Tam hợp thủy pháp

Tuetvnb

Administrator
TAM HỢP THỦY PHÁP

Thủy Pháp – yếu tố tối trọng trong phép lập hướng của Địa Lý. Nếu không biết về Thủy pháp thì coi như chưa học địa lý vậy.

Đối với Tam họp phái, thì Thủy Pháp vận dụng phép thu nạp của Bát can trường sinh ngũ hành. Phân làm 8 cục âm dương gồm :

+ Giáp Mộc khí (Dương cục) - Ất Mộc khí (Âm cục)
+ Bính Hỏa khí (Dương cục) - Đinh Hỏa khí (Âm cục)
+ Canh Kim khí (Dương cục) – Tân Kim khí (Âm cục)
+ Nhâm Thủy Khí (Dương cục) - Quý Thủy khí (Âm cục)

Dụng Song sơn Tam hợp Ngũ hành, trong đó :

+ Hợi Mão Mùi, Càn Giáp Đinh –Mộc khí
+ Dần Ngọ Tuất, Cấn Bính Tân –Hỏa khí
+ Tỵ Dậu Sửu, Tốn Canh Quý –Kim khí
+ Thân Tý Thìn, Khôn Nhâm Ất –Thủy Khí

Tùy theo nước thuận toàn hay nghịch toàn mà khởi Thập nhị thần :

+ Mộc khí : Dương cục khởi Trường sinh tại Hợi, Âm cục khởi Trường sinh tại Ngọ
+ Hỏa khí : Dương cục khởi Trường sinh tại Dần, Âm cục khởi Trường sinh tại Dậu
+ Kim khí : Dương cục khởi Trường sinh tại Tỵ, Âm cục khởi Trường sinh tại Tý
+ Thủy khí : Dương cục khởi Trường sinh tại Thân, Âm cục khởi Trường sinh tại Mão

Nguyên tắc của Phép thu nạp của Tam hợp thủy pháp, là thu lấy Sinh Vượng, phóng tại Tử Tuyệt. Dụng Phùng Châm Thiên Bàn, nạp thủy tại minh đường. Sẽ phát sinh nhiều trường hợp cụ thể khác nhau như Chính Sinh hướng, Chính vượng hướng, tự sinh hướng... cũng có thể chế phép “tá khố” mượn cục để tiêu thủy.
 

Tuetvnb

Administrator
Đồ hình Bát cục âm dương

Ất Mộc khí



Bính Hỏa khí



Canh Kim khí



Đinh Hỏa khí



Giáp Mộc khí



Quý Thủy khí



Tân Kim Khí



Nhâm Thủy khí

 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Đánh dấu chủ đề , sẵn tặng bạn cái la bàn tiếng Việt .
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hướng canh (+kim), hướng đinh (-hoả) – hoàng tuyền tại khôn (lâm quan, mộc dục)
Hướng khôn hoàng tuyền tại canh, đinh
Hướng ất (-mộc), hướng bính (+hoả) – hoàng tuyền tại tốn (mộc dục, lâm quan)
Hướng tốn hoàng tuyền tại ất, bính
Hướng giáp (+mộc), hướng quý (-thuỷ) – hoàng tuyền tại cấn (lâm quan, mộc dục)
Hướng cấn hoàng tuyền tại giáp, quý
Hướng tân (-kim), hướng nhâm (+thuỷ) – hoàng tuyến tại càn (mộc dục, lâm quan)
Hướng càn hoàng tuyền tại tân, nhâm
(Bát trạch Minh kính, bản dịch)

Em chưa hiểu đoạn
Dụng Song sơn Tam hợp Ngũ hành, trong đó :

+ Hợi Mão Mùi, Càn Giáp Đinh –Mộc khí
+ Dần Ngọ Tuất, Cấn Bính Tân –Hỏa khí
+ Tỵ Dậu Sửu, Tốn Canh Quý –Kim khí
+ Thân Tý Thìn, Khôn Nhâm Ất –Thủy Khí

Hướng khôn hoàng tuyền tại canh, đinh
Hướng tốn hoàng tuyền tại ất, bính
Hướng cấn hoàng tuyền tại giáp, quý
Hướng càn hoàng tuyền tại tân, nhâm
Em cảm ơn thầy nhiều.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Dạ, em chỉ hiểu được là hướng thuộc 8 can hoàng tuyền ở vị trí 4 duy. Chưa hiểu vì sao hướng thuộc 4 duy hoàng tuyền ở vị trí 8 can.

Hai là, em chép phần giải thích ra đây mấy câu em không hiểu.
"Dòng nước xuất phát từ phương thin, chảy đến phương đinh là cát; dòng nước xuất phát từ phương đinh, chảy đến phương khôn là hung.
Dòng nước xuất phát từ phương sửu, chảy đến phương ất là cát; dòng nước xuất phát từ phương ất, chảy đến phương tốn là hung.
Dòng nước xuất phát từ phương tuất, chảy đến phương quý là cát; dòng nước xuất phát từ phương quý, chảy đến phương cấn là hung."
 
Last edited by a moderator:

iHi

Moderator
Phía trên thầy Tuệ đã nhắc rồi, bạn dontsayloveme cứ theo đó mà triển khai sẽ thấy.
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Thấy có chỗ trình bầy vòng trường sinh như thế này

thì thứ tự lại là quý -mộc, giáp +mộc, ất -hoả, bính +hoả, đinh -kim, canh +kim, tân -thuỷ, nhâm +thuỷ.
Nhờ bạn iHi giải đáp giúp.
 
Last edited by a moderator:

iHi

Moderator
Bạn dontsay thông cảm bỏ quá, iHi đang ở bước đầu giai đoạn học hỏi.
 

Tuetvnb

Administrator
Bạndontsayloveme2 đang lẫn giữa các lý thuyết khác nhau.

Phong thủy có nhiều trường phái, nhiều lý thuyết. Nên phân biệt cho rõ ràng, nếu không rất dễ rơi vào tình trạng lấy cái của môn này, gán cho môn kia, sẽ bị loạn lên.

Bảng trên là do thống kê LONG MẠCH BÁT ĐẠI CỤC, của Long Pháp. Bạn đang lẫn sang lý thuyết của TAM HỢP THỦY PHÁP. Bạn đã lấy cục của LONG GIA NGŨ HÀNH, đi gán cho thủy pháp -> nhầm lẫn lớn!

(Thực ra, cái phần Long mạch bát cục được đề cập đến trong 1 số sách địa lý - là trường hợp chi tiết của Tam Hợp Thủy Pháp, nhưng phân ra các sơn, cục chi tiết khác nhau. Ngay trong phần này người ta cũng không nói đến cách làm như bạn đang làm!!!)

Trích dẫn :"....

- Dương Mộc cục: Long mạch ở hướng Giáp kết huyệt phải quay đầu về hướng Hợi. Dòng nước từ hướng Quý bao bọc ngoại minh đường, chảy đến hướng Mùi thì chảy đi.

- Âm Mộc cục: Long mạch ở hướng Quý kết huyệt phải quay đầu về hướng Mão. Dòng nước từ hướng Giáp (hướng 6) bao bọc ngoại minh đường, chảy đến hướng Mùi thì chảy đi.

....."

Đọc đoạn trên, thì Long mạch ở hướng Quý, khi kết huyệt quay về hướng Mão, vậy phải lấy hướng Mão làm phương vị để xác định thủy cục chứ! Hợi-Mão-Mùi là Mộc Cục! theo Song Sơn thì Giáp-Mão chung gốc, nên là Giáp Mộc Khí - ứng với Mộc Dương cục!!! Đọc sách thì phải luận như thế, chứ lại lấy Long gán cho Hướng thì tức là đọc mà chưa hiểu vậy!


Phần Bạch hạc minh giải thích về "Nhị thập tứ sơn song song khởi" sai bét. Thẩm trúc nhưng viết cuốn Thẩm thị Huyền không mới chỉ được mỗi phần Ai tinh pháp, còn lại thì rất nhiều kiến thức của Huyền Không chưa nắm được.

Nhất là lại thêm phần vấn đáp của Bạch Hạc Minh vào, làm người đọc rối loạn. SONG SƠN TAM HỢP NGŨ HÀNH vốn là sản phẩm của Tam Hợp phái, đem lý thuyết Huyền không ra mà giải thích rồi gán "song song khởi" = "sơn sơn khởi" thì thực là không biết gì về Tam Hợp phái cả, ĐẠI MAN vậy!. Khi xem cuốn này, tôi chỉ thấy được mỗi phần Ai tinh pháp, an phi tinh, còn lại bí quyết Huyền không rất nhiều thiếu sót và sai lầm. Khi đọc sách cũng cần phải chọn lọc.
 
Last edited by a moderator:

linhanh

Thành viên tâm huyết
Thấy có chỗ trình bầy vòng trường sinh như thế này

thì thứ tự lại là quý -mộc, giáp +mộc, ất -hoả, bính +hoả, đinh -kim, canh +kim, tân -thuỷ, nhâm +thuỷ.
Nhờ bạn iHi giải đáp giúp.
Anh tài sơ trí thiển cũng xin cố gắng trả lời câu hỏi của cậu giùm ihi . Chứ có 1 số người chưa thấu hiểu . Trả lời vòng vo .
Cái bảng trường sinh ở trên cụ Tả - ao trong chương nói về thủy pháp cụ đã nhắc sơ qua về bảng này . Và đây là chương thủy pháp của cụ ( Cụ Tả - ao được làng địa lý VN phong thánh hồi thế kỷ 14 )
Chương thủy pháp vắn tắt đó đây :
CHƯƠNG THỨ BẢY
THỦY PHÁP
73. Muốn sinh: tử tức, vượng nhân.
74. Thì tim sinh vị bản thần triều lai
75. Muốn thăng: quan tước, lộc tài
76. Thì tìm Vượng vị, thủy lai hội đường.
77. Cứ nơi mạch ấy cho tường
78. Tả thuận hữu nghịch, đôi đường cho thông.
79. Lập huyệt, tọa hướng, mới dùng
80. Cứ phép bão lại, Huyền Không Ngũ Hành.
81. Cứ như thủy pháp Nang Kinh
82. Kim, Mộc, Thủy, Thổ thông minh như lề
83. Năm hành phỏng luận mộc vi
84. Bính mộc Giáp, Ất, Giáp thì mộc dương
85. Ất là âm mộc đã tường
86. Phỏng đây suy biết âm dương ngũ hành.
87. Cứ đó mà khởi tràng sinh.
88. Giáp sinh tại Hợi, Ất dành Ngọ cung
89. Hợi thuận, Ngọ nghịch hai dòng.
90. Hẳn còn xuôi ngược cho thông một vì
91. Nước sinh nước vượng chầu về
92. Nước Tử, nước Tuyệt chảy đi mặc lòng.
93. Cứ hướng làm chủ bản cung
94. Kim, Mộc, Thủy, Hỏa cho thông hướng nào.
95. Nhất thì được nước sinh vào
96. Nhì thì được nước khắc vào hướng ta
97. Mong sao sinh khắc đến ta.
98. Là nước ấy có ích chí ta hòa dùng.
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Áng văn nôm giá trị về thủy pháp này, sau trên nhiều năm nghiền ngẫm, suy
nghĩ cách diễn giải, chúng tôi nghĩ rằng với tất cả sự cố gắng, chúng tôi chỉ có thể giải
thích được bằng phương pháp sau đây:
1. Trước tiên giải thích các định nghĩa từng câu riêng biệt.
2. Sau nữa mới giải thích tinh thần cả đoạn văn, kèm thêm ví dụ.
Nào trước tiên chúng ta hãy giải thích các định nghĩa từng câu riêng biệt:
73. Muốn sinh: Tử Tức, Vượng nhân.
Muốn đất kết về đinh, muốn nhiều con đỗ đạt.
74. Thì tìm sinh vị, bản thần triều lai
Thì chọn huyệt ở hướng Tràng sinh của thủy.
75. Muốn thăng: Quan tước, lộc tài.
Muốn làm quan to và muốn có nhiều tài lộc.
76. Thì tìm vượng vị, thủy lai hội đường.
Thì phải tìm huyệt ở hướng Đế vượng của thủy.
77. Cứ nơi mạch ấy cho tường
Phải hiểu rõ cả mạch của long, lẫn mạch của thủy.
78. Tả thuận, hữu nghịch, đôi đường cho thông.
Phải hiểu rõ rệt thủy (cũng như long đã nói ở trên) như sau:
a). Nước chảy từ trái sang phải (theo chiều kim đồng hồ quay), (nhìn ở trước
huyệt) là dương thủy hay thủy tả thuận hay thủy tả toàn, hay hữu thủy đảo tả.
b). Nước chảy từ phải sang trái (theo ngược chiều kim đồng hồ quay), (nhìn ở
trước huyệt) là âm thủy hay thủy hữu nghịch hay thủy hữu toàn, hay tả thủy đảo hữu.
79. Lập huyệt, tọa hướng mới dùng.
Thủy pháp quan trọng cho sự lập huyệt (ấn định huyệt nằm đâu) và tọa hướng
(huyệt ngồi đâu mà nhìn vào đâu).
80. Cứ phép bão lai, huyền không ngũ hành.
Ngoài hướng sinh và hướng vượng của huyệt, lại còn hướng của thủy bão lại ở
trước huyệt. Thủy bão là khúc sông hay suối, ngồi ôm vòng ở trước huyệt. Ta có thể
dùng thủy pháp theo Dương công hay Thủy pháp theo Huyền Không ngũ hành.
81. Cứ như thủy pháp năng kinh
Nang Kinh là sách Thanh nang kinh về địa lý cổ của Trung Hoa, có nói về phép
thủy pháp đúng nhất (sau này có thủy pháp Nang Kinh giả và thủy pháp của các loại
sách tên khác nói bậy bạ làm nhiều người lầm).
82. Kim Mộc Thủy Hỏa Thông minh như lề.
Muốn biết thủy pháp, trước hết phải biết đất kết thuộc về cuộc long gì. Chỉ có 4
cuộc long là:
1. Kim cuộc long
2. Mộc cuộc long
3. Thủy cuộc long
4. Hỏa cuộc long
1Nếu khi ngồi ở huyệt mà thấy thủy khẩu phóng về hướng Đông (Quý, Sửu,
Cấn, Dần, Giáp, Mão) thì long từ hướng Tây đến. Mà từ hướng Tây long đến, chính là
Kim cuộc long.
2. Nếu khi ngồi ở huyệt mà thấy thủy khẩu phóng về hướng Tây (Đinh, Mùi,
Khôn, Thân, Canh, Dậu) thì long ở hướng Đông đến. Mà từ hướng đông long đến,
chính là Mộc cuộc long.
3. Nếu khi ngồi ở huyệt, mà thấy thủy khẩu phóng về hướng Nam (Ất, Thìn, Tốn,
Tỵ, Bính, Ngọ) thì long ở hướng Bắc đến. Mà từ hướng Bắc long đến, chính là Thủy
cuộc long.
4. Nếu khi ngồi ở huyệt, mà thấy Thủy khẩu phóng về hướng Bắc (Tân, Tuất,
Càn, Hợi, Nhâm, Tý) thì long từ hướng Nam đến. Mà từ hướng Nam long đến, chính
là Hỏa cuộc long.
Trên đây chỉ nói về đại cuộc còn tiểu cuộc có khi không luận theo như trên. Sau
đó, khi tầm long vài chục bận quý vị sẽ rõ.
83. Năm hành phỏng luận một vì
Phải biết luận ngũ hành theo can và chi:
a). Can Giáp là dương mộc.
Can Ất là âm mộc.
Can Bính là dương hỏa.
Can Đinh là âm hỏa.
Can Canh là dương kim.
Can Tân là dương kim
Can Nhâm là dương thủy
Can Quý là âm thủy
Can Mậu là dương thổ
Can Kỷ là âm thổ.
(Can Mậu và Kỷ không dùng để luận long, vì không có thổ long).
b). Chi Dần là dương mộc.
Chi Mão là âm mộc.
Chi Tỵ là âm hỏa
Chi Ngọ là dương hỏa
Chi Thân là dương kim
Chi Dậu là âm kim
Chi Hợi là âm thủy
Chi Tý là dương thủy
Chi Thìn Tuất là dương thổ
Chi Sửu Mùi là âm thổ.
(Thìn Tuất Sửu Mùi không dùng để luận long vì không có thổ lon).
84. Bính Mộc Giáp Ất, Giáp thì mộc dương
85. Ất là âm mộc đã tường
Nếu bình luận Mộc cuộc thì dùng Giáp và Ất. Nếu gọi là Giáp mộc tức là dương
mộc (Ất là âm mộc).
86. Phỏng đây suy biết âm dương, ngũ hành.
Theo cách gọi đó sẽ biết âm hay dương và có hành kim hay hành mộc, hành
thủy hay hành hỏa (ngũ hành).
Như trên đã nói, nếu ta thấy:
Giáp mộc là dương mộc (tính xuôi)
Ất mộc là âm mộc (tính ngược).
Bính hỏa là dương hỏa (tính xuôi)
Đinh hỏa là âm hỏa (tính ngược).
Canh kim là dương kim (tính xuôi)
Tân kim là âm kim (tính ngược).
Nhâm thủy là dương thủy (tính xuôi)
Quý thủy là âm thủy (tính ngược).
87. Cứ đó mà khởi tràng sinh
Cứ theo đó mà khởi từ tràng sinh, rồi đến Mộc dục, Quan đới, Lâm quan, Đế
vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
88. Giáp sinh tại Hợi, Ất dành Ngọ cung.
Ví dụ:
a). Nếu là dương mộc thì:
1. Tràng sinh ở Càn Hợi
2. Mộc dục ở Nhâm Tý
3. Quan đới ở Quý Sửu
4. Lâm quan ở Cấn Dần
5. Đế vượng ở Giáp Mão
6. Suy ở Ất Thìn
7. Bệnh ở Tốn Tỵ
8. Tử ở Bính Ngọ
9. Mộ ở Đinh Mùi
10. Tuyệt ở Khôn Thân
11. Thai ở Canh Dậu
12. Dưỡng ở Tân Tuất.
b). Nếu là âm mộc thì đi nghịch:
1. Tràng sinh ở Bính Ngọ (Ất dành Ngọ Cung).
2. Mộc dục ở Tốn Tỵ
3. Quan đới ở Ất Thìn
4. Lâm quan ở Giáp Mão
5. Đế vượng ở Cấn Dần
6. Suy ở Quý Sửu
7. Bệnh ở Nhâm Tý
8. Tử ở Càn Hợi
9. Mộ ở Tân Tuất
10. Tuyệt ở Canh Dậu
11. Thai ở Khôn Thân
12. Dưỡng ở Đinh Mùi.
89. Hợi thuận ngọ nghịch mới dùng
Nếu tràng sinh của mộc mà ở Hợi, ta cho đi thuận, còn nếu tràng sinh của mộc
mà ở Ngọ, ta cho đi nghịch.
90. Hẳn còn xuôi ngược, cho thông một vì.
Cứ tính xuôi ngược như thế cho thông đi, trên là mới tính có Mộc cuộc. Ta lại
còn phải tập tính cả:
Kim cuộc
Hỏa cuộc
Thủy cuộc nữa
Cũng theo phép như của Mộc cuộc vừa nói, cho thật thông thì ra ngoài đồng mới
tầm long, điểm huyệt nhanh được.
91. Nước sinh nước vượng chầu về.
Cứ đến chỗ nào là tràng sinh hay đế vượng của thủy mà có nước chầu về hay
có nước tụ là ta được nước sinh hoặc nước vượng cho huyệt.
92. Nước tử, nước tuyệt chảy đi mặc lòng.
Nước Tử và nước tuyệt là xấu nhất không được tụ, không được đến mà phải để
cho nó chảy đi. Khi điểm huyệt ta thu sinh, vượng và tránh tử tuyệt của nước cho
khéo.
Cụ Tả Ao gọi là:
Thu: minh sinh, phóng: ám tử.
Cụ có câu thơ về việc này như sau:
Minh Sinh, Ám tử, vô di
Coi đi coi lại, quản chi nhọc nhằn.
Có nghĩa là:
Phải thu nước sinh vượng, phóng nước Tử tuyệt.
Phép này quan trọng không di dịch được.
Phải chịu khó nhọc coi đi lại cho kỹ, cho chắc chắn. Bởi đất kết do long mà họa
phúc lại do thủy.
93. Cứ hướng làm chủ bản cung
Phải lấy hướng huyệt làm chủ (Theo phép của Huyền không ngũ hành).
94. Kim mộc thủy thổ chô thông hướng nào.
Ví dụ hướng huyệt mà hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì ta phải chọn nước
hướng nào? Và chọn làm sao?
Ta chọn như dưới đây:
95. Nhất thì được nước sinh vào
Nhất thì hướng thủy phóng phải sinh hướng huyệt (theo huyền không ngũ hành).
96. Nhì thì được nước khắc vào hướng ta.
Nhì thì hướng thủy phóng phải khắc hướng huyệt (theo huyền không ngũ hành).
97. Mong sao sinh khắc đến ta
Chỉ cần sinh nhập (nước sinh hướng huyệt), hoặc khắc nhập (nước khắc hướng
huyệt).
98. Là nước ấy có ích chi ta hòa dùng.
Ngoài thủy pháp của Dương công ta chỉ nên dùng loại thủy pháp của Huyền
không ngũ hành đó mà thôi. Trừ Dương công thủy pháp chỉ loại nước đó mới hữu ích.
Thật ra trường hợp đặc biệt mới dùng đến phép Huyền không Ngũ hành. Chỉ nên cố
gắng dùng Dương công thủy pháp.
- Quý vị đọc đến đây cũng vẫn chưa dùng được nếu không hiểu điều bí hiểm của
Huyền Không ngũ hành sau đây:
Phép ngũ hành thường ta có:
Bính là hỏa Ngọ là hỏa.
Giáp Ất là mộc v.v...
Còn phép ngũ hành của Huyền Không khác ngũ hành thường như sau:
Ất Dậu Bính Đinh nguyên thuộc Hỏa.
Kiền Khôn Mão Ngọ Kim đồng tọa
Hợi Quý Cấn Giáp thị Mộc thần
Dần Thân Tân Tốn Kiêm Tý Tỵ
Hợp dữ Thìn Nhâm bát Thủy thần.
Dịch nghĩa:
Theo huyền không ngũ hành thì:
Ất Dậu Bính Đinh hành hỏa
Kiền Khôn Mão Ngọ hành kim
Hợi Quý Cấn Giáp hành mộc.
Dần, Thân, Tân, Tốn, Tý, Tỵ, Thìn, Nhâm hành thủy
Có phép chỉ dùng huyền không ngũ hành cho hướng huyệt và hướng thủy khẩu,
lại có phép dùng cho cả nước lại và nước triều. Chúng tôi sẽ giải thích nó kỹ lưỡng
sau này, ở những bộ sách kế tiếp.
Nhưng nếu biết coi phép Hồng Phạm Ngũ Hành ta sẽ biết năm nào thì kết phát.
Đây là đi đến chỗ cao và bí hiểm nhất của khoa địa lý. Các vị chân sư truyền dạy
cho chúng tôi không muốn chúng tôi phổ biến những bí hiểm như vậy quá rộng rãi,
mà chỉ được truyền cho những vị nào mà được các chân sư xét là đáng.
Thật ra, không phải là các Chân sư muốn cho khoa địa lý sẽ thất truyền, mà thật
ra các vị đó sợ đời học chưa đến nơi đến chốn, đã vội hành nghề, sẽ có nhiều sai
nhầm, và như thế dĩ nhiên là có hại cho người xin để đất, tổn phúc cho thầy để đất,
người truyền cũng có phần nào ân hận. Để dung hòa hai quan niệm mâu thuẩn nhau
như trên, chúng tôi sẽ tìm cách lưu lại bí mật đó cho đời sau, bằng cách mỗi sách
chúng tôi cho vào một số bí quyết. Các vị nào có tâm đạo, chỉ muốn biết khoa địa lý
để báo hiếu cho cha mẹ, mà không hề có tham vọng hành nghề địa lý để kiếm ăn, sẽ
gặp rất nhiều cơ duyên để thành đạt về khoa này. Xưa kia, các cụ chân nho nghiên
cứu địa lý, chỉ mong tìm được một đến hai ngôi đất để báo hiếu cho cha mẹ là đủ mãn
nguyện.
Như vậy khoa địa lý sẽ không bị thất truyền mà vị nào quyết tâm vẫn học được
nó.
Ngay trong bộ này, quý vị nào có nhiều kinh nghiệm và nhiều hiểu biết về địa lý,
đã thấy chúng tôi xen kẻ trong các câu giải thích, trong đó đây ở bộ sách này, những
ẩn ý đặc biệt, liên quan rất nhiều đến toàn bộ kiến thức bậc cao của khoa địa lý.
 

linhanh

Thành viên tâm huyết

Quay lại nói về bảng này :
Mộc long chính là giáp long . Giáp long thì trường sinh tại hợi đi thuận .
Quí long chính là khảm long trường sinh tại mão đi nghịch .
Ất mộc long trường sinh tại ngọ đi nghịch .... cứ như thế ta suy ra .
Không như người nào đó trả lời lung tung .
Đây là thủy pháp chính tông tam hợp phái .
Còn thủy pháp phái huyền không . Thì lại khác muốn hiểu phải học phong thủy Huyền không của Thẩm Trúc Nhung .
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Và đây nói thêm Thủy long quý là âm long .
Địa long quý long là dương long .
Lãi nhãi đã nhiều hiểu được thì hiểu , có sai bỏ qua . ĐA TẠ .
:p
 

Tuetvnb

Administrator

Quay lại nói về bảng này :
Mộc long chính là giáp long . Giáp long thì trường sinh tại hợi đi thuận .
Quí long chính là khảm long trường sinh tại mão đi nghịch .
Ất mộc long trường sinh tại ngọ đi nghịch .... cứ như thế ta suy ra .
Không như người nào đó trả lời lung tung .
Đây là thủy pháp chính tông tam hợp phái .
Còn thủy pháp phái huyền không . Thì lại khác muốn hiểu phải học phong thủy Huyền không của Thẩm Trúc Nhung .

Giữa THỦY CỤC và LONG có gì khác nhau không?
QUÝ có xếp vào MỘC được không?

^:)^
 

Lý Số Nam Bang

Thành viên

Quay lại nói về bảng này :
Mộc long chính là giáp long . Giáp long thì trường sinh tại hợi đi thuận .
Quí long chính là khảm long trường sinh tại mão đi nghịch .
Ất mộc long trường sinh tại ngọ đi nghịch .... cứ như thế ta suy ra .
Không như người nào đó trả lời lung tung .
Đây là thủy pháp chính tông tam hợp phái .
Còn thủy pháp phái huyền không . Thì lại khác muốn hiểu phải học phong thủy Huyền không của Thẩm Trúc Nhung .


Tưởng thế nào, chứ thế này thì....

:))
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Giữa THỦY CỤC và LONG có gì khác nhau không?
QUÝ có xếp vào MỘC được không?

^:)^
Giữa THỦY CỤC và LONG có gì khác nhau không?
Theo anh đừng nên đặt câu hỏi . dùng danh từ sáo rỗng đánh lận người không biết .
QUÝ có xếp vào MỘC được không? Cái bảng đó là do bạn dontsayloveme2 pót lên hỏi ngài , nó có chổ sai chổ đúng trong đó mà ngài trả lời những những từ bác học quá chẳng ai hiểu ất , giáp gì hết ( Ngài nói chỉ mình ngài biết , còn ta chỉ trả lời bình dân thôi , kính ngài :-??)
Đừng đem cái sai đi theo thiển ý của mình đi hỏi và vặn vẹo người khác .
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Tưởng thế nào, chứ thế này thì....

:))
Xin lỗi cậu , những kẻ theo đuôi , nếu có kiến thức thì bày tỏ cho người khác biết , chứ đừng bày tỏ thái độ không như thế này thì ti tiện lắm .
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Mọi tranh luận hay tỏ thái độ đã kích người khác hãy dừng tại đây .
Đây là Topic học thuật nếu mọi người ai cảm thấy mình có kiến thức cứ pót bài đàng hoàng về chủ đề thủy pháp này . Trân trọng !
 
Last edited by a moderator:

linhanh

Thành viên tâm huyết
Giữa THỦY CỤC và LONG có gì khác nhau không?
QUÝ có xếp vào MỘC được không?

^:)^
Kẻ nghiên cứu phong thủy mà hỏi khúc chiết như thế này #:-s
Vậy chữ QUÝ ở phương bắc hà - lạc là hành gì vậy ?
Có cái la - kinh tiếng Việt ở đầu TOPIC đó !
Cái vòng 72 long xuyên sơn ngay chữ QUÝ có tọa 2 long . Ất sửu kim long và nhâm tý mộc long .
Vậy xin hỏi lại Ngài - QUÝ là kim hay là mộc vậy ?
[-X
 
Top