Những gian thần trong triều đại Trung Hoa.

volam078

Điều hành cấp cao






Lời giới thiệu



Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt, bạch thiết vô cô trù nịnh thần.” Đó là câu thơ của người xưa vịnh mộ Nhạc Phi ở Tây Hồ Hàng Châu. Anh hùng dân tộc Nhạc Phi chói lọi ngàn thu như núi Ngô xanh mãi, như bích thuỷ chảy mãi, thế mà lại dùng gang để đúc tượng vợ chồng Tần Cối để vĩnh viễn quì trước phần mộ của Nhạc Phi, đời đời kiếp kiếp bị loài người phỉ nhổ. Trong lịch sử Trung Quốc có hàng ngàn vạn trung thần, gian thần mà Tần Cối là một đại danh từ Hán gian thì rõ ràng hắn là tiêu biểu của gian thần. Hơn 800 năm nay, những bãi nước bọt của nhân dân nhổ vào hắn, đó là búa dìu nghiêm khắc.
Quyển sách này giới thiệu mấy chục tên gian thần, tuy mới chỉ là “ Một nhúm nhỏ “. Song chúng cũng đã từng đem lại cho nhân dân cả nước những tai hoạ trầm trọng. Mặc dù sóng nước Trường Giang không ngừng chảy xiết, sóng Hoàng Hà dữ dội đã phủ bằng những vết thương lịch sử từ lâu, song là cxon cháu của Viêm Hoàng, chẳng lẽ vết sẹo lành là quên đau hay sao ? Từ mặt trái, gian thần cũng để lại cho thế nhân những bài học kinh nghiệm đáng được nghiêm túc tổng kết.Gian thần trên sân khấu thì chỉ bôi mặt cho trắng xoá, hễ ra sân khấu thì dù có là trẻ con cũng nhận ra ngay. Nhưng là một nhân vật lịch sử thật sự thì không một tên gian thần nào lại giản đơn đến nỗi người ta nhìn một cái là nhận ra ngay. Hoàn toàn ngược lại, đại gian đại ác thì bề ngoài lại đại trung đại hiếu. Ta thử lấy đời nhà Tống mà xem, như bọn Sát Kinh (1047 - 1126), Tần Cối (1090 - 1155) chẳng hạn, có tên nào là không luôn mồm nói cái gọi là “ Thi Vân Tử viết “, “ Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ “. Bọn chúng rất thích được nghe những lời ca tụng, được tán dương là tấm gương Chu Lễ, là hoá thân của Trung, Hiếu. Khi Sát Kinh tổ chức sinh nhật, Chu Bang Nhan (1056 - 1121) đã tặng bài thơ, trong đó có hai câu : “Hoa hành vũ cống sơn xuyên nội, nhân tại Chu Công lễ lạc trung.” Sát Kinh liền reo lên : “ Đại hỉ, tức dĩ bí thư thiếu giám Triệu, hựu phúc tiến chi thượng điện “ (Vương Minh Thanh : “ Huy chủ dư thoại “ Quyển 1). Chính ra Chu Bang Nhan là người rất không hài lòng vì “ Hơn 30 năm chìm nổi ở huyện châu “, từ đó bước vào mây xanh. Lại như Trương Bang Xương ( ? - 1127) một tên Hán gian cuối đời Bắc Tống, có một câu chuyện rất nực cười là ông ta đã từng giữ các chức Lễ bộ trì lang, Thiếu tế, Thái tế v.v... là một con người luôn mồm nói đến chữ Lễ. Cũng chính Ông, năm 1126 quân Kim vây đánh Biện Kinh (nay la Phủ Khai Phong, tỉnh Hà Nam), ông ta đang giữ chức Cát địa sứ ở Hà Bắc, đã ra sức chủ động hoà giải với quân Kim. Đến năm sau quân Kim lại đánh chiếm thành Đông Kinh, ông ta vội vàng thành lập ngay chính quyền bù nhìn, xưng là “ Sở Đế “. Điều đáng nực cười là bọn trộm cắp lại suy tôn, tâng bốc ông là “ khi giữ chức vụ thì trung thành lương thiện, ở nhà thì hiếu thảo thuận hoà, khi thi hành công vụ thì rất qui củ . “ (Vương Minh Thanh “ Huy chủ hậu lục “ Quyển 4). Vậy mà Trương Bang Xương nghe xong lại thấy ngọt như mía lùi. Hay như Tần Cối đi hỏi một người : “ Bản mỗ có thể so sánh với cổ nhân nào ? “ Người được hỏi trả lời rằng ông ta vượt cả danh tướng Quách Tử Nghi đời nhà Đường, nhưng không bằng Trương Lương, một công thần khai quốc đời nhà Hán , bởi vì “ Tử phòng ra đi làm nên sự nghiệp, Thái sư ra đi chẳng được việc gì ”.(Lục Du: “ Lão học am bút ký”. Quyển 2) cũng có nghĩa là Tần Cối chỉ thua Trương Lương duy nhất có một điểm là không thể vứt bỏ công danh hiển hách để làm một hạt thông bình thường, làm một lãng tử giang hồ. Tần Cối nghe xong, điềm nhiên nói : “ Đươc.” Con người như vậy mà “ bỗng nhiên được tiến cử lên làm chấp chính”. Rõ ràng là, từ xưa bọn gian thần đã rất giỏi nguỵ trang, tất cả chỉ là “ Treo đầu dê bán thịt chó ”. Tin rằng bạn đọc xem xong cuốn sách này sẽ giúp ích phần nào vào việc nhận rõ bộ mặt thật của bọn gian thần, nâng cao năng lực quan sát lịch sử.



Những gian thần trong triều đại trung hoa.prc
 
Top