Phong Thủy - Những khái niệm cơ bản

mimi1986

Điều hành cấp cao
PHONG THUỶ

Thuyết Phong Thuỷ là một thuyết cổ của Đông Phương có mục đích nghiên cứu địa thế cảnh quan, sử dụng địa thế cảnh quan để lựa chọn địa điểm cho các công trình kiến trúc:
Dương Trạch
Nhà ở, cung thất, chùa chiền, đô thị.
Âm trạch
Lăng, mộ
KHÍ: CƠ SỞ BẢN THỂ CỦA THUYẾT PHONG THỦY
Thuyết Phong Thuỷ dựa trên hai cơ sở sau:
Cơ sở 1: Khái niệm Khí, hay Sinh Khí, Nguyên Khí. Mối quan hệ giữa Khí và sông, núi.
Cơ sở 2: Nguyên lý Thiên-Địa-Nhân hợp nhất.
KHÍ
Khí hay Sinh Khí hay Nguyên Khí được xem là bản thể, nguồn gốc của vạn vật. Khí còn gọi là Long (Rồng).
(Gồm Khí Tiên thiên và Khí Hậu Thiên)
Nguyên Khí được xem là gắn bó với nước: Nước giúp Khí di chuyển. Nước di chuyển thì Nguyên Khí cũng di chuyển, nước dừng lại thì Nguyên Khí cũng dừng. Sinh Khí tụ mạnh nhất tại các nơi giao hội của nước (nơi giao hội của các dòng sông chẳng hạn)
Nguyên Khí cũng được xem là gắn bó với núi (hay Sa). Từ đó, quan sát hướng đi của núi (hay sơn mạch), ta có thể tìm được Nguyên Sinh.
Có khí lành (cát Khí) và có Khí dữ (hung Khí). Sự lành dữ của khí có thể phụ thuộc vào phương hướng.
Những điểm lớn tập trung Nguyên Khí (cát Khí) gọi là Địa Linh.
Loan Đầu
Phần đầu của thuyết Phong Thuỷ nghiên cứu HÌNH THẾ: SƠN MẠCH, HÀ LƯU để xác định hướng đi, chỗ tụ của Nguyên Khí hay Sinh Khí gọi kà Loan Đầu.
Lý Khí
Phần của thuyết Phong Thuỷ nghiên cứu lý luận về Sinh Khí gọi là Thiên tinh. Phần này còn gọi là LÝ KHÍ (lý luận về sinh khí).
Về Lý khí thì phải sử dụng một công cụ la bàn đặc biệt gọi là LA KINH, cốt để ĐỊNH HƯỚNG theo nhiều tiêu chuẩn cụ thể khác nhau trên cơ sở Hà Đồ, Lạc Thư, Ngũ Hành sinh khắc, Tiên thiên Bát Quái, hệ 64 Quẻ Hỗn Thiên, Lộc Tinh, Thiên Mã, Quý Nhân.
Tất nhiên, hai phần trên có quan hệ với nhau:
Hình thế không đẹp mà Lý khí quyết định tốt thì cũng dùng tạm được.
Hình thế đẹp mà Lý khí quyết định sai (đất tốt nhưng cách táng xấu), hay đồi núi bình thường và họ-nếu có thể-cần phải tìm cách xác định lý khí (phương hướng) cho tốt, để con cháu có cơm no, áo ấm, có cuộc sống bình an.
NGUYÊN LÝ THIÊN - ĐỊA - NHÂN HỢP NHẤT TRONG THUYẾT PHONG THUỶ
Thuyết Phong thuỷ với cả hai phần Âm trạch và Dương trạch, quan niệm con người có quan hệ hữu cơ với Trời Đất, cả khi sống, cả khi đã chết (ảnh hưởng đến con cháu còn sống, bạn đọc lưu ý đến các cơ thể vô hình của nhân thể):
Về Thiên, chấp nhận có Sinh Khí giáng xuống (Dương giáng) trên các đỉnh núi cao, chấp nhận tác động của các vì sao lên con người, như hệ Nhị Thập Bát Tú.
Về Địa, chấp nhận có Sinh Khí (gọi là Long) chảy theo các mạch nước, tụ lại, (như đã nói trên đây) và thăng lên (Âm thăng, Thăng Long-Hà Nội), có thể định được các phương hướng tốt xấu cho Dương Trạch, Âm trạch.
Về Nhân, có thể xác định được Dương phần, Âm phần, phúc hoạ, mệnh, thân. Người có đức lớn ắt sẽ gặp được cơ may tìm thế đất tốt.
TẠI SAO DÙNG HAI CHỮ PHONG THỦY?
Người xưa dùng hai chữ Phong Thuỷ vì lý do phải tạo điều kiện tụ khí như sau:
Phong tàng (gió ẩn), Thuỷ hộ thì khí tụ
Phong phiêu (gió thổi), Thuỷ đăng (nước thoát tuỳ tiện) thì khí tán.
Khí đi với nước, như đã nói ở trên.
Còn về gió? Yếu tố này có khả năng thổi bạt khí, khí bị tản mát, không tụ được. Điều này cũng đóng vai nguyên tắc khi bảo vệ Khí tại Luân Xa Bách Hội:
Nếu chuyển động nhanh thì nên đội mũ để gió khỏi tán khí trên đỉnh đầu.
Khi ngồi thiền, không được để quạt chạy ngay trên đầu.
 
Top