Những Ca Khúc Về Mùa Đông

mimi1986

Điều hành cấp cao
1. Đêm Đông (Sáng tác: NS. Nguyễn Văn Thương)
Link:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Dem-Dong-Cam-Van/ZWZBW8E7.html



Vào dịp Tết năm 1939 (thời gian này Nguyễn Văn Thương đang theo học tại Trường Thăng Long - Hà Nội), do kẹt tiền nên ông không thể về quê ăn Tết với gia đình. Lần đầu tiên phải ăn Tết xa nhà, chàng trai trẻ rất buồn. Năm ấy, Hà Nội rét dữ. Để chống lạnh, có bao quần áo, ông "nhồi" tất vào người, rồi như một thói quen bản năng, ông cứ thế rời phòng trọ lững thững đi về phía Ga Hàng Cỏ, để rồi bần thần nhớ ra là mình... không có vé tàu.
"Khi tàu chuyển bánh, tôi cũng theo tàu đi về phương Nam, dọc theo đường Nam Bộ bây giờ. Tiếng còi tàu mỗi lúc một xa càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà da diết! Đến chỗ chắn tàu ở phố Khâm Thiên, tôi chợt nảy ra ý định đi tìm những người cùng cảnh ngộ với mình trong đêm nay. Phố Khâm Thiên hồi ấy có nhiều nhà hát ả đào. Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đình mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, vì kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không?
Đêm ấy, có hai nhà còn để đèn ngoài cổng để chờ khách. Tôi đi qua nhà đầu tiên. Cửa mở, nhưng không có người ra. Đến nhà thứ hai thì có một ca nhi đi ra mở cửa. Nhưng khi nhìn thấy một cậu thanh niên, tuổi vừa đôi mươi, ăn mặc lôi thôi thì cô ta đã thất vọng. Khi quay trở vào, cô không quên soi mình trong tấm gương treo cạnh cửa, và đưa cánh tay trần vuốt nhẹ lên mái tóc. Tôi còn đi lang thang mãi trên nhiều đường phố Hà Nội tối hôm đó - cho đến khuya, khi thấy các bà mang hương, đèn ra cúng trước thềm nhà tôi mới quay về căn gác trọ số 10 ngõ Hội Vũ. Lên giường nằm, nhưng nỗi nhớ nhà và cảm giác cô đơn nơi đất khách khiến tôi không tài nào ngủ được. Và nảy ra ý định sáng tác một bài hát để nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình trong đêm giao thừa đầu tiên phải xa nhà.
Tôi đã đưa vào ca khúc hình ảnh thực tế đã đập vào mắt tôi lúc đi qua phố Khâm Thiên. Đó là người "ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng". Còn "Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư" hoặc "Cô lữ đêm đông không nhà" là hình ảnh của bản thân mình - còn chinh phu, chinh phụ là những hình ảnh mượn từ trong Tiểu thuyết Thứ Bảy của Tự Lực Văn Đoàn rất thịnh hành lúc bấy giờ, chứ ta có đi chinh phục ai đâu mà có chinh phu để nói!" (theo ghi chép của Tôn Nữ Hỷ Khương).
"Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống/ Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông/ Đôi cánh chim bâng khuâng rã rời/ Cùng mây xám về ngang lưng trời/ Thời gian như ngừng trong tê tái/ Cây trút lá cuốn theo chiều mây/ Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều/ Sương thướt tha bay, ôi! đìu hiu/... Đêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu/ Đêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng/ Đêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư/ Đêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng/ Gió nghiêng chiều say/ Gió lay ngàn cây/ Gió nâng thuyền mây/ Gió reo sầu miên/ Gió đau niềm riêng/ Gió than triền miên/ Đêm đông, ôi ta nhớ nhung/ Đường về xa xa/ Đêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình, yêu đương/ Đêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương/ Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà...".
Một khán giả, sau khi nghe bài hát đã có những nhận xét rất tinh tế: "Nếu nói về thời tiết thì không phải mùa đông nào cũng nhiều gió, nhưng trong "Đêm đông" có rất nhiều gió và chính gió đã làm nhạc phẩm "Đêm đông" bất hủ với thời gian". Về việc từ cảm thức nào tác giả lại đưa nhiều hình tượng gió vào trong tác phẩm đến vậy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương giải thích: Gác trọ tôi ở chỉ có một cửa sổ làm bằng gỗ. Mùa đông hanh khô, nên có nhiều kẽ hở, gió luồn qua đó, tạo những âm thanh y như tiếng sáo, lúc như tiếng rít não ruột, da diết. Vì vậy mà ở đoạn giữa điệp khúc, có sáu câu tả về gió: "Gió nghiêng chiều sang/ Gió lay ngàn cây/ Gió nâng thuyền mây/ Gió reo sầu miên/ Gió đau niềm riêng/ Gió than triền miên".
Đấy là nói về gió, còn về tiếng chuông? Trước đây, căn cứ vào giai điệu của bài hát, cũng như vào câu "Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông" mà có ý kiến cho rằng, bài hát được sáng tác theo chiều hướng phục vụ... nhà thờ Công giáo. Không phải vậy. Đây là trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trích từ lá thư viết ngày 4/11/1997 của ông: "Đâu đấy buông lững lờ tiếng chuông. Tiếng chuông buông lững lờ, chỉ có thể là tiếng chuông chùa. Nhưng không cứ gì tôi phải đi ngang qua một ngôi chùa, mà chỉ cần nghe tiếng chuông; thường những người tu tại gia, khi niệm kinh buổi chiều, vẫn thỉnh thoảng gõ chuông từ một gác thờ nào đó. Vì tôi đi từ nhà ra ga Hàng Cỏ, qua phố Khâm Thiên rồi đi lang thang khắp các nẻo đường trước khi trở về gác trọ thì có thể nghe được nhiều lần tiếng chuông ấy lững lờ buông. Còn nếu tiếng chuông nhà thờ thì phải dùng chữ chuông đổ, chứ không thể dùng buông lững lờ được".
Mặc dù cảm hứng đến một cách "xuất thần" như vậy, song đêm hôm ấy, bài hát mới chỉ chốt lại ở việc: Khổ nào cũng bắt đầu bằng điệp khúc "Đêm đông", trừ câu kết thì đổi thành "Có ai...". Sau một thời gian, Nguyễn Văn Thương và một học trò theo học guitar với ông tên là Kim Minh (đã mất năm 1946) cùng trau chuốt lại lời ca, bài hát kể như mới chính thức hoàn thành (có một thời, bài hát được đề tác giả phần ca từ là Nguyễn Văn Thương và Kim Minh).
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
2. Mùa Đông Của Anh (Sáng tác: NS.Trần Thiện Thanh)
Link: http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=oHl1wbjivO

"
Ngày nào em yêu anh, em đã quen trong cay đắng tuyệt vời
Ngày nào anh yêu em, anh hãy quên với trời hạnh phúc mới.
Anh ơi Đông lại về từ trăm năm lạnh giá
Tim em như ngừng thở, từ sau ân tình đó.
Anh nghe không? Mùa đông... mùa đông.

Ngày nào ta xa nhau, em bước lê trong vùng tối nhạt nhòa
Từng mùa đông theo qua, em đã quen với đường đời băng giá.
Xưa hôn em một lần, rồi đau thương tràn lấp
Anh yêu em một ngày, và xa em trọn kiếp
Nên em yêu mùa đông, nên anh yêu mùa đông,
Ôi mùa Đông của anh.

ĐK:
Em chỉ là người điên trong vườn hoa tình ái.
Em chỉ là người say bên đường anh nhìn thấy.
Anh đi đi, người điên không biết nhớ
Và người say không biết buồn.
Những cuộc tình dương gian, muôn đời không nghĩa lý,
Nhưng người vẫn tìm nhau trong vòng tay tình ý.
Như đôi ta... niềm yêu xưa chỉ còn một vì sao em lẻ loi.

Trời lập Đông chưa anh, cho lũ dơi đi tìm giấc ngủ vùi
Để mặc anh lang thang, ôm giá băng ngỡ thầm người yêu tới.
Đêm chia ly anh về, đường khuya em bật khóc
Anh xa em thật rồi, làm sao quên mùi tóc,
Anh hỡi anh, có phải tình băng giá là tình đẹp trên thế gian?
....
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
3. Gửi Nắng Cho Em (Sáng tác: NS Phạm Tuyên - Thơ Bùi Văn Dung)
Link:
http://mp3.zing.vn/bai-hat/Gui-Nang-Cho-Em-Trong-Tan/IWZACI07.html

Tháng 12-1975, Bùi Văn Dung còn đóng Quân ở Sài Gòn,sắp tết:nhớ vợ nhớ quê tâm, hồn anh lính nông dân xứ Bắc trào lên thành một tứ thơ "Gửi nắng cho em" với những câu thơ:
"Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ..".
Bài thơ đăng báo,được Nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc,danh ca Đài TNVN hát...bài hát đi vào lòng người

Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này

Anh vẫn hiểu sức vươn của những cánh đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây thông xanh nghe em

Khi hai miền cùng vào một vụ chiêm
Hai vựa thóc cùng nặng tình của đất
Cùng vào trận một ngày vui thống nhất
Hơn lúc nào anh thấu hiểu lòng em

Gửi nắng cho em gửi nắng cho em
Gửi nắng về sưởi ấm những bàn tay
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
4. Nỗi Nhớ Mùa Đông (Sáng tác: NS.Phú Quang, Thơ: Thảo Phương)
Link: http://mp3.zing.vn/bai-hat/Noi-Nho-Mua-Dong-My-Linh/ZW6IIOF8.html



Bài thơ "Nỗi nhớ mùa đông" của nhà thơ Thảo Phương cách đây gần 20 năm có nội dung tương tự với ca khúc phổ thơ "Nỗi nhớ mùa đông" của nhạc sĩ Phú Quang sau này. Bài thơ được phổ nhạc có hơi khác một chút với bài thơ "Không đề gửi mùa đông" trước đó của Thảo Phương. Nhưng nhìn chung, 2 phiên bản "Nỗi nhớ mùa đông" và "Không đề gửi mùa đông" của Thảo Phương đều có cùng một nhịp điệu thơ trữ tình xa vắng và buồn thao thiết. Những năm 90 ấy, Thảo Phương không nguôi nỗi nhớ Hà Nội, thành phố đã từng gắn bó với tuổi thơ của chị.
Ở phiên bản thơ đầu tiên "Không đề gửi mùa đông", Thảo Phương viết như sau: "Dường như ai đi ngang cửa/ Hay là ngọn gió mải chơi?/ Chút nắng vàng thu se nhẹ/ Chiều nay cũng bỏ ta rồi/ Làm sao về được mùa đông?/ Chiều thu - cây cầu... đã gãy/ Lá vàng chìm bến thời gian/ Đàn cá - im lìm - không quẫy/ Ừ, thôi… Mình ra khép cửa/ Vờ như mùa đông đang về!". Nhịp thơ 6 chữ với cảm xúc trữ tình khá rung động và câu thơ chấm phá xuyên suốt bài là câu "Làm sao về được mùa đông" khi "Chiều thu - cây cầu… đã gãy". Cảm giác cô đơn trọn vẹn ấy được nhà thơ khép lại ở hai câu thơ cuối như một mong muốn được tìm lại sự chia sẻ nơi mùa đông phương Bắc đã từng gắn bó với mình.
Nhưng chỉ sau đó một thời gian ngắn, Thảo Phương gửi cho tôi phiên bản thơ thứ hai với tựa đề "Nỗi nhớ mùa đông" như sau: "Dường như ai đi ngang cửa/ Gió mùa đông bắc se lòng/ Chút lá thu vàng đã rụng/ Chiều nay cũng bỏ ta đi/ Nằm nghe xôn xao tiếng đời/ Mà ngỡ ai đó nói cười/ Bỗng nhớ cánh buồm xưa ấy/ Giờ đây cũng bỏ ta đi/ Làm sao về được mùa đông/ Dòng sông đôi bờ cát trắng/ Làm sao về được mùa đông/ Để nghe chuông chiều xa vắng/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Vờ như mùa đông đã về/ Làm sao về được mùa đông/ Dòng sông đôi bờ cát trắng/ Làm sao về được mùa đông/ Mùa thu cây cầu đã gãy/ Thôi đành ru lòng mình vậy/ Vờ như mùa đông đã về" .
Đây là phiên bản mà sau này Phú Quang đã phổ nhạc. Bài thơ ở phiên bản thứ hai này có vẻ hoàn chỉnh hơn phiên bản đầu về mặt nhạc điệu, nhưng chủ đề "Làm sao về được mùa đông" vẫn là tứ thơ xuyên suốt bài. Thảo Phương ở phiên bản thơ thứ hai này đã mở rộng hơn và mở sâu hơn về mặt nhịp điệu cảm xúc nhưng chất thơ có vẻ mỏng đi về mặt tâm trạng so với phiên bản đầu tiên "Không đề gửi mùa đông".
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
5. Hà Nội mùa vắng những cơn mưa (Sáng tác:NS Trương Quý Hải)
Link: http://www.youtube.com/watch?v=SeHhckd-N2g



Năm 1992, Bùi Thanh Tuấn viết bài thơ Chia tay người Hà Nội. Chàng trai 19 tuổi khi ấy là sinh viên Văn khoa Đại học Tổng hợp TP.HCM và chưa một lần đặt chân ra Hà Nội.
Bài thơ được viết tặng một người bạn gái người Hà Nội gồm mười ba câu như sau:
Hà Nội mùa này vắng những cơn mưa,
Cái rét đầu đông giật mình bật khóc.
Hoa sữa thôi rơi những chiều tan học,
Cổ Ngư xưa lặng lẽ dấu chân buồn.
Trúc Bạch giận hờn phía cuối hoàng hôn,
Để con nước thả trôi câu lục bát.
Quán cóc liêu xiêu dăm ba tiếng nhạc,
Phía Hồ Tây vọng lại một câu Kiều.
Hà Nội trời buồn nhớ mắt người yêu,
Nhớ góc phố nhớ hàng me kỷ niệm.
Nhớ buổi chia tay mắt đầy hoa tím,
Ngõ hoa giờ hút dấu gót hài xưa.
Hà Nội mùa này nhớ những cơn mưa...

Năm 1993, nhạc sỹ Trương Quý Hải (khi ấy 30 tuổi) vào Sài Gòn công tác. Trong một buổi liên hoan văn nghệ, Bùi Thanh Tuấn đã đọc cho nhạc sỹ nghe bài thơ trên.

Cuộc gặp gỡ giữa hai người trẻ cùng bài thơ đã làm nên chất liệu để Trương Quý Hải sáng tác nên ca khúc Hà Nội Mùa Vắng Những Cơn Mưa.
Trong bài hát, Trương Quý Hải đã thay đổi một số từ ngữ, hình ảnh so với bài thơ của Bùi Thanh Tuấn. Việc thay đổi này làm cho ca khúc trở nên mềm mại, thi vị theo đúng chất Hà Nội. Sự trang nhã, mỹ lệ của ca từ thể hiện đúng tâm tư của một người con Hà Nội hơn là cái thẳng đuột, mộc mạc đầy Nam Bộ trong bài thơ gốc.
Có lẽ vì vậy mà đã gần hai mươi năm qua đi, ca khúc đã trở thành một trong những bài hát về Hà Nội được người Hà Nội yêu quý nhất.
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
6. Em ơi Hà Nội phố (St: Nhạc sỹ Phú Quang , Thơ: Phan Vũ)
Link bài hát:
http://www.youtube.com/watch?v=dP_5PyGl0EE

“…Ta còn em, cây bàng mồ côi mùa đông
Ta còn em, nóc phố mồ côi mùa đông
Mảnh trăng mồ côi mùa đông
Mùa đông năm ấy,
Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ
Tan lễ chiều, sao còn vọng tiếng chuông ngân?...”

Những hình ảnh đẹp nhất về mùa đông Hà Nội đã được nhạc sĩ Phú Quang đưa vào ca khúc Em ơi Hà Nội phố, phổ từ bài thơ Hà Nội phố của nhà thơ Phan Vũ. Khi những giai điệu ấy được cất lên, người nghe tìm thấy trong Hà Nội một sự hoài cổ, cũ kĩ, với một nỗi buồn man mác nhưng vẫn có cảm giác bình yên đến lạ lùng. Rất nhiều ca sĩ, từ Cẩm Vân, Thanh Lam cho tới Hồng Nhung, đều từng thể hiện thành công nhạc phẩm này.


Mùa đông Hà Nội trong Em ơi Hà Nội phố được kể bằng những hình ảnh thân thương – mùi hoàng lan, mùi hoa sữa, cây bàng mồ côi, hàng phố cũ rêu phong, mái ngói xô nghiêng, màu xanh thời gian… Bài thơ Hà Nội phố được sáng tác vào mùa đông năm 1972 khi miền Bắc đang trong giai đoạn khốc liệt của cuộc chiến tranh nên có một hình ảnh mang đầy tính ước lệ - “tiếng dương cầm trong căn nhà đổ”. Với Em ơi Hà Nội phố, người nghe như bất chợt được đi qua một con phố nhỏ và trở về với những kỷ niệm của “mùa đông năm ấy”.
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
7. Mùa đông sẽ qua (Sáng tác: NS Huy Tuấn)
Link bài hát:
http://www.youtube.com/watch?v=L-fsWtz9ZGQ
“…Mùa đông không biết hát những bài tình ca biết yêu
Là những tiếng mưa phùn rơi ngập ngừng
Mùa đông không biết hát nắm tay gần nhau biết yêu
Là những lúc đất lìa cách xa…”

Bên cạnh nỗi nhớ và sự trống vắng, mùa đông còn là mùa của quên lãng. Điều này đã được nhạc sĩ Huy Tuấn thể hiện trong bài hát Mùa đông sẽ qua, qua giọng ca của Mỹ Linh.. Giai điệu dịu dàng của Mùa đông sẽ qua giống như một ngọn lửa nhỏ, sưởi ấm cho những tâm hồn đang thổn thức vì tình yêu giữa cái giá lạnh của gió Bấc, mưa phùn.


Tình yêu đôi khi lại là sự xa cách lạnh lùng, nhưng những ký ức yêu thương trong ngày giá rét lại khiến ta nhớ mãi. Mùa đông không biết hát tình ca, cũng chẳng biết sưởi ấm đôi tay đang tê cóng vì lạnh và ai cũng chỉ muốn nó trôi đi thật nhanh. Thế nhưng khi mưa phùn gió bấc đi qua thì ta lại mong đợi một mùa đông mới về để được trải nghiệm cái giá rét trong tâm hồn thêm lần nữa, cho những yêu thương vỡ òa trong từng cung bậc cảm xúc.
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
8. Một Ngày Mùa Đông (Sáng tác: NS Bảo Chấn)
Link bài hát:
http://www.youtube.com/watch?v=7jfueM87v8A
“…Rồi một ngày trời không biển xanh
Rồi một ngày hàng cây vắng tanh
Và cơn gió, mang mùa đông tới
Cuốn bay theo đám lá vàng rơi…”

Mùa đông đến cùng những cơn gió lạnh, những hàng cây vắng tanh, tiếng mưa phùn rơi và đem theo cả những ký ức buồn về tình yêu. Trong một ngày mùa đông vắng lặng, chàng trai trong bài hát nhớ về người yêu và chợt nhận ra tình cảm của mình quá mãnh liệt. Tuy nhiên, tình cảm xưa kia giờ chỉ còn là “bờ cỏ này giọt sương đã tan, bậc thềm này còn in dấu chân”.


Chàng trai ấy chờ đợi mãi để rồi xót xa: “Giờ đây anh biết anh biết đã mất em rồi đấy, ngày mùa đông đến nghe tiếng xa vắng mưa phùn rơi”. Nếu như tình yêu ở mùa xuân là những e ấp, ngượng ngùng của một mối tình chớm nở, mùa hè thể hiện cho tình yêu mãnh liệt, mùa thu là tình yêu ngọt ngào, dịu êm thì mùa đông lại thường gắn với những tâm sự buồn đau. Bằng Kiều, Lê Hiếu hay Tuấn Hưng đều là những giọng ca nam đem tới cho Một ngày mùa đông những sắc màu riêng biệt
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
9. Nơi tình yêu bắt đầu (Sáng Tác: NS Minh Tiến)
Link:
http://www.youtube.com/watch?v=LP1NEz4pL6U



“…Này mùa đông ơi xin hãy làm tuyết rơi
Để trắng lối em anh về
Này mùa đông ơi xin hãy làm tuyết rơi
Để em biết anh cần em
Và thời gian ơi xin hãy ngừng chốn đây
Để những dấu yêu đong đầy…”

Nơi tình yêu yêu bắt đầu được nhạc sĩ Tiến Minh viết riêng cho phim truyền hìnhSiêu thị tình yêu từ năm 2009. Nhưng trong một năm trở lại đây, bài hát này tạo cơn sốt mạnh mẽ trong cộng đồng người yêu nhạc Việt Nam sau phần thể hiện của Lam Anh – Bằng Kiều trong chương trình Paris by Night hay của Bùi Anh Tuấn thi trong vòng Giấu mặt Giọng hát Việt.
Giai điệu trữ tình của bài hát khiến người nghe dễ “cảm” ngay từ những giây đầu tiên. Bài hát nói về một chuyện tình nảy nở vào mùa đông với “giấc mơ là nơi bắt đầu”. Chàng trai, cô gái trong Nơi tình yêu bắt đầu mượn hình ảnh tuyết trắng của mùa đông để thể hiện cho những “dấu yêu đong đầy”. Tình yêu nào cũng có điểm bắt đầu và sự bắt đầu thường ngọt ngào, lãng mạn và ấm áp hơn giữa bối cảnh mùa đông lạnh giá.
 
Top