Một Số Thế Đất

mimi1986

Điều hành cấp cao
TRÍCH TỪ SÁCH HỒNG VŨ CẤM THƯ

LỊCH SỬ

(Trích trong sách Hồng Vũ Cấm Thư của Dương Quân Tùng, dịch giả: Nguyễn văn Minh)

Hồi ấy, đương khi Hồng Vũ yến ẩm, các vương tước ở trong bảo điện nghe tiếng người Châu Bắc – Đôi là ông Lý Bá Truyền tinh thông địa lý, Vua liền mời ông vào bệ kiến. Vua dụ rằng:


“Ta nghe ngươi rất giỏi về môn Địa Lý, vậy ta mong ngươi hết sức giúp ta, chớ vì điều lợi nào mà đổi lòng”.

Ông Lý Bá Truyền lạy tạ, thưa rằng:

“Thần là một người quê mùa ở đất Bắc – Đôi, Trước theo học ở Kinh Giang, một hôm vào chúa Hoa Kinh ở trên núi Đôi Châu, thấy có một quyển sách nhan đề là: Địa Lý Diệu Ngữ Thần Kinh, thưa đấy là do ý Trời sai khiến để giúp nhà vua”

Lý Bá Truyền ở bên vua biên tập một cuốn sách bút kí bao la.

Vua lấy làm vừa ý, mới đề mục rằng: Một thiên đại lục.

Xong phong cho Lý Bá Truyền là Tỉnh An tiên sinh, cho cả mũ áo chức Ngự sử. Thời bấy giờ thuộc niên hiệu Hồng Vũ, năm Canh Tý, tháng Thân, giờ Thìn.


 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
CÁC THẾ ĐẤT LÀNH
CÁC THẾ ĐẤT PHÁT TRẠNG NGUYÊN, PHÁT GIÁP KHOA, CHÍNH KHOA, THẾ KHOA, KHOA DANH
Trước khi đi vào các thế đất cụ thể sau này, cần lưu ý đến một số điểm sau:
1. Các thế đất này là thế đất tự nhiên, được hình thành theo quy luật Thiên - Địa nào đó. Nếu có thể cho phép đi xa hơn theo một kiểu ngoại suy nào đó từ nhân thể, thì Mặt Đất – cũng giống như hình thể con người - phải có những chỗ lồi, chỗ lõm, những chỗ “phát, nhận” năng lượng từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong…Các chỗ lõm này phải tuân theo các quy luật xác định, nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của con người hay Quả Đất.
Ngày nay, một số thế đất tự nhiên đã bị san bằng - tại các thành thị chẳng hạn- và chủ yếu chỉ còn lại ở các vùng đồi núi, cao nguyên, các vùng con người chưa hề đặt chân tới.
Tuy nhiên, con người trong thế kỷ sau sẽ trở lại với thiên nhiên một phần nào, hạn chế phần nào sự phá phách Thiên Nhiên của mình, và từ đó một phần nào sẽ sống trong bối cảnh Thiên Nhiên sẵn có với các thế đất của nó.
Trước mắt, có thể quan sát các thế đất của tổ tiên nhiều đời. Theo thống kê của Pháp (Raymong Réant) thì hài cốt tổ tiên còn ảnh hưởng đến người sống trong 600 năm.
2. Trong phần tiếp theo sau đây, có một số thế đất có dạng đặc biệt, như dạng cái bút (có đầu nhọn). Cổ nhân xem đây là biểu tượng của khoa bảng, của sự thành đạt trong thi cử…Nếu đối chiếu với nền văn minh hiệnđại, thì biểu tượng của khoa bảng không chỉ là cái bút kiểu xưa mà còn phải là cái bút bi hay cái máy vi tính! Thành thử cần hiểu các thế đất sau đây như thế nào, khi có xuất hiện hình bút? Để tôn trọng văn hoá truyền thống, chúng tôi vẫn giữ lại ý nghĩa biểu tượng khoa bảng của thế đất hình bút.












 
Last edited by a moderator:

Tứ Lão Bản

Thành viên mới
Tôi là người mới đọc vài trang sách về phong thủy, rất hấp dẫn bởi đủ đề này, nhưng không thấy được hình ảnh hiển thị.
Mong BQT sớm sửa lỗi ảnh không hiển thị.
 

Tuetvnb

Administrator
Tôi là người mới đọc vài trang sách về phong thủy, rất hấp dẫn bởi đủ đề này, nhưng không thấy được hình ảnh hiển thị.
Mong BQT sớm sửa lỗi ảnh không hiển thị.
Đã Fix lỗi không hiển thị ảnh.
 

tt4vn

Thành viên
Chúng ta mà theo hình mẫu này mà đi tìm huyệt mộ thì muôn kiếp ko bao giờ tìm dc. Có khái niệm nào cơ bản và chung nhất không? Các cao thủ cho mình xin vài gạch đầu dòng.
 

lebinhbwl

Thành viên năng nổ
Các cụ có câu "Tiên tích đức hậu tầm long". Tức là phải tích đức thì sau mới hy vọng tìm đất. Có người nói có đức không có sức mà ăn, cần gì phải địa lý. Nếu các thầy tài giỏi như vậy sao không làm cho mình thành ông nọ, bà kia đi, thậm trí giàu đi. Có một nhà nghiên cứu đã nói rằng: một ông thày địa lý chẳng khác gì người ăn mày tay cầm quyển sách bí quyết làm giàu đi rao bán.

Tiên tích đức là trước tiên phải chứa nhóm cái đức vì đó là điều tiên quyết quyết định để chiêu cảm những người tài giỏi vào tái sanh trong gia đình, điều ấy không có thì dù có tầm cầu được long mạnh cũng không được kết quả . Tích đức giống như xây cái nhà vững chãi to rộng, cho phép người ta có thể chất được nhiều của cải. Tích đức còn giống như việc tạo dựng hay tìm được kho báu, có kho báu rồi thì làm gì chẳng được. Không tích đức thì có loay hoay đến mấy cũng chẳng thành công vì giống như xây nhà không móng, nhà sẽ lún, đổ.

Tìm long mạch là tìm ra những vị trí có linh khí của trời đất, nơi đó thường được quỷ thần phò trợ, gia hộ theo đường "âm". Có long mạch tốt để xây nhà, tạo dựng sản nghiệp thì chủ nhân sẽ vượng khí, phát đạt, sức khỏe dồi dào, làm ăn thịnh vượng, thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, nếu không có đức thì lấy đâu có phúc mà tìm ra được chỗ đẹp chỗ tốt. Và nếu không có phúc, tìm được long mạch tốt cũng không giữ được. Đức mọn, phúc mỏng, không những không phát huy được lợi khí của long mạch mà còn bị linh khí đó làm cho đảo điên, thần vật không phù trì, quậy phá. Do vậy mà có câu nói "tiên tích đức, hậu tầm long - trước tiên phải tích đức, rồi mới tính đến chuyện tìm kiếm long mạch" .
 

tt4vn

Thành viên
Các cụ có câu "Tiên tích đức hậu tầm long". Tức là phải tích đức thì sau mới hy vọng tìm đất. Có người nói có đức không có sức mà ăn, cần gì phải địa lý. Nếu các thầy tài giỏi như vậy sao không làm cho mình thành ông nọ, bà kia đi, thậm trí giàu đi. Có một nhà nghiên cứu đã nói rằng: một ông thày địa lý chẳng khác gì người ăn mày tay cầm quyển sách bí quyết làm giàu đi rao bán.

Tiên tích đức là trước tiên phải chứa nhóm cái đức vì đó là điều tiên quyết quyết định để chiêu cảm những người tài giỏi vào tái sanh trong gia đình, điều ấy không có thì dù có tầm cầu được long mạnh cũng không được kết quả . Tích đức giống như xây cái nhà vững chãi to rộng, cho phép người ta có thể chất được nhiều của cải. Tích đức còn giống như việc tạo dựng hay tìm được kho báu, có kho báu rồi thì làm gì chẳng được. Không tích đức thì có loay hoay đến mấy cũng chẳng thành công vì giống như xây nhà không móng, nhà sẽ lún, đổ.

Tìm long mạch là tìm ra những vị trí có linh khí của trời đất, nơi đó thường được quỷ thần phò trợ, gia hộ theo đường "âm". Có long mạch tốt để xây nhà, tạo dựng sản nghiệp thì chủ nhân sẽ vượng khí, phát đạt, sức khỏe dồi dào, làm ăn thịnh vượng, thăng quan tiến chức. Tuy nhiên, nếu không có đức thì lấy đâu có phúc mà tìm ra được chỗ đẹp chỗ tốt. Và nếu không có phúc, tìm được long mạch tốt cũng không giữ được. Đức mọn, phúc mỏng, không những không phát huy được lợi khí của long mạch mà còn bị linh khí đó làm cho đảo điên, thần vật không phù trì, quậy phá. Do vậy mà có câu nói "tiên tích đức, hậu tầm long - trước tiên phả

Lý thuyết là như vậy nhưng liệu có trường hợp nào đặc biệt vượt ra ngoài khuôn phép đó ko bạn?
 

tt4vn

Thành viên
Lý thuyết là như vậy nhưng liệu có trường hợp nào đặc biệt vượt ra ngoài khuôn phép đó ko bạn?
 

viet23

Thành viên
Nói như vậy thì học mà làm gì nhỉ?Cứ nằm chờ quả phúc rụng xuống mồm mà ăn ,làm chi cho nhọc nhằn.Thì ra lý lẽ của thằng cùn cũng thiên hình vạn trạng như thế đất vậy!
 

tt4vn

Thành viên
Sự hiểu biết nông cạn. Có cái tuổi gì mà luận bàn phong thủy địa lý.
 
Top