bầu dục, lúc đến gần trái đất nó chạy nhanh, xa thì nó chậm lại. Trái đất xoay xung quanh mặt trời cũng nhanh chậm như thế!
Cuối đời Hán, Lịch gia Lưu Hồng đã nhận ra điều đó và đo đạc được một cách khá chính xác.
Riêng chuyện đo, và tính thời gian giữa hai Sóc (1 tháng) hoàn toàn không đơn giản!
Mặt trăng, mặt trời “đuổi” nhau trên bầu trời, mỗi “vận động viên” chạy lúc nhanh lúc chậm, tuỳ vị trí. Nên thời gian giữa hai lần hai “anh” này gặp nhau không cố định. Ở phần trên ta biết độ dài tháng là 29.530588 ngày. Thực ra đó là trị số trung bình mà thôi!
Kim đồng hồ đã chạy không đều, mà “mặt” đồng hồ lại cũng không chịu đứng yên, nó cũng .. xoay! Tuy là rất từ từ.
Phần đầu ta nói là hễ mặt trời đến một ngôi sao nào đó trên đường Hoàng Đạo thì ta ở mùa xuân. Thực ra không hoàn toàn như thế!
Giả định rằng năm nay mặt trời đến sao x thì tới điểm “xuân phân”, nó chạy tiếp và sang năm nó đến gần sao x “một tí” thì trái đất thực ra đã đi giáp một vòng rồi, và ta đã có “xuân phân”!
Người ta hiểu ra rằng các “khấc” của cái “đồng hồ” cũng xoay! Tuy xoay khá chậm, một năm chỉ 0.013 độ.
Hiện tượng đó người ta gọi là “tuế sai”.
Nguyên do của “Tuế sai” là do cái trục quay của trái đất không chịu đứng yên, Nó cũng xoay từ từ như một cái “bông vụ”.
Lịch gia Ngu Hỉ, đời Tấn (thế kỷ thứ 3) đã phát hiện ra hiện tượng đó để sửa lịch cho chính xác hơn.
Để đạt sự chính xác về đo đạc thời gian, người ta không thể.. bấm đốt ngón tay đếm “tý sửu dần” như các ông thày bói! Thiên văn gia làm những cái đồng hồ, dùng nhiều cái bồn nước chuyển sang nhau để giữ mặt nước cố định. Chiếc hồ cuối cùng có một lỗ rò bé để nước chảy đều đặn sang một bình chứa khác. Thời gian được đo bằng một cái phao nổi chỉ vào một cái thước có “khắc” mốc thời gian. Bởi thế ngày nay ta có danh từ “khắc” như một đơn vị thời gian.
Lịch và Lịch Việt Nam
Lịch và Lịch Việt Nam là một công trình nghiên cứu công phu của giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
Đọc các sách lịch sử người ta hay thấy sự khác biệt về ngày tháng đủ, thiếu, tháng nhuận giữa lịch ta và lịch tàu.
Thường thì đối với một nhà nghiên cứu.. cẩu thả sẽ kết luận ngay là “lịch ta” sai!
Giáo sư Hoàng Xuân Hãn lại từ chỗ “khác biệt” đó mà nghiên cứu để trả lời câu hỏi “Việt Nam dùng lịch pháp nào qua các thời đại?”.
Trong dòng lịch sử, khoa học, toán học, thiên văn học phát triển dần dần. Càng ngày người ta càng đo đạc tinh vi hơn.
Bởi thế cách tính lịch càng ngày càng chính xác hơn.
Cơ quan tính lịch của nước ta là “Khâm Thiên Giám”.
Thường thì những kiến thức Lịch Pháp của Trung Hoa là “bí mật”.
Việt Nam thường phải cho người sang Tàu mua “sách cấm” mang về. Và vì thế thường thì Lịch Pháp Việt Nam dùng cũ hơn của Tàu đương thời.
So sánh sự khác biệt giáo sư HXH đã dùng máy tính tính lại, và cuối cùng ông có thể xác định rằng Việt Nam tính tóan lịch như thế nào qua các thời đại Lý,Trần,Lê, Nguyễn!
Sự khác biệt của lịch ta và lịch tàu thật ra rất thường mà người không thông hiểu lịch pháp, lịch sử không biết và nhiều khi dẫn đến kết luận vội vã “lịch ta sai!”.
Lịch nhà Trần khác lịch nhà Nguyên, Lịch nhà Lê khác lịch nhà Thanh.
Thời Lê , năm 1745 Tết ta và tết Tàu chênh nhau một tháng.
Nếu hiểu lịch pháp, ta hiểu rằng: Lịch chênh nhau, khác nhau không có nghĩa là sai!

ST
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Xem lại vấn đề tuổi xung

Ngày 9 tháng 8 ( Ngày Nhâm Ngọ )
• Ngũ hành nạp âm: Dương Liễu Mộc - Nhâm độn: Ngày Xích khẩu
• Ngày Kim quỹ Hoàng đạo Trực Thu Sao: Ngưu - Con vật: Trâu

• Tuổi xung: Giáp Tý, Canh Tý, Bính Tuất, Bính Thìn, Giáp Ngọ, Canh Ngọ
• Giờ hoàng đạo: Thân-Thanh Long, Dậu-Minh đường, Tý-Kim quỹ,

Giải thích vấn đề tuổi xung nêu trên phải dùng Ngũ hành
Ngày Nhâm ngọ - Dương liễu Mộc
Trước hết liệt kê xem những gì có trong các tuổi mà người ta gọi là tuổi xung
Tuổi Giáp Tý :
*Nạp âm : Hải trung Kim
* Can Chi : Giáp Mộc – Tý Thủy
* Thiên can xung : Giáp xung Canh
* Địa Chi tương xung : Tý xung Ngọ
Kết luận :
- Hải Trung Kim khắc Bình Địa Mộc ( Không khắc Dương liễu Mộc )
- Thiên can xung : Giáp không xung Nhâm
- Địa chi : Tý xung Ngọ
Như vậy người ta căn cứ vào Tý xung Ngọ để cho là tuổi Giáp tý tương xung với ngày Nhâm Ngọ
Tuổi Canh Tý cũng làm tương tự để giải thích tại sao lại xung Nhâm ngọ
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Xem lại vấn đề tuổi xung

Theo ông lytranle thì
[1a] Giáp Tí tương khắc rất mạnh [1b] Nhâm Ngọ
nếu theo cách này thì tương tự
[1b] Nhâm Ngọ khắc rất mạnh [1a] Canh Tí.
Nhưng tác giả có nói rõ "( Trong mục 3/ này tôi còn có chút phân vân. Kính mong Quý Vị cho ý kiến )".

- Hải Trung Kim khắc Bình Địa Mộc ( Không khắc Dương liễu Mộc )
- Thiên can xung : Giáp không xung Nhâm
- Địa chi : Tý xung Ngọ
Như vậy người ta căn cứ vào Tý xung Ngọ để cho là tuổi Giáp tý tương xung với ngày Nhâm Ngọ
Tuổi Canh Tý cũng làm tương tự để giải thích tại sao lại xung Nhâm ngọ
Người tạo:lytranle [ 10:20, 22/10/12 ]
Tiêu đề bài viết:SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM ( Tiếp theo - Bài 2 )
[HR][/HR]SINH KHẮC CỦA NGŨ HÀNH NẠP ÂM
( Tiếp theo – Bài 2 )
B/ Bàn về Quan hệ Tương Hợp, Tương Sinh, Tương Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm.
I/ Xưa nay, vấn đề Sinh Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm được giải thích như thế nào ?
Trước hết chúng ta hãy đọc qua một số lời giải thích :
α / Một số câu giải thích củaThiệu Vĩ Hoa :
1/ Hỏa khắc Kim, nhưng “Hải Trung Kim” là Kim ở đáy biển, “ Sa Trung Kim” là Kim trong cát nên Hỏa không dễ khắc được Kim.
“ Bạch Lạp Kim” là Kim trên ngọn nến rất đễ bị Hỏa khắc.
“Hải Trung Kim”, “Sa Trung Kim” tuy khó bị Hỏa khắc, nhưng nó lại sợ lửa của sét, vì lửa của sét có thể đánh tận đáy biển, đánh rất sâu vào đất.
Nói chung, Mộc rừng xanh, Mộc bình địa không dễ gì bị Kim khắc. Nhưng Mộc rất sợ “ Kiếm Phong Kim”, vì Kiếm Phong Kim là Kim đã thành vũ khí.
2/ Nói chung, Hỏa trên Trời, Hỏa sấm sét không dễ bị Thủy khắc.
3/ “Thiên Hà Thủy”, “ Đại Hải Thủy” thì không những không sợ Thổ khắc mà thực tế , Thổ không thể khắc, vì Thiên Hà Thủy ở trên Trời, còn Thổ ở dưới đất; Đại Hải Thủy thì nước to và dũng mãnh, Thổ không thể khắc nổi.
β / Một số câu trích từ Diễn Đàn và các Sách.
1/ Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim gặp nhau thì tốt, gọi là Lưỡng Kim thành khí.
2/ Bình Địa Mộc và Đại Lâm Mộc gặp nhau thì tốt. Lưỡng Mộc thành Lâm.
3/ Lư Trung Hỏa và Phúc Đăng Hỏa gặp nhau thì tốt .lưỡng Hỏa thành Viêm.
4/ Thành Đầu Thổ, Ốc Thượng Thổ và Bích Thượng Thổ đều không kỵ Mộc. Riêng Sa Trung Thổ, Đại Trạch Thổ và Lộ Bàng Thổ đều kỵ Mộc, nhất là Đại Lâm Mộc và Bình Địa Mộc Ngũ Hành nạp Âm tỵ hòa (đồng Hành ).
5/ Tất cả các loại Mộc đều sợ bị Kim khắc, Sa Trung Kim và Kiếm Phong Kim thì khắc mạnh hơn, trừ có Bình Địa Mộc không sợ Kim khắc.
γ / Một số câu giải thích trong Almanach :
Almanach (2010), trang 378, có một số câu giải thích như sau :
1/ Nói là Thủy khắc Hỏa, song liệu rằng Giản Hạ Thủy ( nước ở rạch nhỏ ) có thể dập tắt được Sơn Đầu Hỏa, Thiên Thượng Hỏa và Tích Lịch Hỏa hay chăng ? Hẳn là sự khắc chế ấy không đáng kể.
2/ Cũng như vậy, Giản Hỏa Thủy không thể đủ để tưới (sinh) cho cả một rừng cây lớn. Đó là nói giữa các Hành với nhau.
3/ Ngoài ra trong cùng một Hành, lại có sự sinh khắc lẫn nhau.
Chẳng hạn, trong Hành Thủy, nước ở rạch nhỏ đổ vào suối, suối chảy ra sông, sông dồn ra biển. Vậy rạch hoặc suối phải cạn.
Hoặc trong Hành Kim, Kiếm Phong Kim ( Vàng trong thanh kiếm ) tác động tới Thoa Xuyến Kim ( chất Kim ở đồ tư trang ), hẳn đồ tư trang sẽ bị sứt mẻ, hư hỏng. Từ đó người ta rút ra kết luận :
Lưỡng Kim, Kim khuyết ; Lưỡng Kim thành khí .
Lưỡng Thổ, Thổ huyệt ; Lưỡng Thổ thành Sơn .
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt ; Lưỡng Thủy thành Giang .
Lưỡng Mộc, Mộc chiết ; Lưỡng Mộc thành Lâm .
Lưỡng Hỏa, Hỏa tuyệt ; Lưỡng Hỏa thành viêm .

II/ Nhận xét về những lời giải thích trên.
α / Về những câu của Ông Thiệu Vĩ Hoa :
Ông Thiệu Vĩ Hoa chỉ thuần túy dựa vào Tên của Ngũ Hành Nạp Âm mà suy diễn ra theo chủ quan của mình. Do đó, những lời giải thích của Thiệu Vĩ Hoa mang nặng tính “ Vật Chất ” và tính “ Kinh Nghiệm Chủ Nghĩa ”. Không thuyết phục.
β / Về một số câu trên các Diễn Đàn :
Cả 5 câu ở mục này chỉ đưa ra một khẳng định mà không có lời giải thích, nên chẳng ai biết đúng hay sai để mà nghe hay không nghe !
Những câu luận giải kiểu như vậy chỉ làm cho người đọc lúng túng, vô bổ.
Thực tế, cả 5 câu đó đều sai.
γ/ Những câu trên Almanach :
+ Các câu 1/ và 2/ là không đúng.
+ Câu 3/ có một ý mới : “Ngoài ra trong cùng một Hành lại có sự sinh khắc lẫn nhau”.
Nhưng, Tác Giả mới chỉ đưa ý tưởng này ra như một lời nhận xét, một điều nhắc nhớ được rút ra từ thực tiễn , chứ chưa có lời giải thích. Chưa giải thích được vì không có cơ sở Lý Thuyết. Do vậy, câu nói đó chỉ như gió thoảng qua, chẳng ai nhớ tới, vì chẳng ai biết ứng dụng nó theo phương cách nào. Không được minh chứng bằng lý thuyết nên ý tưởng đó không có tính thực tiễn và không phát triển được.
Tóm lại, để luận giải về Quan Hệ của các Hành Nạp Âm, xưa nay chúng ta chỉ có duy nhất một “ Bảo Bối ” để làm cơ sở lý thuyết : Đó là Cơ Chế Sinh Khắc của Ngũ Hành Gốc.
Trên cái vốn ít ỏi đó, các Nhà Lý Số thả sức suy diễn và phát ngôn theo trình độ hiểu biết, theo quan niệm và theo hướng đi riêng của từng người. Trong khi những tính chất tinh tế, uyển chuyển và biến hóa vô cùng của Ngũ Hành Nạp Âm thì lại không được sử dụng đến vì chưa phát hiện ra.
Cách suy diễn chủ quan trên một bình diện thiếu cơ sở Lý Thuyết của một đội ngũ đông đảo các Nhà Lý Số đã làm cho các vấn đề về Dịch Lý trở nên rối rắm , mâu thuẫn, phức tạp, khó hiểu, chẳng biết nghe ai.
Vậy cần phải bổ sung Lý Thuyết của Nguyên Lý Nạp Âm vào công viêc nghiên cứu Lý Thuyết của các Môn Ngành Dịch Lý, Mệnh Lý.

III/ Xác định Quan Hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành Nạp Âm thế nào cho đúng ?
Vấn đề này quá mới mẻ nên vô cùng khó khăn. Đối với tôi lại càng khó. Vì xưa nay chưa có ai đề cập vấn đề này, chưa có sách vở nào nói tới. Trong tay tôi chí vỏn vẹn có 43 câu của Thẩm Quát in trong Hiệp Kỷ Biên Phương Thư. Không có người cộng tác. Không có người phản biện. Tự mình phải tím tòi suy nghĩ. Suy nghĩ thì có. Tìm tòi thì không. Có cái gì đâu mà tìm tòi !
Trong hoàn cảnh đó, suy nghĩ được gì, tôi cứ mạnh dạn thông báo lên đây để Quý Vị tham khảo, nếu Quý Vị nào đồng tình thì xin đề nghị cùng suy nghĩ tiếp và chỉ bảo cho. Xin trân trọng cảm ơn. LTL.

α / Các Nguyên tắc để xác định Quan Hệ của các ành Nạp Âm :
1/ Hành Nạp Âm vẫn là Ngũ Hành, cho nên trước hết, quy luật Sinh Khắc của Hành Nạp Âm phải tuân theo cơ chế Sinh Khắc của Ngũ Hành Gốc .
2/ Các Hành Nạp Âm là những Hành đặc biệt được sản sinh ra từ Nguyên Lý Nạp Âm , cho nên Quy Luật Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các Quy Luật của Nguyên Lý Nạp Âm .
Quy Luật Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm là hệ quả trực tiếp được suy ra từ Nguyên Lý Nạp Âm.
β/ Các Quy Luật Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm

Để tiện việc trình bày bài viết, tôi gọi Tên các Hành Nạp Âm mà ta đã biết xưa nay là các Tên Gọi Truyền Thống ( chỉ dùng để gọi Tên thôi, bỏ qua nội dung của chúng ) và gọi mỗi Hành của Ngũ Hành ( Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim ) là Hành Gốc.
Một số ký hiệu được sử dụng : Sinh xuất : => , Khắc xuất : =<

Chép lại Bảng 30 Hành Nạp Âm.
Bảng 10


Trong Bảng 10 trên đây :
+ Các cột 1a , 2a , 3a thuộc Tam Nguyên Thứ Nhất. Đó là nửa phần bên trái của Bảng.
Các cột 1b , 2b , 3b thuộc Tam Nguyên Thứ Hai. Đó là nửa phân bên phải của Bảng.
+ Có 5 dòng , mỗi dòng ứng với một Hành Gốc : Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ .

1 / Quan hệ Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm cùng thuộc một Hành Gốc ( tức là cùng thuộc một dòng trên Bảng 10 ).
Đây là điều mới nẩy sinh về quan hệ Sinh Khắc của Ngũ Hành . Hiện tượng này chỉ xẩy ra trong mối quan hệ của các Hành Nạp Âm với nhau mà trong Ngũ Hành Gốc không có.
a / Quan hệ của các Hành Nạp Âm trong cùng một Tam Nguyên của một Hành Gốc :
Trong Bảng 10 ở trên :
Đó là quan hệ của các Hành Nạp Âm trên cùng một dòng và giữa các cột :
+ Cột 1a , cột 2a , và cột 3a .
+ Cột 1b , cột 2b , và cột 3b.
Các Hành Nạp Âm thuộc một Tam Nguyên của một Hành Gốc có quan hệ Tương Hợp, Tương sinh, không có quan hệ Tương Khắc. (Điều này suy ra từ “Nguyên Lý cách 8 sinh con” ).
+ Quan hệ Tương hợp :
Gồm Tam hợp ( kể cả Bán Tam hợp ) của các Địa Chi và Lục Hợp :
Tam hợp : Thân-Tý-Thìn ( Tỵ-Dậu-Ngọ) thuộc Tam Nguyên Thứ Nhất.
Dần-Ngọ-Tuất ( Hơi-Mão-Mùi ) thuộc Tam Nguyên Thứ Hai.
Tức là : Trong một Hành Gốc ( Trên cùng một dòng ) , các Hành 1a, 2a, và 3a tương hợp nhau ; các Hành 1b , 2b , và 3b tương hợp nhau.
Bán Tam Hợp :
1a hợp 2a , 1a hợp 3a ;
1b hợp 2b , 1b hợp 3b.
Lục Hợp : Tý – Sửu , Thìn – Dậu , Thân – Tỵ ,
Ngọ - Mùi , Tuất – Mão , Dần Hợi.
Điều này cho thấy : Trong cùng một Hành Gốc ( tức trên cùng một dòng ) và cùng một Tam Nguyên, ngoài quan hệ “Cách 8 sinh con” còn có quan hệ Lục Hợp. Do đó , ở đây, mối tương hợp, tương sinh rất mạnh.
+ Quan hệ Tương sinh :
Hành Thượng Nguyên sinh cho Hành Trung Nguyên,
Hành Trung Nguyên sinh cho Hành Hạ Nguyên.
Ta cũng có thể xét Quan hệ Tương Sinh theo Trọng Mạnh Quý hoặc theo Luật Lữ :
Trọng => Mạnh => Quý. ( => là ký hiệu sinh xuất).
Hoàng Chung => Di Tắc => Cô Tẩy (Tam Nguyên I ),
Nhuy Tân => Thái Thốc => Vô Dịch (Tam Nguyên II ).
Nhìn vào Bảng 10 ta thấy ngay điều đó :
Trong cùng một Hành Gốc, tức là trên cùng một dòng, ta có :
1a sinh 2a , 2a sinh 3a ; 1b sinh 2b , 2b sinh 3b.
Cụ thể :
+ Trên dòng I , đó là dòng của Hành KIM. Ta thấy :
@ Hải Trung Kim (1a) => Kiếm Phong Kim (2a),
Kiếm Phong Kim (2a) => Bạch Lạp Kim (3a).
@ Sa Trung Kim ( 1b ) => Kim Bạc Kim (2b) ,
Kim Bạc Kim (2b) => Thoa Xuyến Kim (3b).
+ Trên dòng II , đó là dòng của Hành HỎA . Ta thấy :
@ Tích Lịch Hỏa (1a) => Sơn Hạ Hỏa (2a) ,
Sơn Hạ Hỏa (2a) => Phú Đăng Hỏa (3a) .
@ Thiên Thượng Hỏa (1b) => Lư Trung Hỏa (2b),
Lư Trung Hỏa (2b) => Sơn Đầu Hỏa (3b) .
b/ Quan hệ giữa các Hành Nạp Âm thuộc hai Tam Nguyên của cùng một Hành Gốc ( vẫn trên cùng thuộc một dòng ):
Quan hệ giữa các Hành Nạp Âm cùng thuộc một Hành Gốc nhưng thuộc hai Tam Nguyên khác nhau không có Quan hệ Tương Sinh Tương Hợp, chỉ có Quan hệ tương khắc (vì chúng được sinh ra từ hai Tam Hợp Địa Chi đối xung nhau ) , do đó :
Tý =< Ngọ , Thân =< Dần , Thìn =< Tuất
( Sửu =< Mùi , Dậu =< Mão , Hợi =< Tỵ ).
Nhìn vào Bảng 10 ta thấy ngay những điều đó:
Trong cùng một Hành Gốc, tức là trên cùng một dòng, ta có :
1a khắc 1b , 2a khắc 2b , 3a khắc 3b .
Cụ thể :
+ Trên dòng I , đó là dòng của Hành KIM. Ta thấy :
Hải Trung Kim (1a) =< Sa Trung Kim (1b) ,
Kiếm Phong Kim ( 2a) =< Kim Bạc Kim (2b)
Bạch Lạp Kim (3a) =< Thoa Xuyến Kim (3b).
+ Trên dòng II , đó là dòng của Hành HỎA . Ta thấy :
Tích Lịch Hỏa =< Thiên Thượng Hỏa ,
Sơn Hạ Hỏa =< Lư Trung Hỏa ,
Phú Đăng Hỏa =< Sơn Đầu Hỏa.


Đến đây, ta giải thích được các hiện tượng mâu thuẫn nhau sau đây :
Lưỡng Kim, Kim khuyết ; Lưỡng Kim thành khí .
Lưỡng Thổ, Thổ huyệt ; Lưỡng Thổ thành Sơn .
Lưỡng Thủy, Thủy kiệt ; Lưỡng Thủy thành Giang .
Lưỡng Mộc, Mộc chiết ; Lưỡng Mộc thành Lâm .
Lưỡng Hỏa, Hỏa tuyệt ; Lưỡng Hỏa thành viêm .
( Đây chính là hiên tượng sinh khắc xẩy ra trong cùng một Hành Gốc )
Cụ thể :
Lưỡng Kim, Kim Khuyết : Nghĩa là hai Kim khắc nhau làm cho cả hai đều bị sứt mẻ. Đó là :
Trên dòng I :
Hải Trung Kim =< Sa Trung Kim,
Kiếm Phong Kim =< Kim Bạc Kim ,
Bạch Lạp Kim =< Thoa Xuyên Kim.
( Trường hợp này, Hai Hành Nạp Âm thuộc hai Tam Nguyên khác nhau ).
Lưỡng Kim thành Khí : Nghĩa là hai Kim gặp nhau sinh trợ cho nhau, hợp với nhau làm cho Kim mạnh lên, tăng thêm khí lực.
Trên dòng I :
@/ + Hải Trung Kim => Kiếm Phong Kim,
Hải Trung Kim và Kiếm Phong Kim là Bán Tam hợp.
+ Kiếm Phong Kim => Bạch Lạp Kim.
Hải Trung Kim và Bạch Lạp Kim là Bán Tam hợp.
@/ + Sa Trung Kim => Kim Bạc Kim,
Sa Trung Kim và Kim Bạc Kim là Bán Tam hợp.
+ Kim Bạc Kim => Thoa Xuyến Kim.
Sa Trung Kim và Thoa Xuyến Kim là Bán Tam hợp .
( Trường hợp này, hai Hành Nạp Âm cùng thuộc một Tam Nguyên ).
2 / Quan hệ Sinh Khắc của các Hành Nạp Âm cùng thuộc một Nguyên ( tức là trên cùng một côt ) .
Đây cũng là vấn đề mới nẩy sinh trong Nguyên Lý Nạp Âm .
Trong Bảng 10 : mỗi cột 1a, 2a, 3a ; 1b, 2b, 3b ứng với một Nguyên.
Trong mỗi Nguyên đều có 5 Hành Nạp Âm - đại diện cho 5 Hành Gốc– Ngũ Hành. Có đủ Ngũ Hành ắt có đủ cơ chế Sinh Khắc.
Vậy, trong mỗi cột , các Hành Nạp Âm có Quan hệ Sinh Khắc.
( Đây cũng là một đặc điểm của Nguyên Lý Nạp Âm ).
Ví dụ :
a/ Xét Thượng Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất ( Cột 1a )
+ Hành Hải Trung Kim :
Hải Trung Kim => Giản Hạ Thủy
Hải Trung Kim =< Tang Đố Mộc
Bích Thượng Thổ => Hải Trung Kim
Tích Lịch Hỏa =< Hải Trung Kim
+ Hành Tích Lịch Hỏa :
Tích Lịch Hỏa => Bích Thượng Thổ
Tích Lịch Hỏa =< Hải Trung Kim
Tang Đố Mộc => Tích Lịch Hỏa
Giản Hạ Thủy =< Tích Lịch Hỏa
+ Hành Tang Đố Mộc :
Tang Đố Mộc => Tích Lịch Hỏa
Tang Đố Mộc =< Bích Thượng Thổ
Giản Hạ Thủy => Tang Đố Mộc
Hải Trung Kim =< Tang Đố Mộc
+ Hành Giản Hạ Thủy :
Giản Hạ Thủy => Tang Đố Mộc
Giản Hạ Thủy =< Tích Lịch Hỏa
Hải Trung Kim => Giản Hạ Thủy
Bích Thượng Thổ =< Giản Hạ Thủy.
+ Hành Bích Thượng Thổ :
Bích Thượng THổ => Hải Trung Kim
Bích Thượng Thổ =< Giản Hạ Thủy
Tích Lịch Hỏa => Bích Thượng Thổ
Tang Đố Mộc =< Bích Thượng Thổ.

b/ Xét Hạ Nguyên của Tam Nguyên Thứ Nhất ( cột 3a )
+Hành Bạch Lạp Kim
Bạch Lạp Kim => Trường Lưu Thủy
Bạch Lạp Kim =< Đại Lâm Mộc
Sa Trung Thổ => Bạch Lạp Kim
Phú Đăng Hỏa =< Bạch Lạp Kim
+ Hành Phú Đăng Hỏa
Phú Đăng Hỏa => Sa Trung Thổ
Phú Đăng Hỏa =< Bạch Lạp Kim
Đại Lâm Mộc => Phú Đăng Hỏa
Trường Lưu Thủy =< Phú Đăng Hỏa
+Hành Đại Lâm Mộc
Đại Lâm Mộc => Phú Đăng Hỏa
Đại Lâm Mộc =< Sa Trung Thổ
Trường Lưu Thủy => Đại Lâm Mộc
Bạch Lạp Kim =< Đại Lâm Mộc.
+ Hành Trường Lưu Thủy
Trường Lưu Thủy => Đại Lâm Mộc
Trường Lưu Thủy =< Phú Đăng Hỏa
Bạch Lạp Kim => Trường Lưu Thủy
Sa Trung Thổ =< Trường Lưu Thủy.
+Hành Sa Trung Thổ
Sa Trung Thổ => Bạch Lạp Kim
Sa Trung Thổ =< Trường Lưu Thủy
Phú Đăng Hỏa => Sa Trung Thổ
Đại Lâm Mộc =< Sa Trung Thổ

c/ Xét Trung Nguyên của Tam Nguyên Thứ Hai ( cột 2b ).
+ Hành Kim Bạc Kim
Kim Bạc Kim => Đại Khê Thủy
Kim Bạc Kim =< Tùng Bách Mộc
Thành Đầu Thổ => Kim Bạc Kim
Lư Trung Hỏa =< Kim Bạc Kim
+ Hành Lư Trung Hỏa
Lư Trung Hỏa => Thành Đầu Thổ
Lư Trung Hỏa =< Kim Bạc Kim
Tùng Bách Mộc => Lư Trung Hỏa
Đại Khê Thủy =< Lư Trung Hỏa
+Hành Tùng Bách Mộc
Tùng Bách Mộc => Lư Trung Hỏa
Tùng Bách Mộc =< Thành Đầu Thổ
Đại Khê Thủy => Tùng Bách Mộc
Kim Bạc Kim =< Tùng Bách Mộc
+ Hành Đại Khê Thủy
Đại Khê Thủy => Tùng Bách Mộc
Đại Khê Thủy =< Lư Trung Hỏa
Kim Bạc Kim => Đại Khê Thủy
Thành Đầu Thổ =< Đại Khê Thủy.
+ Hành Thành Đầu Thổ
Thành Đầu Thổ => Kim Bạc Kim
Thành Đầu Thổ =< Đại Khê Thủy
Lư Trung Hỏa => Thành Đầu Thổ
Tùng Bách Mộc =< Thành Đầu Thổ.
3/ Quan hệ sinh khắc của các Hành Nạp Âm thuộc hai Hành Gốc khác nhau và không cùng một Nguyên, tức là các Hành Nạp Âm thuộc 2 dòng khác nhau và hai cột khác nhau.
Trong trường hợp này , để xác định :
a/ Trước tiên xét theo cơ chế sinh khắc của Ngũ Hành Gốc :
Thủy => Mộc => Hỏa => Thổ => Kim => Thủy
( Dấu => : ký hiệu sinh xuất ).
Thủy =< Hỏa =< Kim =< Mộc =< Thổ =< Thủy
( Dấu =< : Ký hiệu khắc xuất )
b/ Tiếp theo là căn cứ đặc điểm của các Hành Nạp Âm :
+/ Quan hệ Tương Sinh trong cùng một Tam Nguyên mạnh hơn Quan hệ Tương Sinh giữa hai Tam Nguyên.
+ / Quan hệ Tương Khắc xẩy ra giữa hai Tam Nuyên mạnh hơn Quan hệ Tương khắc trong nội bộ một Tam Nguyên .
+/ Giữa các cột : 1a và 1b , 2a và 2b , 3a và 3b không có Quan hệ Tương Sinh, chỉ có Quan hệ Tương khắc và tương khắc rất mạnh ( Vì các cặp Địa Chi đối xung nhau ).
Theo ý nghĩa Ngũ Hành Tương Khắc, thì người ta thường nói : các cột
1a và 1b tương xung , 2a và 2b tương xung , 3a và 3b tương xung.
Vì rằng, cho dù A =< B hay B =< A thì quan hệ giữa A và B đều không tốt, cho nên chỉ cần nói A và B tương xung là đủ.
( Trong mục 3/ này tôi còn có chút phân vân. Kính mong Quý Vị cho ý kiến ).
Chú ý :
Kết quả của việc Sinh Khắc của Ngũ Hành nói chung còn tùy thuộc vào mức độ suy vượng của Ngũ Hành. Vấn đề này không thuộc phạm vi của Phép Nạp Âm.

( Còn tiếp )
PS:
Bài tiếp theo :
C/ Ứng dụng .
1/ Nghiên cứu về Mệnh
2/ Tìm tuổi Hôn Phối.
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Nếu chuyên sâu như vậy - Thì không bao giờ người ta làm Lịch Vạn sự

Bởi vì :

Cấu tạo và sự chi phối của Âm Dương Ngũ hành

Đứng trên khuôn khổ tư tưởng phương Đông
1 – Lý thuyết Âm Dương Ngũ hành trong khuôn khổ tư tưởng phương Đông
Nếu theo khảo hướng phương Đông để thảo luận hay phê bình thuyết Âm Dương Ngũ hành thì bất cứ ai cũng gặp khó khiến cho không thể nói được gì theo đúng nghĩa với những lý do
a , - Thuyết Âm Dương Ngũ hành không phải của một tác giả , không phải thuyết của một thời đại
Lý thuyết này do cả một truyền thống triết học , nếu tính theo thời gian lý thuyết này bao trùm hơn 60 thế kỷ . Vấn đề đặt ra là người viết phê bình nên đứng vào thời đại nào , tư tưởng nào , tác giả nào ?
b , - Thuyết Âm Dương Ngũ hành có trên 20 tác giả khi thì góp bàn , khi bổ cứu , khi đưa ra khái niệm mới
Tất cả có các trào lưu tư tưởng về nguồn gốc vũ trụ ,trong đó có bàn trực tiếp hoặc gián tiếp về Âm Dương và Ngũ hành
- Đạo luận của Lão Tử
- Thái cực luận của Dịch truyện
- Khí luận của Hà Hưu , Trịnh Huyền , Lưu Thiệu và Trương Hoành Cừ
- Duy lý luận hay Lý Khí của Trình Minh Đạo ,Trình Y Xuyên , Chu Hi
- Duy tâm luận của Lục Tượng Sơn ,Dương Giản ,Vương Dương Minh ,Trạm Nhược Thủy ,Tiến Đức Hồng , La Hồng Tiên
- Khí luận Phục hưng của Vương Thuyền Sơn , Nhan Tập Trai …
- Đa nguyên luận của Hương Tú và Quách Tượng
Mỗi học phái có cách hiểu khác nhau , khi thì có sự khác biệt hết sức căn bản , vì thế không thể nhân danh phái này để bài bác học phái kia . Cũng không thể dung hòa những khái niệm di biệt về định danh và nội dung
A - Những di biệt về cách mệnh danh
Cùng thời nguồn gốc của vũ trụ mà mỗi học phái mệnh danh mỗi khác . Theo hai cụ Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê trong cuốn “ Đại cương Triết học Trung quốc “thì có đến 12 lối gọi : Đạo , Thái cực ,Nguyên Huyền , Vô cực , Trời , Khí , Nghuyên nhất ,Thái hư , Lý , Khí và Tâm . Tuy nhiên có vài tác giả hiểu giống nhau về nguồn gốc nhưng cách gọi khác nhau . Ví dụ : Dịch phái gọi là Thái cực , còn Dương Hùng gọi là Huyền
B – Những di biệt về nội dung các ý niêm căn bản
Có người lại ghép hai khái niệm khác nhau về nội dung là một . Ví dụ như theo Vũ Đồng thì Thái cực và Đạo khác nghĩa mà Dương Hùng đem nhập chung
Có tác giả nêu nguồn gốc vũ trụ mà không mô tả tính chất
Nhiều tác giả mô tả , đôi khi rất rõ ràng nhưng uẩn khúc và dị biệt . Khi thì cho nguồn goocd vũ trụ là khí siêu hình , khi thì cho là hữu hình , khi thì cho về phương diện nào đó là siêu hình, khi thì phân biệt lúc tụ khí , tán khí và định chất
Riêng về Âm Dương , có người cho là hai khí , còn Chu Hi chỉ cho là một khí dù hai chữ khác nhau , có tác giả cho Lưỡng Nghi là Âm Dương , còn Chu Hi cho Lưỡng Nghi là Trời Đất
Về Ngũ hành cũng vậy , lần lượt người ta xem Ngũ hành là Khí , là Chất , là Thế lực
C – Những di biệt về cách giải thích sự tiến hóa
Các tác giả hầu như tương đồng về quy luật tiến hóa của vũ trụ ( xem là luôn động , theo luật chi phối của phản phục ,căn nguyên của sự vật ,lưỡng nhất mà điều hòa để tiến hóa ) nhưng có sự khác nhau về cấu tạo
Theo Dịch phái thì nguyên tố sinh thành vạn vật là Âm Dương , còn Chu Đôn Di thì cho là Âm Dương phải hợp với ngũ hành mà ngưng tụ mới cấu thành vạn vật
Cũng theo Dịch phái – Âm Dương sinh Tứ tượng , Tứ tượng tiếp sinh Bát quái
Theo Chu Đôn Di – Âm Dương sinh Ngũ hành rồi năm khí này phân tán thành Tứ tượng
Còn Đổng Trọng Thư viết “ Khí của trời đất hợp thì là một , chia là Âm Dương tách ra làm 4 mùa , bày xếp thành Ngũ hành ( Không qua Bát quái )
Còn trong Tư tưởng của Chu Hi người ta thấy có mâu thuẫn . Khi thì lúc chưa chia , Trời Đất chỉ có Thủy và Hỏa , chất cặn của Thủy kết thành Thổ , khi thì ông lại cho rằng Trời Đất sinh ra vạn vật , Ngũ hành đầu tiên là Thổ
D – Những di biệt trong thứ tự xếp loại
Theo Thiên Hồng Phạm thì thứ tự Ngũ hành được xếp là : Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ
Đổng Trọng Thư thì ấn định khác :Mộc – Hỏa – Thổ - Kim – Thủy
Đứng trước sự di biệt quá nhiều trong tư tưởng của nhiều triết gia , việc bình về thuyết Âm Dương Ngũ hành bất trắc và bất khả thi .
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Vậy, chú Tuấn Anh có thể tóm tắm quan điểm riêng của chú về tuổi nào là xung với ngày.
Theo cháu, đâu đơn giản là tuổi được vì chỉ xét sơ lược nhất thì quan hệ ngày - ngày mới là quan hệ chặt, cụ thể là can chi ngày sinh và can chi ngày xem lịch.
Tiếp theo là nói đến năm là phải nói đến địa chi, và nói đến ngày phải nói đến thiên can; địa chi thì không chỉ có xung mà có hình, xung, hại; thiên can thì không chỉ có khắc mà có cả cách 5 tương phá.
Nếu cái sơ lược nhất không xét được (vì khó tự động hoá) thì phải chăng nên bỏ đi để người xem khỏi rối, vì thực ra còn phải xét cả tháng sinh và giờ sinh.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Xem hai ngày :
13 -10 -2013
Ngày 9 -9 Quý tỵ : Ngày Nhâm Tý , Ngũ hành Nạp Âm Tang Đố Mộc
Tuổi xung : Giáp Ngọ , Canh Ngọ , Bính Tuất , BÍnh Thìn
14 – 10 – 2013
Ngày 10 -9 Quý tỵ : Ngày Quý Sửu , Ngũ hành nạp âm : Tang đố Mộc
Tuổi xung : Ất Mùi , Tân Mùi , Đinh Hợi , Đinh Tỵ
Căn cứ vào đâu để xác định tuổi hung ?
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
13 -10 -2013
Ngày 9 -9 Quý tỵ : Ngày Nhâm Tý [1a mộc] , Ngũ hành Nạp Âm
Tang Đố Mộc
Tuổi xung : Giáp Ngọ [1b kim khắc 1a mộc] , Canh Ngọ [1b thổ bị 1a mộckhắc] ,
Bính Tuất [3b thổ bị 1a mộc khắc] , BÍnh Thìn [3a thổ bị 1a mộc khắc]
Các thiên canđều là mầu đỏ
.
14 – 10 – 2013
Ngày 10 -9 Quý tỵ : Ngày Quý Sửu [1a mộc] , Ngũ hành nạp âm :
Tang đố Mộc
Tuổi xung : Ất Mùi [1b kim khắc 1a mộc] , Tân Mùi [1b thổ bị 1a mộc khắc],
Đinh Hợi [3b thổ bị 1a mộc khắc] , Đinh Tỵ [3a thổ bị 1a mộc khắc]
Các thiên can đều là mầu đen.

Tóm lại, ngày trong cột Trọng xung với tuổi trongcột Quý, mầu đỏ thì lấy khác vòng tam nguyên, mầu đen thì lấy cùngvòng tam nguyên. Bắt đầu thấy nghi ngờ vụ tuổi xung.

 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Đỏ Đen trong bảng đơn giản chỉ là

Can Dương : Giáp – Bính – Mậu – Canh – Nhâm ( Đỏ )
Can Âm ….: Ất – Đinh – Kỷ - Tân – Quý ( Đen )
Giáp dương Mộc , Ất âm Mộc
Bính dương Hỏa , Đinh âm Hỏa
Mậu dương Thổ , Kỷ âm Thổ
Canh dương Kim , Tân âm Kim
Nhâm dương Thủy , Quý âm Thủy
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
"nhân chuyên" "trực tinh" "sát cống"

Chú Tuấn Anh, anh Sơn, anh iHi, anh TrungTvls, có phần hướng dẫn tìm các ngày này có sao này không ạ. Vì không dùng được phần mềm để lọc riêng các sao này ra được.
 

iHi

Moderator
Re: "nhân chuyên" "trực tinh" "sát cống"

Chú Tuấn Anh, anh Sơn, anh iHi, anh TrungTvls, có phần hướng dẫn tìm các ngày này có sao này không ạ. Vì không dùng được phần mềm để lọc riêng các sao này ra được.
Dont say tra từ Thông thư, Hiệp kỷ nhé. Các tài liệu này rất thông dụng.
 
Top