Thập bát luận - Mười tám điều luận bàn về Bốc Phệ

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thập bát luận – Mười tám điều luận bàn (trích Tăng bổ bốc phệ chính tông)

Thứ nhất: Phân loại Dụng thần

Phàm xem ông bà nội, cha mẹ, thầy, chủ nhà, chú bác, cô dì và những người ngang hang với cha mẹ ta, cùng tường thành, nhà cửa, xe cộ, y phục, đồ dùng che mưa, vải vóc, chăn mền, chướng sớ huỳnh quán, đều lấy Phụ Mẫu làm Dụng thần.

Phàm xem công danh, quan phủ, sấm chớp, chồng, an hem hay thân thuộc ngang hàng với chồng, bạn bè của chồng, cùng loạn thần, giặc cướp, lo âu, việc gian tà, bệnh tật, người cầm đầu, gió chướng, đều lấy Quan Quỷ làm Dụng thần.

Phàm xem cho an hem, chị em, chồng của chị em, anh em vợ, an hem kết nghĩa, bạn tri giao, bạn cùng làm quan đều lấy Huynh Đệ làm Dụng thần.

Phàm xem cho chị dâu, em dâu, thê thiếp, cùng thê thiếp của bạn, tì bộc, vật giá, tiền tài, châu báu, vàng bạc, kho chứa, lương tiền, vật loại đồ dùng, cùng xem trời nắng ráo sấng sủa, đều lấy Thê Tài làm Dụng thần.

Phàm xem cho con cái, cháu chắt, rể, môn đồ, trung thần, lương tướng, thuốc men, tăng đạo, lục súc, chim choc, cùng gió thuận, việc giải sầu, tránh họa và hỏi về thời tiết, nhật nguyệt, tinh đẩu đều lấy Tử Tôn làm Dụng thần.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ hai: THẾ ỨNG LÀM DỤNG THẦN

Hai hào Thế và Ứng ở trong các quẻ thì Thế là mình mà Ứng là người. Thế Ứng tương sinh, tương hợp là khách chủ hợp ý, Thế Ứng tương khắc tương xung là khách chủ bất hoà.

- Phàm xem tật bệnh cho mình hoặc hỏi tuổi thọ hoặc xem xuất hành hung hay cát, xem hao tổn lợi ích cho mình đều lấy hào Thế làm Dụng thần.

- Phàm xem cho người chẳng biết xưng hô ra sao, bạn bè không thâm giao, cửu lưu thuật sĩ, kẻ thù , quân địch, xem cho nơi nào đó, cho núi, sông, chùa chiền nào đó đều lầy Ứng làm Dụng thần.

- Như xem đất nào đó có thể chôn cất cho mình không thì Thế làm huyệt mà Ứng làm đối án. Còn như xem mua đất của người để mai táng, mà hỏi đất đó nếu chôn có lợi cho nhà mình không thì lấy Ứng làm huyệt mà Thế là nhà mình.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ ba: HỎI ĐÁP VỀ DỤNG THÀN

- Có người hỏi : Nô bộc xem cho chủ nhânlấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Chủ nhân xem cho nô bộc vì sao không lấy hào Tử Tôn làm Dụng thần ?

Đáp : Tất cả những gì nuôi dưỡng, che chở cho ta đều dùng Phụ Mẫu làm Dụng thần, tức như thành quách, nhà cửa, xe tàu, y phục.. .Các loại như vàng bạc, vật dụng, tì bộc, .. để sử dụng đều lấy Thê Tài làm Dụng thần.

- Lại hỏi: Xem cho vợ của anh em, cho chị em của vợ dùng hào Tài làm Dụng thần, mà sao xemcho anh em của chồng lấy hào Quan làm Dụng thần ?

Đáp: Xem cho vợ của anh em, chị em của vợ là những người ngang hàng với vợ, mà chồng xem cho vợ lấy hào Thê Tài làm Dụng thần vì thế tất cả đều dùng hào Thê Tài. Anh em của chồng là người ngang hàng với chồng, mà xem cho chồng lấy hào Quan Quỷ làm Dụng thần thì tất cả đều dùng hào Quan Quỷ.

- Hỏi: Sách xưa đều chép Huynh Đệ là gió mây, nay lấy hào Quan Quỷ là gió chướng, Tử Tôn là gió thuận, vì sao như thế ?

Đáp: Quí nhân dùng hào Quan là Quan tinh, thứ nhân lấy Quỷ làm hoạ hại. Quí nhân lấy Tử Tôn là ác sát, thứ nhân lấy Tử tôn làm Phúc thần. Quan là sao câu thúc, Quỷ là sao lo âu cản trở. Như gặp gió mưa liên miên, hoặc gặp gió chướng, tật bệnh, quan sự quấy nhiễu, giặc cướp xâm hại khiến người lo âu, há Phúc thần có thể chế Quan Quỷ mà giải ưu sầu sao. Cho nên có thế dùng được như vậy.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ tư: LUẬN VỀ NGUYÊN THẦN, CỪU THẦN, KỴ THẦN

-
Phàm xem quẻ muốn biết Nguyên thần thì trước tiên phải xem hào nào là Dụng thần. Hào sinh Dụng thần là Nguyên thần. Như Dụng thần gặp Tuần không, Nguyệt phá, suy nhược, hoặc phục tàng không hiện được Nguyên thần động sinh, hoặc được Nhật thần, Nguyệt kiến làm Nguyên thần sinh, thì đợi Dụng thần xuất Không, xuất Phá, đúng trị nhật[1] điều mong muốn tất toại. Nếu Dụng thần vượng tướng mà Nguyên thần hưu tù, bất động, hoặc động mà hoá Mộ, hoá Tuyệt, hoá khắc, hoá Phá, hoá Thoái, hoặc bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc chế đều không thể sinh Dụng thần tức gốc rễ của Dụng thần bị tổn thương, thì không chỉ vô ích mà ngược lại còn bị hại nữa.

- Phàm xem quẻ muốn biết Kỵ thần thì trước tiên phải biết Dụng thần, hào khắc Dụng thần là Kỵ thần. Như Kỵ thần động khắc Dụng thần, mà hào Dụng thần xuất hiện chẳng lâm Không tất sẽ chịu khắc . Còn như trong quẻ nếu có Nguyên thần động sinh Dụng thần thì ngược lại Kỵ thần lại sinh Nguyên thần, đó gọi là "tham sinh quên khắc" tức Dụng thần có gốc rễ vững chắc, tốt càng gấp bội.

Nếu Kỵ thần độc phát[2]mà Dụng thần lâm Không ấy là Tị không[3], còn nếu phục tàng thì gọi là Tị hung[4]. Nếu Nhật thần, Nguyệt kiến sinh Dụng thần là được cứu. Những điều như trên đều là điềm tốt chẳng có gì nghi ngờ nữa.

Nếu Kỵ thần biến hồi đầu khắc, hoặc bị Nhật thần, Nguyệt kiến khắc xung, hoặc động hào chế Kỵ thần ấy là giặc muốn hại ta mà giặc bị hại trước, ta đâu có hại gì.

Còn như Nhật thần, Nguyệt kiến sinh phò Kỵ thần, hoặc Kỵ thần chồng chất khắc Dụng thần thì dù Dụng thần Tị không hay phục tàng đi nữa, thì đến lúc xuất Không, xuất lộ tất bị hại chẳng cứu được.

- Phàm xem quẻ muốn biết Cừu thần thì hào chế khắc Nguyên thần mà sinh phò Kỵ thần ấy là Cừu thần. Nếu trong quẻ Cừu thần phát động thì Nguyên thần bị hại, Dụng thần không gốc rễ, Kỵ thần tăng sức thì hoạ khỏi phải nói.

[HR][/HR][1] chỉ ngày có cùng địa chi với Dụng thần. Như Dụng thần là hào Dần lâm Không thì đợi đến ngày Dần, với Nguyệt phá cũng thế.

[2] có nghĩa một mình Kỵ thần động

[3] có nghĩa nhờ Không mà tránh.

[4] tức tránh được hung
 
Last edited by a moderator:

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ năm: LUẬN VỀ PHI THẦN

Phi thần có 6 loại:

- Loại 1 : Quẻ đã có Phục Thần, hào mà Phục thần phục dưới đó gọi là Phi thần.

- Loại 2: Năm loại Lục thú gọi là Phi thần.

- Loại 3 : Năm loại ở cung khác gởi vào bản cung mà tạo thành Tài, Quan, Phụ, Huynh, Tử.

- Loại 4, 5 và 6: Trong một quẻ hai hào trên và dưới, mà một loại nội tĩnh ngoại động thì Ngoại phi nhập Nội là loại 4, một loại ngoại tĩnh nội động thì Nội phi phập Ngoại là loại 5, còn loại trong và ngoài đều động gọi Phi khứ là loại 6.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ sáu: PHỤC THẦN CHÍNH TRUYỀN

Phục thần là nói đến trong một quẻ không có Dụng thần, thì xem Dụng thần phục tại hào nào, Dụng lúc đó gọi là Phục thần. Dụng thần đã hiện rồi thì Tuần không, Nguyệt phá, động tĩnh, sinh khắc, hợp xung đều từ đó mà điều động. Nếu có bệnh thì dùng thuốc, như lâm Không thì đợi trị nhật, Nguyệt phá thì cần điền hợp, Phục thì đợi xuất lộ, xung thì đợi hợp, hợp thì đợi xung. Ấy là vật cùng thì biến, vật đầy thì nghiêng.

Nếu theo thuyết xem Phá, Không là vô dụng, lấy quẻ Càn phục dưới quẻ Khôn dù có đủ cả ngũ loại (Phụ,Huynh,Tài, Quan, Tử), lại kéo quẻ Bỉ làm phục, lại từng hào đều có Phục. Há chẳng phải là bệnh mà không có thuốc sao, truyền lại như vậy thật là sai lầm. Khiến người học chẳng có cổng mà vào. Nay trình bày một lẽ nhất định để người học dễ thăng tiến.

Các quẻ Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Li, Chấn, Tốn đứng đầu mỗi một trong 8 cung, gọi là quẻ Bát Thuần. đầy đủ các hào thuộc Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ mà tượng là Quan, Phụ, Tài, Tử, Huynh. Mỗi quẻ thuộc trong 8 cung đều căn cứ vào những quẻ này để tìm hào Phục. Như quẻ Cấu, quẻ Độn thiếu hào Tài thì tìm ở hào Dần Mộc của quẻ Càn; các quẻ Bỉ, Độn, Tấn, Quan thiếu Thuỷ thì dùng hào Tí thuỷ của quẻ Càn đến phục tại hào sơ; quẻ Quan, Bác thiếu Kim thì dùng Thân kim của quẻ Càn đến phục. Nay chỉ lấy quẻ Càn làm phép tắc, các quẻ khác cũng căn cứ vào quẻ đứng đầu cung mà tìm hào Phục vậy.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ bảy: LUẬN VỀ LỤC THÚ

- Thanh Long hết sức vui vẻ mà rất nhân từ, ở Kỵ thần thì mưu sự chẳng lợi.

- Bạch Hổ hung, mạnh mẽ mà hiếu sát, sinh Dụng thần thì tốt.

- Chu Tước khắc Thân thì hay có khẩu thiệt, thị phi. Nếu sinh Dụng thần thì văn thư, thư từ thường đến.

- Câu Trần thuộc Thổ, lâm Không thì ruộng vườn thường kém thu hoạch, nếu mạnh mẽ mà khắc Thế thì bị công sai bắt đi.

- Đằng Xà quái dị khiến kinh sợ.

- Huyền Vũ tư tình, đạo tặc.

* Bạch Hổ là huyết thần, coi sinh sản chớ nên phát động.

* Ở cung Ngọ, Chu Tước hoá Thuỷ nào sợ tai hoả tai.

* Đằng Xà thuộc Mộc ở Quỷ lấn áp Thân, sợ rằng tự ải, mà khó tránh gông cùm.

* Huyền Vũ là Quan sinh Thế an tĩnh, dù giao thiệp tiểu nhân cũng chẳng sợ liên quan.

* Thế tĩnh có Thanh Long bị khắc bị bắt ở chốn hí trường, tửu điếm.

* Thổ Quỷ động mà có Câu Trần thì luận nên cầu đảo báo đáp Thái Tuế, nếu hỏi về bệnh thì phù thủng vàng da.

Đó là Lục thú ở Dụng thần,chớ suy tôn Lục thú, gặp cát thần nhiều thì tốt, gặp lắm hung thần thì hung.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ tám: LUẬN VỀ VỊ TRÍ CỦA TỨ SINH

Hoả có Sinh ở Dần; Kim có Sinh ở Tị; Thuỷ Thổ có Sinh ở Thân; Mộc có Sinh ở Hợi.

Hoả có Khố[1] ở Tuất, Tuyệt ở Hợi; Kim có Khố ở Sửu, Tuyệt ở Dần.Thuỷ Thổ có Khố ở Thìn, Tuyệt ở Tị; Mộc có Khố ở Mùi, Tuyệt ở Thân.

Đó là lệ định về Trường Sinh, Mộ, Tuyệt. Các quẻ đều dùng. Ngoài ba yếu tố đó ra, còn những yếu tố[2] khác trong quẻ đều chẳng quan trọng. Như Hoả có Mộc Dục tại Mão, là tương sinh; Quan Đới tại Thìn , Suy ở Mùi, Dưỡng ở Sửu là tiết khí. Tị hoả có Lâm Quan ở Tị là Phục ngâm; Ngọ hoả có Lâm quan ở Ngọ là Thoái thần. Tị hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Tấn thần; Ngọ hoả có Đế Vượng tại Ngọ là Phục ngâm. Ngọ hoả có Suy ở Mùi là tương hợp; Ngọ hoả có Bệnh ở Thân. Tị Ngọ hoả có Tử ở Dậu là Cừu thần; Tị hoả có Bệnh ở Thân là tương hợp, Thai ở Tí là tương khắc. Ngọ hoả có Thai ở Tí là khắc, là xung là Phản ngâm. Xem như thế thì các yếu tố này chẳng quan trọng gì.

[HR][/HR][1] tức Mộ khố.

[2] Định suy vượng của Ngũ hành bằng vòng Trường Sinh gồm 12 yếu tố :Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tuyệt, Mộ, Thai, Dưỡng. Trong đó Sinh, Tuyệt, Mộ (Khố) là quan trong mà thôi.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ chín: LUẬN VỀ NGUYỆT PHÁ

Phàm Nguyệt Phá ở trong quẻ đều có liên quan đến những hào hiện trong quẻ. Như khi Nguyệt Phá động có thể sinh khắc hào khác, khi là biến hào có thể sinh khắc hào đã biến ra nó. Trước mắt tuy bị Phá, nhưng ra khỏi tháng lại không Phá, ngày hôm nay tuy bị Phá, nhưng đến trị nhật lại không Phá[1].

Nguyệt Phá rất mừng gặp được hợp, điền thực. Lần lượt ứng năm hoặc tháng; nếu ứng gần hơn thì ngày hoặc giờ. Như hào Phá mà an tĩnh lại lâm Không, suy nhược lại gặp động hào, Nguyệt kiến, Nhật thần khắc hại thì loại Nguyệt Phá này gọi là Chân Phá, cuối cũng sẽ bị Phá.

[HR][/HR][1] Như xem vào tháng Dần thì hào Thân gọi là Nguyệt Phá. Ứng việc sẽ xảy ra ở Tị (hợp với Thân), hoặc Dần (điền thực).
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười: LUẬN VỀ TUẦN KHÔNG

Phàm trong quẻ hào gặp Tuần Không là thần cơ biểu hiện tại đó. Nếu các loại hào gặp Tuần Không mà vượng tướng hoặc hưu tù mà phát động. được Nhật thần sinh phò, động mà được biến hào sinh phò, động biến Không, phục mà vượng tướng, cuối cùng cũng hữu dụng, chẳng qua đợi lúc xuất Tuần mà gặp Trị nhật, lại có những cách hợp Không, xung khởi, xung thực, điền bổ sẽ chú rõ ở phần chiêm nghiệm ở quyển sau. Nếu loại hào gặp Tuần không mà hưu tù an tĩnh hoặc bị Nhật thần khắc, động hào khắc, phục mà bị khắc, tĩnh mà bị Nguyệt phá thì mới là Thực Không, cuối cùng sẽ là Không.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười một: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHẢN NGÂM

Quẻ Phản Ngâm có hai loại: Quẻ Phản ngâm và Hào Phản ngâm.

Quẻ Phản ngâm là quẻ biến thành tương xung. Hào Phản ngâm là hào biến thành tương xung (hào biến tương xung thì nhiều, với quẻ thì chỉ có một là Không biến Tốn, Tốn biến Khôn).

Quẻ Càn ở Tây Bắc, phải cóTuất, trái có Hợi; quẻ Tốn ở Đông Nam phải có Thìn, trái có Tị, Hai quẻ này đối nhau có Thìn và Tuất, Tị và Hợi tương xung.. Cho nên quẻ Càn vi Thiên biến thành Tốn vi Phong, rồi Tốn biến thành Càn; quẻ Thiên Phong Cấu biến thành Phong Thiên Tiểu Súc, rồi Tiểu Súc biến thành Cấu. Đấy là hai quẻ Càn và Tốn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.

Quẻ Khảm ở Chính Bắc nằm tại Tí, quẻ Li ở Chính Nam nằm tại Ngọ. Hai quẻ này đối nhau có Tí và Ngọ tương xung. Cho nên Khảm vi Thuỷ biến thành Li vi Hoả, rồi Li biến thành Khảm; quẻ Thủy Hoả Ký Tế biến thành Hoả Thuỷ Vị Tế, rồi Vị Tế biến thành Ký Tế . Đấy là hai quẻ Khảm và Ly tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.

Quẻ Cấn ở Đông Bắc. phải có Sửu, trái có Dần; quẻ Khôn ở Tây Nam, phải có Mùi, trái có Thân. Hai quẻ này đối nhau có Sửu và Mùi, Dần và Thân tương xung. Cho nên Cần vi Sơn biến thành Khôn vi Địa, rồi Khôn biến thành Cấn; quẻ Sơn Địa Bác biến thành Địa Sơn Khiêm, rồi Khiêm biến thành Bác. Đấy là hai quẻ Cấn và Khôn tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.

Quẻ Chấn ở Chính Đông nằm tại Mão, quẻ Đoài ở Chính Tây nằm ở Dậu. Hai quẻ này đối nhau có Mão và Dậu tương xung. Nên Chấn vi Lôi biến thành Đoài vi Trạch, rồi Đoài biến thành Chấn; quẻ Lôi Trạch Qui Muội biến thành Trạch Lôi Tuỳ, rồi Tuỳ biến thành Qui Muội. đó là hai quẻ Chấn và Đoài tương xung là hai quẻ Phản Ngâm vậy.

Tí biến Ngọ, Ngọ biến Tí; Sửu biến Mùi, Mùi biến Sửu; Dần biến Thân, Thân biến Dần; Mão biến dậu, Dậu biến Mão;Thìn biến Tuất, Tuất biến Thìn; Tị biến Hợi, Hợi biến Tị. Đó là những hào tương xung biến đổi lẫn nhau là Phản Ngâm của các hào.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười hai: LỆ ĐỊNH VỀ QUẺ PHỤC NGÂM

Quẻ Phục Ngâm có 3 loại:

1. Quẻ Càn biến Chấn, Chấn biến Càn; Vô Vọng biến Đại Tráng, Đại Tráng biến Vô Vọng. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn, Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm cả Nội quái lẫn Ngoại quái .

2. Quẻ Cấu biến Hằng, Hằng biến Cấu; Độn biến thành Tiểu Quá, Tiểu Quá biến thành Độn; Bỉ biến thành Dự, Dự biến thành Bỉ; Phong biến thành Đồng Nhân, Đồng Nhân biến thành Phong; Lý biến thành Qui Muội, Qui Muội biến thành Lý; Giải biến thành Tụng, Tụng biến thành Giải. Đó là Ngọ Thân Tuất biến thành Ngọ Thân Tuất. Phục Ngâm ở Ngoại quái.

3. Quẻ Đại Hữu biến thành Phệ Hạp, Phệ Hạp biến thành Đại Hữu; Truân biến thành Nhu, Nhu biến thành Truân; Đại Súc biến thành Di, Di biến thành Đại Súc; Tuỳ biến thành Quải, Quải biến thành Tuỳ; Tiểu Súc biến thành Ích, Ích biến thành Tiểu Súc; Thái biến thành Phục, Phục biến thành Thái. Đó là Tí Dần Thìn biến thành Tí Dần Thìn. Phục Ngâm ở nội quái.

(Quẻ Phục Ngâm chỉ có Càn biến thành Chấn, Chấn biến thành Càn. Xét các quẻ khác không có Phục Ngâm).
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười ba: LUẬN VỀ VƯỢNG TƯỚNG HƯU TÙ

- Mùa Xuân: Mộc vượng, Hoả tướng. Mùa Hạ: Hoả vượng, Thổ tướng. Mùa Thu: Kim vượng, Thuỷ tướng. Mùa Đông: Thuỷ vượng, Mộc tướng. Bốn tháng cuối mỗi mùa Thổ vượng, Kim tướng. Đó là vượng tướng ở bốn mùa.

- Mùa Xuân thì Thổ và Kim. Mùa Hạ thì Kim và Thủy. Mùa Thu thì Mộc và Hoả. Mùa Đông thì Hoả và Thổ. Đó là hưu tù ở các mùa.

- Phàm trong quẻ, hào vượng tướng mà bị Nhật thần cùng động hào khắc chế, trước mắt được thời mà tươi tốt, quá thời sẽ bị hại. Đó chỉ là vượng tướng dùng trong tạm thời.

- Phàm trong quẻ, hào hưu tù nếu được Nhật thàn cùng động hào sinh phù, trước mắt tuy không thể thoả chí, gặp thời sẽ đắc ý. Đó là hưu tù đợi thời mà dùng vậy.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười bốn: LUẬN VỀ TRONG HỢP CÓ KHẮC

Phàm trong quẻ hào Tí biến thành Sửu, hào Tuất biến thành Mão, đó là Tí với Sửu hợp, Tuất với Mão hợp, trong hợp có khắc, hợp ba phần mà khắc bảy phần. Nếu vượng tướng, được Nhật Nguyệt sinh phò trợ giúp, hoặc trong quẻ có động hào sinh, thì luận là hợp. Nếu hưu tù, mất thời lệnh, bị Nhật Nguyệt khắc, hoặc trong quẻ động hào khắc, thì luận là khắc vậy. Duy Thân Kim hoá Tị Hoả, mà không có Nhật Nguyệt với động hào tương sinh, không luận khắc, mà là hoá hợp, hoá Trường Sinh vậy. Nếu xem vào ngày tháng Dần là Tam hình tụ hội, Thân bị Dần xung nên không thể luận cát được.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười lăm: LUẬN VỀ HỢP XỨ PHÙNG XUNG, XUNG TRUNG PHÙNG HỢP

Hợp xứ phùng Xung có ba loại :

1. Phàm được quẻ Lục Hợp biến thành Lục Xung.

2. Nhật Nguyệt xung với hào.

3. Động hào biến thành xung.

Xung trung phùng Hợp cũng có ba loại:

1. Phàm được quẻ Lục Xung biến thành Lục Hợp.

2. Nhật Nguyệt hợp với hào.

3. Động hào biến thành hợp.

Hợp xứ phùng Xung mưu sự tuy thành mà kết quả lại tan. Xung trung phùng Hợp sự đã tan mà lại thành.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười sáu: LUẬN VỀ TUYỆT XỨ PHÙNG SINH, KHẮC XỨ PHÙNG SINH


Kim có Tuyệt tại Dần, Mộc có Tuyệt ở Thân, Thuỷ cóTuyệt ở Tị, Hoả có Tuyệt ở Hợi[1].

- Ví như ngày Dần xem quẻ, hào Kim có Tuyệt ở Dần, nếu trong quẻ có hào Thổ động mà sinh Kim, là Tuyệt xứ phùng sinh.

- Ngày Thân xem quẻ, hào Mộc có Tuyệt ở Thân, nếu trong quẻ có hào Thuỷ động sinh Mộc, là Tuyệt xứ phùng sinh.

- Ngày Tị xem quẻ, hào Thuỷ có Tuyệt tại Tị, nếu trong quẻ có hào Kim động sinh Thuỷ, là Tuyệt xứ phùng sinh.

- Ngày Hợi xem quẻ, hào Hoả có Tuyệt tại Hợi, nếu trong quẻ có có hào Mộc động sinh Hoả, là Tuyệt xứ phùng sinh.

- Tuy ngày Tị xem quẻ, hào Thổ có Tuyệt tại Tị, nếu Nguyệt kiến sinh phò trợ giúp, hào Thổ không thể bảo là Tuyệt, mà là Nhật sinh. Nếu Thổ hoá ra Tị, lại có Nhật Nguyệt trợ giúp, không bảo là hoá Tuyệt, mà bảo là hoá hồi đàu sinh. Nếu Nhật Nguyệt chế Thổ, thì bảo Thổ Tuyệt tại Nhật thần, là hoá Tuyệt vậy.

- Nếu ngày Dậu xem quẻ, hào Dần bị khắc, trong quẻ lại có hào Thuỷ động sinh Mộc, ấy là khắc xứ phùng sinh. Ngoài ra đều phỏng theo như thế.

Nói chung Tuyệt xứ phùng sinh là “hàn cốc phùng xuân” (hang lạnh gặp xuân), khắc xứ phùng sinh là “hung hậu kiến cát” (sau hung gặp cát).

[HR][/HR][1] Tuyệt là một trong 12 thành phần của vòng Trường Sinh thuộc ngũ hành mà khởi đầu là Trường Sinh, tiếp đến là Mộc Dục, Quan đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bênh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng. Về sau gọi tắt là Kim tuyệt ở Dần, Mộc tuyệt ở Thân… có nghía hành Kim có Tuyệt ở Dần, hành Mộc có Tuyệt ở Thân….
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười bảy: LUÂN VỀ BIẾN TIẾN THẦN VÀ BIẾN THOÁI THẦN

-
Phàm trong quẻ Hợi biến thành Tí, Sửu biến thành Thìn, Dần biến thành Mão, Tị biến thành Ngọ, Mùi biến thành Tuất, Thân biến thành Dậu, Tuất biến thành Sửu là biến thành Tiến Thần. Tiến Thần thì cát hay hung tăng thêm uy thế.

- Phàm trong quẻ Tí biến thành Hợi, Tuất biến thành Mùi, Dậu biến thành Thân, Mùi biến thành Thìn, Ngọ biến thành Tị, Thìn biến thành Sửu, Mão biến thành Dần, Sửu biến thành Tuất là biến thành Thoái Thần. Thoái Thần thì cát hay hung đều giảm uy lực.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Thứ mười tám: LUẬN VỀ QUẺ NGHIỆM VÀ KHÔNG NGHIỆM

- Phàm người xem quẻ, chỉ chí thành mới cảm cách được thần minh. Cho nên thận trọng trai giới, chỉ xem một việc, cáo trước Thần mà sau mới xem. Rồi nghiên cứu các lẽ của Dụng thần, của Nguyên thần, của Kỵ thần, của Cừu thần, cùng động tĩnh, sinh khắc, hợp xung, biến hoá, Tuần không, Nguyệt Phá, Nguyệt kiến, Nhật thần, thì không quẻ nào là không nghiệm. Nếu người bói không xét lòng vốn có của người xem mà vọng đoán, thì lý không thông, quẻ chẳng nghiệm. Lại kèm hỏi thêm mấy chuyện, tất không định được, thì quẻ chẳng nghiệm. Như việc gian đạo, tà dâm thì trời chẳng dung, quẻ không nghiệm. Hoặc ngẫu nhiên thừa dịp mà xem, không chút thành kính, quẻ cũng không nghiệm.

- Lại như xem thay cho người, tất trước hết nói rõ danh phận của người xem thay như thế nào, thân hay sơ, trên hay dưới đối với mình, phân biệt Dụng thần mà xem, để khỏi sai lầm. Nếu nô bộc thay cho chủ đến xem thì lấy hào Phụ Mẫu làm Dụng thần. Nay có người vì giữ thể diện không nói thực tình, giả thác là thân thích, để chọn sai Dụng thần, tuy xem cũng vô ích vì không nghiệm..
 
Top