Tử vi vấn đáp!

Tuetvnb

Administrator
Xin hỏi thầy có kiến thức nói Đồng hồng cô quả là cách của người có căn cô hầu đồng bóng, cụ thể là rất hay gặp trường hợp bị áp vong (nếu có trong hội gọi vong), hay mơ thấy người coi hầu, coi bói, hay có giấc mơ như thật, mơ thấy người âm, có trực giác tốt...nhưng cũng có trường hợp nói bộ sao đó là có duyên với khoa học huyền bí, cụ thế là có sự ham thích và thấy thanh thản,ngộ và sáng ra được nhiều điều về cuộc sống nhân sinh quan khi tiếp cận với những kiến thức KHHB... Vậy hiểu thế nào thì đúng ạ?

Bản thân Thiên Đồng trong môn chiêm tinh cổ đại cho rằng "chuyên quản việc tế lễ ở Thái Miếu", do vậy Thiên Đồng luôn có liên quan đến việc tâm linh. Có thể là người thích những chuyện tâm linh, thích bói toán, thích tìm hiểu về KHHB. Tuy nhiên, không có căn cứ gì nói rằng người đó có "căn quả", đây là điều mê tín. Chuyện "vong" "người âm" vẫn chỉ là khải niệm mơ hồ. Không thể kết luận như vậy được.
 

Hoavothuong

Thành viên
Bản thân Thiên Đồng trong môn chiêm tinh cổ đại cho rằng "chuyên quản việc tế lễ ở Thái Miếu", do vậy Thiên Đồng luôn có liên quan đến việc tâm linh. Có thể là người thích những chuyện tâm linh, thích bói toán, thích tìm hiểu về KHHB. Tuy nhiên, không có căn cứ gì nói rằng người đó có "căn quả", đây là điều mê tín. Chuyện "vong" "người âm" vẫn chỉ là khải niệm mơ hồ. Không thể kết luận như vậy được.
Vâng em hiểu, cái gì đã thuộc về sự mơ hồ, không có căn cứ thì không thể cứ ngụp lặn đi tìm lời giải thích thoả đáng được, chẳng đi đến đâu lại mất thời gian, tốn giấy mực của thầy vì không thuộc phạm trù học thuật! Thầy giải đáp thêm thắc mắc của em về sao Thiên đồng: "hoán cải vô lường" có phải là sự thay đổi chỉ ở nội tại: tính cách, tình cảm, hình tướng...hay bao gồm cả sự thay đổi khách quan như: nơi ở, hoàn cảnh sống, công việc, hôn nhân...là nhược điểm của sao thì khắc chế thế nào hay mặc kệ nó "hoán cải" chán thì thôi ạ?:(
 

đời buồn cắn chấy

Thành viên mới
Thưa anh Tuệ, em có mấy câu hỏi muốn được anh chỉ điểm để được sáng tỏ, mong anh trả lời giúp:
1. Tả phù, Hữu bật đều là tá tinh, vậy phân biệt sự khác nhau khi luận đoán hoặc tả phù hoặc hữu bật tọa thủ như thế nào? Thiên Giải luôn nằm trong tam hợp với Tả phù, vậy khi luận đoán ảnh hưởng của Thiên Giải với cung có Tả phù tọa thủ và cung còn lại trong tam hợp như thế nào?
2. Khi một cung gồm nhiều sát tinh và cát tinh hội họp hoặc tọa thủ, khi luận đoán cát tinh có tác dụng trước hay sát tinh có tác dụng trước?
3. Ảnh hưởng của lưu niên và tiểu hạn cái nào mạnh hơn vậy anh? Ví dụ Lưu niên xấu nhưng tiểu hạn tốt hoặc lưu niên tốt nhưng tiểu hạn xấu thì cái nào tốt hơn?
4. Ví dụ như Lưu niên ở cung Tí, tiểu hạn ở cung Hợi năm nay, sang năm Lưu niên ở cung Hợi, tiểu hạn ở cung Tí thì hai năm này ảnh hưởng của cát tinh và sát tinh như nhau, vậy phải chăng là hạn hai năm này như nhau không thay đổi?
5. Thiên Quan, Thiên Phúc đều là sao giải nạn (Thiên Quan, Thiên Phúc một làng trừ hung), vậy thì hai sao này giải hạn như thế nào với cung tọa thủ?

Cho phép em hỏi tạm 5 câu, bí ở chỗ nào nữa em hỏi tiếp anh nhé.
 

Tuetvnb

Administrator
Với các câu hỏi trên, xin tạm trả lời như sau :

Câu thứ nhất : Trong tử vi đẩu số, do thừa hưởng từ lý thuyết âm dương nên thường xuất hiện các cặp sao đối ngẫu 1 âm 1 dương như Khôi-Việt, Xương-khúc, Tả-Hữu v.v.. Khi luận đoán, thì phải căn cứ vào đặc tính âm dương ngũ hành sinh khắc phối với tính chất của tinh diệu mà luận. Với tả hữu, trong đẩu số toàn thư có phân biệt rõ tính chất khác nhau :

Tả phụ : tả phụ đế cực chủ tể chi tinh, thủ thân mệnh chư cung hàng phúc. Chủ nhân hình mạo đôn hậu khảng khái phong lưu. Tử phủ lộc quyền nhược đắc tam hợp trùng chiếu, chủ văn vũ đại quý. Hỏa kị trùng phá, tuy phú quý bất cửu. …Hỏa kị trùng phá, dĩ trung cục đoạn chi.

(tả phụ là sao đế cực chủ tể, thủ Thân Mệnh và các cung đều giáng phúc, chủ nh người có hình dáng đôn hậu khảng khái phong lưu, nếu tạm hợp được Tử Phủ Lộc Quyền trùng chiếu thì chủ về văn võ đại quý, Hỏa Kỵ trùng phá thì tuy phú mà không bền. đoán là trung cục)

Hữu bật : hữu bật đế cực chủ tể chi tinh, thủ thân mệnh văn mặc tinh thông. Tử phủ cát tinh đồng viên, tài quan song mĩ, văn vũ song toàn. Dương đà hỏa kị trùng phá, hạ cục đoạn chi.

(Hữu bật là sao đế cực chủ tể, thủ thân mệnh thì văn mặc tinh thông. Đồng cung với tử Phủ thì tài quan song mỹ, văn võ song toàn, Dương đà hỏa kỵ trùng phá thì đoán là hạ cục)

Ngoài ra, còn ca quyết như sau :

Tả phụ nguyên chúc thổ,
hữu bật thủy vi căn,
thất quân vi vô dụng,
tam hợp nghi kiến quân,
nhược tại tử vi vị,
tước lộc bất tu luận,

(Tả Phụ nguyên thuộc Thổ
Hữu bật Thủy là gốc
Không gặp vua thì vô dụng (vua=đế tinh)
Trong tam hợp nên thấy vua thì hơn
Nhưng nếu đóng đồng cung Tử vi
Thì tước lộc không nên luận đến.)


… Đại loại thế, trích dẫn như trên cũng cho thấy sự khác nhau trong luận đoán. Ngoài ra, nên đặc biệt chú trọng âm dương, ngũ hành mà phụ thêm.

Về sao Thiên Giải, nó thuộc một hệ thống sao khác, chưa thấy tài liệu nào đề cập đến quan hệ giữa Thiên Giải và Tả Hữu. Việc các sao luôn luôn nằm trong 1 thế đứng có lẽ là do hệ lụy của việc đưa thêm các hệ thống sao của các lý thuyết khác vào để luận đoán cho từng công việc cụ thể. Thực tế cho thấy, thì trong tử vi có rất nhiều sao có quan hệ như vậy nhưng không có mỗi liên hệ nào, ví dụ Giải thần luôn đồng cung với Phượng các, Thiên hư luôn đồng cung với Tuế Phá v.v… Còn trong quan hệ tam hợp mà nói, thì quan hệ tam phương tứ chính, cũng đã thể hiện sự liên kết trong luận đoán rồi. Có thể căn cứ vào nguyên lý này và tính chất của sao để mà phối hợp.

Câu thứ 2 : Việc Hung tinh hay cát tinh phát tác trước, còn phải dựa vào cách cục cụ thể mới nên kết luận, theo nguyên tắc của thập dụ - bát pháp. Cần phải nhớ “hung tinh phù hung cách, cát tinh trợ cát cục”. Có thể về tính chất, hung tinh thường nhanh hơn, cấp kỳ hơn, nhưng nếu gặp cách tốt, thì có thể kiềm chế mà không để cho phát tác, cổ thư đã dạy “tứ sát an tàng vượng địa” – Tứ sát nếu vào đất vượng thì nằm im không phá phách nữa. Cần căn cứ vào các nguyên lý này mà luận đoán cho sát thực.

Câu thứ 3 : Luận hạn có nhiều cách khác nhau, nhưng quan trọng nhất là phải hiểu được nguyên lý, định nghĩa của Lưu đại hạn và tiểu hạn. Đại thể là : Lưu đại hạn, do bản thân xuất phát từ cung gốc đại hạn, mà lưu trong 10 cung, mỗi cung 1 năm. Do vậy sự việc luôn có tính lưu chuyển hệ quả của thời gian. Còn tiểu hạn thì nó chỉ lưu cho 1 năm, sự việc mang tính ngắn hạn. Cho nên không thể nói cái nào quan trọng hơn cái nào được. Trong đấu số toàn thư cũng thường dùng từ “nhị hạn”, không phân biệt. Đấy là lý thuyết chung, còn theo sự nghiên cứu của tôi, cơ chế tác động của tiểu hạn có một tác dụng khác, hơn là việc tính hạn. Ta sẽ bàn sau nếu có điều kiện.

Câu thứ 4 : Trong cổ thư có nói đến việc này bằng 1 câu “Nhị hạn tương lân, cát hung đồng đoán” – nếu hai hạn mà liền nhau, thì phải đoán là có cả cát, cả hung. Giống như câu hỏi đã đề xuất, hai hạn đổi chỗ cho nhau, thì đương nhiên 2 cung đó chịu ảnh hưởng của 2 năm liền. Tuy nhiên, mức độ có thể khác nhau do cơ chế tác động của 2 loại lưu hạn như tôi đã nói ở trên.

Câu thứ 5 : Trong Phú nôm diễn lại Cốt tủy phú có viết “Thiên địa các, giải thần tàng – cùng là quan phúc một làng trừ hung”. Nói như thế là nói đến cái tính chất “cứu khổn phò nguy”, tùy theo cung mà nó tương tác đến mà luận đoán gia giảm từ tính chất này. Cũng không có gì đặc biệt.

P/S : Học tử vi, cần phải có tâm thực sự, cẩn trọng trong từng động tác, đổi cái nick đi.
 

đời buồn cắn chấy

Thành viên mới
Cám ơn anh đã trả lời, tuy em vẫn chưa hiểu được hết nhưng cũng muốn hỏi thêm về phần Tả Hữu. Như anh đã viết:
Tả phụ nguyên chúc thổ,
hữu bật thủy vi căn,
thất quân vi vô dụng,
tam hợp nghi kiến quân,
nhược tại tử vi vị,
tước lộc bất tu luận,

(Tả Phụ nguyên thuộc Thổ
Hữu bật Thủy là gốc
Không gặp vua thì vô dụng (vua=đế tinh)
Trong tam hợp nên thấy vua thì hơn
Nhưng nếu đóng đồng cung Tử vi
Thì tước lộc không nên luận đến.)

Theo ý hiểu của em, trong tam hợp có Tả Hữu nên gặp đế tinh thì tốt hơn, nhưng nếu đóng đồng cung với Tử vi thì tước lộc phải chăng không nên luận đến vì quá tốt rồi? Nếu vậy khi Tử vi Tả Hữu đồng cung sẽ tốt (Cung này có lẽ thường là Tử Phá Sửu Mùi) nhưng Tử Phá không phải là cách hay và anh cũng viết "Nếu Tả Hữu nhập mệnh cung, thì nguyên thần chính khí bị Tả hữu xua đuổi nên sẽ trở thành xấu, dẫn đến tình trạng "ly biệt tha hương"", vậy phải luận trường hợp này là xấu hay là tốt?

P/S: Về tử vi, em vẫn cố gắng học, đọc và chiêm nghiệm nhưng thật sự nhiều chỗ thật sự chưa được thông tỏ. Còn về vấn đề nick em sẽ đổi lại sau.
 

Tuetvnb

Administrator
Theo ý hiểu của em, trong tam hợp có Tả Hữu nên gặp đế tinh thì tốt hơn, nhưng nếu đóng đồng cung với Tử vi thì tước lộc phải chăng không nên luận đến vì quá tốt rồi? Nếu vậy khi Tử vi Tả Hữu đồng cung sẽ tốt (Cung này có lẽ thường là Tử Phá Sửu Mùi) nhưng Tử Phá không phải là cách hay và anh cũng viết "Nếu Tả Hữu nhập mệnh cung, thì nguyên thần chính khí bị Tả hữu xua đuổi nên sẽ trở thành xấu, dẫn đến tình trạng "ly biệt tha hương"", vậy phải luận trường hợp này là xấu hay là tốt?

P/S: Về tử vi, em vẫn cố gắng học, đọc và chiêm nghiệm nhưng thật sự nhiều chỗ thật sự chưa được thông tỏ. Còn về vấn đề nick em sẽ đổi lại sau.

Luận điểm này không đúng, "Tả hữu phạm chủ" là cách Tả hữu nhập chính cung. Ca quyết viết thế là từ ý đó.
Đương nhiên là không thể luận tốt được.
 

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Tả Hữu= bổ trợ. Một đằng thì người ta làm cu li cho mình, một đằng mình làm đầy tớ cho người. Hiển nhiên không thể so sánh.
 

Hoavothuong

Thành viên
Thầy có thể giải thích câu "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" dưới góc độ kiến thức tử vi giúp em được không ạ? Nó có tương tự với khái niệm tương sinh, sinh xuất,sinh nhập, hút khí, đẩy khí...? Em mới tìm hiểu về tử vi nên sở học còn kém cỏi nếu thấy câu hỏi ngu ngơ không có gì ăn nhập đến kiến thức tử vi thầy có thể bỏ qua ạ.
Em cảm ơn!
 

Hoavothuong

Thành viên
Thầy có thể giải thích câu "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" dưới góc độ kiến thức tử vi giúp em được không ạ? Nó có tương tự với khái niệm tương sinh, sinh xuất,sinh nhập, hút khí, đẩy khí...? Em mới tìm hiểu về tử vi nên sở học còn kém cỏi nếu thấy câu hỏi ngu ngơ không có gì ăn nhập đến kiến thức tử vi thầy có thể bỏ qua ạ.
Em cảm ơn!
"Hàm. Cảm dã. Nhu thượng nhi cương hạ. Nhị khí cảm ứng dĩ tương dự. Chỉ nhi duyệt. Nam há nữ. Thị dĩ hanh lợi trinh. Thủ nữ cát dã. Thiên địa cảm nhi vạn vật hoá sinh. Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hoà bình. Quan kỳ sở cảm. Nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ.Dịch. Thoán viết:
Hàm là cảm ứng lẽ thường,Mềm trên, cứng dưới, đôi đường cảm nhau.Âm Dương nhị khí tương cầu,Chân thành vui thỏa, trước sau mới là.Trai tơ nhượng bộ gái tơ,Nam cầu, nữ ứng, bây giờ mới hay.Cảm cầu hợp lẽ chính ngay,Cảm mà chính đáng, lợi nay mới nhiều.Ví như thiếu nữ mình yêu,Mình mà lấy được là điều mắn may.Đất trời rung cảm hoà hài,Cho nên vạn vật muôn loài hoá sinh.Thánh nhân cảm hóa sinh linh,Làm cho thiên hạ hòa bình âu ca.Xem chiều cảm ứng hiệp hòa,Đất trời, muôn vật, tìm ra ý tình.
Thoán Truyện định nghĩa chữ Hàm là cảm ứng. Muốn cảm ứng, Âm nhu phải ở trên, Dương cương phải ở dưới: Dương cảm Âm ứng, Dương xướng Âm hòa, nhị khí tương giao, thời Âm Dương mới hòa hợp. Vì thế Thoán Truyện mới nói: Nhu thượng (Đoài là Âm nhu) nhi cương hạ (Cấn là Dương cương); nhị khí tương ứng dĩ tương dự.Áp dụng vào nhân quần, ta thấy định luật cảm ứng của đất trời cũng hoạt động mạnh mẽ. Trai gái tự nhiên hấp dẫn nhau, mà sự hấp dẫn mạnh nhất, sự cảm ứng mạnh nhất là ở nơi thiếu nam và thiếu nữ. Có cảm ứng, có thương yêu mới tính chuyện vợ chồng sau này. Nếu người con trai mà thành khẩn thương yêu, người con gái sẽ cảm động, sẽ vui vẻ mà đáp ứng. Vả trâu đi tìm cọc, chứ cọc không đi tìm trâu, nên trong bước đầu cuộc tình ái, người con trai phải đi bước trước, phải ngỏ lời trước, phải tỏ tình trước, như vậy mới đẹp đẽ.Thoán Truyện viết: Chỉ nhi duyệt. Nam há nữ. Thị dĩ hanh.Tuy nhiên tình duyên, hay cảm ứng cũng đặt trên nền tảng đạo lý, sự minh chính, mới tốt, mới lợi. Xưa nay những tuồng trên bộc trong dâu khó đem lại một kết cuộc đẹp đẽ. Lấy nhau phải vì thương yêu nhau, phải có chính nghĩa, chính đạo, muốn gây dựng cho nhau một đời sống đẹp đẽ, hạnh phúc, thì cuộc hôn nhân mới tốt đẹp. Vì thế Thoán Truyện nói tiếp: Lợi trinh. Thủ nữ cát.Sau đó Thoán Truyện bàn đến tầm quan trọng của sự cảm ứng, của sự hòa hài trong vũ trụ, cũng như trong nhân quần. Vạn vật cũng như con người không thể sống riêng rẽ.Vì thế người xưa mới nói: Cô Âm tắc bất sinh, cô Dương tắc bất trưởng, cố thiên địa phối dĩ Âm Dương. Nam dĩ nữ vi thất, nữ dĩ nam vi gia; cố nhân sinh ngẫu dĩ phu phụ. Âm Dương hòa nhi hậu vũ trạch giáng; phu phụ hòa nhi hậu gia đạo thành. Tạm dịch:
Cô Âm không thể sản sinh,Cô Dương không thể hoa vinh, xương phồn.Cho nên trời đất đôi đàng,Hòa hài chẳng có quải gàng khi naoTrai thì tìm gái tất giao,Gái mong chắp mối tơ đào cùng trai.Cho nên từ có loài người,Gái trai phối ngẫu nên đôi vợ chồng.Âm Dương trời đất hòa đồng,Rồi ra vũ trạch non sông ơn nhờ.Vợ chồng chắp nối duyên tơ,Rồi ra, gia đạo có cơ vững vàng.
Dịch Kinh cho rằng nhờ có khí trời, khí đất hòa hài, nên vạn vật mới có thể hóa sinh, trưởng dưỡng; nhờ ảnh hưởng Thánh nhân cảm hoá tâm hồn con người, nên nhân loại mới được hòa bình thái thịnh. (Thiên địa cảm nhi vạn vật hoá sinh. Thánh nhân cảm nhân tâm nhi thiên hạ hoà bình). Nói cách khác, đất trời không hòa hài, xã hội sẽ tan vỡ.Thoán còn cho rằng: Cứ xem vạn vật cảm ưng ra sao, sẽ thấy tâm địa, ý tình của chúng (Quan kỳ sở cảm. Nhi thiên địa vạn vật chi tình khả kiến hĩ.) Lẽ trời là: Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu. Người ưa tinh thần sẽ rung cảm dễ dàng vì những vấn đề tinh thần. Cho nên nhìn xem muôn loài ưa thích những gì, rung cảm trước những loại giá trị gì, sẽ xác định được căn cơ của chúng, và thấy được bộ mặt thực của chúng.Tóm lại Hàm là hòa hài, cảm ứng, để đi đến chỗ phổ quát đại đồng. Hàm là hòa hài cảm ứng; mà cảm ứng là một định luật phổ quát của vũ trụ. Trời đất cảm ứng, Âm Dương cảm ứng, Trai gái cảm ứng, dưới trên cảm ứng. Do đó thánh nhân có thể cảm hóa nhân tâm để đem an ninh lại cho thiên hạ.Hàm là cảm ứng; nên Hào sơ ứng với Hào tứ; Hào nhị ứng với Hào ngũ; Hào tam ứng với Hào lục, nhất nhất đều là Dương cảm, Âm ứng. Cảm ứng hòa điệu sẽ đem hạnh phúc, ấm êm, thanh bình cho trần thế.
Trích: Dịch Kinh Đại Toàn




 
Last edited by a moderator:

Tuetvnb

Administrator
Vì hai câu đó không thuộc phạm trù tử vi, nên không thể trả lời.

"Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" - cái gì cũng tiếng thì ứng nhau, cái gì cùng khí chất thì tìm nhau.

Điển tích thì có nhiều, nhưng đại loại hiểu thế cho đơn giản.
 

iHi

Moderator
Với huyền học thầy trò là do duyên số, không thể cưỡng cầu mà được.

Nếu có duyên được thầy truyền cho mà ngộ được chữ "Đạo" tất vượt qua được cái vòng luẩn quẩn mà hay gọi nôm na là "Số"; việc kiếm tiền nhiều, thay đổi quyền tạo hóa... thầy không thể giúp được! Sướng khổ đều do mình cả.

Nhớ tích xưa Lưu Bị cầu "thầy" Gia Cát tiên sinh, đạp tuyết dầm sương, "tam cố thảo lư" không cho là khổ... Khuyên người không nên tự ái, nên học theo chữ NHẪN.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Bạn HVT đã sms cho em nhận lỗi và đề nghị xóa bài viết, Em nghĩ cũng chẳng cần. Bác iHi nói thấm thía quá kk
 

Tuetvnb

Administrator
Em có vấn đề đang khúc mắc: Nhìn vào Lá số của 1 năm, dựa vào căn cứ nào (bố cục hoặc an sao, hay là gì) để ta có thể nhận biết được Hạn của năm đó lưu ở cung nào?
Ngoài ra các sao lưu như lưu Thái Tuế, lưu Nhân Mã... thì có ý nghĩa gì?
Nhờ các bác am hiểu về Tử vi khơi sáng cho em kiến thức này, em xin cảm ơn nhiều nhiều...
Nói như thế là bạn chưa có kiến thức cơ bản về tử vi rồi. Vì rằng tất cả những thứ đó đều có cách thức quy trình rất rõ ràng.

Nếu giải thích hết các điều bạn thắc mắc thì chắc phải bằng cách dạy trong lớp Tử vi thì mới có thể làm được. Nếu có dịp nào đó diễn đàn mở lớp, bạn nên đăng ký học để năm được kiến thức cơ bản đã.

Và nếu có thời gian, thì đọc thêm cuốn "Tứ vi đẩu số tân biên" (tìm trên mạng), để tự tìm hiểu. Sau đó có thắc mắc gì thì tôi sẽ giải đáp.
 

ThienPhu

Hội viên
Thưa thầy em có chút thắc mắc! Khi cầm một lá số Vô chính diệu! Vẫn biết là xem hỗ trợ của tam phương tứ chính để luận đoán! Nhưng em có một thắc mắc là khi học về phần xét bản cung thì cung đó là âm hay dương thì ok rồi! Nhưng các cung có chính tinh tọa thủ thì biết là chính tinh đó thuộc hành nào còn Vô chính diệu em không hiểu là lấy hành gì hay là lấy hành nào của các sao chính tinh của tam phương tứ chính làm hành cho cung Vô chính diệu! Em xin cảm ơn thầy!
 

Ly Ly

Thành viên năng nổ
NÓi chung, rảnh đâu ra mà quan tâm tới mấy bạn HVT, khi không được nhận học thì quay ra nói dỗi, vùng vằng. Địa vị tôi, nếu có người như thế thì tôi cũng không tiếp, chứ đừng nói đến nhận làm học trò.
Anh Tuệ đã là một cao thủ nổi danh, một đại gia học thuật, liếc qua lá số thì biết cả rồi, gieo một phát mai hoa thì còn chuẩn nữa, có gì mà không đoán được tình hình, nên lờ đi từ đầu.
 

ThuyenNan

Thành viên năng nổ
NÓi chung, rảnh đâu ra mà quan tâm tới mấy bạn HVT, khi không được nhận học thì quay ra nói dỗi, vùng vằng. Địa vị tôi, nếu có người như thế thì tôi cũng không tiếp, chứ đừng nói đến nhận làm học trò.
Anh Tuệ đã là một cao thủ nổi danh, một đại gia học thuật, liếc qua lá số thì biết cả rồi, gieo một phát mai hoa thì còn chuẩn nữa, có gì mà không đoán được tình hình, nên lờ đi từ đầu.
Mình cứ nghĩ khi tinh thông Huyền học thì con người ta trở nên nho nhã hơn, lịch duyệt hơn, nhưng như bạn ở đây cư xử có vẻ bề trên quá. Vụ HVT là 1 ví dụ, sự việc có to tát gì đâu, với cấp độ 1 người bình thường hỏi 1 câu chưa hiểu, mà câu đó thì ko khó, bác Tuevnb nói có 3 dòng là rõ ràng. Như vậy nếu là người nhiệt tình có có tấm lòng chia sẻ, bác Tuevnb có thể nói ngay từ ban đầu mà, chả nhẽ lại đi chấp nê do cảm nhận về Số mệnh của 1 người qua mấy dòng chữ trên máy tính mà có thái độ như vậy.
Còn như bạn, với quan điểm kiểu như ta biết đấy, nhưng ta không thích nên ko nói thì mình nghĩ nó thiếu tính xây dựng và chia sẻ quá.
 

Tuetvnb

Administrator
Hihi, chuyện không có chi, các bạn đừng bận tâm. Chia sẻ học thuật là việc chung của tất cả mọi người, nên tập trung nghĩ xem có câu nào hay hay mang ra hỏi để mọi người có chủ đề bàn luận cho vui.

@Thienphu : Câu chuyện xét về lý tính âm dương trên 1 lá số, không nên gói ghém tất cả vào 1. Vì vạn vận, vạn tính, cái gì cũng có tính âm dương riêng của nó. Âm dương của cung, khác với âm dương của sao, âm dương của sao khác với âm dương của Mệnh v.v.. Việc xét sự tương tác âm dương cũng chỉ mang tính chất tương đối. Với trường hợp VCD, không có thì không xét, coi như bị thiếu khuyết vậy, cơ bản là cái đích mà người luận đoán muốn tìm đến là cái gì thôi.
 
Top