Ảnh hưởng của Thủy Thổ tới bệnh tật con người.

kilantu84

Moderator
Con người sống ở khu vực địa lý nào, sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp của thủy thổ khí hậu nơi đó. Ở trên cao, khí hậu lạnh khô, ở đồng bằng khí hậu ôn hòa. Nơi đất thấp thường ẩm ướt. Do khác biệt này mà tình hình sinh lý và bệnh lý của cơ thể con người cũng khác nhau. Sách Linh Khu viết "khu vực phương Đông ở vùng bờ biển, cư dân ăn nhiều cá và thích ăn đồ mặn... cho nên da đen và lỗ chân lông hổ, bệnh phần nhiều là mụn nhọn, lở ngoài da, cách chữa bệnh nên đùng biêm thạch. phương tây, ở đồi núi,nhiều gió, thủy thổ khô hanh, cư dân ăn nhiều thịt, àm béo phì, ngoại tà khó xâm nhạp, bệnh phần nhiều là nội thương. Cách chữa nên dùng thuốc uống. Phương Bắc có nhiều gió lạnh, băng giá, cư dân thường ở ngoài trời, ăn nhiều sữa nên nội tạng hàn, dễ sinh ra trướng đầy, cách chữa nên dùng châm cứu, đốt. Phương Nam đất thấp, thủy thổ bạc nhược, dương khí thịnh, cư dân thích ăn đồ chua cay, và đồ ướp muối, vì vậy da dẻ kín đáo, bệnh phần nhiều là gân mạch co quắp, tê dại, cách chữa nên dùng châm chích. Ở trung ương đất bằng phẳng, nhiều ẩm ướt, cư sinh hoạt nhàn dỗi nên phần nhiều bệnh là suy nhược, nóng rét, cách chữa nên vận động và xoa bóp (Thiên Di pháp phương nghị luận)
 

kilantu84

Moderator
Ảnh hưởng của khí hậu tới con người


Một năm có 4 mùa, Xuân, Hạ, Thu, Đông. Mùa Xuân ấm, mùa Hạ nóng, mùa Thu mát, mùa Đông lạnh. Ấm và nóng thuộc dương, mát và lạnh thuộc âm. Vì vậy, quá trình biến hóa của khí hậu bốn mùa là quá trình biến hóa của âm dương.

Về thực vật thì mùa xuân nẩy mầm, mùa hạ sinh trưởng, mùa thu rút lại, mùa đông thì lá rụng - Quá trình sinh trưởng của động vật cũng tương tự: sinh ra, lớn lên, suy yếu rồi từ từ mất đi - Sách Tố Vấn viết:"Sự biến hóa của âm dương bốn mùa là nguồn gốc sinh trưởng suy lão và tử vong của vạn vật, trái với quy luật này tất sinh ra bệnh hoạn, theo đúng thì bệnh tật không sinh ra được" (trích "Thiên tử khí điều thần đại luận")

Từ việc phân ra nóng lạnh, ấm mát, trong bốn mùa mà người xưa đã quy nạp sáu thứ khí hậu biến hóa, gọi là lục khí: phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa. Phong là không khí lưu động, hàn là nhiệt độ xuống thấp, khô ráo là táo, thử và hỏa là nhiệt độ lên cao, ẩm ướt là thấp - Sách Tố Vấn việt: "Táo để cho khô, thử để cho bốc lên, phong để cho động, thấp để cho nhuận, hàn để cho cứng, hỏa để cho ấm" (trích "Thiên ngũ vận hành đại luận"). Lục khí có tác dụng điều tiết chênh lệch lẫn nhau, cho nên sự biến hóa bình thường của lục khí có lợi cho sự sinh trưởng của vạn vật.

Nhưng mọi sự vật có thường tất có biến, có thuận tất có nghịch, sự biến hóa trái thường đem lai ảnh hưởng không có lợi cho vạn vật. Sách Kim Quỹ yếu lược viết: "Phong khí tuy sinh được vạn vật nhưng cũng làm hại được vạn vật, như nước có thể làm nổi thuyền cũng có thể làm đắm thuyền". Biến hóa trái thường chỉ vào sự thái quá và bất cập của khí hậu. Sách Tố Vấn viết: "Khi nên đến mà đến là khí hậu điều hòa, nên đến mà chưa đến là bất cập, chưa nên đến mà đến là hữu dư" (trích: Thiên Lục vi chí đại luận). Thí dụ mùa xuân đáng lẽ thì ấm áp, mà lại bị rét lạnh, mùa thu đáng lẽ mát mẻ mà ại nóng nực, đó là khí hậu bất cập, mùa hạ nên nóng mà lại mát, mùa đông nên lạnh mà lại ấm, đó là hiện tượng thái quá.

Bất cập và thái quá đều gây ảnh hưởng bất lợi cho sự sinh trưởng của vạn vật, làm con người phát sinh bệnh.
 
Top