Nguyên lý hình thành căn bản của Đông tứ trạch và Tây tứ trạch (nhàn đàm)

Chào các bạn, hôm nay Thiên Địa Nhân tôi xin đàm đạo cùng các bạn về việc hình thành quan niệm căn bản của phái bát trạch về Đông và Tây tứ trạch.

Theo như sách xưa có viết, bát trạch dựa theo 8 quẻ thuần của Kinh dịch mà thành, vậy dựa theo như thế nào thì chắc còn nhiều người chưa hiểu, sau thời gian mày mò, hôm nay TĐN xin phép trao đổi cùng các bạn như sau:

Theo sự bố trí 8 quẻ thuần trong dịch ở các phương vị ta có:
1 - Càn phương tây bắc, khôn phương tây nam, đoài phương tây, cấn phương đông bắc.
2 - Ly phương nam, khảm phương bắc, chấn phương đông, tốn phương đông nam

Theo 1 ta có tất cả các quẻ này nều tương sinh với phương tây kim và tương sinh với nhau, đây chính là việc hình thành nên Tây tứ trạch và tây tứ mệnh
Theo 2 ta có tất cả các quẻ này đều tương sinh với phương đông mộc và tương sinh với nhau (chỉ riêng mình ly và khảm không có tương sinh đây chính là một điểm lật lại của phái bát trạch sẽ có giải thích ở buổi nhàn đàm sau), đây chính là việc hình thành nên Đông tứ trạch và Đông tứ mệnh.

Lấy quẻ Can tây tứ trạch (mênh) làm ví dụ:

- Ở Đoài là sinh khí vì : âm kim kết hợp với dương kim tạo nên sinh khí vì có âm có dương giao hòa lại thêm càn là cha, đoài là thiếu nữ có mối quan hệ hài hòa thuận hợp.
- Ở Chấn là Ngũ quỷ vì: Càn dương kim khắc Chấn dương mộc, lại thêm cha càn đối đãi với trưởng nam chấn là mối đối đãi áp chế, gò ép nên con chấn hay sinh lòng đối kháng lại mặc dù vậy không thể áp chế được cha càn nên chỉ làm loạn như quan hệ cường quốc với thuộc địa, lúc nào thuộc địa cũng muốn thoát khỏi sự kèm cặp, còn cường quốc lúc nào cũng muốn áp đặt đế chế của mình vào thuộc địa, nên gây ra những vấn đề xung đột nội bộ giữa hai bên âm ỷ. Từ ngũ quỷ nghĩa đen là 5 quỷ nhưng ở đây có ý nghĩa là loạn ở khắp nơi.
- Ở Khôn là phúc đức (diên niên) vì: đây là quan hệ càn dương kim là chồng với quan hệ khôn âm thổ là vợ, mối quan hệ vợ chồng khăng khít, có nó mới có gia đình, có con cái, có phúc lộc...
- Ở Khảm là Lục sát vì: Ở càn là dương kim là cha đối đãi với khảm là dương thủy là con trai thứ vì cha tương sinh cho con nhưng lại đồng tính khiến con trở nên không hài hòa, gây họa cho con, quan hệ âm dương không cân bằng do đó làm hại con tự tay giết con lúc nào không biết. Từ lục sát không phải là sau cái sát mà ý nói tới hại trăm đường hại từ mối quan hệ này.
- Ở Tốn là Họa hại vì: Càn là dương kim là cha đối đãi với Tốn là âm mộc là con gái trưởng mặc dù âm dương hai hòa nhưng vì cha kim khắc con gái mộc nên con gái không thể gần cha, gần cha là bị cha khắc chết, chết một cách từ từ, nhẹ nhàng. ý nghĩa tương tự như Lục sát nhưng mang tính mềm hơn, yếu hơn. Vì ngũ hành tuy khắc chế nhau nhưng lại hai tính âm dương khắc nhau thì đây là khắc thuận.
- Ở Ly là Tuyệt mệnh vì: Càn là Dương kim là cha đối đãi với con gái thứ là ly âm hỏa do con không thể khắc cha, vì theo mệnh lý mà nói, con khắc cha mẹ là tự mình cắt đi nguồn nuôi dưỡng sinh mệnh, tự mình đưa mình vào ngõ cụt. mặc dù khắc âm hay dương, nhưng con không được trái đạo khắc cha mẹ do đó là tuyệt mệnh, tự mình giết mình.
- Ở Càn là Phục vị vì: càn về với càn là về đúng vị trí của người cha, của chính nó nên gọi là phục vị.

Tương tự như vậy cho vấn đề giải thích các quẻ khác, các bạn hãy bám theo quan hệ lục thân và âm dương ngũ hành mà luận thì chắc chắn sẽ không bao giờ quên nguyên lý của bát trạch.

ngoài ra cần phải nhớ thêm chưa chắc gặp Sinh khí, phúc đức, thiên y, phục vị đã tốt hoàn toàn. vì còn phụ thuộc vào âm dương ngũ hành của cung bát quái với cung diên niên nữa, nếu tương sinh thì tốt, cân bằng âm dương thì tốt, trái lại là cái tốt sẽ giảm đi rất nhiều.

Chúc các bạn hoan hỷ

Thiên Địa Nhân
Tuvidichso.com
 

iHi

Moderator
Cảm ơn bạn TĐN!
Nick VinhL bên hkls cũng có bài giới thiệu về Nguyên lý bát trạch khá hay, iHi xin phép được trích dẫn về cùng topic này để mọi người cũng tham khảo thêm.

Nguyên văn:
Nhân dịp Sinh Nhật diễn đàn Huyền Không Lý Số được 3 tuổi, tiểu sinh xin tiết lộ một cái bí trung chi bí của Bát Trạch mà cho dù cưỡi ngổng khắc trời đông tay củng không tìm thấy.
Đây là bí mật tiểu sinh tìm ra trong lúc ngâm củ tỏi. Hihihihi

Hy vọng nó giúp những ai thích môn Bát Trạch có thể hiểu được cái quy tắc của Bát San (Sinh Khí, Phục Vị, Thiên Y, Diên Niên, Họa Hại, Tuyệt Mệnh, Ngũ Quỷ, Lục Sát), và ghi nhớ dề dàng!!!

[Đoài 4 ][Càn 9 ---][Tốn 2 ---]
[Ly 3 --][---------][Khãm 7 --]
[Chấn 8 ][Khôn 1(5)][Cấn 6(10)]

Hà Đồ Ngũ Hành:
1, 6 Thủy
2, 7 Hỏa
3, 8 Mộc
4, 9 Kim
5, 10 Thổ

Để tính Bát San thì chỉ cần cộng hai số lại với nhau (lớn hơn 10 thì bỏ 10), rồi theo hai quy tắc sau mà biết là bát san nào:

A) Ngũ hành đồng loại hoặc Tương Sinh
Hợp Số Sinh Thành là Sinh Khí
Cùng Số là Phục Vị
Tổng số (bỏ 10) 5 là Thiên Y
Tổng số 10 là Diên Niên

B) Ngũ hành tương khắc
Tổng số 1 & 9 là Họa Hại
Tống số 2 & 8 là Tuyệt Mệnh
Tổng số 3 & 7 là Ngũ Quỷ
Tổng số 4 & 6 là Lục Sát

Thí dụ:
Khãm 7 và Khôn 1, Thủy 1 Khắc Hỏa 7, 1+7=8 thuộc nhóm 2-8 là Tuyệt Mệnh!

Càn 9 và Đoài 4, Càn 9 Kim Đoài 4 Kim, làm nhóm 4-9 Sinh thành nên là Sinh Khí.

Ai nói Bát San hông có nguyên tắc đàng hoàng???
Rõ ràng là căn cứ vào Hà Đồ Ngũ Hành và lý thuyết Hợp Ngũ, Hợp Thập, Hợp Sinh Thành của Huyền Không 64 quái!!!
Nhưng mà chân ngụy thì tiểu sinh không có câu trả lời. Hehehehehe
 
cảm ơn bạn, nhưng theo cái trích dẫn này thì chẳng thể hiểu vì sao ...nó lại thế, mong bạn cho dẫn chứng cụ thể hơn, tại sao nó lại họa hại, sinh khí, hay tuyệt mệnh...vì sao nó lại thế
hoan hỷ
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Em e rằng cả hai bài viết của bác TĐN và VinhL dù không sai nhưng đều mang tính gượng ép để giải nghĩa cho lý thuyết chứ chưa phải là cơ sở lý thuyết. Đọc xong thực sự không thấy thoả mãn. Hôm nào phải nhờ Thầy chuyên sâu một buổi mới thông được ạ.
 

iHi

Moderator
Em e rằng cả hai bài viết của bác TĐN và VinhL dù không sai nhưng đều mang tính gượng ép để giải nghĩa cho lý thuyết chứ chưa phải là cơ sở lý thuyết. Đọc xong thực sự không thấy thoả mãn. Hôm nào phải nhờ Thầy chuyên sâu một buổi mới thông được ạ.
Ủng hộ SonCD 1 phiếu, nghĩa lý không thể 1 chiều...
 

iHi

Moderator
Hihi, vụ này phải có xôi gà thì mới minh bạch được. :D
Dạ, vụ này em xin góp xôi, có bác nào góp gà cùng em không ?:)/\:)

Em mà góp tất là em không chia sẻ đâu đấy nha.:D
 

volam078

Điều hành cấp cao
Lâu không sờ đến cái món bát cẩm trạch, làm bài chém gió cùng anh em nhỉ, he he >:)>:)>:)
 

iHi

Moderator
Lâu không sờ đến cái món bát cẩm trạch, làm bài chém gió cùng anh em nhỉ, he he >:)>:)>:)
hehe, món này có giống món cháo "Lạp Bát" không zậy volam ? nếu vậy thì từ từ kẻo iHi chưa đủ công lực để thưởng thức :))
 

volam078

Điều hành cấp cao
hehe, món này có giống món cháo "Lạp Bát" không zậy volam ? nếu vậy thì từ từ kẻo iHi chưa đủ công lực để thưởng thức :))
Nhằm đẩy mạnh công tác ngâm cứu bát trạch học ,mềng chém gió với anh em một chút như thế này :

Ví dụ, Tây tứ trạch, đặc điểm là thổ kim tương sinh,đã là Tây tứ trạch thì kiểu gì các" cửa" : Càn Khôn Cấn Đoài cũng đều là cát vị,Đông tứ trạch cũng tương tự như vậy...

Nguyên tắc để xác định hung vị hay cát vị dựa trên cơ sở sinh khắc chế hóa của ngũ hành, lấy cửa Tốn làm ví dụ,cửa Tốn khí khẩu là mộc khí,đến phương nam là li vị,gặp hỏa, hỏa mộc tương sinh nên là cát vị... các cửa khác cũng tương tự như thế.

Nguyên tắc để xác định tại sao lại gọi là sinh khí, diên niên,... lại phức tạp hơn nhiều,qua nhiều lần thử nghiệm,phân tích thì thấy, ví dụ như Diên niên,trong các trường hợp, phàm đã là "Phu thê chính phối" thì đều là Diên niên,...các trường hợp khác cũng hoàn toàn tương tự...

Chúc mọi người vui vẻ.hi hi
;))
 
Last edited by a moderator:

iHi

Moderator
cảm ơn bạn, nhưng theo cái trích dẫn này thì chẳng thể hiểu vì sao ...nó lại thế, mong bạn cho dẫn chứng cụ thể hơn, tại sao nó lại họa hại, sinh khí, hay tuyệt mệnh...vì sao nó lại thế
hoan hỷ
bạn TĐN tự khai triển thêm theo cách của nick VinhL thì thấy nhiều điều rất thú vị về Đông-Tây tứ trạch hay SK, NQ, DN... Cách viết trên hơi vắn tắt nhưng như thế là đủ rồi. Một là Kim Thủy, một là Mộc Hỏa...
 
Last edited by a moderator:

vuitaonha68

Thành viên năng nổ
Mình cũng biết chút ít về bát trạch,nên tham gia cho vui nếu có sai các bạn đừng chê nhé..thí dụ hướng TỐN sau khi đã tính ngũ hành xong thì chưa chắc đã dùng được vì còn phải tính sơn vị nữa chứ,hướng TỐN gồm có : thìn tốn tị,cũng như bại tuyệt,vượng tài ,phúc đức,nếu gặp bại tuyệt là k tốt..chút ít kiến thức nhỏ nhoi nếu còn thiếu xót mong các bạn hoan hỉ nhé..
 

tienthien

Thành viên
cái này phải giải thích từ bát quái và các hào mới hợp lý

Mọi người nhìn nhận theo nguyên tắc động hào để giải thích cho vấn đề ngày. Cái này tôi có đọc rồi nhưng không nhớ lắm. Nhờ mọi người bổ sung thêm.
Chẳng hạn càn làm chủ với 3 hào dương tạo nên quái càn. Càn hành thành là nhờ tượng thái dương với hai hào dương. Trong 3 hào thì hào 2 là bản mệnh (là tượng của quái) nếu hào 2 mất đi thì tượng của quái không còn nữa mà sẽ tạo ra một tượng mới. Chính điểm này đã tạo nên hướng tuyệt mạng của quái.
Mọi người nghiệm tiếp nhé
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Đề tài này nên chuyển về Phong thủy Địa lý ( Thành viên trao đổi ) thì hợp lý hơn các bác ạ
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Bát trạch - Ứng dụng mối Quan hệ bất biến giữa các quẻ

• Con người với con người : Dùng quan hệ hai quẻ bản mệnh cửu cung của hai người để xem có phù hợp không
• Con người với không gian : Dùng quẻ bản mệnh cửu cung đối chiếu với hướng nhà ở quy theo quẻ hậu thiên xem có phù hợp không
• Con người với thời gian : Dùng quẻ bản mệnh cửu cung đối chiếu với quẻ thời gian quy theo quẻ hậu thiên để xem ảnh hưởng tốt xấu thế nào
• Công việc với thời gian :công việc được xem là chủ thể - Thời gian là khách thể cũng được đem đối chiếu như trên
Lý giải các mối quan hệ :
Quan hệ bất biến của các quẻ xưa nay được trình bày theo quy tắc :
- Nhất biến vi thượng ..=> Sinh khí
- Nhị biến trung……… => Ngũ quỷ
- Tam biến hạ……….. => Diên niên
- Tứ biến trung……… =>Tiểu sát
- Ngũ biến thượng …..=> Họa hại
- Lục biến trung ……...=> Thiên y
- Thất biến hạ ………..=> Tuyệt mệnh
- Bát biến trung………=> Phục vị
( Ta phải hiểu nhất , nhị , tam …….. thất , bát là thứ tự lần biến )
Ví dụ quẻ Càn : Càn biến hào thượng thành Đoài biến hào giữa thành Chấn biến hào hạ thành Khôn biến hào giữa lần thứ hai thành Khảm biến hào thượng lần thứ hai thành Tốn biến hào giữa lần 3 thành Cấn biến hào hạ lần hai Ly biến hào giữa lần thứ 4 quay về Càn )
- Nhất biến vi thượng -> Sinh khí : nghĩa là hào thượng của quẻ càn từ Dương thành Âm được quẻ Đoài và quan hệ Càn – Đoài là quan hệ Sinh khí vì Càn Kim lại biến thành Đoài Kim là được tăng thêm sinh lực
- Nhị biến trung -> Ngũ quỷ : Đoài biến hào giữa thành Chấn ,quan hệ Càn Kim – Chấn Mộc
Từ cách suy diễn như trên và nguyên lý sinh khắc ngũ hành có thể tổng hợp :
• Quan hệ Sinh khí : Càn <-> Đoài , Chấn <-> Ly , Tốn <->Khảm , Cấn <->Khôn
• Quan hệ Ngũ Quỷ : Càn <-> Chấn , Đoài <-> Ly , Tốn <->Khôn ,Khảm <->Cấn
• Quan hệ Diên niên : Càn <->Khôn , Đoài <-> Cấn , Ly <->Khảm , Chấn <->Tốn
• Quan hệ lục sát : Càn <-> Khảm , Đoài <-> Tốn , Ly <-> Khôn , Chấn <-> Cấn
• Quan hệ Họa hại : Càn <-> Tốn , Đoài <-> Khảm , Ly <-> Cấn , Chấn <-> Khôn
• Quan hệ Thiên y : Càn <-> Cấn , Đoài <-> Khôn , Ly <-> Tốn , Chấn <-> Khảm
• Quan hệ Tuyệt Mệnh : Càn <-> Ly , Đoài <-> Chấn , Tốn <-> Cấn , Khảm <-> Khôn
• Quan hệ Phục vị : Càn <-> Càn , Đoài <-> Đoài , Ly <-> Ly , Chấn <-> Chấn , Tốn <-> Tốn , Khảm <-> Khảm , Cấn <-> Cấn , Khôn <-> Khôn
Nhìn vào phù hiệu các quẻ đơn – Dễ ràng sắp xếp chúng thành quy tắc biến đổi liên tiếp dù bắt đầu từ quẻ nào . Qua đây ta thấy ngay quy tắc trên chỉ để cho đễ nhớ không phải từ biến từng hào mà tạo ra mối quan hệ giữa các quẻ . Biến từng hào thì quẻ nọ biến thành quẻ kia , còn mối quan hệ thì sao ???
Giải thích bằng Nguyên lý Ngũ hành :
Căn cứ vào cách quy 8 quẻ hậu thiên vào 5 hành : Đoài – Càn thuộc Kim , Khảm thuộc Thủy , Cấn – Khôn thuộc Thổ , Chấn – Tốn thuộc Mộc , Ly thuộc Hỏa
Nếu lý giải các mối quan hệ trên theo quy luật sinh khắc cho ta thấy gì ?
• Quan hệ Sinh khí : có hai cặp mang hành tương sinh là Ly <-> Chấn và Tốn <-> Khảm ,hai cặp Tỵ hòa là Càn <-> Đoài và Cấn <-> Khôn
- Tại sao tương sinh và tỵ hòa lại cho là sinh khí
- Về tương sinh : Chỉ có Chấn Mộc sinh Ly Hỏa làm gì có điều ngược lại
*Quan hệ Diên niên : Có 2 cặp Tương sinh là Càn <-> Khôn và Đoài <->Cấn . Một cặp Tỵ Hòa là Chấn <-> Tốn . Một cặp tương khắc Ly <->Khảm . Vậy tại sao tương sinh , tương khắc , tỵ hòa cùng được gọi là Diên niên …..??
(Và cái Quan hệ này nhiều khi người ta còn áp dụng co việc chọn vợ gả chồng )
Nếu phân tích 6 mối quan hệ còn lại thì diễn biến cũng như vậy mà thôi và cứ theo thế thì Lý thuyết Ngũ hành không đồng nhất với học thuyết Âm Dương
Tám du tinh tuy có cát có hung , nhưng cũng chỉ ứng nghiệm theo chu kỳ . Vì tám du tinh có thuộc tính ngũ hành nên ảnh hưởng tốt xấu đến du tinh , nếu ở vào thời kỳ đương lệnh thì cường độ của nó được phát huy cực độ , ở vào thời kỳ thất lệnh thì sức mạnh của nó sẽ giảm xuống rất thấp
Tên sao ………Âm dương ngũ hành…..Can chi năm tháng đương lệnh

Sinh khí………..Dương Mộc ……………Giáp ,Ất , Hợi ,Mão , Mùi
Diên niên ……...Dương Kim…………….Canh ,Tân ,Tỵ , Dậu , Sửu
Thiên y…………Dương Thổ ……………Mậu , Kỷ , Thìn, Tuất ,Sửu , Mùi
Phục vị ………..Dương Mộc ……………Giáp , Ất , Hợi , Mão , Mùi
Tuyệt mệnh……Âm kim…………………Canh , Tân , Tỵ ,Dậu , Sửu
Ngũ quỷ………..Âm Hỏa ……………….Bính , Đinh , Dần , Ngọ , Tuất
Họa hại ………..Âm Thổ…………………Mậu , Kỷ , Thìn ,Tuất , Sửu , Mùi
Lục sát …………Âm Thủy ………………Nhâm , Quý , Thân , Tý ,Thìn
Vậy thời gian đương lệnh được tổng hợp :
Sinh khí + Phục vị ( Dương Mộc ) cùng thời gian là Giáp - Ất – Hợi – Mão – Mùi

Diên niên (Dương Kim ) – Tuyệt mệnh ( Âm Kim ) cùng thời gian là Canh –Tân – Tý – Dậu – Sửu
Thiên y ( Dương Thổ ) – Họa hại (Âm Thổ ) cùng thời gian là Mậu – Kỷ - Thìn -Tuất – Sửu - Mùi
Riêng Lục sát (Âm thủy ) thời gian là Nhâm – Quý – Thân - Tý – Thìn
 

Tuetvnb

Administrator
NGUYÊN TẮC HÌNH THÀNH BỐ CỤC ĐÔNG TỨ TRẠCH - TÂY TỨ TRẠCH

Đông Tứ trạch : Khảm - Ly - Chấn - Tốn
Tây Tứ Trạch : Càn – Khôn – Cấn – Đoài


Quái lý hình thành Đông-Tây tứ trạch, gồm có 3 nguyên tắc chính:

1. Quy luật tương sinh của Ngũ hành :


Lấy tiên thiên quái, phối với số Lạc thư thì có :

Càn-Khôn-Cấn-Đoài tương ứng với số Lạc Thư : 9-1-6-4
Khảm-Ly-Chấn-Tốn tương ứng với số Lạc Thư : 7-3-8-2

Phối ngũ Hành tiên thiên:

1 – 6 là thủy ở phương Bắc;
4 – 9 là Kim ở phương Tây.
2 – 7 là hỏa ở phương Nam;
3 – 8 là Mộc ở phương Đông.

Cho nên :

1 – 6 – 4 – 9 là Kim Thủy tương sinh (phối thành Tây Tứ)
2 – 7 – 3 – 8 là Mộc Hỏa tương sinh (phối thành Đông Tứ)

2. Quy luật Sinh thành của Hà Đồ-Lạc Thư :


Ta vẫn biết, trong cấu trúc Lạc Thư :

Thiên nhất sinh Thủy, Ðịa lục thành chi.
Ðịa nhị sinh Hỏa, Thiên thất thành chi.
Thiên tam sinh Mộc, Ðịa bát thành chi.
Ðịa tứ sinh Kim, Thiên cửu thành chi.
Thiên ngũ sinh Thổ, Ðịa thập thành chi.


(Số Trời 1 sinh Thủy, thành số Ðất 6.
Số Ðất 2 sinh Hỏa, thành số Trời 7.
Số Trời 3 sinh Mộc, thành số Ðất 8.
Số Ðất 4 sinh Kim, thành số Trời 9.
Số Trời 5 sinh Thổ, thành số Ðất 10)

Ngũ Hành ứng với các cặp số Sinh Thành có vị trí Tiên Thiên có phương vị:

1-6: Hành Thủy, phương Bắc.
2-7: Hành Hỏa, phương Nam.
3-8: Hành Mộc, phương Ðông.
4-9: Hành Kim, phương Tây.
5-10: Hành Thổ, ở Trung Tâm.

Phối vào Quái lý thì có :

Tây Tứ Trạch : Càn-Khôn-Cấn-Đoài :


Càn 9 với Đoài 4 -> Thiên Địa sinh thành
Khôn 1 với Cấn 6 -> Thiên Địa sinh thành

Càn 9 với Khôn 1 -> Thiên Địa hợp thập
Đoài 4 với Cấn 6 -> Thiên Địa hợp thập

(Hợp thập là quan hệ phối hợp viên mãn của vũ trụ)

Càn 9 với Cấn 6 -> Phối ngũ trung, Âm Dương giao cấu
Khôn 1 với Đoài 4 -> Phối ngũ trung, Âm Dương giao cấu

Đông Tứ Trạch : Ly-Khảm-Chấn-Tốn :

Khảm 7 với Tốn 2 -> Thiên Địa sinh thành
Ly 3 với Chấn 8 -> Thiên Địa sinh thành

Khảm 7 với Ly 3 -> Thiên Địa hợp thập
Chấn 8 với Tốn 2 -> Thiên Địa hợp thập

Khảm 7 với Chấn 8 -> Phối ngũ trung, Âm Dương giao cấu
Ly 3 với Tốn 2 -> Phối ngũ trung, Âm Dương giao cấu

Tất cả các quẻ trong Đông-Tây khi phối trong từng nhóm đều được Sinh Thành, Hợp thập, Âm dương giao cấu.

3. Quy luật Âm dương tương phối :


Theo Tiên Thiên Quái :

Càn Đoài = lão Dương; Khôn Cấn = lão Âm.
Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài = lão Dương phối lão Âm (Nguyên tắc Lão Phối Lão)

Tốn Khảm = thiếu Dương; Chấn Ly =thiếu Âm.
Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm (Nguyên tắc Thiếu Phối Thiếu)

Quan hệ trong Đông-Tây tứ là quan hệ : “Lão phối lão - thiếu phối thiếu - âm dương tương phối”


Chính vì các lý này, cho nên Đông Tứ thì hợp với Đông Tứ, Tây Tứ thì hợp với Tây Tây Tứ, vì trong Đông Tứ hoặc Tây Tứ là các quan hệ hài hòa NGŨ HÀNH TƯƠNG SINH – THIÊN ĐỊA SINH THÀNH – ÂM DƯƠNG TƯƠNG PHỐI. Đó chính là Nguyên tắc sắp xếp hình thành nên Đông Tứ Trạch và Tây Tứ Trạch. Lấy Quái lý của Tiên thiên quái làm THỂ, lấy phương vị Hậu thiên quái làm DỤNG, là nền tảng của phái Bát trạch phong thủy.
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Dạ, em xin được giải đáp về nguyên lí phân 9 sao năm thành ra đông 4 mệnh và tây 4 mệnh cho nam và nữ ạ.
 
Top