Âm dương, ngũ hành, vị trí bát quái trong Kinh Dịch (nhàn đàm)

Chào các bạn,
sau một thời gian được tiếp cận và đọc về kinh dịch cùng với học thuyết âm dương ngũ hành, Thiên Địa Nhân tôi nhận thấy đây là một nguồn tri thức vô cùng vô tận, thâm sâu khó bề nào có thể tiếp cận cho hết được, trong suốt thời gian nghiên cứu mày mò, nhất là về sự so sánh và vị trí giữa các quẻ trong bát quái của tiên thiên bát quái và hậu thiên bát quái với số của âm dương ngũ hành, về số sinh và số thành của âm dương ngũ hành. tính chất của các quẻ trong bát quái tương ứng với số và tính chất của âm dương ngũ hành. bản thân Thiên Địa Nhân có những thắc mắc và tư duy mạo muội để sắp xếp lại vị trí tám quẻ trong bát quái sao cho phù hợp nhất, và gọi chung là bát quái đồ.

Chúng ta đã rõ:


+ Thiên nhất sinh Thuỷ, Địa lục thành chi
+ Địa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi
+ Thiên tam sinh Mộc, Địa bát thành chi
+ Địa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi
+ Thiên ngũ sinh Thổ, Địa thập thành chi

+ Trời lấy số 1 mà khởi sinh hành Thuỷ, Đất lấy số 6 mà tạo thành hành Thuỷ
+ Đất lấy số 2 mà khởi sinh hành Hỏa, Trời lấy số 7 mà tạo thành hành Hỏa
+ Trời lấy số 3 mà khởi sinh hành Mộc, Đất lấy số 8 mà tạo thành hành Mộc
+ Đất lấy số 4 mà khởi sinh hành Kim, Trời lấy số 9 mà tạo thành hành Kim
+ Trời lấy số 5 mà khởi sinh hành Thổ, Đất lấy số 10 mà tạo thành hành Thổ

+ Các số lẻ 1,3,5,7,9 gọi là số của Trời, số Dương hay số Cơ, trong đó 1,3,5 là số Sinh của Trời, 7,9 gọi là số Thành của Trời.
+ Các số chẵn 2,4,6,8,10 gọi là số của Đất, số Âm hay số Ngẫu, trong đó 2,4 gọi là số Sinh của Đất, còn 6,8,10 gọi là số Thành của Đất.


- Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

+ Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ
+ Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa
+ Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc
+ Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim

+ Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ

Dựa vào đây Thiên Địa Nhân sắp đặt lại Bát quái đ, s như sau:

khảm 1 phương bắc, ly 2 phương nam, tốn 3 phương đông, cấn 4 phương tây, đoài 6 phương tây bắc, chấn 7 phương đông nam, khôn 8 phương đông bắc, càn 9 phương tây nam, trung ương là 5.

bảng như sau:

Đông nam - Sấm - Hỏa - Chấn - 7Nam - Hỏa - Ly - 2Tây Nam – Kim - Càn - 9
Đông - Tốn - phong mộc - 3Trung ương - 5Tây - Thổ - Núi - Cấn - 4
Đông bắc - Thổ - Khôn - 8Bắc - Thủy - Khảm - 1Tây bắc - Đầm lầy - Kim - Đoài 6



từ bảng trên để tiếp tục cho những vấn đề liên quan tới phong thủy, tướng mệnh, độn giáp, bôc dịch...

Thiên Địa Nhân
 

iHi

Moderator
- Nguyên lý Âm dương Ngũ hành của hệ thập phân trong cấu trúc số

+ Số 1 có tính chất là Dương thủy, số 6 có tính chất là Âm thuỷ
+ Số 2 có tính chất là Âm hỏa, số 7 có tính chất là Dương hỏa
+ Số 3 có tính chất là Dương mộc, số 8 có tính chất là Âm mộc
+ Số 4 có tính chất là Âm kim, số 9 có tính chất là Dương kim

+ Số 5 có tính chất là Dương thổ, số 10 có tính chất là Âm thổ

Dựa vào đây Thiên Địa Nhân sắp đặt lại Bát quái đ, s như sau:

khảm 1 phương bắc, ly 2 phương nam, tốn 3 phương đông, cấn 4 phương tây, đoài 6 phương tây bắc, chấn 7 phương đông nam, khôn 8 phương đông bắc, càn 9 phương tây nam, trung ương là 5.

bảng như sau:

Đông nam - Sấm - Hỏa - Chấn - 7Nam - Hỏa - Ly - 2Tây Nam – Kim - Càn - 9
Đông - Tốn - phong mộc - 3Trung ương - 5Tây - Thổ - Núi - Cấn - 4
Đông bắc - Thổ - Khôn - 8Bắc - Thủy - Khảm - 1Tây bắc - Đầm lầy - Kim - Đoài 6

từ bảng trên để tiếp tục cho những vấn đề liên quan tới phong thủy, tướng mệnh, độn giáp, bôc dịch...

Thiên Địa Nhân
Mời bạn TĐN trình này tiếp từ cách "tạm quy ước" trên đưa ra các quy luật gì liên quan tới phong thủy, tướng mệnh, độn giáp, bôc dịch...

Vì chưa có sự diễn giải lý do tại sao các quái lại nằm ở vị trí như thế nên tạm gọi là "TĐN bát quái", coi như quy ước lxuất phát điểm.
 
Chào bác iHi, xin hỏi bác đã nắm được cái sơ đồ của TĐN vừa lập chưa đã, có gì chưa nắm được hay thắc mắc sai đúng chỗ nào bác cứ hỏi để TĐN trả lời, khi nào thông suốt thì chúng ta đi tiếp chưa vội..chưa vội. Cái sơ đồ đó bao gồm tất cả việc diễn giải vì sao các quái nằm ở vị trí đó, nó dựa vào hình của Hà đồ và tượng quái từ tiên thiên bát quái. Ở hình của hà đồ có ngay lý giải tại sao thiên nhất sinh thủy và địa lục thành chi, ở tượng của tiên thiên có ngay lý giải vê tượng quái, TĐN chỉ kết hợp hai điều đó lại để làm nên cái sơ đồ trên theo đúng âm dương ngũ hành và tượng quái.
Chúc bác hoan hỷ.
 

iHi

Moderator
Mời bạn TĐN cứ tiếp tục bài viết, iHi đã trích dẫn ở trên rồi, nếu bạn TĐN có nhã hứng thì cứ giải thích cái bảng kết hợp trên theo "Hà đồ và tượng quái từ tiên thiên bát quái". Tuy nhiên bạn TĐN chả nên bận tâm làm gì, cứ trình bày hết bài viết cho liền mạch, bắt iHi đọc giờ thì sợ là mất hứng.
mời bạn chén trà ~o)
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Quốc vương rất thích thuyết ngũ hành

Trước kia ở vùng đất Nam di có một vị Quốc vương rất thích thuyết ngũ hành
Quóc vương có 5 vị vương phi , họ lần lượt sinh hạ được 5 hoàng tử . Quốc vương dựa vào mệnh lý của 5 hoàng tử lần lượt đặt tên cho các con là Diểu – Diệm – Hâm – Sâm – Nghiêu , ngụ ý ngũ hành Thủy , Hỏa , Kim ,Mộc , Thổ đều mạnh . Năm vị Hoàng
Tử này có dáng vẻ , tuổi tác ,tính cách gần giống nhau cuộc sống vui vẻ , khỏe mạnh
Vào năm các Hoàng tử khoảng 15 tuổi có một thuật sỹ từ phươnh xa đến , tự xưng là ngươi tinh thông ,am hiểu sâu sắc về ngũ hành , giỏi điều chỉnh mệnh lý , bồi dưỡng được những nhân tài
Quốc vương nong lòng muốn con mau chong thành tài bèn thingr giáo thuật sỹ cao kiến về việc dạy con . Sau khi gặp 5 vị Hoàng tử dáng vẻ chững chạc này , thuật sỹ bỗng thay đổi sắc mặt , muốn nói gì xong lại thôi
Quốc vương sốt ruột , gặng hỏi nguồn cơn . Mặt thuật sỹ tỏ vẻ ngập ngừng , Quốc vương hiểu ý vội bảo lính gác lui ra và 5 Hoàng tử cũng lui sang một bên
Thuật sỹ ghé vào tai quốc vương thì thầm . Nghe xong Quốc vương cau mày ngẫm nghĩ hồi lâu , sau đó gật đầu liên tục
Theo ý của thuật sỹ Quốc vương hạ lệnh xây thêm một tòa kiến trúc đồ sộ gần cung điện . Hình dạng tòa nhà rất kỳ quái , bố cục hình chữ thập , kéo dài từ Nam đến hướng Bắc và mở rộng sang hướng Đông Tây , phân thành năm khu nhà theo5 phương Đông – Tây – Nam – Bắc và Trung tâm và lần lượt được đặt tên Đông phủ , Tây phủ , Nam phủ , Nam phủ , Bắc phủ , và Trung viện Sau khi xây xong Quốc vương đặt tên là Ngũ Hành cung
Điểm lạ nhất của Ngũ hàng cung là cửa sổ rất ít , chỉ có các bức tường ở đầu ngoài cùng của khung chữ nhật mới có cửa sổ như vậy , Đông phủ chỉ có cửa sổ ở hướng Đông … đến Băc phủ cũng chỉ cóa cửa sổ ở hướng Bắc . Còn Trung viện , hơi thấp so với bốn nhà xung quanh , là nơi độc lập ,làm thành điện giữa trong phủ , được 4 phủ bao bọc xung quanh , bốn tường bao quanh Trung viện đều có cửa sổ . Ngay giữa sân Trung viện có đào một cái giếng sâu dùng để đón khí trời đất
Khi Ngũ hành xây xong – Quốc vương chọn ngày lành tháng tốt cho 5 hoàng tử vào sống tại đây
Theo thuật sỹ Quốc vương lần lượt cho 5 vị Hoàng tử Sâm – Hâm – Diệm – Diều – Nghiêu vào Đông phủ , Tây phủ , Nam phủ , Bắc Phủ ,và Trung viện . Quốc vương lệnh cho họ sống độc lập tách rời nhau trong nhà này trong vòng một năm , không được rời phủ , không được qua lại với nhau
Quốc vương cũng phong cho thuật sỹ làm quốc sư trông coi sinh hoạt hàng ngày của các Hoàng tử
Thời gian qua đi – Trong vòng một năm , không ai biết các vị Hoàng tử sống thế nào , đương nhiên cả Quốc vương cũng thế , hàng ngày chỉ thông qua Quốc sư dể biết tình hình của các Hoàng tử . Một năm kết thúc Ngũ hành cung xảy ra chuyện Quốc sư mất tích một cách bí ẩn
Quốc vương vô cùng hoảnh hốt , ngài có một linh cảm chẳng lành , ngài thầm nghĩ Ngũ Hành Cung có thể có nội biến , ngài vội vàng đến Ngũ hành cung cho mời các vị Hoàng tử đến
Thoạt nhìn Quốc vương vui mừng khôn xiết nhưng lại kinh ngạc thấy con mình không được khỏe mạnh . Nhìn kỹ quốc vương không dấu được nỗi kinh hoàng đau đớn . Thì ra nhì bề ngoài năm vị Hoàng tử vẫn bình thường nhưng khí sắc của mỗi người đều có vấn đề .Sắc mặt Diểu đen , mặt Diệm rất đỏ , còn mặt của Hâm , Sâm, Nghiêu đứa thì trắng bạch , xanh sao , vàng vọt
Quốc vương nghĩ bụng có chuyện lớn xảy ra , bỗng nhiên thấy xung quanh trở nên hỗn loạn Diểu không ngừng rên rỉ , Diệm ngồi cười ngây dại , Hâm khóc gào lên ,Sâm la hét ầm ỹ , Nghiêu nghêu ngao bằng giọng điệu dài
Ban đầu khi đặt tên cho con Quốc vương đều đã có chủ ý nên khi thuật sỹ đề nghị xây ngũ hành cung cho năm vị Hoàng tử vào sống riêng biệt ở đó , Quốc vương vui vẻ đồng ý ngay vf các vị trí đều khớp với mệnh lý ngũ hành của các con mình , chắc hẳn sẽ làm tăng thêm sức sống của họ . Thế nước của Diểu sẽ cuồn cuộn hơn , sức lửa cả Diệm sẽ ngùn ngụt hơn ….
Đâu ngờ thuật sỹ cố ý dẫn sai , có âm mưu hủy hoại cơ nghiệp Quốc vương nên dùng thủ đoạn hại năm vị Hoàng tử
Quốc vương không hề biết Thuật sỹ này chính là người anh cùng cha khác mẹ với mình .Năm xưa vì tranh dành ngôi vị mà huynh đệ tương tàn . Quốc vương đuổi huyng trưởng của mình ra khỏi Hoàng cung , từ đó người anh lưu lạc giang hồ , mai danh ẩn tích , sau khi học được phương thuật điêu luyện , ông ta lặng lẽ trở về báo thù Quốc vương . Thật sỹ mượn phương hướng làm lưỡi dao hủy hoại tinh thần của họ
“ Khí vận hài hòa vốn là việc có ích , nhưng thuật sỹ âm thầm ra tay phong tỏa toàn bộ các đường khí của từng hoàng tử
Ví như Hoàng tử Diểu trong mệnh lý của anh ta Mộc khí quá rõ , vốn thích nghi ở hướng Đông , thuật sỹ lại ra tay phong tỏa các đường khí Trung , Tây , Nam , Bắc nơi anh ta sống khiến Mộc khí của anh ta có tăng mà không giảm , chỉ có vào mà không ra , dẫn đến Mộc khí đầy ứ dẫn đến …..mà Mộc Đông – Tạng Gan , đường Gan Mật bị ách tắc dẫn đến thị giác hỗn loạn , tính tình nổi cáu , hoảng loạn .v.v.v

Đây là câu chuyện mà tôi lược trích trong cuốn "Khổng Minh bàn về Phong Thủy "
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Nghe chuyện của bác thấy đúng là hoang đường quá.

Sinh được 1 đưa con đã khó, sinh được 1 đứa con trai lại càng khó hơn.
Ông vua này đã có 5 đứa con trai rồi, đời tưởng không có gì sung sướng hơn.
Giờ lại đi nhốt con lại - sống như tù nhân, tự kỷ, không bạn bè, không công việc, không giải trí -> 5 hoàng tử không điên mới lạ ?


Quốc vương rất thích thuyết ngũ hành

Trước kia ở vùng đất Nam di có một vị Quốc vương rất thích thuyết ngũ hành
Quóc vương có 5 vị vương phi , họ lần lượt sinh hạ được 5 hoàng tử . Quốc vương dựa vào mệnh lý của 5 hoàng tử lần lượt đặt tên cho các con là Diểu – Diệm – Hâm – Sâm – Nghiêu , ngụ ý ngũ hành Thủy , Hỏa , Kim ,Mộc , Thổ đều mạnh . Năm vị Hoàng
Tử này có dáng vẻ , tuổi tác ,tính cách gần giống nhau cuộc sống vui vẻ , khỏe mạnh
Vào năm các Hoàng tử khoảng 15 tuổi có một thuật sỹ từ phươnh xa đến , tự xưng là ngươi tinh thông ,am hiểu sâu sắc về ngũ hành , giỏi điều chỉnh mệnh lý , bồi dưỡng được những nhân tài
Quốc vương nong lòng muốn con mau chong thành tài bèn thingr giáo thuật sỹ cao kiến về việc dạy con . Sau khi gặp 5 vị Hoàng tử dáng vẻ chững chạc này , thuật sỹ bỗng thay đổi sắc mặt , muốn nói gì xong lại thôi
Quốc vương sốt ruột , gặng hỏi nguồn cơn . Mặt thuật sỹ tỏ vẻ ngập ngừng , Quốc vương hiểu ý vội bảo lính gác lui ra và 5 Hoàng tử cũng lui sang một bên
Thuật sỹ ghé vào tai quốc vương thì thầm . Nghe xong Quốc vương cau mày ngẫm nghĩ hồi lâu , sau đó gật đầu liên tục

Đây là câu chuyện mà tôi lược trích trong cuốn "Khổng Minh bàn về Phong Thủy "
 
Top