thập chỉ liên tâm pháp

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
[h=1]Bí ẩn ‘thần y bấm huyệt’ cao thủ hơn cả Võ Hoàng Yên[/h] Kỳ 1: Cao thủ hơn Võ Hoàng Yên
Thời gian gần đây, người dân hai thành phố lớn, là Hà Nội và TP.HCM, rủ nhau đi học môn bấm huyệt, có tên Thập chỉ liên tâm pháp. Bác sĩ, nhà cảm xạ Dư Quang Châu chính là người đứng là tổ chức học tập môn bấm huyệt lạ lùng này.
Chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu và được những người tham gia các khóa học cho biết, khi học môn bấm huyệt Thập chỉ liên tâm pháp, thì mới hiểu được rằng, “thần y bấm huyệt” Võ Hoàng Yên không có gì ghê gớm.
Tiếp tục tìm hiểu, chúng tôi phát hiện ra rằng, ở TP.HCM từng có một cao nhân “bấm huyệt” chẳng khác gì thần y, cải tử cho không biết bao nhiêu phận người. Đó là bà Huỳnh Thị Lịch, nổi tiếng với môn bấm huyệt Thập chỉ đạo. Với cao nhân này, lương y Võ Hoàng Yên chỉ là học trò.
PV VTC News đã gặp gỡ những nhân chứng, học trò của vị “thần y” bí ẩn này để tìm hiểu môn bấm huyệt thần thông, cũng như số phận kỳ lạ của vị lương y nổi danh một thời.
Người dân Hà Nội đi học bấm huyệt
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu dẫn tôi đi vòng vèo qua những con phố ở trung tâm TP.HCM, rồi dừng lại trước ngôi nhà cũ kỹ, thấp lè tè, bên cạnh những tòa nhà cao tầng.
Chủ nhà dáng nhỏ bé, gầy còm, giọng nói nhỏ nhẹ đẩy cửa tiếp khách. Bà là Trần Thị Hường, người học trò thân thiết như con của vị lương y bí ẩn.
Bà Hường bảo: “Bà Huỳnh Thị Lịch ngày xưa nổi tiếng lắm, ở Sài Gòn nhắc đến ai mà không biết. Nhưng bà mất đi rồi, không ai học được hết bí kíp của bà, nên tên tuổi bà cũng vì thế mà bị người đời lãng quên. Bà có nhiều học trò lắm, nhưng mỗi người chỉ học được vài môn, trị được vài bệnh mà thôi.
Lâu nay, nhắc đến chuyện bấm huyệt, người ta biết đến ông Võ Hoàng Yên, nhưng là truyền nhân của cụ Huỳnh Thị Lịch, tôi biết rằng, khả năng bấm huyệt của cụ lịch còn là bậc thầy.
Môn bấm huyệt Thập chỉ đạo của cụ Lịch thần thông lắm, chúng tôi học bao nhiêu năm nay mà chỉ biết được một chút xíu thôi. Cụ mất đi thật là tiếc. Cũng may là anh Dư Quang Châu đã ra sức khôi phục môn bấm huyệt của cụ”.
Bác sĩ Dư Quang Châu đang bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ liên tâm pháp của bà Huỳnh Thị Lịch
Bà Hường là cán bộ trong quân đội, công tác ở Cục Quân trang, thuộc Tổng cục Hậu cần. Bà đã về hưu từ năm 1990.
Năm 1977, ba mất, bà gặp cú sốc lớn, cơ thể suy nhược, rồi bệnh tật triền miên. Công việc nặng nề, tăng ca ngày đêm, khiến bà kiệt sức. Cơn đột quỵ làm bà gục hẳn.
Sau mấy tháng nằm viện, bà mới tỉnh lại, nhưng đôi tai điếc đặc, mặt mũi rúm ró, liệt nửa người.
Gia đình đã đưa bà đi điều trị khắp nơi, cả đông y lẫn tây y, nhưng suốt bao năm, bệnh tình không hề thuyên giảm. Nhiều lần bà tuyệt vọng, nghĩ đến cái chết.
Một lần, khi điều trị ở Bệnh viện Quân đội 175, một bác sĩ khuyên bà thử đến gặp lương y Huỳnh Thị Lịch, bởi bệnh viện không thể giúp gì được bà. Còn nước còn tát, gia đình khênh bà Hường đến ngã ba Hàng Xanh.
Bà Hường kể về người thầy của mình
Ký ức bà Hường vẫn rõ mồn một buổi đầu tiên đến nhà bà Lịch. Hàng trăm bệnh nhân xếp hàng đợi đến lượt được bà bấm huyệt trị bệnh. Người nào đến gặp bà cũng trọng bệnh, người câm, người điếc, người bại liệt, teo cơ, bướu cổ…
Bà Hường kể: “Chờ đợi hết một buổi rồi tôi cũng được gặp bà. Bà chỉ nhìn tôi rồi bảo bệnh nặng lắm, phải điều trị rất lâu, mất nhiều công sức.
Lúc đó tôi vẫn nhận thức được mọi thứ xung quanh, nhưng nói khó nghe lắm, giọng cứ ứ trong cổ, thốt mãi chẳng ra lời. Thế mà bà bấm một lúc, tôi bỗng thấy nhẹ cả người, nói năng lưu loát hơn. Lúc đó thì tôi có niềm tin vào bà lắm.
Sau hôm đó, ngày nào người nhà cũng đưa tôi đến để bà bấm huyệt cho. Chừng nửa năm thì tôi đã hồi phục gần như hoàn toàn. Tôi xin được làm học trò của bà. Bà cũng nhận, nhưng chỉ sai tôi làm việc lặt vặt giúp bà, ghi chép sổ sách.
Khi tôi đã nắm được một số kiến thức về huyệt đạo, thì bà mới dạy cho tôi. Tôi học bà mấy chục năm, nhưng cũng chỉ học được một phần nhỏ kiến thức của bà.
Giờ tôi mang những kiến thức bà truyền dạy phục vụ cộng đồng, truyền lại cho người khác. Mong muốn của bà trước khi nhắm mắt là truyền được môn bấm huyệt Thập chỉ đạo càng rộng càng tốt, để cứu được nhiều người”.
Bà Hường bấm huyệt cho bệnh nhân
Chính vì sống gần gũi với lương y Huỳnh Thị Lịch mấy chục năm, nên bà Hường hiểu khá rõ về cuộc đời của vị lương y bấm huyệt bí ẩn này.
Lương y Huỳnh Thị Lịch tên thật là Trần Thị Kim Thanh, sinh năm 1917.
Quê bà ở vùng Ý Yên (Nam Định). Trong ký ức của bà chỉ có vậy, còn làng, xã nào, tên bố mẹ, không thấy bà nhắc đến.
Ngay từ nhỏ, cô bé Thanh đã gặp cảnh éo le. Mẹ mất sớm, cha lấy vợ hai, người thân đói khát, bỏ làng bỏ xứ đi cả. Bé Thanh bơ vơ, không ai nuôi dưỡng.
Lương y Huỳnh Thị Lịch đang bấm huyệt trị bệnh
Ngày đó, dân làng kể nhiều về những đồn điền cao su rộng mênh mông ở miền Nam. Công nhân cao su tuy vất vả, nhưng có cái ăn, cái mặc. Người dân trong làng kéo nhau vào Nam rất nhiều để làm việc trong các đồn điền cao su.
Chỉ nghe kể rằng, làm công nhân cao su sẽ có miếng ăn, cô bé Thanh 11 tuổi, đã tìm đường vào Nam.
Tiền không có, nên chỉ có mỗi cách… cuốc bộ. Ban ngày vừa đi vừa xin ăn, tối ghé đình chùa, bờ bụi, chợ, nhà ga ngủ.
Đi bộ 2 năm thì vào đến Bình Dương. Thanh hỏi đường tìm đến đồn điền cao su. Tuy nhiên, đồn điền cao su chẳng nhận cô bé đen nhẻm, còi cọc, mới 13 tuổi đầu.
Không xin được việc ở đồn điền cao su, bé Thanh lang thang vạ vật ở chợ, rồi tính nước về Sài Gòn xin ăn.
Trong một lần đi xin ăn, Thanh đã gặp một võ sư người Bình Định, lập nghiệp ở Bình Dương, với một lò dạy võ nổi tiếng. Cuộc đời bé Thanh đã rẽ sang một hướng khác.
Còn tiếp…Mình đang theo đuổi môn bấm huyệt này thấy khá dễ dàng và hiệu quả that bất ngờ...
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
[h=1]Cuộc đời bí ẩn của người đàn bà “Cứu nhân độ thế” [/h][h=1]bằng tuyệt chiêu bấm huyệt thần diệu ở Sài Gòn – Kì III[/h]XIN 5 “QUÁI THAI” ĐỂ… CHỮA TRỊ
Theo lời bà Trần Thị Ngọc Hường, người học trò thân cận của bà Lịch, sau khi từ Ấn Độ về Việt Nam, bà Lịch đã vào bệnh viện Từ Dũ liên hệ với các bác sĩ để xin 5 “quái thai” (“quái thai” là cách gọi của bà Lịch, tức hài nhi vừa sinh bị dị tật bẩm sinh, bị cha mẹ bỏ rơi, được Bệnh viện Từ Dũ nuôi dưỡng). Bà Hường nhớ lại: “Ngày đó, bà Lịch thường kể cho tui nghe về 5 bé tật nguyền bị bỏ rơi, mà bà gọi là quái thai, là con nuôi của bà. Tui chỉ nhớ được tên 4 người, một cậu tên Đồng, một cô tên Tâm, một cô tên Lan và cô Bình thì thi thoảng tui vẫn liên hệ. Mấy người này khi đó mới 2-3 tuổi. Người thì khoèo tay, người liệt chân, người câm, người điếc. Bà bảo, mục đích xin 5 đứa trẻ về vừa là để thực hành bấm huyệt, vừa cứu mạng những đứa bé này. Có đứa điếc thì nghe được, câm thì nói được, khoèo chân thì đứng dậy đi, trở thành người bình thường hết. Khi đã khỏi bệnh nan y, có người nhận làm con nuôi, có người vẫn sống với bà đến khi lớn, đi lấy vợ, lấy chồng. Riêng cô Bình bệnh nặng nhất thì bà giữ lại, bấm huyệt đến cả chục năm mới khỏi. Cô Bình sống với bà đến khi bà qua đời. Nhưng cô Bình không được sáng suốt đầu óc, nên không học được nghề của bà. Sau này, bà chết đi, cô Bình được một học trò của bà nuôi dưỡng”.
Theo bà Hường, cả cuộc đời bà Lịch sống trong nghèo khổ. Chồng bà chết, 3 con đều chết thảm, lại không có người ruột thịt, nên bà chẳng có mơ ước gì cao sang. Mấy chục năm bấm huyệt, cứu mạng, trị bệnh cho hàng vạn người, nhưng bà vẫn phải nuôi heo, nuôi gà để sống. Trong lúc bà trị bệnh, cô Bình và học trò nấu cám, chăm heo, gà cho bà. Tất cả bệnh nhân đưa tiền, bà đều từ chối. Bà đặt một cái hòm từ thiện ở trong nhà, ai khỏi bệnh thì tuỳ tâm cho tiền vào đó. Số tiền đó bà không bao giờ tiêu dùng cho mình, mà tặng lại những bệnh nhân nghèo, người mang trọng bệnh, hoặc chuyển cho các tổ chức từ thiện.

BỆNH NHÂN VÁI NHƯ THÁNH SỐNG
Bà Hường kể: “Ngày tui mới đến chữa trị, được chứng kiến nhiều chuyện kỳ lạ lắm. Có cháu bé con nhà quan chức to lắm bị câm, bệnh viện chữa mãi chẳng ăn thua gì, mẹ đòi đưa đến bà Lịch bấm huyệt, nhưng bà nội không cho. Bà mẹ chồng là trí thức không tin kiểu chữa bệnh mà chính quyền ngày đó cho là dị đoan của bà Lịch. Bà này ngăn cản con dâu, rồi đến tận ngôi nhà nhỏ phố Hàng Xanh, nơi bà Lịch chữa bệnh, mạt sát cả bà Lịch. Tuy nhiên, bà Lịch bỏ ngoài tai, vẫn nhận bấm huyệt điều trị cho cháu bé. Điều kỳ lạ xảy ra trước mắt hàng trăm người. Chỉ vài động tác bấm huyệt, cháu bé vốn câm mấy năm liền bỗng nói tròn vành rõ tiếng: “Mẹ ơi, con muốn ăn bún!”. Nghe đứa bé nói thế, bà mẹ và bà nội tròn mắt, mãi mới nói nên lời. Bà mẹ chồng liền đi mua 3 con gà, 2 bộ quần áo, một bộ tặng bà Lịch, một bộ tặng cô Bình. Bà này đã vái bà Lịch như thánh sống và xin lỗi vì đã xúc phạm bà”.
Bà Hường kể tiếp: “Chuyện những cháu bé bị câm, điếc, bại liệt khỏi bệnh sau khi được bà Lịch bấm huyệt là chuyện nhỏ, số lượng nhiều lắm, tui không thể nhớ hết được. Có một ông, người miền Trung, 53 năm câm điếc, thế mà bà bấm huyệt cho mấy ngày, tự dưng la lên “tui nói được nè”, khiến cả nhà hoảng hồn khiếp vía, tưởng bị ma nhập”.
Mặc dù bà trị bệnh giỏi, nhưng thời trước, chính quyền Sài Gòn chỉ tin vào Tây y, nên coi phương pháp chữa bệnh của bà là tà đào, ra sức phá, thậm chí tìm cách hãm hại bà. Thấy bà nổi tiếng quá, chính quyền Sài Gòn đã cho người đến bắt bà đem đi…kiểm tra. Họ tuyên bố rằng, nếu bà trị được bệnh thì sẽ thả, còn không trị được sẽ khép tội lừa đảo và tống giam. Thế nhưng, hàng loạt cán bộ trong chính quyền Sài Gòn mắc các chứng bệnh tai biến, bại liệt, hoặc những bệnh thông thường, đều đươc bà trị khỏi hoặc chuyển biến tốt. Có trường hợp bí tiểu, phải đem đến bệnh viện cấp cứu bằng xích lô, nhưng chưa kịp nhập viện, bà chỉ bấm 1 cái, lập tức nước tiểu chảy tháo ra xe. Chính quyền Sài Gòn đã dẫn đến một em bé tự dưng bị mù, bởi lớp màng trắng phủ kín mắt, bắt bà phải chữa. Bà bấm huyệt 1 lúc, lớp màng cứ thế từ từ co lại, mắt em bé sáng như bình thường. Không có lý do gì để bắt bà, cũng như không khép được tội, chính quyền Sài Gòn chỉ còn cách lên án bà Huỳnh Thị Lịch sử dụng ảo thuật để…chữa bệnh, rồi thả bà ra.
Mặc dù bấm huyệt chữa rất nhiều loại bệnh cho người đời, nhưng bệnh tật của bản thân bà thì lại không chữa được. Thầy thuốc thì tự bốc thuốc cho mình, nhưng lương y bấm huyệt cũng như bác sĩ mổ, chỉ giúp được người khác. Một ngày, bà Lịch kêu mệt mỏi và bà khẳng định là đã bị sỏi mật. Vì có sự quen biết nên bà Hường đã đưa bà Lịch vào Bệnh viện 175 của quân đội, nhờ bác sĩ tên Thận chiếu chụp, điều trị. Khi các bác sĩ dùng máy móc hiện đại thì đã phát hiện ra bà bị sỏi mật và sỏi bàng quang. Nhưng lần vào Bệnh viện 175, đã đưa lương y Lịch đến một ngã rẽ mới. Một hôm, khi đang nằm viện, bà đi dạo trong khuôn viên bệnh viện, thấy nhiều người tập đi lại bằng nạng, bà gọi một người lại hỏi: “Con có muốn bỏ nạng không?”. Bà ngồi luôn ở vườn hoa bấm huyệt. Bấm xong, bệnh nhân này bỏ nạng đi lại như người bình thường. Thấy chuyện lạ, bệnh nhân ở bệnh viện kéo nhau chật kín vườn hoa, xếp hàng chờ đến lượt được bà bấm huyệt. Bà kiếm tra từng bệnh nhân, thấy bệnh nhân nào chữa trị hiệu quả thì giúp, còn biết không trị được thì từ chối luôn. Thậm chí, cô y tá tên Ngọc, làm việc ở Bệnh viện 175, bị bướu cổ, chữa mãi chưa khỏi, khi được bà bấm huyệt vài lần thì bướu xẹp đi. Việc vô số người khỏi bại liệt, hoặc sức khoẻ thay đổi rõ rệt, đã khiến các bác sĩ ở bệnh viện này kinh ngạc. Mấy vị GS-TS ở bệnh viện này đã lập một cuộc hội thảo tại Bệnh viện Thống Nhất. Thế nhưng, hầu hết các thầy thuốc Tây y và cả Đông y đều không tin phương pháp bấm huyệt và coi thường khả năng của bà.

ĐƯỢC CẤP BIỆT THỰ ĐỂ TRỊ BỆNH CỨU NGƯỜI
Cuộc hội thảo đó gây nhiều tranh cãi kịch liệt. Bà Lịch chẳng quan tâm đến ý kiến của họ, bởi môn bấm huyệt Thập chỉ đạo khi đó chưa ai biết đến. Giữa lúc đó, một cán bộ lãnh đạo Công an tỉnh Tiền Giang, bị liệt một ngón tay, đến nhờ bà bấm huyệt. Vị các bộ này khỏi bệnh một cách kỳ lạ, đã cảm phục, mời bà về Bệnh viện Y học cổ truyền ở Tiền Giang để bà làm việc và tiện thể nghiên cứu môn bấm huyệt huyền diệu này. Bà làm việc ở Tiền Giang một thời gian thì Bộ Nội vụ (Bộ Công an sau này), đã mời bà ra Hà Nội. Bà đã thử tài bấm huyệt trước nhiều lãnh đạo công an bằng cách bấm huyệt ngủ. Bấm huyệt xong, mấy công an ngủ ly bì, đánh thức kiểu gì cũng không dậy. Chỉ đến khi bà bấm huyệt thì mới dậy được. Lúc đó, Bộ Nội vụ mới cho phép bà mở trung tâm bấm huyệt chữa bệnh và dạy môn bấm huyệt Thập chỉ đạo ở Tiền Giang. Công an Tiền Giang cử đồng chí Trung tá Năm Liên theo sát bà Lịch, ghi chép thông tin về bệnh nhân, lại cử ông Hồ Kiêm dịch những cuốn sách viết lại phương pháp chữa bệnh của bà. Dưới sự dạy dỗ của bà, ngày đó, hàng loạt cán bộ công an Tiền Giang đã biết đến môn bấm huyệt, thậm chí trở thành người bấm huyệt giỏi.​
Ngày đó, ông Tư Nguyện, là Tổng cục trưởng Tổng cục Cao su bị bệnh Parkinson rất nặng, cứ đi giật lùi. Sau khi được bà điều trị, bệnh tình thuyên giảm nhiều, nên đã xin bà về Tổng cục Cao su. Đồng chí Tư Nguyện đã cấp cho bà căn villa bỏ hoang của nghệ sĩ Thẩm Thuý Hằng (diễn viên nổi tiếng thời đó) để bà chuyên tâm làm việc cứu người, dạy dỗ các học trò.
Ngày chuyển ra căn biệt thự rộng lớn này, bệnh nhân kéo đến đông nghìn nghịt. Mỗi ngày, trung bình bà chữa trị cho khoảng 200 bệnh nhân. Ngoài việc trị bệnh, bà còn giảng dạy bấm huyệt cho các cán bộ của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, dạy và điều trị cho các cán bộ của UBND, Thành uỷ TP.HCM.
Làm việc ở căn villa một thời gian, thì Nhà nước đòi lại căn nhà này từ Tổng cục Cao su nên bà không còn chỗ ở. Hội Phật giáo đã giao nhiệm vụ cho bà Hường đi tìm nhà cho bà. Bà Hường đã nhờ nhà thơ Nam Giang kiếm được cho bà Lịch một căn nhà nhỏ ở cư xá Văn Thánh. Bà Lịch ở đó điều trị bệnh, giảng dạy môn bấm huyệt Thập chỉ đạo cho đến ngày bà qua đời.
(Còn nữa)​
NHÓM PHÓNG VIÊN
Báo GĐ&CS SỐ 76 (119) RA NGÀY 8/10/2013​
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
Người mặc áo xanh đầu ngắn là trahong đấy, vì chụp đằng sau nên tự giới thiệu vậy. Mọi người đừng cười nhé. Hôm ấy mình đi bấm huyệt cho khách dự hội nghị báo cáo : 20 năm một chăng đường trong nghiêm cứu ứng dung khoa học công nghệ và khảo nghiệm vệ các khả năng đặc biệt.
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
Kỳ 2: Gặp cao nhân ở Ấn Độ
Gặp cô bé gầy gò, đen nhẻm, lê la đầu đường xó chợ xin ăn, võ sư họ Huỳnh gốc Bình Định đem Trần Thị Kim Thanh về nuôi dưỡng. Vị võ sư này lập nghiệp ở Bình Dương và có một võ đường lớn, dạy hàng trăm võ sinh.
Để có miếng ăn, Thanh đã làm việc phụ giúp vị võ sư này như người ở. Thanh ngoan ngoãn, chịu khó, nên võ sư họ Huỳnh rất quý mến.
Xem các võ sinh tập luyện, cô bé Thanh gầy còm, đen nhẻm cũng múa may, tập theo. Thấy cô bé giúp việc có vẻ mê võ thuật, võ sư họ Huỳnh đã cho Thanh học võ sau giờ làm. Vị võ sư này đã hết sức ngạc nhiên bởi sự tiếp thu võ thuật rất tốt của Thanh, ông dạy đến đâu, Thanh học được đến đó.

Mộ bà Huỳnh Thị Lịch
Chỉ học một thời gian ngắn, Thanh đã đấu được với các võ sinh cả nam lẫn nữ. Võ sư họ Huỳnh rất quý Thanh, đã nhận làm học trò, sau đó nhận con nuôi. Ông đã đổi lại tên cho con nuôi. Từ đó, Trần Thị Kim Thanh có tên là Huỳnh Thị Lịch, tức mang họ của vị võ sư.
Bà Trần Thị Hường, học trò của cụ Huỳnh Thị Lịch kể rằng, khi cụ Lịch ở tuổi 60, cụ vẫn múa võ ngoài sân. Đêm xuống, lúc cụ tập khí công, lúc đi quyền. Cụ cầm thương, đao múa loang loáng trong những đêm trăng rất đẹp mắt.
Cụ Lịch kể với bà Hường rằng, chính vì được học võ thuật kỹ lưỡng, nên bà hiểu rất rõ kinh lạc trên cơ thể người.
Sau khi rời võ đường của võ sư họ Huỳnh ở Bình Dương, bà tham gia công tác từ thiện của một đoàn bác sĩ người Pháp ở Sài Gòn. Bà được một bác sĩ Pháp nhận vào làm tại Bệnh viện Hỏa Xa.
Thấy cô y tá tò mò về mổ xẻ bệnh nhân, lại am hiểu kinh mạch, bộ phận cơ thể người, nên ông cho Lịch phụ mổ. Trong nhiều lần mổ tử thi, ông cũng cho Lịch tham gia. Bác sĩ người Pháp đã rất kinh ngạc khi thấy cô y tá giúp việc chưa một ngày học về mổ xẻ mà nói về kinh lạc con người vanh vách, đặc biệt là các huyệt đạo.

Di ảnh “thần y bấm huyệt” Huỳnh Thị Lịch
Thấy quý Lịch, nên ông đã nhận Lịch làm gia sư cho hai cô con gái, kiêm giúp việc, quản lý gia đình cho bác sĩ người Pháp này.
Năm 18 tuổi, Lịch gặp anh thanh niên tên Trần Văn Hải, người Củ Chi. Hai người yêu nhau, muốn xây dựng gia đình. Thế nhưng, gia đình Hải gia thế, không chấp nhận cô con dâu không cha, không mẹ, thân thế giúp việc.
Không được gia đình chấp nhận, ông Hải đã bỏ nhà ở riêng với người yêu. Ông Hải xin làm công nhân trong nhà máy sản xuất đèn. Hai người được cách mạng cảm hóa, nên đã theo Việt Minh, hoạt động bí mật trong lòng địch.
Hàng ngày, bà Lịch quẩy gánh bán hoa ở khu vực nội thành, tiếp xúc với hàng ngũ địch, thu thập thông tin. Năm 1948, ông Hải đã hy sinh anh dũng khi làm chiến sĩ quân báo, để lại 3 đứa con cho bà Lịch nuôi dưỡng.
Thân thế bại lộ, bà Lịch bế con trốn về Đồng Tháp Mười, tiếp tục hoạt động cách mạng. Bi kịch liên tiếp xảy đến với người đàn bà bất hạnh này. Cô con gái 13 tuổi đã bị bọn Tây bắt cóc đem ra cánh đồng cưỡng hiếp. Cưỡng hiếp chán chê, chúng giết cô bé.

Bà Trần Thị Hường (bên phải), học trò của bà Lịch
Nỗi đau chưa nguôi, thì 2 người con trai nhỏ xíu đã chết trên tay bà. Đợt đó, bọn địch tổ chức càn quét vào Đồng Tháp Mười. Bà bế 2 con cùng các chiến sĩ du kích trốn ra cánh đồng, lặn ngụp bờ sông.
Khi bọn địch càn qua, hai cậu con kêu khóc, sợ địch phát hiện thì nhiều người mất mạng, bà đành bóp mũi con lặn xuống sông. Khi bọn địch đi qua, trồi lên mặt nước, thì 2 cậu con đã tắt thở.
Thảm kịch kinh hoàng khiến bà Lịch tưởng như không gượng dậy được. Bà về Sài Gòn, lang thang các con phố như người mất trí, miệng gọi tên con.
Trong lúc đi lang thang, bà gặp lại vị bác sĩ người Pháp. Ông bác sĩ tốt bụng này đã đưa bà về nhà chăm sóc, điều trị. Một thời gian sau, bà tỉnh táo bình thường.
Để bà quên đi nỗi đau quá lớn, bác sĩ này đã đưa bà sang Pháp, giúp việc cho gia đình này.
Ở nhà vị bác sĩ người Pháp này một thời gian, bà quyết tâm chu du thiên hạ. Biết tiếng Pháp, lại chăm chỉ, nên bà dễ dàng kiếm được việc làm. Cứ có tiền, bà lại lên đường tìm đến vùng đất mới.


Phương pháp Thập thủ đạo (Thập chỉ liên tâm pháp) dựa trên kinh mạch của 10 ngón tay, chân
Sau mấy năm lưu lạc, thì bà dạt tới tận biên giới Ấn Độ, giáp Pakistan. Tại đây, bà gặp một đạo sĩ, sống trong một ngôi chùa trong núi. Vị đạo sĩ này có khả năng bấm huyệt kỳ tài. Biết bà Lịch giỏi võ, am hiểu kinh lạc, nên đạo sĩ đã nhận bà làm học trò.
Hàng ngày, đạo sĩ bấm huyệt cho rất nhiều người. Bà Lịch vừa phụ giúp ông, vừa học tập cách bấm huyệt. Môn bấm huyệt của ông có tên là Thập thủ đạo, tức là phương pháp bấm huyệt dựa vào kinh mạch trên 10 ngón tay, chân.
Bà Lịch đã rất kinh ngạc trước khả năng kỳ tài của vị đạo sĩ này. Ông đã giúp hàng ngàn người đang câm tự dưng bật ra tiếng nói, đang điếc bỗng nghe được, thậm chí đang chống nạng thì bỏ nạng, ngồi xe lăn thì đứng lên đi… Người dân trong vùng coi vị đạo sĩ này như thánh nhân, gặp thì quỳ rạp khấn vái.
Thấy môn bấm huyệt này rất thần thông, bà Lịch chuyên tâm học hỏi. Vừa học vừa thực hành, nên bà Lịch nắm bắt rất nhanh, có khả năng bấm huyệt trị được nhiều thứ bệnh.

Bác sĩ Dư Quang Châu nghiên cứu, truyền bá môn bấm huyệt này ra cộng đồng
Năm thứ 12, biết mình không sống được nữa, vị đạo sĩ này gọi bà Lịch đến bảo: “Số ta đã tận, không sống thêm được nữa. Chỉ tiếc rằng chưa truyền hết được cho con tinh hoa của môn bấm huyệt. Ta đã viết lại các kiến thức của mình vào cuốn sách để truyền lại cho con.
Ta mong con cảm thụ được hết kiến thức về môn bấm huyệt này để giúp đời. Con nên nhớ rằng, để thành tài, con phải loại bỏ hết tham sân si, trị bệnh cứu nhân độ thế, không được lấy tiền của thiên hạ, thì mới thành công được”.
Trao lại tập tài liệu cho học trò, vị đạo sĩ này ngồi kiết già đối diện với bà Lịch. Ông lấy chiếc khăn đỏ trùm lên đầu bà, yêu cầu bà tập trung tư tưởng.
Ông đặt tay lên đầu bà, niệm thần chú. Bà Lịch cảm thấy như có nguồn năng lượng nóng bỏng truyền sang mình. Bỗng dưng, bà thấy đầu óc sáng láng, cảm giác như nhìn rõ toàn bộ cơ thể mình, từng mạch máu, từng sợi cơ, với các dòng khí đậm đặc lưu chuyển trong cơ thể. Dường như đầu óc bà sáng láng hẳn ra, hiểu thấu mọi điều thầy đã nói với mình suốt 12 năm.
Ngay đêm hôm đó, vị đạo sĩ người Pakistan trút hơi thở cuối cùng. Bà Lịch nước mắt lưng tròng, chôn vị đạo sĩ phía sau ngôi chùa. Hàng ngày, bà ngồi bên mộ thầy, tập trung đọc tài liệu.
Chỉ một năm sau, vừa tự học, vừa trị bệnh, bà đã cũng đã trở thành thần y bấm huyệt nổi danh khắp vùng, là truyền nhân duy nhất của vị đạo sĩ bí ẩn được tôn xưng như thánh ở biên giới Ấn Độ.
Còn tiếp…
Dương Phạm – Bình Thái

Theo VTCNEWS : bài gốc tại đây
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
[h=1]Nhà Cảm Xạ Và Khát Vọng Phổ Biến Môn Bấm Huyệt Thần Kỳ[/h] [h=1]Cuộc đời bí ẩn của người đàn bà “Cứu nhân độ thế”bằng tuyệt chiêu bấm huyệt thần diệu ở Sài Gòn – Kì cuối[/h]
HÀNH TRÌNH ĐI TÌM TRUYỀN NHÂN
Nhắc đến môn bấm huyệt, mấy năm nay, người dân cả nước nghĩ ngay đến lương y Võ Hoàng Yên, thế nhưng, ít ai biết rằng, có một số “dị nhân bấm huyệt” vẫn đang âm thầm sử dụng môn bấm huyệt Thập chỉ đạo, do lương y Huỳnh Thị Lịch truyền lại, để cứu chữa cho bệnh nhân. Môn bấm huyệt Thập chỉ đạo này giúp nhiều người thoát bệnh thần kỳ, nên nó cũng mang màu sắc huyền thoại, kỳ bí. Gần đây, một người đã phổ biến môn bấm huyệt này ra khắp cả nước, khiến dư luận xôn xao. Người dân ở TP.HCM và Hà Nội kéo nhau đi học để trị bệnh cho những người thân quanh mình. Người mang khát vọng đào tạo ra rất nhiều dị nhân bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ đạo là bác sĩ, nhà cảm xạ Dư Quang Châu.
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu vốn nổi tiếng với việc đào tạo ra hàng vạn “dị nhân”, có khả năng hút đồ vật, “nói chuyện” với cây cối, đi trên lửa, giẫm trên mảnh chai…Tuy nhiên, anh cho biết, những khả năng đó chỉ là trò vui, còn khát vọng thực sự của anh là đem lại sức khỏe, tâm lý lành mạnh cho mọi người. Trong số những môn học mà anh đang tìm cách nhân rộng, môn bấm huyệt Thập chỉ đạo được anh quan tâm từ nhiều năm nay và đó là môn học mà anh sẽ theo đuổi suốt đời.
Theo nhà cảm xạ Dư Quang Châu, hồi còn công tác trong một bệnh viện ở Đồng Nai, anh đã nghe kể nhiều về lương y Huỳnh Thị Lịch. Ngày đó, bác sĩ Châu cũng đã tìm cách tiếp cận bà Lịch để học hỏi, nghiên cứu nhưng không thành công. Thời kỳ đó, bà Lịch đón tiếp rất đông bệnh nhân, nhiều người muốn nghiên cứu bà, nhưng đều không tiếp cận được. Sau nhiều năm tìm kiếm thông tin về các truyền nhân của bà Lịch không có hiệu quả, nhà cảm xạ Dư Quang Châu đã đăng thông tin lên trang web của hội cảm xạ, với ý muốn tìm gặp những truyền nhân của môn Thập chỉ đạo, nhằm nghiên cứu về môn bấm huyệt huyền diệu này .
May mắn, một thời gian ngắn sau đó, có người mách ông tìm tới lương y Hoàng Duy Tân đang hành nghề ở Đồng Nai. Ông Tân được biết đến như một người nắm rõ nhất về môn bấm huyệt Thập chỉ đạo của bà Lịch. Sau nhiều lần liên lạc, hẹn hò, ông Châu cũng gặp được ông Tân.
Ông Tân sau khi hỏi rất kỹ lưỡng về nhà cảm xạ Dư Quang Châu, về ý tưởng nghiên cứu, thấy quý trọng, nên đã đưa cho ông Châu bản thảo cuốn sách viết kỹ lưỡng về Thập chỉ đạo.Đây chính là tài liệu mà ông thống kê, biên tập, hệ thống lại toàn bộ môn bấm huyệt Thập chỉ đạo của lương y Huỳnh Thị Lịch. Để viết được cuốn sách mang hàm lượng trí tuệ, khoa học cao siêu này, ông Tân đã mất nhiều năm ròng nghiên cứu, thực tế và ghi chép cụ thể. Cầm tập bản thảo trên tay, nhà cảm xạ Dư Quang Châu xúc động không nói nên lời.
MUỐN MỖI NGƯỜI DÂN LÀ MỘT THẦN Y
Bác sĩ Châu đã cùng với ông Tân sắp xếp lại toàn bộ cuốn sách cho khoa học. Hệ thống lại phương pháp bấm huyệt, phương pháp dạy, dựa trên nền y học phương Đông, để người học dễ hiểu, dễ tiếp thu. Sau vài năm nghiên cứu kỹ lưỡng, nhận thấy môn bấm huyệt Thập chỉ đạo là tài sản vô cùng quý báu, bác sĩ Châu đã bàn bạc với ông Tân và quyết định phổ biến môn bấm huyệt đến người dân cả nước.
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu cho biết: “Sau quá trình nghiên cứu, nhận thấy phương pháp bấm huyệt của bà Lịch vô cùng huyền diệu, tôi đã quyết định đưa môn bấm huyệt vào phổ cập. Lúc đầu, tôi mở một lớp học 8 buổi, dạy căn bản môn bấm huyệt Thập chỉ đạo kết hợp với phương pháp trị bệnh Đông y. Tôi vừa dạy lý thuyết, vừa dạy thực hành để các học viên áp dụng ngay vào điều trị cho người thân. Sau quá trình nghiên cứu, tôi thấy Thập chỉ đạo vô cùng tuyệt vời với những bệnh về tai như điếc, nghễnh ngãng, đặc biệt là di chứng tai biến mạch máu não có tác dụng tốt nhất, có thể nói là “thần kỳ”.
Sau khi mở lớp dạy đầu tiên, lượng người đăng ký học rất đông. Nhiều người từ mãi Hà Nội vào TP.HCM để học bấm huyệt. Ông Châu đã phải ra Hà Nội mở lớp để người dân đỡ phải đi lại vất vả. Ông sắp xếp thành các chuyên đề riêng biệt để việc dạy bấm huyệt hiệu quả và ứng dụng ngay trong gia đình các học viên. Gia đình học viên có người mắc bệnh gì, thì sẽ được sắp xếp vào chuyên đề trị bệnh đó và học viên bấm huyệt sẽ trở thành những thầy thuốc gia đình. Những người thân trị bệnh cho nhau sẽ không tốn kém chi phí, không phải đi lại vất vả, có thể bấm huyệt cho nhau bất kỳ lúc nào. Điều đặc biệt nữa, là việc người thân, bạn bè, xóm giềng bấm huyệt trị bệnh cho nhau sẽ tăng thêm tinh thần đoàn kết, thương yêu nhau. Đây là ý tưởng nhân văn cao cả đến mức nhà cảm xạ Dư Quang Châu không ngờ tới.
Có một câu chuyện kỳ diệu ở lớp bấm huyệt là trường hợp ông Nguyễn Văn Minh, ở Hà Nội.Ông Minh bị tai biến, đi lại khó khăn, tìm đến gặp ông Châu để đăng ký học bấm huyệt. Sau khi được ông Châu cùng các học viên bấm huyệt, ông Minh thấy sức khỏe thay đổi rõ rệt. Tuy nhiên, việc điều trị cho ông rất lâu dài, kiên trì mà sức khỏe của ông rất yếu, đi lại khó khăn, phải có người đưa đón. Vì thế, nhà cảm xạ Dư Quang Châu đã gọi người em trai của ông Minh đến trung tâm, để dạy em trai của ông Minh cách bấm huyệt theo phương pháp Thập chỉ đạo, chuyên đề trị tai biến. Sau vài buổi hướng dẫn, em trai ông Minh đã bấm huyệt thành thạo. Vài tháng sau, ông Minh đã khỏe mạnh trở lại, tự đi xe máy đến trung tâm học tiếp, để trị bệnh cho người khác.
Nhà cảm xạ Dư Quang Châu cho biết: “Tìm hiểu về bà Lịch, tôi nhận thấy bà là một vị thánh. Bà thật sự là thần y bấm huyệt. Kiến thức bấm huyệt của bà là vô cùng vô tận. Ngày bà còn sống, sợ môn bấm huyệt của mình mất đi, nên bà cho người chép lại làm tài liệu, rồi nhận thấy rất nhiều học trò để truyền dạy. Học trò của bà có rất nhiều, nhưng người thì không học được, người thì chỉ học được một vài môn mà thôi. Có người học xong thì vẫn bấm huyệt cứu người, nhưng có người thì học xong để đấy, chứ chẳng thực hành, phổ biến, thành ra môn bấm huyệt của bà gần như bị lãng quên. Tham vọng của tôi là tập hợp tài liệu của bà, quy tụ các học trò của bà, để làm sao tổng kết được hết kỹ năng bấm huyệt trị các loại bệnh của bà, để phổ biến đến cả nước. Hiện tôi mở lớp học ở Sài Gòn và Hà Nội, nhưng học viên đông quá, không thể dạy hết được. Sắp tới, để phổ biến môn bấm huyệt này rộng hơn, tôi sẽ ghi lại từng bài bấm huyệt, cả thực hành lẫn lý thuyết, rồi phát trên truyền hình, trên Youtube, trên trang web của chúng tôi, người dân cả nước có thể tự học hỏi để trị từng loại bệnh cho người thân. Bà Lịch mất đi, không truyền bá được lại môn bấm huyệt này, thì tôi sẽ là người tiếp nối công việc của bà”.
NHÓM PHÓNG VIÊN
BÁO GIA ĐÌNH & CUỘC SỐNG – SỐ 77(120) RA NGÀY 11/10/2013
 

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
Mình thấy môn bấm huyệt này khá dễ , phương pháp độc đáo, hiệu quả thật đáng kinh ngạc...Gia đình bạn nào có người cao tuổi mắc bệnh cao, thấp huyết áp, bệnh đau vai gáy, đau cột sống, cảm cúm.... trẻ nhỏ mắc bệnh tự kỷ, câm điếc bẩm sinh...chữa được hết. ta biết một chút cũng tốt.
 
Top