Thần thoại thiên cẩu ăn mặt Trăng hay cóc ăn mặt trăng

kilantu84

Moderator
Thời xa xưa, người nguyên thủy không thể nào hiểu được nguyên nhân xẩy ra Nguyệt Thực, Nhật Thực, họ cho là một loại hiện tượng không bình thường, nên dùng tâm lý sợ hãi xem xét, cho rằng bị “Thiên Cẩu” (con chó trời) ăn mất, nên họ vừa đánh vừa gõ đồ vật, la hét ầm ỹ để đuổi “Thiên Cẩu” đi. Thiên cẩu ăn mặt trời, mặt trăng trong thần thoại Nhật thực, Nguyệt Thực là đồng sở hữu của đại đa số dân tộc ở Trung Hoa.
Thiên cẩu vì sao ăn mặt trăng? Trong một đoạn “Miêu tộc sử thi” viết: “Khi người anh hùng Xương Trát bắn Nhật Nguyệt cũng bắn bị thương đôi Nhật Nguyệt cuối cùng, con người liền nhờ “Thiên Cẩu” trị thương cho Nhật Nguyệt và hứa sẽ cho nó 50 cân thóc gạo. Nhưng khi Thiên Cẩu chữa lành vết thương cho Nhật, Nguyệt, người ta lại không giữ lời hứa, nên khi đói nó đuổi ăn Nhật, Nguyệt, do đó có Nhật thực, Nguyệt thực.
Trong “Thiên Cẩu Truy Tiên Thảo”, thần thoại dân tộc Bạch viết “Thiên Cẩu nguyên ở dưới đất, do tiên thảo của chủ nhân nó bị mặt trời, mặt trăng trộm mất, chia nhua ăn, nên nó đuổi theo lên trời cắn mặt Trời, mặt Trăng. Khi cắn mặt Trời, mặt Trăng chính là lúc Nhật thực và Nguyệt thực.
Một loại thần thoại khác lại cho rằng, Nguyệt thực do mặt trăng bị con cóc ăn mất.
Cóc là loài vật ra sao? Ở đây có mối quan hệ với thần thoai Hằng Nga bay lên cung trăng.
Theo truyền thuyết, Hậu Nghệ sợ sau này khi chết đi phải tới nơi U Đô dưới đất ở cùng bọn quỷ hồn đen, sống ảm đạm sầu thảm, ông liền lên núi Côn Luân, tới Diêu Trì, tìm Tây Vương Mẫu, cầu xin ban cho thuốc bất tử.Vương Mẫu khẳng khái đem toàn bộ thuốc trường sinh còn lại cho ông, nói cho ông biết những viên thuốc này đủ để 2 người uống hết có thể trở thành tiên bay lên trời, hãy thận trọng mang tiên dược này về nhà.
Hậu Nghệ nguyên là thần trên trời, đối với cuộc sống trên trời vốn không còn lưu luyến, chỉ muốn cùng Hằng Nga sống suốt đời suốt kiếp vĩnh viễn trong hạnh phúc, vì thế nên quyết định cùng Hằng Nga chia hưởng thuốc bất tử.
Nhưng Hằng Nga lại khác, khi nàng biết được điểm tốt của việc một mình uống hết toàn bộ thuốc trường sinh, liền quyết tâm sử dụng một mình, nàng vẫn luôn oán hận vì Hậu Nghệ mà nàng phải hạ phàm xuống nhân gian, vĩnh viễn không được quay về trời. Nay có thuốc bất tử, chẳng phải trời giúp sao? Vào một đêm nọ, nhân lúc Hậu Nghệ không ở nhà, nàng liền lấy trồm thuốc bất tử uống hết. Kỳ tích lập tức xuất hiện, nàng bỗng cảm thấy không thể tự chủ, bay vọt lên càng bay càng cao, hướng về phía ánh trăng sáng.
Đâu ngờ, khi nàng vừa mới bay lên tới cung trăng, liền cảm thấy cơ thể xảy ra sự thay đổi: xương sống không ngừng rút ngắng xuống đất, bụng và thân phình ra, miệng rộng hoác, mắt lồi to, cổ và vai co lại vào với nhau, da trên cơ thể mọc ra nốt hình đồng tiền. Nàng hoảng sợ hét to nhưng tiếng kêu tắt nghẽn. Nàng muốn chạy đi cầu cứu, lại chỉ có thể ngồi xổm trên đất mà nhảy nhót một cách chậm chạp. Thì ra vị tiên nữ đẹp đẽ tuyệt thế chỉ vì một niệm sai lạc ích kỷ, bị biến thành con cóc xấu xí và đáng ghét. Đó dường như là một sự trừng phạt đối với hành vi phản bội
Bất luận thần thoại “Thiên Cẩu ăn mặt trăng” hay thần thoại “Cóc ăn mặt trăng” hoặc các thần thoại khác có liên quan tới Nguyệt thực, đều là cổ nhân xưa đã cố gắng giải thích được câu đố về Nhật Nguyệt thực, tinh thần nghiên cứu đáng quý ấy cần được khẳng định.
 
Top