Tam hợp thủy pháp

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Theo Thẩm Trúc Nhưng thì
Càn nạp Giáp, Nhâm
Khôn nạp Ất, Quý
Li nạp Kỉ, không nạp Nhâm
Khảm nạp Mậu, không nạp Quý.
Cách quy 24 sơn vào quái của TTN nêu là theo phái Tam Hợp. Kính mong thầy, các bác, các bạn đôi chút hướng dẫn.
 

Tuetvnb

Administrator
Phép nạp giáp nêu trên không dùng để quy 24 sơn vào quái. Vì 24 sơn không có Mậu Kỷ (Mậu Kỷ thuộc trung cung).

Nạp giáp có nhiều cách thức, nhưng thông dụng là phép nạp giáp Ngu phiên (nguyệt thể), dùng trong dịch học để quy Thập Can về bát quái, do Can có 10, mà quái có 8, nên phát sinh trường hợp Càn, Khôn nạp thêm Nhâm Quý.

Còn phép thông dụng thứ 2 là phép nạp giáp Hỗn thiên, là phép dùng trong Tam hợp phái để quy 24 sơn về quái. Trong phép đó, Càn không nạp cho Nhâm, Không không nạp cho Quý, Ly không nạp cho Kỷ và Khảm không nạp cho Mậu.

Chắc bị lẫn đâu đó, kiểm tra lại xem.
 
Last edited by a moderator:

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Đúng là có nhầm lẫn, sách viết quy quái tiên thiên, rồi chiếu sang hậu thiên, long Nhâm thì Nhâm nạp ở cung Ly (quẻ tiên thiên là Kiền, Kiền nạp Nhâm), nên lấy hướng Ngọ (phái tam hợp cho ngọ là dương) là dương tinh ròng để tương phối, gọi là Khảm Ly tương giao vậy. Nếu thế thì: Li nạp Giáp, Nhâm, Khảm nạp Ất, Quý, Chấn nạp Kỉ, Đoài nạp Mậu. Không hiểu khái niệm Khảm Ly tương giao của Tam hợp là thế nào.

Bản dịch viết: ...âm tinh ròng, dương tinh ròng tự có ở nguyên vận, chẳng phải phép tắc cứng nhắc như vậy. Câu này có 2 ý, ý 1 là TTN hiểu quy quái của Tam Hợp sai theo như em đã trích, ý 2 là ám chỉ sao toạ, sao hướng bay ngược (âm), bay xuôi (dương) mới là âm dương đích thực của 24 sơn (ví dụ sơn Tí, vận 1+, 2-, 3+, 4-, 5-, 6+, 7-, 8+, 9-).
 
Last edited by a moderator:

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Em chưa hiểu đoạn
+ Hợi Mão Mùi, Càn Giáp Đinh –Mộc khí
+ Dần Ngọ Tuất, Cấn Bính Tân –Hỏa khí
+ Tỵ Dậu Sửu, Tốn Canh Quý –Kim khí
+ Thân Tý Thìn, Khôn Nhâm Ất –Thủy Khí
.
Tam hợp cục Địa chi
Ví dụ Dần Ngọ Tuất thì : Dần Thủy đến , Ngọ là hướng , Tuất thủy đi ( Dương Hỏa )
.......Tỵ Dậu Sửu thì ...: Tỵ Thủy đến , Dậu là hướng , Sửu thủy đi (Dương Kim )
Tam hợp Bát Can Tứ duy
Cũng tương tự như trên : Cấn Bính Tân là Âm Thủy chứ không phải Hỏa khí
Vài điều như vậy để bạn tham khảo
 

Tuetvnb

Administrator
Tam hợp cục Địa chi
Ví dụ Dần Ngọ Tuất thì : Dần Thủy đến , Ngọ là hướng , Tuất thủy đi ( Dương Hỏa )
.......Tỵ Dậu Sửu thì ...: Tỵ Thủy đến , Dậu là hướng , Sửu thủy đi (Dương Kim )
Tam hợp Bát Can Tứ duy
Cũng tương tự như trên : Cấn Bính Tân là Âm Thủy chứ không phải Hỏa khí
Vài điều như vậy để bạn tham khảo
Trong bài viết đã chỉ rõ là "Dụng Song Sơn tam hợp ngũ hành". Tra cứu lại lý thuyết về "Song Sơn tam hợp ngũ hành" thì sẽ rõ.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
I'm not sure



( phản phúc hoàng tuyền kị nước hướng đó đến )

Canh Đinh, Khôn thượng thị Hoàng Tuyền

Khôn hướng , Canh Đinh bất khả ngôn

Ất Bính tu phòng Tốn thũy tiên

Tốn hướng, Ất Bính họa diệc nhiên

Giáp Quý hướng trung hưu kiến Cấn

Cấn kiến Giáp Quý hung bá niên

Tân Nhâm thũy lộ phạ đương kiền

Kiền hướng Tân Nhâm họa mạn thiên

Lập huyệt khai môn nhằm hướng đó có nước đến chủ sát

nhân, xuyên tỉnh (đào giếng) nhằm hướng đó củng bị vậy.

Hưóng hoàng tuyền có cửa đối diện hoặc không khuyết,

hoặc đường mương rõ hay kín, góc nhọn nhà, đường lộ

hay cột cờ ngay trước nhà, một khi năm Đô thiên tới sơn

thì tai họa đến nhanh , cửa dù mở Phúc Đức củng vẩn bị .
 

Tuấn Anh

Thành viên tâm huyết
Có bài thơ về hoàng tuyền thủy sát của cổ nhân mà cho đến nay không ít người nhầm lẫn , và không hiểu về cách tính về nó, ngay cả người nghiên cứu sâu về phong thủy vẫn cứ nhầm lẫn nguy hiểm về vấn đề này
Tại sao lại là - Canh đinh khôn hướng thị hoàng tuyền ?
Cổ nhân chỉ nói là hướng canh đinh , nếu gặp nước ở phương khôn chaỷ đến thì bị hoàng tuyền thủy sát, nhưng ngừoi đời nay có mấy người hiểu nghĩa của nó đâu, ý nghĩa đúng bản chất của câu này là:
nhà cửa hay mồ mả nếu lập hướng Canh, Đinh, thì ta phải hiểu là ngược lại với hướng là sơn , canh hướng thì sơn giáp, đinh hướng thì sơn quý, vậy Tọa giáp tính khởi trường sinh tại hợi, đế vượng tại mão , mộ tại mùi, TUYỆT TẠI THÂN, mà trong bát quái phong thủy thì khôn thân là song sơn ngũ hành , khôn thân đồng một nhà , vậy nhà hướng Canh, gặp khôn thân là vị trí tuyệt của sơn Giáp nên mới nói là hoàng tuyền thủy sát
Nhà hướng Đinh thì tọa sơn Quý, vậy quý là âm can nên khởi trường sinh tại mão, đế vượng tại Hợi, mộ tại Mùi, tử tại thân, vậy nhà hướng Đinh thì đương nhiên là Sơn Quý thì Quý tử tại thân , vậy thơ mới nói là : đinh canh khôn hướng thị hoàng tuyền
Do đó lấy một câu quyết trên để giải nghĩa cách tính khởi trường sinh của ngũ hành quá rõ ràng
Nhưng người xưa làm thơ để cho người sau dễ học dễ nhớ nên khó nói chi tiết được, nên hiện nay tôi thấy có quá nhiều người không hiểu đúng bản chất ,
ngay cả sách PT của Cụ Việt Hải, sách Cụ viết rất bổ ích, phải công nhân là cụ sưu tầm rất nhiều , nhưng đến khi đọc phần giải thích về Hoàng tuyền thủy thì tôi thấy Cụ giải thích không đúng, ngay cả quan điểm Tọa Không hướng mãn tôi thấy cụ cũng chưa giải thích thấu đáo , vì tọa không triều mãn là cách sơn điên thủy đảo dựa vào huyền không tam nguyên, nếu ai không nghiên cứu kỹ huyền không cứ theo thuyết tọa không triều mãn ở bình dương thì thật là tai họa.
qua ví dụ như trên, nếu ai không hiểu bản chất thì chỉ kiêng kị y xì như trong thơ , nghĩa là trong bài quyết thì mỗi hướng chỉ tránh có một vị trí trong mỗi câu thơ, hoặc là tử, hoặc là tuyệt, vì vậy nếu ta hiểu cách khởi trường sinh của ngũ hành dựa theo tọa sơn thì sẽ biết được đâu là sinh, vượng để mở cửa, cho nươc chảy đến, đâu là suy, bệnh , tử,mộ, tuyệt, để cho nước chảy đi.
Sau đây là bài thơ đầy đủ về hoàng tuyền thủy sát
Đinh canh khôn hướng thị hoàng tuyền
Khôn hướng đinh canh thiết mạc ngôn
Tốn hướng kỵ hành ất bính thương
Ât bính tu phòng tốn thủy tiên
Giáp quý hướng trung ưu kiền cấn
Cấn phùng giáp quý họa liên liên
Tân nhâm kiền lộ tối nghi kỵ
Kiền hướng tân nhâm họa diệt nhiên
Bài thơ trên đây đều lấy lập hướng để tránh hoàng tuyền thủy sát, nhưng để hiểu bản chất thì ta phải lấy hướng tọa để khởi trường sinh, cách khởi trường sinh thì y nguyên như trong Tử Bình, ( âm sinh dương tử, dương sinh thì âm tử ) từ đó ta sẽ biết được chỗ nào là sinh vượng thì mở cửa, cho nước chaỷ đến, còn chỗ nào suy, bệnh, tử, mộ tuyệt thì cho nước chảy đi
về bát quái thì cùng nhà, hay cùng một tính chất ngũ hành như nhâm tý là một , quý sửu , cấn dần, giáp mão....
 
Top