Thử nghiệm tính năng lịch vạn sự

iHi

Moderator
phần mềm ngon quá nhưng em chẳng biết..dùng để làm gì cả :| hay thầy mở lớp dậy xem ngày đi ak :D
hehe, em mimi thích thì anh dạy cho.:)) Sau thầy về phụ đạo thêm, hí hí
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
hehe, em mimi thích thì anh dạy cho.:)) Sau thầy về phụ đạo thêm, hí hí
thế anh mở lớp onl xem ngày đi cái nào khó nhờ thầy giải thích giờ có thời gian nữa đâu tối thì đi học phong thủy rồi >:)
 

phonglan

Moderator
Em vừa tìm hiểu thì cách tính ngày, giờ theo lục nhâm độn là:
- Ngày thì tính từ ngày mùng 1 là ngày gì, cái này có bang tra theo tháng âm.ví dụ ngày mùng 1ÂL cuả tháng 1 và tháng 7 là Đại An Các ngày khác cứ thế mà bấm tuần tự.
- Giờ thì giờ Tý lấy ngay cái ngày đấy mà khởi. các giờ khác thì bấm tiếp

Như vậy là phần mềm đã tính đủ rồi còn gì ạ.
- Cái này thì khởi tháng Giêng ở cung Đại an rồi tình thuận đến tháng cần tính rơi vào cung nào thì tính tiếp (Ví dụ tháng 2 là cung lưu niên).
- Ngày thì khởi từ cung tháng của tháng đó tính là ngày 1 rồi theo chiều thuận bấm tiếp đến ngày cần tính
- Tương tự giờ Tý khởi từ cung của ngày thuận đến giờ cần tính
 

Tuetvnb

Administrator
Lịch Âm của SƠn sai 1 tháng rồi, ngày hôm nay là 29/4 âm lịch. Nhưng trong phần mềm là 29/5. Kiếm tra lại xem.

Phép độn tiểu lục nhâm tìm giờ, giống như bác Phong lan đã nêu, cứ theo đó mà tính.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Em sửa lại phần tháng âm rồi ạ, tính đúng mà lấy kết quả ra nhầm thành ra bị sai
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Tháng Ngọ được tính từ Mang Chủng đến Tiểu thử . Mang chủng đến Tiểu thử năm nay từ 27 tháng 4 đến 30 tháng 5
Tháng Kỷ Mùi
Ngày Tân Hợi
Giờ Mậu Tý
Tiết Mang chủng
Ngày 7-5 âm lịch nằm trong tháng Mậu ngọ không phải tháng Kỷ mùi
http://lysophuongdong.vn/lichvansu.php
 
Last edited by a moderator:

Sơn Chu

Quản trị viên
Phần javascript thì đúng mà phần php lại sai. Em sẽ kiểm tra lại. Tks bác
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Đã fix ổn cả, giờ chỉ còn xây dựng hàm lượng giá độ tốt xấu của một ngày thành một con số, để tiện cho việc làm chức năng tìm kiếm ngày tốt theo việc sau này
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Theo em hiểu, lượng giá độ tốt xấu thì phải theo nhiều tiêu chí khác nhau bác Sơn nhỉ ? Hôm nay rất tốt cho hôn nhân nhưng lại không tốt cho việc xây nhà. Ví dụ thế :)
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Đúng rồi , lượng giá thì phải gắn liền với viêc cần xem + người cần xem, không phải tốt chung chúng, cái này thì hoàn toàn làm được
 

phonglan

Moderator
Phần mềm lịch van sự nghe ra có vẻ ổn rồi đó.
Có lẽ nên thêm nền rồng bay phượng múa gì đó mầu mè một chút cho nó hấp dẫn và có chữ phong thủy thang long để khẳng định bản quyền của CLB nữa
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Để mọi người khi dùng Lịch vạn sự xin có vài lời Phép ghi “ Kiến trừ…” để mọi người tham khảo

Mười hai trực đi thành đôi một , gồm Kiến –Trừ , Mãn – Bình , Định – Chấp , Phá – Nguy , Thành – Thu , Khai – Bế . Nhằm để chỉ nội dung của một chu kỳ 12 tháng . Theo Dịch học thì cái gì diễn ra đều có Âm có Dương , vì vậy 12 chi trực là 12 giai đoạn phát triển của 6 cặp phạm trù đối xứng diễn ra liên tiếp từng đôi một của mọi sự việc
• Kiến –Trừ : hai giai đoạn đối xứng của sự khởi đầu , việc gì cũng có “ Kiến lập “lúc đầu tương ứng với số 1-2 của Tạo Hóa . Đã có Kiến phải có Trừ để bỏ bớt cái cũ cho cái mới phát triển
• Mãn – Bình : Là gia đoạn phát triển tràn đầy của sự vật , tương ứng với 2 số 3- 4 của tao hóa . Số 3 là cực , đại diên cho ba thế lực lớn của Dịch gọi là Tam Tài ( Thiên – Địa –Nhân ) nên gọi là Mãn có nghĩa là tràn đầy , đủ cho mọi sự biến hóa . Đã đầy thì phải Bình lại , cho nên sau Mãn đến Bình để điều chỉnh Mãn
• Định - Chấp : Sự vật đã Bình thì phải ổn Định , rồi đến giữ vững ( Chấp ) thế ổn định đó lâu dài bao nhiêu tùy theo từng sự vật
• Phá – Nguy : Giữ mãi cái ổn định thì lại muốn Phá cái ràng buộc để tiến đến cái mới . Phá rồi cảm thấy Nguy và có Nguy mới biết tiết chế cái muốn phá . Vì vậy Phá – Nguy là 2 chu kỳ đối xứng tất yếu của mọi quá trình tiến hóa
• Thành – Thu : Đã biết Nguy để diều chỉnh lạ cái Phá thì sẽ dẫn đến cái Thành , có Thành phải có Thu “ tức thu hoạch . Thu – Thành là 2 quá trình đối xứng của mọi tiến hóa
Như vậy là sự vật nào cũng có sinh , có trưởng ,có ổn định , có giao động rồi có thành công . Đến đay trải qua 10 giai đoạn của 5 chu kỳ đối xứng, từ Kiến – Trừ đến Thành – Thu. Số 10 là số cuối cùng của Hà Đồ . Sự vật lại phải chuyển sang một giai đoạn chuyển tiếp trung gian để bước sang một chu kỳ Kiến – Trừ mới .Giai đoạn chuyển tiếp trung gian đó là cặp Khai – Bế
• Khai – Bế : Giai đoạn này như 2 quẻ Dịch Càn – Khôn , một mở ra ,một đóng lại . Muốn có quá trình mới tiêp theo phải có sự “ Khai “ mở ra toàn bộ . Sau đó lại phải đóng dần lại “ Bế “ đẻ cho sự vật phát triển theo hướng chu trình Kiến -Trừ mới
Đây là chu kỳ của một vòng tiết khí
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
- 12 trực phối tháng

Các nhà “ Kiến trừ “ phối 12 trực với 12 Địa chi của 12 tháng trong năm, phối hợp vơi 12 ngày tiết khí ( không tính ngày trung khí )để dự báo thời tiết và tính cát hung của từng tháng .Trước kia người ta định tháng theo 12 địa chi lấy tháng Tý đầu năm là thang có tiết Đại tuyết là tháng khởi đầu cho vòng 12 Địa chi , và cũng lấy trực kiến bắt đầu từ tháng Tý cho nên người ta gọi là lịch kiến Tý . Sau này người ta đổi sang lấy tháng Dần là tháng có tiết Lập xuân làm tháng Giêng vì thế tháng Tý trở thành tháng 11 hàng năm . Lịch trở thành lịch Kiến Dần
Việc ghi 12 trực cho 12 tháng trong năm còn căn cứ vào vị trí của chuôi sao Bắc đẩu mỗi tháng có một vị trí khác nhau trên đường Hoàng đạo , hết một vòng 12 tháng lại trở về vị trí cũ . Ngày nay ta đang dùng lịch Kiến Dần , thì trực kiến tháng giêng ở ngày Dần đầu tháng . Vào ngày tiết khí tháng Giêng lúc chập tối , chuôi sao Bắc đẩu chỉ đúng vào vị trí cung Dần … sang tháng 2 vào ngày tiết đầu tháng , lúc chập tối chuôi sao Bắc đẩu lại chỉ đúng vào cung Mão…. Cứ như vậy sang năm tới vào tiết đầu tháng Giêng chuôi sao BĐ lại trở về vị trí cung Dần

- 12 trực phối ngày

Khi ta biết tháng Tý – Trực Kiến ngày Tý của tiết Đại tuyết ( có thể là ngày đầu tháng hoặc ngày Tý gần tiết Đại tuyết nhất )
Ví dụ :
• Tháng Sửu – trực Kiến ở ngày Sửu của tiết Tiểu hàn
• Tháng Dần – trực Kiến ở ngày Dần của tiết Lập xuân
• …………………………………………………………….
• Tháng Hợi – trực Kiến ở ngày Hợi của tiết lập Đông
Sau đó cứ tính tiếp theo thứ tự : Kiến – Trừ - Mãn – Bình – Định – Chấp – Phá – Nguy – Thành -Thu – Khai - Bế .
Vì phải bố trí trực theo ngày đầu tiết khí mỗi tháng nên có hiện tượng , ngày cuối tiết khí tháng trước hay cùng trực với ngày đầu tiết khí tháng sau , gọi là các ngày ” trùng trực “ hay “trùng Kiến “
 

iHi

Moderator
Trước kia người ta định tháng theo 12 địa chi lấy tháng Tý đầu năm là thang có tiết Đại tuyết là tháng khởi đầu cho vòng 12 Địa chi , và cũng lấy trực kiến bắt đầu từ tháng Tý cho nên người ta gọi là lịch kiến Tý . Sau này người ta đổi sang lấy tháng Dần là tháng có
Cảm ơn bạn TA, trang Thảo luận:Tháng một – Wikipedia tiếng Việt có nhắc đến điều này, iHi trích dẫn 1 đoạn ngắn:

"Theo nhận định đáng chú ý của Giáo sư Sử học Trần Quốc Vượng: Tết trước hết là của người Việt. Ai cũng biết Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam là những vùng ngoại biên của văn minh Trung Hoa và chịu ảnh hưởng đậm đà theo những khía cạnh khác nhau với những nồng độ khác nhau và những góc khúc xạ khác nhau của văn minh Trung Hoa. Một cái Tết chung cho cả bốn nước trên dễ cho người ta cảm nhận rằng Tết đó vốn có cội nguồn Trung Hoa. Trong các tộc người của cộng đồng quốc gia Việt Nam, tộc Việt chịu ảnh hưởng Trung Hoa sớm nhất, mạnh nhất và cũng văn hiến nhất. Có sự giao thoa văn hoá Việt-Hoa - cả cưỡng bức và tự nguyện - qua hơn ngàn năm Bắc thuộc, bắt đầu từ hàng thế kỷ trước công nguyên. Rõ rệt nhất là từ thời hán Vũ Đế (111 trước công nguyên).

Lý giải Tết trước hết là Tết của người Việt, GS Trần Quốc Vượng xuất phát từ sự giải thích lịch cổ truyền Kiến Dần. Kiến Dần có nghĩa là lấy tháng Giêng, tháng Dần, làm chính sóc, đầu năm mới. Lịch này cũng bắt đầu ở Trung Hoa từ thời Hán Vũ Đế (140 trước công nguyên). Người ta bảo đấy là sự trở lại lịch nhà Hạ. Chính vì quan điểm này, người ta cho rằng Tết có cội nguồn Trung Hoa. Nhưng theo GS Trần Quốc Vượng, nhà Hạ bên Trung Hoa vẫn còn là huyền thoại và hiện vẫn chưa có sự nhất trí trong việc xác định văn hoá Hạ và nhà nước Hạ.

Giới khảo cổ chỉ biết tương đối chính xác về đời Thương - Ân, văn hoá Thương - Ân, và nhà nước Thương - Ân cùng những "mảnh vụn" lịch can chi Thương - Ân. Mà nhà Ân thì kiến Sửu, tức lấy tháng Mười Hai theo lịch bây giờ làm chính sóc. Còn nhà Chu thì kiến Tý, lấy tháng Mười Một làm đầu năm. Lịch ta còn gọi tháng Mười Một là tháng Một phải chăng là một vang bóng muộn màng trong truyền khẩu về cái lịch đời Chu này giữa văn hoá Thương - Chu và văn hoá Bách Việt hay Việt cổ? Từng có quan hệ giao lưu tìm thấy trong nhiều di tích văn hoá Phùng Nguyên ở lưu vực sông Hồng, đầu thời đại Đồng cách đây 4.300 năm, với những đá, liễm đá có phong cách Ân, lịch Mường cổ truyền so với lịch Việt kiến Dần là "ngày lui tháng tới" cũng là lịch kiến Sửu của Thương - Ân. Song cội nguồn của văn hoá Thương - Ân cũng còn là vấn đề thảo luận..."
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Đúng rồi , lượng giá thì phải gắn liền với viêc cần xem + người cần xem, không phải tốt chung chúng, cái này thì hoàn toàn làm được
Em có 1 ý tưởng
Anh lượng giá 1 sao thành 5,6 tham số tương ứng với 5-6 việc khác nhau. Ví dụ 1 là hôn nhân, 2 là mồ mả, 3 là nhà đất
Nếu 1 sao nào quá xấu cho 1 việc gì đó thì mình đặt trọng số ÂM thật cao -1000 chẳng hạn
Nếu 1 sao xấu vừa cho 1 việc gì đó thì mình đặt trọng số ÂM là -10 (ví dụ).
Sao nào rất tốt cho 1 việc gì đó thì đặt trọng số DƯƠNG, cao vừa phải: 100 chẳng hạn

Sau đó cộng hàng dọc tất cả các mảng lại, ta sẽ được 1 mảng kiểu như {-980,30,-20,10, 200) => ngày đó kiêng kỵ làm việc hôn nhân (-980), có thể khai trương (200).
 

iHi

Moderator
Theo iHi ta không nên "lượng giá" ra "lượng hóa" cụ thể. Các sao tốt/xấu mức nào hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm người xem...
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Hiện anh đã làm xong rồi mà chưa up lên được. Nói chung lượng giá không dễ đâu, cơ bản thì anh làm cũng giống Trung
Sao Cực xấu -2, sao xấu cho mọi việc nói chung -1, Sao xâu cho từng việc thì chỉ -1 cho việc đó, các việc khác 0
Sao cực tốt +2 , sao tốt cho mọi việc nói chung +1, sao tốt cho từng việc thì +1 cho việc đó, các việc khác=0
Cộng vào nếu >0 và ngày đó là ngày Hoàng Đạo thì coi là ngày tốt cho việc đó

Tuy nhiên vẫn còn nhiều ngày xấu mà bị coi thành tốt,VD, ngày Kim thần, ngày Sát chủ,...chắc chắn là không dùng nên những ngày có sao này phải đượng tính điểm là-100 chẳng hạn thì sẽ loại trử được luôn.

Thuật toán thì tương đối rồi, giờ chỉ hiện thị ra thôi, hiện mới hiển thị sơ sơ quá keke
 
Top