Sự thật lịch sử về thời Tam Quốc!

iHi

Moderator
Bản thân thời đại Tam quốc là có thật, song do nhà Tấn (họ Tư Mã) tồn tại quá ngắn, tư liệu lịch sử còn lại bị thất tung trong loạn lạc. La quán Trung lại viết Tam quốc dưới sức ép của chủ nghĩa quân thần ngu trung, dẫn đến một số bịa đặt. mục đích là hạ thấp những kẻ mà vua chúa cho là loạn thần tặc tử, dám cướp ngôi vua như Tào Tháo, còn dòng dõi hoàng thất như Lưu Bị dù bất tài nhưng vẫn được khen ngợi, thậm chí là tô vẽ quá lên so với sự thât.

Những điều khác biệt với lịch sử do La hư cấu lên rất là nhiều, và vì thế nó gây ra những cuộc tranh luận bất phân thắng bại, đại loại như: Quan Vũ khỏe hay yếu, Triệu Vân khôn hay ngu?

Những điều hư cấu của La trong "tam quốc diễn nghĩa" khác biệt những sự thật lịch sử dưới đây được rút ra trong tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... những sách chính sử được viết ra trước La hàng mấy trăm năm, có giá trị chân thực không cần bàn cãi.

Hi vọng nó giúp đỡ anh em một phần nào đó khi trả lời những câu hỏi đầy mâu thuẫn mà chỉ vì La hư cấu thành ra anh em muốn tìm hiểu sâu mà không biết đâu là chân tướng.

À quên, tam quốc chí, hậu hán thư, ngụy thư ... không phải do người viết viết ra nên chính bản thân cũng không biết những điều dưới đây có đúng không nữa? Biết đâu Trần Thọ hay Ban Cố chẳng hạn cũng phịa ra? Thôi thì mua vui cũng được vài trống canh vậy

CÁC SỰ KIỆN CHÍNH:

Về Điêu Thuyền và câu chuyện Phụng Nghi Đình:

- Phụng Nghi Đình xuất thân trong những vở kịch dân gian Trung Quốc, được lưu truyền qua những người kể chuyện dạo trên đường phố, do đó, bị thêm thắt rất nhiều theo thời gian

- Điêu Thuyền không có thật
- Đổng trác không phóng kích đâm Lã Bố ở đình Phụng Nghi

- Lã Bố và Đổng Trác chỉ cùng thích 1 con hầu gái. Vương Doãn mới khích Bố để Bố giết Trác. Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.

- Kịch dân gian Trung Quốc còn thêm thắt thêm chuyện Quan Vũ cưới Điêu Thuyền, Quan Vũ giết Điêu Thuyền, Tào Tháo bắt Điêu Thuyền … đều không có thật.

Về chuyện “Lưu dệt chiếu động phòng cưới vợ mới”

-Ngô quốc thái (vợ Tôn Kiên) chết rất lâu trước khi Tôn Thượng Hương được gả cho Lưu Bị, do đó không có chuyện “Ngô quốc thái đế chùa xem rể hiền”.

-Tôn Thượng Hương chỉ là con bài chính trị, không hề có vai trò gì. Chuyến trở về Kinh Châu quân Ngô không hề đuổi theo.

-Tôn Thượng Hương chủ động trốn về Ngô theo sứ giả của Ngô và đem A Đẩu theo chỉ để làm con tin để về nhà an toàn. Do đó Triệu Vân đòi lại A Đẩu cũng chỉ là cuộc trao đổi (tha cho bà về, đổi lại phải trả lại A Đầu) chứ Vân không hề xông vào thuyền bà.

-Tôn Thượng Hương không hề tự sát khi nghe Lưu Bị chết (còn vui mừng là đằng khác).

Ngoài ra theo trang Wikipedia đây là 4 tình tiết chính mà các học giả TQ đã bắt được, vì theo lịch sử TQ thì các tình tiết dưới đay là

1. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.

2.Thuyền cỏ mượn tên: Trong trận Xích Bích nổi tiếng, có tình tiết Gia Cát Lượng đi cùng Lỗ Túc và 30 thuyền cỏ trong sương mù, khiến Tào Tháo không dám xuất quân mà chỉ bắn tên ra. Thế là hàng chục vạn mũi tên cắm vào thuyền cỏ quay ngang. Gia Cát Lượng thu tên về nộp cho Chu Du. Sự thực việc dùng "thuyền cỏ mượn tên" là do chính Tôn Quyền thực hiện.

3. "Sinh Du hà sinh Lượng?" Tam quốc diễn nghĩa kể chuyện Gia Cát Lượng 3 lần chọc tức Chu Du khiến Du tức phải than: "Trời sinh Du sao còn sinh Lượng?" rồi chết. Sự thực là Chu Du chết bệnh trong quân ngũ, không liên quan đến việc bị Gia Cát Lượng chọc tức.

4. Cha con Gia Cát Chiêm tử trận: Do đề cao Gia Cát Lượng, La Quán Trung để con và cháu ông là Gia Cát Chiêm, Gia Cát Thượng tử trận khi Đặng Ngải vào Tây Xuyên. Sự thực là cha con Gia Cát Chiêm đã hàng Đặng Ngải

VỀ CÁC NHÂN VẬT CHÍNH:

Lưu Bị

- Là một người rất giỏi võ, có sức khoẻ, có tài chỉ huy, có mưu mẹo thao lược, có tài an dân trị quốc, có cả tài ăn nói chiêu dụ dân chúng. Nói chung là văn võ toàn tài chứ không như trong truyện mô tả.

- Kết nghĩa vườn đào không có thật.

- Quân khởi nghĩa của Lưu dệt chiếu chống khăn vàng chỉ đóng vai trò rất nhỏ: một đạo dân binh (như dân quân xã ngày nay không hơn không kém) quanh quẩn ở Trác quận.

- Quân khởi nghĩa không hề giết Trình Viễn Chí, đối đầu với Trương Bảo Trương Lương, cứu Hoàng Phủ Tung và Chu Tuấn (là những đạo quân chủ lực của trung ương)

- Trương Bảo không hề trúng tên của Lưu Bị. Bị không hề dùng máu dê máu chó đồ tanh hôi phá ma thuật của Trương Bảo, không hề cứu Đổng Trác.

- Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra) .Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu.

- Hiến Đế không hề nhận Lưu Bị là hoàng thúc.

- Không hề dùng mưu của Từ Thứ để chống lại Tào Nhân và Lí Điển bảo vệ Tân Dã. Tất cả là mưu của chính Lưu Bị.

- Cũng không hề dùng mưu của Gia Cát Lượng để chống lại Hạ Hầu Đôn ở trận gò Bác Vọng. Tất cả vẫn là mưu của chính Lưu Bị.

- Mi phu nhân (em gái Mi Chúc) không phải là vợ của Lưu Bị.

- Trận Di Lăng quân Thục chỉ có khoảng 8 vạn quân, chứ không phải có đến 70 vạn.

- Ngoài A Đẩu còn có đến 3 con trai và vài con gái nữa, tất cả bị Tào Thuần bắt ở trận cầu Trường Bản. Tội này chính là ở Triệu Vân (chỉ vì chạy đi tìm A Đẩu)

Quan Vũ

- Kết nghĩa vườn đào không có thật.

- Không giết Hoa Hùng, Văn Sú (thực sự có giết được Nhan Lương)

- Không ra 3 điều kiện cho Tào Tháo khi hàng Tào Tháo.

- Không hề quá ngũ quan trảm lục tướng. 6 tướng này đều không có thật. Tào Tháo vì cảm kích cái nghĩa không quên chủ cũ của Vũ nên đồng ý tha ông trở về với Lưu Bị.

- Không hề phục kích và tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung

- Không hề được Hoa Đà cạo xương chữa thuốc. Chuyện cạo xương chữa thuốc thực sự có diễn ra nhưng bởi một thầy thuốc bình thường vô danh.

- Không hề muốn vào Xuyên đòi đấu với Mã Siêu.

- Trận lụt Phàn Thành không phải là mẹo của Vũ mà là do thiên tai, Vũ lợi dụng để đánh Vu Cấm. Nếu không có thiên tai xui xẻo đó chưa biết chừng Cấm, Đức, Nhân, Hoảng đã thịt Vũ chứ chẳng cần quân Ngô.

- Là một viên tướng võ biền, chỉ khoẻ chứ không có mưu mẹo gì, trên thực tế Trương phi rất khôn ngoan, hơn Quan Vũ rất nhiều.

- Trong 3 người đó thì Quan Vũ là giỏi nhất, hoặc ít nhất là có uy thế lớn nhất trong các đại tướng nước Thục (chắc kế đến chỉ có Mã Siêu là có cái uy thế này). Trận Phàn Thành mặc dù sử chép là mưa to ngập nước nhưng việc bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức khiến Tào Tháo hoảng sợ và toàn bộ Hoa Nam đều chấn động là có thật.

Trương Phi

- Trương Phi không hề đánh viên quan đốc bưu (thanh tra). Lưu Bị đánh, và khi làm việc đó ông ta không say rượu.

- Không hề quát trên cầu Trường Bản làm chết Hạ Hầu Kiệt. Hạ Hầu Kiệt là nhân vật không có thật.

- Là một viên tướng khoẻ nhưng đa mưu chứ không phải chỉ võ biền. Là người giỏi nhìn người, chính ông cất nhắc Ngụy Diên khi nhận ra tài của Diên.

- Chỉ có nhà Ngụy có Ngũ hổ tướng, chứ nhà Thục không hề có danh vị này.

- Trương Phi cũng giỏi dùng binh, có sách nói Phi còn giỏi thi họa, trong TQDN Trương Phi cũng là người trọng danh sĩ, hơn hẳn Quan Vũ.

Triệu Vân

- Không hề theo Viên Thiệu.

- Trong lần bỏ Công Tôn Toản cùng Lưu Bị đi cứu Đào Khiêm, Vân theo Bị luôn, không trở về với Toản nữa. Chứ không phải mãi sau này Vân mới làm cướp núi rồi theo Bị.

- Thực sự có 1 mình 1 ngựa xông xáo trong trận Tương Dương Trường Bản. Nhưng không hề đánh với Trương Cáp. Các tướng Vân giết trong trận này đều không có thật (trừ Hạ Hầu Ân và thanh gươm Vân cướp được là có thật) Và cũng chính vì lo cứu A Đẩu mà 3 con trai và các con gái của Lưu Bị bị Tào Thuần bắt.

- Chuyện Vân chết vì cái kim của vợ là do kịch dân gian đồn đại, không có thật.

- Truyện Vân một mình đẩy lui quân Tào không có thật.

- Vân không giết Chu Nhiên ở Di Lăng.

- Truyện Vân giết 5 tướng trong lần chinh phạt Trung nguyên lần 1 không có thật, nhưng bị Hạ Hầu Mậu vây là có thật.

- Các con cháu của Vũ, Vân như Quan Hưng, Triệu Thống, Triệu Quảng đều tham gia cửu phạt Trung Nguyên với Khương Duy (truyện không nhắc tới) tuy không giữ các vai trò quan trọng.

- Triệu Vân là tướng uy dũng và cũng có trí tuệ, tuy nhiên không được cầm đại quân bao giờ, thường chỉ làm tiên phong.

- Được biết đến như một chiến binh vĩ đại, Triệu Vân hội tụ đủ các bản chất của những anh hùng trong thời đại ông. Mặc dù Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung chỉ đặc biệt miêu tả Triệu Vân võ công cao cường, thực ra ông còn đáng được ngưỡng mộ bởi tài thao lược khôn khéo, lòng trung thành tận tụy và tính cách thẳng thắn, sự dũng cảm phi thường

Mã Siêu

- Không tham gia trận đánh Lý Thôi của Mã Đằng. Không giết Vương Phương, bắt Lý Mông.

- Mã Đằng bị Tào Tháo bắt chứ chưa giết, dùng làm cớ buộc Tây Lương quy hàng. Nhưng Siêu không hàng mà khởi binh, do đó Đằng bị Tháo giết béng.

- Không đánh Trường An của Chung Do. Chung Do là quan văn chứ không phải võ tướng.

- Không hề đánh tay đôi với Vu Cấm, Tào Hồng, Trương Cáp, Lí Thông. Quân Tây Lương thật ra cũng không quá gây kinh hoàng cho quân Tào đến nỗi Tào Tháo phải cởi áo cắt râu.

- Hứa Chử không hề cởi trần đánh tay đôi với Mã Siêu.

- Viên tướng mạnh nhất trong quân Tây Lương thật ra là Bàng Đức, không phải Mã Siêu. Trong trận Đồng Quan tiên phong Tây Lương luôn là Bàng Đức.

- Mã Siêu không cắt tay trái Hàn Toại

- Dương Phụ ca ngợi Mã Siêu mạnh như Anh Bố,chứ không phải như Lã Bố, và Tào Tháo không hề cơ ngợi Mã Siêu.

- Trận Lịch Thành Mã Siêu không hề đấu tay đôi với Dương Phụ.

- Mã Siêu không hề đánh tay đôi với Trương Phi ở cửa Hà Manh, cũng như không hề giúp Trương Lỗ chống Lưu Bị. Siêu Đại chủ động theo Bị, không rõ lí do vì sao Bàng Đức không theo, có lẽ vì anh ruột Đức làm quan ở đó và Đức không muốn gặp anh mình nên cáo ốm.

- Siêu không hề giữ ải bảo vệ mé Tây của Thục đề phòng quân Khương. Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục

Gia Cát Lượng


- Lưu Thiện không hề gọi Gia Cát Lượng trở về lần nào trong suốt 6 lần ra Kì Sơn. Đó là do Lượng tự về.

- Quân Khương, vua là Kha Nhĩ Tăng, thực ra là đồng minh của Thục. Do đó không hề có chuyện “Gia Cát Lượng nhân tuyết phá quân Khương” Dĩ An và Hề Nê là nhân vật không có thật.

- Lưu Bị thực sự có phó thác con côi cho Gia Cát Lượng, nhưng là bí mật, chứ không tuyên bố công khai như trong truyện. Và Bị không hề nói “Tài của thừa tướng … làm chủ Thành Đô đi”

- Rất nhiều chi tiết về Gia Cát Lượng trong truyện không hề đề cập trong chính sử. Có thể nói, La Quán Trung “phịa” nhiều về nhân vật này nhất.

Toàn bộ đoạn Tam Phân Sách mà Gia Cát Lượng trình bày với Lưu Bị ở lều cỏ đều là sự thật lịch sử được La Quán Trung "cóp" từ sử sách đem qua nên tạm thời có thể cho là thật. Trước Gia Cát thì có Cam Ninh, Lỗ Túc cũng đề cập đến việc chia 3, nhưng mà chỉ có Gia Cát là cụ thể nhất và thực hiện được sách lược của mình nên ghi công cho ông cũng không sai.

Bàng Thống

- Làm tri huyện Lỗi Dương rất tệ, ông ta không có tài an dân trị quốc, chỉ có tài quân sự.

- Không phải tướng mạo xấu xí thôi đâu mà nói đúng hơn “không có tướng mạo của người tài” Lưu Bị Tôn Quyền Tào Tháo đều là những người biết xem tướng đều không nhận ra tài của Thống. Xem ra khoa tướng số của Trung Hoa chính xác 99% gặp Thống thì trật.

- Không hề khuyên Lưu Bị giết Lưu Chương, cũng như hạ lệnh cho Ngụy Diên múa kiếm đâm Chương (làm thế tức là tự sát, người như Thống đương nhiên biết điều đó)

- Không chết vì bị Trương Nhiệm phục kích, trên lưng con Đích Lư. Chết vì bị trúng tên lạc trong khi đang chỉ huy quân Kinh Châu công phá Lạc Thành.

- Bàng Thống có thực tài. Trong TQDN có đoạn "Gia Cát Lượng thiệt chiến quần nho" ở Giang Đông, nhưng thật ra, chính Bàng Thống mới là người "thiệt chiến quần nho" khi ông sang Giang Đông. Trong chiến dịch đánh Tây Xuyên, Lưu Bị và Bàng Thống đã hạ Lạc Thành, bắt Trương Nhiệm chứ không cần đến Gia Cát (mặc dù Bàng Thống trúng tên chết).

Lã Bố

- Không phải là con nuôi của Đinh Nguyên. Là tướng của Đinh Nguyên, nhưng giết Nguyên để nhận vàng bạc của Đổng Trác.

- Đinh Nguyên là thái thú Tịnh Châu, không phải Kinh Châu.

- Lã Bố, trên thực tế, là người nhỏ nhen, hám lợi, bất nghĩa. Ta vẫn thường thấy Viên Thuật là người nhỏ nhen hám lợi nhưng thật ra chưa nhỏ nhen hám lợi bằng Lã Bố.

- Chuyện “tam anh chiến Lã Bố” không có thật.

- Giết Đổng Trác chỉ vì một con hầu gái chứ không phải vì một mĩ nhân “nghiêng nước khuynh thành” gì cho cam.

- Có 1 vợ chính thức họ Nghiêm (chứ không phải họ Tào) do đó Tào Báo không phải bố vợ Lã Bố

Tào Tháo:

- Thảm sát nhân dân 5 quận Từ Châu rất dã man.

- Thực ra không có bà con gì với anh em Hạ Hầu Đôn, dù họ Tào trước kia cũng từng là họ Hạ Hầu.

- Không hề xử chém Tả Từ.

- Có đến 25 con trai, trrong truyện chỉ đề cập đến Ngang, Phi, Thực, Chương, Hùng.

- Không mắc mưu Chu Du chém Sái Mạo Trương Doãn. 2 người này chết khi quân ngô đánh trận Xích Bích.

- Không phải bị mắc mưu Bàng Thống mà xích thuyền lại, ông ta buộc phải làm thế vì binh sĩ bị bệnh quá nhiều.

- Biết đêm hôm trận Xích Bích có gió đông nam, biết cả chuyện rất có thể địch dùng hỏa công, nhưng binh sĩ bị bệnh hết nửa nên đành bất lực .

- Tào Tháo ko những giỏi dùng người mà còn là 1 nhà chiến lược tài ba, có lẽ ở phương Đông cổ kim ko nhiều người được như ông. Một mình Tào Tháo dẹp yên quần hùng bốn phương (Viên, Lã...), đánh dân du mục Khương phương Bắc, tỏa văn minh đến các xứ Cao Ly, Nhật Bản, khiến cái xã tắc nát toét của nhà Hán thành thái bình, cái công ấy quá lớn.

Cái công của Tào Tháo ko chỉ dừng ở đấy. Binh pháp Tôn Tử xưa nay đã được nhiều nhà chú giải, nhưng bản của Tào Tháo chú được công nhận là đầy đủ và hoàn chỉnh nhất, các bản sau này chủ yếu thêm bớt những cái nhỏ nhặt, phần chính vẫn là lời của Tào Tháo, đến độ người đời sau nhiều lần dẫn lời ông mà ko biết. Nếu gọi là binh pháp Tôn-Tào e cũng ko quá đáng.

NHỮNG NHÂN VẬT KHÁC:

Cam Ninh

- Chết vì bệnh chứ không phải bị Sa Man Kha giết chết.

Chu Du


- Tưởng Cán không hề đến thăm Du.

- Chu Du không hề muốn giết Gia Cát Lượng. Cuộc chiến mưu trí giữa Chu Du và Gia Cát Lượng hoàn toàn do La bịa ra. Chu Du không hề hẹp hòi. Câu “Trời đã sinh Du sao còn sinh Lượng” nổi tiếng không có thật.

Chu Thương

- Đây là nhân vật chỉ có trong quyển “Tam quốc chí bình thoại” xuất hiện đầu thời Nguyên.

Đào Khiêm

- Trên thực tế rất độc ác, cai trị tàn bạo chứ không có nhân từ như trong truyện.

- Là phe đồng minh với Đổng Trác chứ không phải tham gia chư hầu đánh Trác.

- Không hề nhường Từ Châu cho Lưu Bị. Lưu Bị do nhân dân Từ Châu đưa lên.

- Đích thân chủ mưu sắp đặt để giết Tào Tung cha Tào Tháo cướp của

Đổng Trác

- Không hề được Lưu Quan Trương cứu khỏi giặc Khăn Vàng.

Điển Vi

- Không hề dùng búa, đao hay giáo mà dùng đôi kích

Hạ Hầu Đôn

- Không hề đuổi theo và đấu võ với Quan Vũ

- Không hề bị Tào Tính bắn đui mắt, không hề nuốt con ngươi, không hề bị chột mắt.

Hàn Huyền

-Không hề bị Ngụy Diên giết,mà tự đầu hàng và dâng nộp thành trì.

-Không hề tàn bạo và ác độc như truyện mô tả mà còn là một quan văn cai trị tốt.

Hoa Đà

- Không chết ở trong tù và trao sách cho Ngô áp ngục. Đà cũng có rất đông học trò.

- Khi bị Tào Tháo goị đến chữa bệnh, Đà than đau yếu thoái thác không đến chữa, Tháo phát giác ra và giết Đà, không giam ngục. Chứ không phải đòi bửa đầu Tháo ra rồi bị Tháo tống ngục.

Hoa Hùng

- Không giết Tổ Mậu. Tổ Mậu bị Từ Vinh giết.

- Không bị Quan Vũ giết. Bị quân của Tôn Kiên giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)

Hoàng Cái
- Không hề dùng khổ nhục kế trá hàng Tào Tháo.

Hoàng Trung

- Chết trước khi chiến dịch đánh Ngô của Lưu Bị diễn ra

- Không đấu với Quan Vũ cũng như Quan Vũ không tha Hoàng Trung

Kỷ Linh

- Không hề dùng đao ba mũi như truyện mô tả.

- Không hề đấu tay đôi với Quan Vũ (thực sự có đấu tay đôi với Trương Phi và bị Phi giết)

Lã Mông

- Không hề giả ốm lừa Quan Vũ mà là ốm thật

- Không hề bị vong hồn Quan Vũ vật chết mà thật ra bị bệnh rồi mất

Lục Tốn

- Công lao mưu mẹo đánh Kinh Châu thật ra hoàn toàn là của Lục Tốn
- Không hề được Hám Trạch đem cả nhà ra đảm bảo về tài năng, chính Tôn Quyền biết tài Tốn mà cử Tốn ra Hạ Khẩu và cử làm đô đốc phá Thục

Lưu Tôn

- Không là con ruột Thái phu nhân (điều này khiến ta có thể nghi ngờ chuyện họ Thái thao túng chính trị Kinh Châu khi Lưu Biểu mất có thể không chính xác, biết đâu chính Lưu Biểu chủ ý muốn đầu hàng Tào Tháo?)

Ngụy Diên

- Không giết Hàn Huyền cứu Hoàng Trung

- Không giết Vương Song

- Là một viên tướng văn võ song toàn, đa mưu túc trí chứ không phải chỉ biết võ nghệ

- Không phản bội sau khi Gia Cát Lượng chết

Mùa thu năm ấy, (Gia Cát) Lượng bệnh nặng, bí mật ra lệnh cho Trường Sử là Dương Nghi, Tư Mã là Phí Vỹ, Hộ Quân là Khương Duy cùng nhau kéo quân về, lại ra lệnh cho (Ngụy) Diên đem quân đoạn hậu, Khương Duy thay thế. Nếu Diên không nghe lệnh thì quân cứ kéo đi, mặc kệ Diên. Lượng chết, nhưng không cho phát tang. Dương Nghi ra lệnh cho Phí Vỹ truyền lệnh của Lượng. Diên nói: "Thừa tướng tuy mất, nhưng còn có ta đây. Các ngươi cứ đem di hài thừa tướng về mai táng, còn ta ở đây lãnh quân đánh giặc, chứ không lẽ vì một người chết mà bỏ chuyện thiên hạ sao? Vả lại Ngụy Diên ta là người gì mà lại ở dưới Dương Nghi, lại còn bảo đoạn hậu cho y?" Diên nhân đó mới bảo Phí Vỹ ở lại cùng mình, cùng nhau răn bảo chư tướng. Phí Vỹ nói dối rằng: "Để tôi quay lại bảo Dương Trường Sử nhường chức cho ông, chắc là ông ấy không dám từ đâu." Vỹ ra cửa rồi đi luôn. Diên cho người đuổi theo mà không kịp. Diên cho người đi dò xét thì Dương Nghi cùng các tướng đã kéo quân rút cả rồi. Diên giận lắm, kéo quân chặn đường đốt hết sạn đạo. Diên và Nghi cùng dâng biểu cáo người kia làm phản, trong một ngày hai tờ biểu đến Thành Đô cùng một lúc. Hậu Chủ bèn hỏi Thị Trung là Đổng Doãn, Lưu Phủ Trường Sử là Tương Uyển thì Uyển và Doãn đều đứng ra bảo lãnh cho Nghi và nghi ngờ Diên có lòng khác.

Lúc bấy giờ Nghi đã mở thông đường núi, nhân đêm kéo quân về, ra sau lưng quân Diên. Diên liền kéo quân đến, đóng tại cửa Nam Cốc, ra lệnh tấn công quân của Dương Nghi. Nghi ra lệnh cho Hà Bình đi trước chặn Ngụy Diên. Bình quát Diên rằng: "Thừa tướng mới mất, xác còn chưa lạnh, chúng mày sao dám làm vậy?" Binh sĩ của Ngụy Diên đều biết là lỗi tại Diên, không thèm nghe lệnh, quân bỏ đi. Diên một mình dẫn theo vài chục người bỏ chạy đến Hán Trung. Dương Nghi lệnh Mã Đại đuổi theo chém đầu đem về. Nghi đạp đầu Diên nói: "Thằng đầy tớ kia, để xem mày có lại tác ác được không?", rồi lệnh tru di 3 họ nhà Ngụy Diên. Lúc ấy Tương Uyển dẫn quân túc vệ đến, đi ra khỏi thành chưa hơn mười dặm thì nghe tin Ngụy Diên chết, liền quay về.

Chuyện Ngụy Diên với Dương Nghi ai làm phản thì không biết. Chỉ biết sự kiên là như vậy. Bản thân Trần Thọ cũng cho rằng đây là cuộc đấu đá giữa 2 nhân vật này, trong đó Dương Nghi do đc ủng hộ của đa số nên thắng. Vậy bạn nói xem: Ngụy Diên có phản hay không?

Pháp Chính

- Là quân sư chính trong chiến dịch Lưu Bị lấy Hán Trung, không phải là Gia Cát Lượng

Quan Bình

- Là con đẻ chứ không phải con nuôi Quan Vũ

Quan Hưng

- Là quan văn chứ không phải là võ tướng

- Không đấu tay đôi với Trương Bào, không làm tiên phong đánh Ngô và ra Kỳ Sơn, không giết Phan Chương, không đoạt long đao, không được vong linh Quan Vũ cứu.

Tả Từ

-Không hề “quăng chén đùa Tào Tháo”, không hề làm trò ma thuật, không hề hại Tào Tháo mắc bệnh, không hề bị Tào Tháo xử chém.

Sái Mạo

- Thực ra là 1 quan văn chứ không phải là 1 võ tướng và cũng không thạo về thủy chiến

- Vì thế, chuyện Mạo được phong làm đô đốc thủy quân và bị Tào Tháo giết do mưu của Chu Du là chuyện bịa

Tôn Kiên

- Trong chiến dịch đánh Đổng Trác, Kiên tham gia như một phe dưới lệnh Viên Thuật, chứ không phải chư hầu một trấn.

- Đưa ngay ngọc tỉ cho Viên Thuật khi tìm được ở Lạc Dương chứ không giữ.

- Không hề bị Lưu Biểu chặn đánh đòi ngọc tỉ (có đâu mà đòi) ngược lại chính Viên Thuật lệnh cho Kiên đánh Biểu trước.

Tôn Quyền

- Chính Quyền quyết định đánh Tào ở trận Xích Bích, chứ không phải vì bị Gia Cát Lượng thuyết phục.

- Chính Quyền cử Lục Tốn ra thay Lã Mông bị bệnh và làm đô đốc phá Thục.

- Là 1 vị vua rất giỏi và có tài thao lược, lại biết dùng người, đãi sĩ. Thời Đông Ngô dưới trướng Tôn Quyền, nhân dân no ấm. Đến khi Quyền mất, không có người tài nối ngôi nên mới mất vào tay nhà Tấn (họ Tư Mã) năm 280.

Tôn Sách


- Không đưa ngọc tỉ cho Viên Thuật (có đâu mà đưa?)

- Không hề bắt Vu Cát bỏ ngục.

- Không chết vì bị hồn Vu Cát theo ám hại.

Tôn Thiều

- Không hề cãi lời Từ Thịnh, cũng như không hề bị lôi ra chém.

Trần Cung

- Không hề cứu Tào Tháo ra khỏi nhà tù.

Tư Mã Ý

- Không hề bị Gia Cát Lượng đốt suýt chết trong hang Thượng Phương

Từ Hoảng

- Không bị Mạnh Đạt giết.

Văn Sú

- Không phải bị Quan Vũ giết mà bị quân Tào mai phục giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)

Văn Ương

- Không hề một mình một ngựa đẩy lui trăm tướng Tào trên cầu Lạc Gia.

Vu Cát

- Không hề bị Tôn Sách giết.

- Không hề ám hại Tôn Sách đến chết.

Lỗ Túc

Kế chân vạc thì người đầu tiên đề xuất là Lỗ Túc (đề xuất với Tôn Quyền, với thế lực của Tào Tháo như vậy thì việc giữ vững giang nam của Tôn Quyền là khó có thể lâu dài được. Tuy nhiên ko phải Gia Cát Lượng ăn cắp mà là ý tưởng lớn gặp nhau.

TÁC PHẨM, TÁC GIẢ:

Tam Quốc Diễn Nghĩa ngày nay không chỉ là con đẻ của La Quán Trung mà còn có sự góp công rất lớn của Mao Tôn Cương. Người ghép 240 hồi thành 120 hồi.

Các câu thơ cuối mỗi hồi và lời bình đều của ông cả.

Và việc ghép 240 hồi thành 120 hồi thì đương nhiên là có thay đổi.

Có sự nhầm lẫn từ trước đến nay giữa Tam Quốc Chí và Tam Quốc Diễn Nghĩa, sự thật là:

- Tam Quốc Chí do Trần Thọ, sử thần nhà Thục và Tấn viết.

- Tam Quốc Diễn Nghĩa mới do La Quán Trung viết.

- Tam Quốc Chí Chú là do Bùi Tùng Chi đời Lục Triều dùng các sử liệu khác để chú thích thêm vào những chỗ Tam Quốc Chí viết quá vắn tắt hoặc không phù hợp với sử liệu khác. Quyển này độ tin cậy của nó chỉ kém TQC của 1 chút.

(Sưu tầm)
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Có tất cả 65 chữ "không hề" trong bài viết của bác iHi. Có 181 chữ "không" trong đó => văn bản này chủ yếu là dùng để phủ định những nội dung người ta tin trước đó.

Em phân tích nội dung bằng máy học. Hehe :)
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
1. Quan Vũ giết Hoa Hùng: truyện Tam quốc diễn nghĩa kể Quan Vũ chém Hùng trong nháy mắt, khi chén rượu mời của Tào Tháo trước khi ra trận còn nóng. Nhưng thực tế theo sử sách thì người giết Hoa Hùng, bộ tướng của Đổng Trác là Tôn Kiên, người khai nghiệp ở Giang Đông.
Hoa Hùng

- Không giết Tổ Mậu. Tổ Mậu bị Từ Vinh giết.

- Không bị Quan Vũ giết. Bị quân của Tôn Kiên giết chết (chết nhục trong đám loạn quân)


Lỗi rồi bác ơi :)
 

iHi

Moderator

Lỗi rồi bác ơi :)
Đúng là lỗi thiệt trung ơi, sưu tầm mà nên phải giữ nguyên gốc chứ.

Truyện cổ điển Tủng Của cuốn nào cũng tuyệt vời, đọc đi đọc lại không chán. iHi cũng rất mê truyện Kiếm hiệp của Kim Dung. Nói chung là học huyền học càng đọc truyện càng thấy nhiều đạo lý trong đó...
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Đọc TQ chí hơn 20 năm rồi, chỉ còn dấu ấn là khác TQ diễn nghĩa. Có ai có file không.
 

xuanconhan

Học viên Tử vi
thú thật là đọc Tam Quốc và Thủy Hử em hoàn toàn không có ấn tượng gì cả, hư cấu theo chú ý tác giả nhiều quá. 108 anh hảo hán suốt ngày rượu chè tiệc tùng, giết người không gớm tay.
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Trung quốc có 4 tác phẩm lớn gọi là tứ đại danh tác tượng trưng cho 4 hạng người.
1. Tam Quốc Diễn Nghĩa là tượng trưng cho người làm chính trị, quan lại - mưu mẹo, cơ mưu, quyền lực
2. Thủy Hử là tượng trưng cho đại đa số người dân, nông dân - thích sống thoải mái, thấy bất bình thì phản ứng. Các cuộc khởi nghĩa.. thì cũng chỉ ở quy mô nhỏ
3. Hồng Lâu Mộng tượng trưng cho thư lại, những người thích thơ ca, thư sinh, học trò, khổ đau nếu bị thất bại và không có khả năng đứng lên..
4. Tây Du Ký tượng trưng cho những người thích thần tiên ca vịnh, những người xuất thế và chỉ biết đến đạo - như tầng lớp tăng lữ, đạo sỹ...

Ý tưởng chung là như thế, có thể cách diễn đạt của TrungTVLS không được trau chuốt văn chương lắm nhưng tinh thần chung là thế
Ai thích tác phẩm nào thì con người có xu hướng theo kiểu người đó.

Bạn không có ấn tượng về Tam Quốc và Thủy Hử thì có thể bạn không phải là style người ham đấu tranh, ưa mưu mẹo :( (đoán mò 100%)
 

follow_me

Học viên Tử vi
Trung quốc có 4 tác phẩm lớn gọi là tứ đại danh tác tượng trưng cho 4 hạng người.
1. Tam Quốc Diễn Nghĩa là tượng trưng cho người làm chính trị, quan lại - mưu mẹo, cơ mưu, quyền lực
2. Thủy Hử là tượng trưng cho đại đa số người dân, nông dân - thích sống thoải mái, thấy bất bình thì phản ứng. Các cuộc khởi nghĩa.. thì cũng chỉ ở quy mô nhỏ
3. Hồng Lâu Mộng tượng trưng cho thư lại, những người thích thơ ca, thư sinh, học trò, khổ đau nếu bị thất bại và không có khả năng đứng lên..
4. Tây Du Ký tượng trưng cho những người thích thần tiên ca vịnh, những người xuất thế và chỉ biết đến đạo - như tầng lớp tăng lữ, đạo sỹ...

Ý tưởng chung là như thế, có thể cách diễn đạt của TrungTVLS không được trau chuốt văn chương lắm nhưng tinh thần chung là thế
Ai thích tác phẩm nào thì con người có xu hướng theo kiểu người đó.

Bạn không có ấn tượng về Tam Quốc và Thủy Hử thì có thể bạn không phải là style người ham đấu tranh, ưa mưu mẹo :( (đoán mò 100%)
Nếu cả 4 thể loại sách trên em đều không thích đọc thì em thuộc loại người gì bác nhỉ? Chắc là loại lười đọc sách quá :D
 

trungvu.sc

Thành viên
Haizzz, sao vụ Quan Vũ chém Hoa Hùng có nhiều dị bản vậy nhỉ?. E đọc có bản là vì Quan Vũ và Hoa Hùng cảm mến nhau vì anh hùng mà kết thành a e sau đó Hoa Hùng mới chết
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Lúc đó Quan Vũ chỉ là kẻ áo vải, thường dân, Hoa Hùng đã là đại tướng. Làm sao mà quen nhau và cảm mến nhau được ?
Dụng ý của tác giả để cho Quan Vũ chém Hoa Hùng là để thể hiện những anh hùng thuở hàn vi.

Bình giảng Tam quốc - Mao Tôn Cương Diễn đàn Làng Nộn Khê, Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình

Hồi 5:

Phát hiệu triệu, các trấn hưởng ứng Tào Công
Phá cửa quan, ba anh hùng đánh Lữ Bố


- Tám chư hầu to quan lớn chức, nhưng lại bất tài vô dụng cho nên không biết đến ba anh em đào viên kết nghĩa. Viên Thuật thì nhỏ nhen, ngu tối đã đành, không đáng trách, chỉ trách cho Viên Thiệu, làm một Minh chủ, lại nổi tiếng là tay hào kiệt, mà cũng không biết dùng người. Duy có Tào Tháo là có mắt trên đời, thấy được người anh hùng trong lúc hàn vi. Người đời cứ gọi Tháo là gian hùng, xảo quyệt, nhưng thiết nghĩ, không thiếu gì những kẻ còn thua kém Tháo. Như vậy, cũng không nên a dua mà chửi rủa Tháo làm
gì.

- Buồn thay, lúc anh hùng chưa gặp vận, lâm cảnh hàn vi thường bị những cặp mắt tầm thường khinh rẻ. Có ai ngờ viên huyện lệnh đứng sau lưng Công Tôn Toản mà sau này lên ngôi thiên tử? Cũng không ai ngờ hai kẻ hầu hạ viên huyện lệnh kia mà sau này làm nên sự nghiệp kinh thiên động địa? Người đời mắt thịt, chỉ biết đánh giá con người ở địa vị hiện hữu, không mấy ai xét người ở tư cách và tài năng. Cho tới khi người ta đã làm nên sự nghiệp lớn, có địa vị cao sang, bấy giờ mới đổ xô nhau vào nịnh bợ, tán tụng.
- Kẻ có trí có tài khi gặp bước gian truân, dù có phải ẩn mình cũng thường lấy một nguồn an ủi cho lòng. Nguồn an ủi ấy là nụ cười, khi thấy được những nét phàm phu tục tử. Như ba anh em Huyền Đức thấy mười bảy lộ chư hầu đông quân đủ tướng, mà ai cũng phải sự Hoa Hùng cả, thế thì không cười sao được? Đó là cái cười khinh đời của người anh hùng khi chưa gập vận.
 

xuanconhan

Học viên Tử vi
có cuốn Phẩm Tam Quốc của Dịch Trung Thiên khá là hay. bác nào rảnh ra Đinh Lễ mua.
phim ảnh + cuốn của La Quán Trung đề cao ông Lưu Bị lại dìm ông Tào Tháo quá. mà bản thân em lại rất thích ông Tào Tháo và tướng của ông ấy. còn ông Lưu Bị thì tự có cảm quan như là ngụy quân tử ấy :D , đặc biệt là xem bộ Tam Quốc 2010, nhìn cái mặt ông diễn viên đóng Lưu Bị không thể ngửi được :))
 

iHi

Moderator
Ý tưởng chung là như thế, có thể cách diễn đạt của TrungTVLS không được trau chuốt văn chương lắm nhưng tinh thần chung là thế
Ai thích tác phẩm nào thì con người có xu hướng theo kiểu người đó.
Vì vậy nên có người nói làm trai còn bé thì phải đọc các truyện đó để hình thành chí khí nam nhi đại trượng phu, sau thì phải học Đạo (kinh sách...) để cái tâm ma không khởi. Vậy nên thiết nghĩ chúng ta giờ ngẫm lại các truyện này ở hình thái khác hẳn xưa...~o)
 

volam078

Điều hành cấp cao
Sự thật là... sử Trung Quốc được nhớ kỹ còn Sử Việt Nam thì không.;))
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
TrungTvls hiểu sai về Tây Du rồi; Ngộ Không là hình ảnh người dân nghèo khổ, Đường Tăng cũng là người dân nghèo khổ; yêu quái, tiên,... đại diện cho tầng lớp áp bức; Đường Tăng là là kẻ không nhận ra 1 phần kìm kẹp, và chịu đựng phần còn lại; Ngộ Không là kẻ chống đối nhưng không qua được vòng kim cô của Đường Tăng, tức là chỉ 1 người chống lại mà số người cam chịu gấp nhiều lần thì cũng chẳng làm gì được. Bát Giới là nông dân thời cổ thuần túy, tham lam, ham muốn.
Giết "yêu", đánh "tiên", chính là tham vọng của những con người nhỏ bé như Ngô Thừa Ân.
 

trungvu.sc

Thành viên
TrungTvls hiểu sai về Tây Du rồi; Ngộ Không là hình ảnh người dân nghèo khổ, Đường Tăng cũng là người dân nghèo khổ; yêu quái, tiên,... đại diện cho tầng lớp áp bức; Đường Tăng là là kẻ không nhận ra 1 phần kìm kẹp, và chịu đựng phần còn lại; Ngộ Không là kẻ chống đối nhưng không qua được vòng kim cô của Đường Tăng, tức là chỉ 1 người chống lại mà số người cam chịu gấp nhiều lần thì cũng chẳng làm gì được. Bát Giới là nông dân thời cổ thuần túy, tham lam, ham muốn.
Giết "yêu", đánh "tiên", chính là tham vọng của những con người nhỏ bé như Ngô Thừa Ân.
.
Ái chà, e cứ nghĩ là các nhân vật trong Tây Du Ký là tiêu biểu cho tam độc Tham sân si của con ng`, cần đấu tranh để đạt được trí tuệ, ai dè còn phản ánh cả xh nữa cơ ạ :ar!
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Sự thật là... sử Trung Quốc được nhớ kỹ còn Sử Việt Nam thì không.;))
Thực tế sử Việt Nam đã được làm trơn tuột đi rồi, không còn nếp gấp và điểm mấu trong đó nên khó nhớ.
Nếu cho em 1 ngày ôn lại thì em sẽ nhớ được 70% lịch sử việt nam.

Thực ra, người ta không thích sử vì bây giờ người ta thấy rằng lịch sử chẳng để làm gì cả.
Ngày xưa, văn sử triết bất phân nên mới phải học sử để làm quan, để thi thố.

Bây giờ thì lịch sử chỉ đọc cho hay nên không ai thích. Sử trung quốc thì vẫn còn một số bài học nào đó trong xử thế nên người ta còn học. Còn lịch sử VN sau khi được trau chuốt thì chỉ còn đánh đấm, chém giết, hữu dũng vô mưu mà thôi
 
Top