Phương hướng theo bát quái hậu thiên không đáng tin

tienthien

Thành viên
Theo tôi thì hiện chúng ta đang dùng các phương hướng trong phong thủy theo bát quái hậu thiên của ông vua Văn Vương thời nhà Chu không chính xác và đáng tin do các điểm sau đây:
1. không đúng với phương vị trên thực tế
chẳng hạn như thủy là phương bắc là phương của nước nhưng với Việt nam và Trung quốc thì phương đông mới là phương của thủy cụ thể là biển đông và biển hoa đông.
Phương nam là phương của hỏa cũng chỉ đúng một phần với bắc bán cầu thôi chứ với nam bán cầu thì đó là phương lạnh nên không thể là phương hỏa được.
Phương tâm là phương đoài cũng không đúng, chính xác đó là phương mặt trời luôn nóng, phương tây với mọi quốc giá đều là phương buổi chiều nên rất nóng nên có thể đó mới chính xác là phương hỏa.
và ...
2. Về nguồn gốc sinh quái.
Các quái là phương hướng mà các quái đều sinh ra từ tượng. mà các quái sinh ra cùng một tượng thì phải ở gần nhau. Lý này đúng với tiên thiên bát quái nhưng hậu thiên bất quái trong tám phương hướng thì chỉ có đoài và không sinh ra từ tượng thái dương có vị trí gần nhau. còn các quái khác thì lộn xộn.
với những cơ sở trên, có thể khẳng định hậu thiên bát quái do ông vua nhà Chu xây dựng là không đáng tin.
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Hihi, bác đòi lật lại những nguyên lý cơ bản nhất để tạo nên mọi môn lý số huyền học à ?
Xưa nay có nhiều môn phái khác nhau nhưng chẳng có môn phái nào nói bát quái của Văn Vương là sai cả. Bây giờ bác lật lại nhưng khái niệm cơ bản thì cái nền nghiên cứu huyền học nghìn năm nay sai hết cả à ?

Những vấn đề bác nêu ra đều rất cơ bản và chắc chắn là có rất nhiều sách viết về nó rồi. Bác nên tham khảo thêm một số tài liệu nữa đi.

Kiến thức thì rất nhiều, chỉ có điều nó nằm ở đâu đó mà ta chưa tiếp cận được
 

tienthien

Thành viên
Mình cũng đã tìm mội thông tin cũng giống như mọi người để hiểu về hậu thiên bát quái xây dựng trên cơ sở nào. Nhưng khi lục lại thì thấy trước đây cụ Nguyễn Hiến Lê cũng không giải thích được và nói là vậy thì đành chấp nhận thôi. Bác Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì sắp xếp lại phương vị cho nó cân đối nhưng mà nếu chúng ta đi sâu vào kinh dịch. Đi vào thuyết âm dương ngũ hành thì thấy rằng kinh dịch được xây dựng trên nền tảng của thuyết âm dương. Mà thuyết âm dương là quá trình lưỡng phân để cho hậu thế tiên thiên bát quái rất hợp lý. Nhưng mãi 2.000 năm sau đến đời nhà Chu thì vua Văn Vương mới sắp xếp lại hậu thiên bát quái. Vậy chẳng lẽ trước khi vua Văn Vương sắp xếp lại thì tiên thiên bát quái lại sai. Chẳng lẻ trước khi có hậu thiên bát quái thì người dùng tiên thiên bát quái lại sai. Nếu có cơ sở đâu đó để hậu thiên bát quái là đúng thì hậu thiên bát quái đã không có bàn cải từ nhiều đời nay rồi. Mà có ai biết là phương hướng hiện tại theo hậu thiên là đúng nhỉ. Có trời mới biết.
Theo tôi thì LY phải là phương tây vì phương tây là nóng đối với mọi vị trí trên trái đất chứ không thể nói phương nam là nóng, hỏi ai nói cực bắc bán cầu thì nóng và cực nam bán cầu là nóng.
Nếu bạn nào nói phương vị theo hậu thiên bát quái đúng thì bạn có cơ sở nào để lý giải cho mình không?
 

iHi

Moderator
Đầu tiên là lập thuyết, sau phải thực chứng...

Hậu thiên Bát quái của vua Văn vương có cơ sở vững chắc và đã được thực chứng hàng ngàn năm nay. Việc sắp xếp lại lập thuyết mới là rất đáng hoan nghênh song phải qua thực chứng thì mới có thể dùng được.
 

phonglan

Moderator
La bàn thì cả trái đất này cũng chỉ có một kiểu (các phương hướng) thống nhất.
Nếu nói Trung quốc, Việt Nam phải lấy Đông là Thủy vì biển ở phía Đông thì đối với Lào lấy phương nào là thủy? (Phía đông của lào qua Việt Nam có biển đông; còn phía tây qua Thái lan cũng có biển --> chả nhẽ theo lập luận trên thì cả đông và tây của Lào đều là phương của Thủy sao?
 

Tuetvnb

Administrator
Phép sắp xếp phương vị, quái quẻ của Tiên thiên và Hậu thiên dựa trên 2 cơ sở khác nhau. Tiên thiên thì dựa vào tiết khí, thời gian.

Về bản chất, tiên thiên quái và hậu thiên quái là 2 cách nhìn nhận vấn đề hoàn toàn khác nhau. Chứ không phải "hậu thiên là sửa chữa của tiên thiên".

Chú ý thêm 1 điều là phương vị của các phương hướng là được lấy gốc từ Thái Cực. Chứ không định vị theo tọa độ địa lý.
 

tienthien

Thành viên
tiên thiên bát quái hay hậu thiên bát quái đều dựa trên thuyết âm dương ngũ hành

Trong thuyết âm dương thì chỉ nói khí nhẹ bay lên thành trời và khí nặng rơi xuống thành đất, trong thuyết này không nói đến phương vị của các quái. Vậy để áp dụng thuyết này trên thực tế thì phải áp dụng vào thực tế và kiểm nghiệm.
Đáng chú ý là quái LY và quái khảm trong bát quái. Với quái ly tượng cho lửa, khí nóng thì theo tôi phương Tây đại diện cho Ly trên thực tế là hợp lý nhất chứ không phải phương nam.
Áp dụng vào tiên thiên bát quái thì phương Tây là Ly thì khảm phải là phương đông. Phương đông là nơi mặt trời mọc với khí mát mẻ nên đại diện cho thủy cũng hợp lý.
Vậy với tiên thiên bát quái ta xác định được 2 hướng chính, hướng còn lại thì bắc tượng trưng cho càn là trên và nam tượng trưng cho quái khôn bên dưới. Với trục địa cầu thì bắc là trên, nam là dưới cũng hợp lý.
Áp dụng vào tiên thiên bát quái ta thấy như sau:
Ly (lửa) phương Tây.
Khảm (nước) phương đông.
Khôn (đất) phương nam
Càn (trời) phương bắc.
Với hậu thiên bát quái ta áp dụng vào thực tế thì mọi người nghiệm thử được bao nhiêu cái đúng.
Mà nếu từ lý thuyết áp dụng vào thực tế không thấy đúng thì cơ sở đâu nói đó là lý thuyết đúng.
Tôi chỉ tin vào lý thuyết âm dương và ngũ hành thôi chứ tôi chẳng tin có một con long mã nào để dâng hà đồ và con qui nào để dâng lạc thư.
Tôi đọc thuyết âm dương và ngũ hành tôi chỉ thấy thuyết này nói về tính chất của khí chứ không nói đến phương hướng của khí. Phương hướng là các đời sau đưa vào nên có thể nhìn từ góc độ nào đó chưa hợp lý lắm.
Nếu anh chị nào thấy nó hợp lý từ cái nhìn thực tế thì xin chỉ giáo thêm.
 
Last edited by a moderator:

Tuetvnb

Administrator
Thuyết âm dương không chỉ như bạn nói đâu, bạn đọc thuyết âm dương như thế thì thiếu sót nhiều lắm.

Thuyết âm dương : Vô cực => thái cực => lưỡng nghi => tứ tượng => bát quái => 64 quái


Quy luật biến chuyển của vạn vật thông qua các quái tượng, chính là nội dung của thuyết ÂM DƯƠNG đó.

Việc phân tích khí nhẹ bay lên thành thiên, khí nặng lắng xuống thành địa thì chỉ là phần giải thích về lưỡng nghi thôi, mới được một phần rất nhỏ của thuyết âm dương.

Phục Hy sắp xếp phương vị tiên thiên lý luận như sau :

■ CÀN là Trời (Dương), KHÔN là Ðất (Âm). Trời Ðất tức Âm Dương là gốc của muôn vật nên xuất hiện trước nhất.

  • CÀN thì thuộc Dương, ấm áp nên đặt ở phương Nam.
  • KHÔN thì thuộc Âm, lạnh lẽo nên đặt ở phương Bắc.


■ Ấm và lạnh tạo ra hơi nước, sương mù, nên đặt ÐOÀI tiếp theo CÀN.

■ Còn LY là lửa, là mặt trời thì đặt ở phương Ðông là hướng mặt trời mọc, nên đặt LY tiếp theo ÐOÀI.

■ Hơi nước và khí nóng phát động tạo ra sấm sét, đồng thời giúp cây cỏ nẩy sinh, nên đặt CHẤN tiếp theo LY.

■ Trời cao về Tây Bắc mà Đất thấp về Đông nam, Mặt đất thì lồi lõm, nơi cao thành núi, nên đặt CẤN kế bên KHÔN; còn nơi thấp thì nước đọng lại thành sông, biển, hồ, nên đặt KHẢM tiếp theo CẤN.

■ Vạn vật biến chuyển giao hữu nên phong khí sinh ra, nên đặt TỐN sau cùng

Ðó là Bát quái có đầy đủ: Trời Ðất, mặt trời mặt trăng, và Thủy Hỏa Phong.
Phục Hy bố trí các quẻ theo hình tròn, đứng từ tâm điểm hướng ra ngoài, vì Phục Hy quan niệm Vũ trụ rộng lớn bao la đến đâu đi nữa nhưng khởi điểm vẫn ở trung tâm là Thái Cực.

Còn phương vị Hậu thiên được Văn vương bố trí dựa vào tiết khí và thời gian, căn cứ trên sự biến đổi âm dương trong nội quái:

■ Phương Bắc, mùa đông, tiết đông chí, khí trời giá lạnh, nước đóng thành băng, là hiện tượng Âm khí hãm Dương khí, nên lấy quẻ KHẢM có hình tượng hai hào Âm bao bọc một hào Dương đặt ở đó.

■ Phương Nam, mùa hạ, tiết hạ chí, khí trời nóng, lửa dễ cháy, là hiện tượng Dương khí hãm Âm khí, nên lấy quẻ LY có hình tượng hai hào Dương bao bọc một hào Âm đặt ở đó.

■ Phương Ðông, mùa xuân, tiết xuân phân, Dương khí ở trên giáng xuống, Âm khí ở dưới bốc lên, hai khí Âm Dương va chạm nhau thành tiếng sấm, nên lấy quẻ CHẤN có hình tượng hai hào Âm ở trên, một hào Dương ở dưới đặt ở đó.

■ Phương Tây, mùa thu, tiết thu phân, khí trời hanh khô, dương khí chiếm hết mặt đất, nên lấy quẻ ÐOÀI có hình tượng một hào Âm ở trên, hai hào Dương ở dưới đặt ở đó.

■ Phương Ðông Bắc, tiết lập xuân, Dương khí vừa thoát khỏi sự bao bọc của Âm khí, lấy quẻ CẤN có hình tượng một hào Dương ở trên, hai hào Âm ở dưới đặt ở đó.

■ Phương Ðông Nam, tiết lập hạ, bắt đầu mùa gió chướng và mùa bão, đây là hiện tượng Dương khí lấn lướt Âm khí, lấy quẻ TỐN có hình tượng hai hào Dương ở trên, một hào Âm ở dưới, đặt vào đó.

■ Phương Tây Nam, tiết lập thu, lúc nầy là vào mùa mưa, đây là hiện tượng Âm khí lấn lướt Dương khí, nên lấy quẻ KHÔN có hình tượng ba hào Âm đặt ở đó.

■ Phương Tây Bắc, tiết lập đông, khí hậu lúc nầy là rất hanh khô, vạn vật trở nên cứng rắn, nên lấy quẻ CÀN có ba hào Dương đặt ở đó.



Sự khác nhau giữa Tiên Thiên và Hậu thiên chính là ở lý do thời điểm :

Thời gian :

■ Tiên Thiên là trước Trời, tức là trước khi thành hình vũ trụ hữu hình, lúc đó còn ở trạng thái vô hình, nên thuộc về Hình Nhi Thượng học, do vua Phục Hy hoạch định.
■ Hậu Thiên là sau Trời, tức là vũ trụ đã có hình thể hữu vi, nên thuộc Hình Nhi Hạ học, do vua Văn Vương chủ trương.
■ Tiên Thiên là lúc từ vô thủy đến lúc có Âm Dương tác động sinh Ngũ Hành.
■ Hậu Thiên là bắt đầu từ lúc có Ngũ Hành và Âm Dương hình thành vũ trụ và vạn vật cho đến vô chung.

Như vậy, Tiên Thiên Bát quái và Hậu Thiên Bát quái chỉ là hai chặng đường trong quá trình diễn tiến của vũ trụ vạn vật từ vô thủy đến vô chung, mà trong đó các vấn đề: Xuất nhập, Hữu vô, Sinh diệt, đều do Thái Cực mà ra. Do đó, cái học về Tiên Thiên là cái học về TÂM, còn cái học Về Hậu Thiên là cái học về TÍCH.

Phương vị :

■ Ở Bát quái Tiên Thiên, trục Nam Bắc do hai quẻ Càn Khôn trấn giữ, và trục Ðông Tây do hai quẻ Ly Khảm chế ngự.

■ Ở Bát quái Hậu Thiên, trục Nam Bắc chuyển cho Ly Khảm, còn trục Ðông Tây chuyển cho Chấn Ðoài.

■ Trong giai đoạn Tiên Thiên, sở dĩ trục Nam Bắc là Càn Khôn là vì Trời Ðất đóng vai trò chủ yếu trong công cuộc hình thành vũ trụ. Càn là Trời (Dương), Khôn là Ðất (Âm).

■ Qua giai đoạn Hậu Thiên, vũ trụ thành hình xong thì Ngũ Hành đảm nhận vai trò quan trọng trong việc tạo ra muôn loài sinh vật.

Trong Ngũ Hành (Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ) thì hai Hành THỦY và HỎA vượng khí nhất nên lãnh đạo ba Hành kia. Quẻ LY thuộc HỎA và quẻ KHẢM thuộc THỦY, nên LY KHẢM thay thế Càn Khôn để ngự trị trục Nam Bắc, khiến cho hai quẻ Càn và Khôn phải thay đổi vị trí.


■ Trong Hậu Thiên Bát quái đồ, các quẻ đối xứng nhau qua trục Ðông Tây; còn trong Tiên Thiên Bát quái đồ thì các quẻ đối xứng nhau qua tâm điểm của Bát quái đồ.

Không gian :

■ Tiên Thiên là cái KHÔNG (Hư Vô) vĩ đại của vũ trụ lúc ban đầu, là cái ÐẠO hay cái LÝ gọi là Thái Cực, vô hình vô ảnh, vô thủy vô chung, được tượng trưng bằng một vòng tròn rổng.

■ Hậu Thiên là cái CÓ (Hữu hình) vĩ đại của vũ trụ lúc đã thành hình cùng với vạn vật, thiên hình vạn trạng, được tượng trưng bằng Bát quái Hậu Thiên.

Biến đổi từ Tiên Thiên về Hậu Thiên, nguyên tắc là "Chiết Khảm, điền Ly" :


■ Theo trục Bắc Nam trong Bát quái Hậu Thiên, nếu thay quẻ KHẢM bằng quẻ KHÔN và thay quẻ LY bằng quẻ CÀN thì Bát quái Hậu Thiên trở thành Bát quái Tiên Thiên.

■ Quẻ KHẢM khác quẻ KHÔN do nét giữa. Chiết KHẢM là bẻ gãy làm hai cái nét giữa của quẻ KHẢM thì nó biến thành quẻ KHÔN.

■ Quẻ LY khác quẻ CÀN cũng do nét giữa. Ðiền LY là lấp đầy chỗ trống của nét giữa quẻ LY thì nó thành quẻ CÀN.


Học thuyết Âm Dương là học thuyết bao trùm vũ trụ, nó không chỉ thể hiện cái thực hiện hữu, mà nó mang ý nghĩa bao trùm cả không gian và thời gian cho cả vũ trụ này. Sự khác nhau về Tiên Thiên và Hậu Thiên là ở 2 cách Quy nạp khác nhau, nhìn nhận khác nhau về sự vật. Tuy đều xuất phát từ quái tượng, nhưng mỗi thứ ra đời dựa trên 1 sự quy nạp khác nhau, chứ không phải là Văn Vương “sửa chữa” Tiên thiên thành Hậu thiên. Ta ví dụ Bát quái tượng như một món nguyên liệu (gỗ lạt, tre nứa chẳng hạn), nhưng đóng nó thành con thuyền hay dựng nó thành cái nhà là ở cái sự DỤNG CÔNG của nó. Tiên thiên quái và Hậu thiên quái cũng vậy thôi, mỗi thứ dụng công một khác. Không có cái nào sai cả, nên nhìn nhận với tư duy thật vĩ mô thì mới cảm nhận được.

Vài lời thô thiển
KÍNH
 
Last edited by a moderator:

tienthien

Thành viên
Mọi người suy nghiệm thuyết âm dương và quá trình lưỡng phân nhé.

BƯỚC I
Vẽ vòng 360 độ số biểu thị THÁI CỰC. Vòng chia thành hai nửa theo tuyến Bắc Nam để biểu thị Thái Cực lưỡng phân cái một thành hai cái một đối tánh. Sơn trắng nửa vòng bên trái tuyến BN để biểu thị << dương nghi tả >>. Sơn đen nửa vòng bên phải tuyến BN để biểu thị << âm nghi hữu >> ( Âm Dương lưỡng nhất thành cái một ) :



BƯỚC II
1/ Vẽ bán vòng thứ hai bên trái tuyến BN với hai cung 90 : cung độ 90 bên trên sơn trắng, cung độ 90 bên dưới sơn đen để biểu thị CÁI MỘT DƯƠNG (Dương Nghi) đã lưỡng phân nhị tánh thành hai cái một đối tánh mà << dương chiếm thượng, âm chiếm hạ >> trong cái một đã lưỡng phân ra nó. 2/ Vẽ bán vòng thứ hai bên phải tuyến BN với hai cung 90 : cung độ 90 bên trên sơn trắng , cung độ 90 bên dưới sơn đen để biểu thị CAÍ MỘT ÂM (Âm Nghi) đã lưỡng phân nhị tánh thành hai cái một đối tánh mà << dương chiếm thượng, âm chiếm hạ >> trong cái một đã lưỡng phân ra nó :



Dùng cái vạch liền
thay thế chỗ của mỗi vệt trắng, dùng cái vạch đứt
thế chỗ của mỗi vệt đen. Mỗi cung độ 90 của hai vòng liên tiếp có giá trị âm dương thành TƯỢNG và có bốn tượng : Thiếu âm ĐB, Thái dương ĐN, Thiếu dương TN, Thái âm TB

BƯỚC III
1/ Vë bán vòng thứ ba bên trái tuyến BN phân 4 cung 45 độ số : mỗi cung 45 sơn từ trên xuống theo thứ tự trắng - đen - trắng đen để biểu thị mỗi cái một trắng và mỗi cái một đen của bán vòng thứ hai đã lưỡng phân nhị tánh thành hai cái một đối tánh mà << dương chiếm thượng, âm chiếm hạ >> trong cái một đã lưỡng phân ra nó. 2/ Vẽ bán vòng thứ ba bên phải tuyến BN phân 4 cung 45 độ số : mỗi cung 45 sơn từ trên xuống theo thứ tự trắng - đen - trắng - đen để biểu thị mỗi cái một trắng và mỗi cái một đen của bán vòng thứ hai đã lưỡng phân nhị tánh thành hai cái một đối tánh mà << dương chiếm thượng, âm chiếm hạ >> trong cái một đã lưỡng phân ra nó :



Người quan sát đứng từ trung tâm Thái Cực nhìn ra, bao quát thấy trên ba vòng liên tiếp [123] mỗi cung độ 45 chất chống trắng đen - đen trắng có trình tự tự nhiên như thế. Dùng cái vạch liền thế chỗ các vệt trắng, dùng cái vạch đứt thế chỗ các vệt đen : BÁT QUÁI PHỤC HY hiễn hình.

BƯỚC IV
1/ Vẽ bán vòng thứ tư bên trái tuyến BN và chia đều đặn thành 8 cung 22.5 độ số : sơn theo tiêt nhịp trắng - đen từ trên xuống để biểu thị mỗi CÁI MỘT lưỡng phân nhị tánh mà << dương chiếm thượng, âm chiếm hạ >> trong cái một đã lưỡng phân ra nó. 2/ Vẽ bán vòng thứ tư bên phải tuyến BN và chia đều đặn thành 8 cung 22.5 độ số : sơn theo tiêt nhịp trắng - đen từ trên xuống để biểu thị mỗi CÁI MỘT lưỡng phân nhị tánh mà << dương chiếm thượng, âm chiếm hạ >> trong cái một đã lưỡng phân ra nó.

BƯỚC V & VI
Bước V vẽ hai bán vòng chia 16 cung độ 11.25 rồi sơn theo trình tự trắng đen từ trên xuống. Bước VI vẽ hai bán vòng chia 32 cung độ 5.625 rồi sơn trắng đen theo trình tự từ trên xuống. Người quan sát từ trung tâm Thái Cực nhìn ra khắp giáp thấy trên ba vòng liên tiếp [123] có 8 khúc chặng trắng đen, trên ba vòng liên tiếp [234] có 16 khúc chặng trắng đen, trên ba vòng liên tiếp [345] có 32 khúc chặng trắng đen, trên ba vòng liên tiếp [456] có 64 khúc chặng trắng đen :


Theo Nguyên K
 
Chào cả nhà, mình cũng đã có bài viết về việc bố trí quẻ soa cho hợp lý và logic giữa hai thuyết âm dương ngũ hành với quẻ trong kinh dịch sao cho tạm gọi là hợp với tượng quẻ. Sau nhiều năm ngẫm nghĩ về vấn đề này cái TĐN ngộ ra được chính là những gì chúng ta đọc được từ dịch sau phần âm dương ngũ hành đều mang tính quy nạp.

Tiên thiên bát quái sau khi bám vào âm dương ngũ hành thì hình thành nên tượng quẻ càn khôn...sau đó lại dựa vào kinh nghiệm thực tế để áp đặt các sự vật hiện tượng vào từng quẻ tương ứng, và vì dịch có tới mấy ngàn năm kinh nghiệm quy nạp vào nên độ chính xác của nó là khó có thể nghĩ bàn, mặc dù vậy, vào thời đại khoa học kỹ thuật ngày nay, chúng ta có một cách nhìn ...xác thịt hơn tới những vẫn đề mà xưa kia cho là huyền bí...vì thế nên chăng từ những quy nạp ngàn năm, chúng ta sắp xếp lại một chút sao cho tính logic của nó thống nhất hơn...và như thế sẽ giúp cho người học dịch không bị đi vào vùng tối của văn minh,

Hiện tại TĐN cũng đã sắp xếp lại vị trí các 8 quẻ thuần của dịch vào các vị trí tương ứng và có bám theo tiên thiên bát quái tượng quẻ đề phù hợp với âm dương ngũ hành, nhân tiện bài này mình cũng đưa ra sự sắp xếp này để cùng bàn thảo:

bảng như sau:

Đông nam - Sấm - Hỏa - Chấn - 7 Nam - Hỏa - Ly - 2 Tây Nam – Kim - Càn - 9
Đông - Tốn - phong mộc - 3 Trung ương - 5 - 10
Tây - Thổ - Núi - Cấn - 4
Đông bắc - Thổ - Khôn - 8 Bắc - Thủy - Khảm - 1 Tây bắc - Đầm lầy - Kim - Đoài 6
 
Top