Những hình thế Sơn Long không nên dùng

iHi

Moderator
Những vùng đất có Long Chân huyệt trong Sơn thuỷ tự nhiên là không nhiều; khi tìm huyệt ở vùng núi non thì những hình thế bất lợi cần tránh là không ít! Trong “Táng thư” đã nêu ra 5 loại “hung sơn” không thể dùng.

1. Đồng Sơn: Chỉ những ngọn núi trọc cây cối không sinh trưởng (còn gọi là “vô y” hay “bóc long bì”) do những ngọn núi này tài nguyên cạn kiệt, sinh khí đã tuyệt nên không thể là cát địa.
2. Đoạn Sơn: Chỉ sinh khí đến từ sống núi. Nếu sống núi đứt đoạn thì sự vận hành của khí bị ngưng trệ, mà khí mạch không thông tất không phải là nơi cát địa.
3. Thạch Sơn: Đá là phần xương cốt, còn đất là máu thịt của một ngọn núi. Mà sinh khí chỉ có thể vận hành trong đất, nên núi đá tất không cát.
4. Quá Sơn: Cát huyệt thường ở nơi hội long, nếu hướng núi xuyên thẳng vào mộ thì sinh khí khi đi qua táng huyệt không thể hội tụ được. Cũng không tốt.
5. Độc Sơn: Sinh khí hội tụ ở nơi có quần long giao hội (huyệt vị bao quanh bởi quần long), độc sơn tất không có sinh khí, không cát.

Ngoài ra, danh sư đời Minh là Từ Thiện Tục, Từ Thiện Thuật (hai anh em song sinh) trong cuốn “ịa lý nhân tử tu thức” có ghi các hình thế “oán hình sơn”, “vô thần vô vi” cũng thuộc hung địa.

* “Oán hình sơn” chỉ hình thế núi: Thô ác, Tuấn Cấp, Phá Diện, Ngoan Ngạnh.
- “Thô ác”: Khí bạo. Chỉ hình thế núi hiểm trở nhưng không vững vàng, không có hình Cục mềm mại, thanh thoát.
- “Phá diện”: Chỉ nơi có huyệt hay huyệt tinh bị đào bới khiến diện mạo Sao bị phá hoại. Nơi lập huyệt quan trọng nhất là phải còn nguyên vẹn, nếu phá vỡ có thể dẫn đến Khí mạch kiệt quệ; táng ở đó chỉ có hoạ chứ không có phúc.
- “Ngoan ngạnh”: chỉ Hình thế núi thô cứng, không linh hoạt. Khi lập huyệt nên chọn nơi sinh khí dồi dào, mềm mại; nếu Sơn hình quá cứng nhắc thì không thể có sự kết hợp hài hoà được.
- “Oán hình Sơn”: thích hợp với những ngọn núi dùng làm điểm tham quan du lãm, không thể dùng để xây dựng âm, dương trạch. Càng không nên kết hợp những cái đối lập như Ai tinh Nhị, Tam, Ngũ, Thất, Cửu trong thuyết Huyền Không. Nếu không khi “thất lệnh” sẽ mang lại những hậu quả nặng nề.

* Hình thế “vô thần vô khí” chỉ Đơn Hàn, Ao Khuyết, Ung Thũng, Tán Mạn, Hư Hao, Sấu Tước, Tiêm Tế, U Lãnh.
- “Đơn Hàn” chỉ Cô sơn độc long, xung quanh không có gì khác. “Táng kinh” gọi đó là “độc sơn”; do long đơn độc nên khí không tới, huyệt lộ thì sinh khí không tụ. “Đơn hàn” chỉ sự bần cùng, đơn độc. Một số thầy địa lý nhìn thấy những ngọn núi đứng một mình nhưng rất hùng vĩ, cho rằng đó là đẹp nên dùng; đó là hoàn toàn sai lầm. Cần phải biết rằng Tinh phong Đột lộ tất có nguyên nhân của nó, dù đẹp nhưng cũng không được dùng.
- “Ao Khuyết”: chỉ nơi đặt huyệt, vì lồi lõm khiếm khuyết mà gió thổi tán khí. Người xưa chia “Ao Phong” ra thành:
+ Phía trước có “Ao Phong” cho thấy không phải không có núi mà là hung sơn; hơn nữa Minh Đường kiệt quệ, kéo theo ụ đất, cho thấy sự bần cùng, thất bại.
+ Phía sau có “Ao Phong” cho thấy huyệt tinh bất khởi, không thể trông chờ, đoản mệnh, không có con cháu.
+ Bên trái có “Ao Phong”: Thanh long nhu nhược( thấp, bé) không khuyết, phòng lớn cô quạnh , ảm đạm.
+ Bên phải có “Ao Phong” cho thấy Bạch Hổ đứt đoạn, không liên tục, phòng nhỏ bại tuyệt thiên vong
+ Hai bên sườn có “Ao Phong” chịu ảnh hưởng về đường sinh nở, chủ bại tuyệt.
+ Hai chân có “Ao Phong”,do nơi bái lễ của con cháu thấp, nếu không Xung, Xạ Đường Cục cũng là Thuỷ Khẩu Tà Phi, gây tán gia bại sản.
+ Trong “Ao Phong”, cần phải lưu ý đến luồng gió thổi từ phương bắc (Phương Cấn), nhẹ thì mắc bệnh thần kinh, nặng thì người mất nhà tan.
- “Ung Thũng”: chỉ ngôi sao Thô ung phì thũng nên không thể Khai Oa, Kiềm diện. Nếu do lỗ mãng, mê muội mà táng nhầm, tất không thể cát. Nếu gặp tổ hợp Huyền Không Ai Tinh Nhị Cửu, Cửu Nhị, Ngũ Cửu, Cửu Ngũ, tất sinh hèn nhát,ngu đần.
- “Tán Man”: chỉ địa hình rộng rãi, bằng phẳng, lập huyệt quý ở nơi hội tụ; nếu huyệt trường bằng phẳng, mênh mông hoặc giống “Ngưu Bì”; thì không phải Chân kết; thất bại triền miên, nghèo túng
- “Hư Hao”: chỉ Long khí suy nhược, Địa khí bị phái tán do những con vật thường ra vào lòng đất như: Kiến, rắn, chuột… (Địa nhiệt tán thất). Nhiều trường phái địa lý rất kiêng kị điều này, những nơi Thổ hư Khí hao tuyệt nhiên không được sử dụng.
- “Sấu Tước”: chỉ hình thế núi ở những nơi chọn huyệt mỏng manh, bạc nhược; giống như một người khí huyết suy yếu, thì thân thể cũng gầy mòn. Hình thế núi này tuy là Nhân Cách Long nhưng cũng chỉ có thể dùng để xây chùa miếu mà thôi.
- “Tiêm Tế”: chỉ nơi tìm huyệt nhỏ bé nhưng rất sắc. Đổng Đức Chương từng nói “Mũi thương chưa đâm xuống thì con chuột đã trúng thương rồi” - cho thấy những nơi địa thế hiểm trở không thể tạo táng.
- “U Lãnh”: chỉ đất âm u lạnh lẽo; thường có hiện tượng “Dưỡng thi”.

Trong cuốn “Túc tiên địa lý tâm pháp” của Danh sư Túc Trí Thâm - người Ninh Ba,Triết Giang cuối thời Minh, đã ghi lại một cách tỉ mỉ những hình thế cần tránh khi tìm huyệt như: Mạch không rõ ràng, Giới thuỷ có lưu nhưng không hợp; Minh Đường nghiêng về phía trước, Sa đầu hướng ra ngoài, Trung Nhũ không Dương, thếu không gian trái phải, Hướng núi không rõ ràng, Giới thuỷ bất phân, lưng núi bằng phẳng, Hình thế mỏng manh nghiêng ngả, Bồ Tát diện, phần đầu thì ẩm ướt, chân núi bị cắt xén, đỉnh núi bị xuyên chọc, lưng núi cong, hình mỏ vịt, đầu ngỗng, bụng lợn, chân ngựa, miệng lươn, muôi lật, hình cái rổ… đều là huyệt giả. Có một số huyệt giả tuy đã bỏ nhiều công sức để bù đắp khuyết điểm nhưng cũng chỉ là hành động cầu may trong hoạ mà thôi! Tốt nhất là nên tránh.

(st)
 
Top