Xin xem giùm ngày cưới

bloody

Thành viên mới
Mình sinh 13/10/1983
Bạn gái sinh 16/7/1986

Nghe nói 2 đứa mình cấn-khảm ra cung ngũ quỷ rất là xấu, nhờ các bạn xem giùm mình nên cưới ngày tháng nào năm 2014.

Xin cảm ơn rất nhiều.
 

iHi

Moderator
Phép phối cung phi ra Ngũ quỷ thì năm 2014 nên cưới tháng Dần (1) hoặc tháng Hợi (10). Tuy nhiên theo phép xem tháng lợi hại trong năm thì nên cưới tháng Dần (1). Bạn xem có thể thu xếp được không ?
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Lót dép xem xem thử thầy xem thế nào , rảnh phán cho đương số vài vài lời :))
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Phép phối cung phi ra Ngũ quỷ thì năm 2014 nên cưới tháng Dần (1) hoặc tháng Hợi (10). Tuy nhiên theo phép xem tháng lợi hại trong năm thì nên cưới tháng Dần (1). Bạn xem có thể thu xếp được không ?
Bạn có biết cơ sở lý luận nào mà Cấn - Khảm ra Ngũ quỷ không
 

iHi

Moderator
Bạn có biết cơ sở lý luận nào mà Cấn - Khảm ra Ngũ quỷ không
Không hiểu bạn TA muốn nói về tại sao Cấn Khảm ra Ngũ Quỷ hay có ý khác ? (Phép phối số cặp 3, 7 - Ngũ quỷ).
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Không hiểu bạn TA muốn nói về tại sao Cấn Khảm ra Ngũ Quỷ hay có ý khác ? (Phép phối số cặp 3, 7 - Ngũ quỷ).
Phép phối thì tôi đã hiểu - ở diễn đàn khác tôi đã viết rấ nhiều về chủ đề này , tại sao lại gọi là Ngũ quỷ ???
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Phép phối thì tôi đã hiểu - ở diễn đàn khác tôi đã viết rấ nhiều về chủ đề này , tại sao lại gọi là Ngũ quỷ ???
Cái này liên quan đến sự kết hợp của Dịch và Kỳ môn bạn ạ.

Sent from my IM-A870L using Tapatalk 2
 

iHi

Moderator
Cái này liên quan đến sự kết hợp của Dịch và Kỳ môn bạn ạ.
Cảm ơn SonCD, đúng là từ kỳ môn và dịch (tiên thiên, quy tàng).

@Tuấn Anh: iHi chấp nhận phép phối ra Ngũ Quỷ (Liêm) là tiền đề :D để ứng dụng tiếp, huyền học chỉ là chút sở thích riêng của cá nhân nên thời gian có hạn không cho phép để tìm hiểu thêm hay sâu hơn. Nếu bạn có kiến giải mới thì cứ viết ra để mọi người đọc tham khảo. Cảm ơn bạn, mời bạn ly trà ~o)
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Cảm ơn SonCD, đúng là từ kỳ môn và dịch (tiên thiên, quy tàng).

@Tuấn Anh: iHi chấp nhận phép phối ra Ngũ Quỷ (Liêm) là tiền đề :D để ứng dụng tiếp, huyền học chỉ là chút sở thích riêng của cá nhân nên thời gian có hạn không cho phép để tìm hiểu thêm hay sâu hơn. Nếu bạn có kiến giải mới thì cứ viết ra để mọi người đọc tham khảo. Cảm ơn bạn, mời bạn ly trà ~o)
To iHi
Đặt bài này ở đây e không đúng chỗ , để tiện mạch nên có vài ý như thế này bạn đọc cho vui
9. Ứng dụng mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

• Con người với con người : Dùng quan hệ hai quẻ bản mệnh cửu cung của hai người để xem có phù hợp không
• Con người với không gian : Dùng quẻ bản mệnh cửu cung đối chiếu với hướng nhà ở quy theo quẻ hậu thiên xem có phù hợp không
• Con người với thời gian : Dùng quẻ bản mệnh cửu cung đối chiếu với quẻ thời gian quy theo quẻ hậu thiên để xem ảnh hưởng tốt xấu thế nào
• Công việc với thời gian :công việc được xem là chủ thể - Thời gian là khách thể cũng được đem đối chiếu như trên
Lý giải các mối quan hệ :
Quan hệ bất biến của các quẻ xưa nay được trình bày theo quy tắc :
- Nhất biến vi thượng ..=> Sinh khí
- Nhị biến trung……… => Ngũ quỷ
- Tam biến hạ……….. => Diên niên
- Tứ biến trung……… =>Tiểu sát
- Ngũ biến thượng …..=> Họa hại
- Lục biến trung ……...=> Thiên y
- Thất biến hạ ………..=> Tuyệt mệnh
- Bát biến trung………=> Phục vị
( Ta phải hiểu nhất , nhị , tam …….. thất , bát là thứ tự lần biến )
Ví dụ quẻ Càn : Càn biến hào thượng thành Đoài biến hào giữa thành Chấn biến hào hạ thành Khôn biến hào giữa lần thứ hai thành Khảm biến hào thượng lần thứ hai thành Tốn biến hào giữa lần 3 thành Cấn biến hào hạ lần hai Ly biến hào giữa lần thứ 4 quay về Càn )
- Nhất biến vi thượng -> Sinh khí : nghĩa là hào thượng của quẻ càn từ Dương thành Âm được quẻ Đoài và quan hệ Càn – Đoài là quan hệ Sinh khí vì Càn Kim lại biến thành Đoài Kim là được tăng thêm sinh lực
- Nhị biến trung -> Ngũ quỷ : Đoài biến hào giữa thành Chấn ,quan hệ Càn Kim – Chấn Mộc
Từ cách suy diễn như trên và nguyên lý sinh khắc ngũ hành có thể tổng hợp :
• Quan hệ Sinh khí : Càn <-> Đoài , Chấn <-> Ly , Tốn <->Khảm , Cấn <->Khôn
• Quan hệ Ngũ Quỷ : Càn <-> Chấn , Đoài <-> Ly , Tốn <->Khôn ,Khảm <->Cấn
• Quan hệ Diên niên : Càn <->Khôn , Đoài <-> Cấn , Ly <->Khảm , Chấn <->Tốn
• Quan hệ lục sát : Càn <-> Khảm , Đoài <-> Tốn , Ly <-> Khôn , Chấn <-> Cấn
• Quan hệ Họa hại : Càn <-> Tốn , Đoài <-> Khảm , Ly <-> Cấn , Chấn <-> Khôn
• Quan hệ Thiên y : Càn <-> Cấn , Đoài <-> Khôn , Ly <-> Tốn , Chấn <-> Khảm
• Quan hệ Tuyệt Mệnh : Càn <-> Ly , Đoài <-> Chấn , Tốn <-> Cấn , Khảm <-> Khôn
• Quan hệ Phục vị : Càn <-> Càn , Đoài <-> Đoài , Ly <-> Ly , Chấn <-> Chấn , Tốn <-> Tốn , Khảm <-> Khảm , Cấn <-> Cấn , Khôn <-> Khôn
Nhìn vào phù hiệu các quẻ đơn – Dễ ràng sắp xếp chúng thành quy tắc biến đổi liên tiếp dù bắt đầu từ quẻ nào . Qua đây ta thấy ngay quy tắc trên chỉ để cho đễ nhớ không phải từ biến từng hào mà tạo ra mối quan hệ giữa các quẻ . Biến từng hào thì quẻ nọ biến thành quẻ kia , còn mối quan hệ thì sao ???
Giải thích bằng Nguyên lý Ngũ hành :
Căn cứ vào cách quy 8 quẻ hậu thiên vào 5 hành : Đoài – Càn thuộc Kim , Khảm thuộc Thủy , Cấn – Khôn thuộc Thổ , Chấn – Tốn thuộc Mộc , Ly thuộc Hỏa
Nếu lý giải các mối quan hệ trên theo quy luật sinh khắc cho ta thấy gì ?
• Quan hệ Sinh khí : có hai cặp mang hành tương sinh là Ly <-> Chấn và Tốn <-> Khảm ,hai cặp Tỵ hòa là Càn <-> Đoài và Cấn <-> Khôn
- Tại sao tương sinh và tỵ hòa lại cho là sinh khí
- Về tương sinh : Chỉ có Chấn Mộc sinh Ly Hỏa làm gì có điều ngược lại
*Quan hệ Diên niên : Có 2 cặp Tương sinh là Càn <-> Khôn và Đoài <->Cấn . Một cặp Tỵ Hòa là Chấn <-> Tốn . Một cặp tương khắc Ly <->Khảm . Vậy tại sao tương sinh , tương khắc , tỵ hòa cùng được gọi là Diên niên …..??
(Và cái Quan hệ này nhiều khi người ta còn áp dụng co việc chọn vợ gả chồng )
Nếu phân tích 6 mối quan hệ còn lại thì diễn biến cũng như vậy mà thôi và cứ theo thế thì Lý thuyết Ngũ hành không đồng nhất với học thuyết Âm Dương
Tám du tinh tuy có cát có hung , nhưng cũng chỉ ứng nghiệm theo chu kỳ . Vì tám du tinh có thuộc tính ngũ hành nên ảnh hưởng tốt xấu đến du tinh , nếu ở vào thời kỳ đương lệnh thì cường độ của nó được phát huy cực độ , ở vào thời kỳ thất lệnh thì sức mạnh của nó sẽ giảm xuống rất thấp
Tên sao ………Âm dương ngũ hành…..Can chi năm tháng đương lệnh

Sinh khí………..Dương Mộc ……………Giáp ,Ất , Hợi ,Mão , Mùi
Diên niên ……...Dương Kim…………….Canh ,Tân ,Tỵ , Dậu , Sửu
Thiên y…………Dương Thổ ……………Mậu , Kỷ , Thìn, Tuất ,Sửu , Mùi
Phục vị ………..Dương Mộc ……………Giáp , Ất , Hợi , Mão , Mùi
Tuyệt mệnh……Âm kim…………………Canh , Tân , Tỵ ,Dậu , Sửu
Ngũ quỷ………..Âm Hỏa ……………….Bính , Đinh , Dần , Ngọ , Tuất
Họa hại ………..Âm Thổ…………………Mậu , Kỷ , Thìn ,Tuất , Sửu , Mùi
Lục sát …………Âm Thủy ………………Nhâm , Quý , Thân , Tý ,Thìn
Vậy thời gian đương lệnh được tổng hợp :
Sinh khí + Phục vị ( Dương Mộc ) cùng thời gian là Giáp - Ất – Hợi – Mão – Mùi

Diên niên (Dương Kim ) – Tuyệt mệnh ( Âm Kim ) cùng thời gian là Canh –Tân – Tý – Dậu – Sửu
Thiên y ( Dương Thổ ) – Họa hại (Âm Thổ ) cùng thời gian là Mậu – Kỷ - Thìn -Tuất – Sửu - Mùi
Riêng Lục sát (Âm thủy ) thời gian là Nhâm – Quý – Thân - Tý – Thìn
 

Tuetvnb

Administrator
Tại sao biến hào thượng lại "được" Sinh Khí, biến hào Trung lại "được" Ngũ quỷ ?
Đây vốn là hệ quả của sự phối kết hợp giữa Dịch Lý và Kỳ Môn, không thể giải thích theo Âm Dương - Ngũ Hành được.

Dịch có Chu Dịch, Liên Sơn, Quy Tàng. Trong đó, Liên Sơn khởi từ Cấn (Thổ), Quy tàng khởi từ Khôn (Thổ), do đó đều gọi là "Địa Dịch".
Phàm đã nghiên cứu Phong thủy Lý khí, Tầm long điểm huyệt, tất phải dùng đến Địa Dịch.

Nguồn gốc của Bát trạch, Đại-tiểu du niên, phụ tinh pháp, tam cát, lục tú... đều ở đó mà ra cả.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Qua đây ta thấy ngay quy tắc trên chỉ để cho đễ nhớ không phải từ biến từng hào mà tạo ra mối quan hệ giữa các quẻ
Vote 100* cho câu này của bạn!
 

iHi

Moderator
To iHi
Đặt bài này ở đây e không đúng chỗ , để tiện mạch nên có vài ý như thế này bạn đọc cho vui
9. Ứng dụng mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ
Bạn TA có thời gian thì đọc cái bài của bác VinhL: Huyền Không Lý Số , gạn đục khơi trong bỏ những cái râu ria thu được nhiều kiến giải sâu sắc. iHi không có thời gian đọc nên chỉ giới thiệu được như vậy.
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Tại sao biến hào thượng lại "được" Sinh Khí, biến hào Trung lại "được" Ngũ quỷ ?
Đây vốn là hệ quả của sự phối kết hợp giữa Dịch Lý và Kỳ Môn, không thể giải thích theo Âm Dương - Ngũ Hành được.

.
Bác không thấy mâu thuẫn từ câu này sao - Dịch lý dùng Âm dương Ngũ hành . Tại sao kết hợp với Kỳ môn lại mất đi Âm dương Ngũ hành
 

Tuetvnb

Administrator
Bác không thấy mâu thuẫn từ câu này sao - Dịch lý dùng Âm dương Ngũ hành . Tại sao kết hợp với Kỳ môn lại mất đi Âm dương Ngũ hành
Vâng, Âm dương ngũ hành thì vốn là gốc của mọi lý lẽ- điều ấy không sai, nhưng mà trong quá trình phát triển để dùng cho các môn khác nhau, thì cũng đã khá xa rời cái gốc ấy. Vì vậy, nếu chỉ dùng lý lẽ âm dương ngũ hành theo cách thông thường thì khó có thể giải thích được tường tận.

Về vấn đề này, thì câu chuyện "nhất biến thượng sinh khí, nhì biến trung ngũ quỷ..." chỉ là cách thức để dễ nhớ, dễ thuộc mà không phải là bản chất. Xưa nay đã có rất nhiều cách giải thích về 8 chữ Du niên này, nhưng vì không lần mò đến gốc gác, thành ra không thỏa đáng được. Vì Liên Sơn, Quy tàng là hai bộ dịch lớn nên không thể giải thích chỉ qua topic này được. Có dịp nào đó, sẽ xin hầu chuyện bác cho tường tận vấn đề này. Hơn nữa, với các Bác cũng là người tinh thông Dịch lý, nên tôi chỉ nói nguồn cơn đại loại như thế là các bác có thể hiểu được ngay rồi, dài dòng nhiều khi không cần thiết.

Kính!
 
Top