Tử vi vấn đáp!

Tuetvnb

Administrator
Nhân lúc rảnh, gieo một quẻ Mai hoa, thấy được Quẻ Thái, biến Thăng... xem ra văn chương có lợi. Vì thế nên mở ra topi này để trợ giúp mọi người.

Ai có thắc mắc gì về học thuật Tử vi thì mang lên đây để cùng đàm luận.

Nhưng chú ý, chỉ bàn luận những vấn đề thuộc về học thuật thôi, còn việc bình giải lá số, hay thắc mắc về các trường hợp cụ thể của cá nhân thì sẽ không chấp thuận. Trên diễn đàn đã có khu vực riêng để tư vấn, ai có nhu cầu thì đem vào đó, ở đây dành cho học tập.


Xin mời!











.
 

change

Thành viên năng nổ
Cháu gà mờ lắm, tử vi cháu chẳng biết gì đâu ạ, nhưng chẳng mấy khi bác cao hứng, lại còn rảnh rỗi, nên mới mạnh dạn hỏi 1 câu. Bác thấy ngây ngô quá, bác cứ cười cháu thoải mái ạ.

Bác cho cháu hỏi, người ta hay nói "Phượng Các là ngôi sao của niềm tin". Nguyên do là sao ạ?
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
@change: "Phượng Các là ngôi sao của niềm tin" - nguyên do là vì đâu? Thực chất là không có nguyên do, bởi vì Phượng các không phải là sao của niềm tin, đấy là do một ai đó suy diễn thái quá mà thôi.

Phượng các là sao thuộc nhóm quý tinh, đài các tinh biểu trưng cho sự cao quý, sang trọng. Vì Phượng hoàng là biểu tượng của văn học, của cái đẹp, vì thế mà dùng nó để chỉ sự tôn quý, học vấn. Phải căn cứ vào tính chất này mà suy luận ra các hệ quả khác, ví dụ như Phượng các đóng vào cung Mệnh cung Thân thì là dẽ thành người cao quý, có học thức, hay ít nhất cũng được ra vào nơi quyền quý; đóng vào cung Điền trạch thì nhà cửa to đẹp, sang trọng; ở vào cung Phu Thê thì... Tất nhiên đấy chỉ là "điều kiện cần" mà thôi, còn phải xem xét các yếu tố khác nữa.
 

Sơn Chu

Quản trị viên
Phượng Các còn có ý nghĩa may mắn nhất định, phải chăng vì điều này mà người ta phát sinh ra "niềm tin" <-- tự tin và số phận may mắn của mình>:D
 

Tuetvnb

Administrator
"Phượng Các là ngôi sao của niềm tin" đây chắc hẳn là phát biểu của trường phái Tử Vi Ứng Dụng của tác giả Bửu Đình. Suy diễn tính chất sao từ tên định danh của sao! Nhưng ngay cả phần suy diễn ấy cũng không có cơ sở.

Phượng Các vốn đi với Long Trì thành 1 cặp sao, nguyên nghĩa của cái tên "Long trì - Phượng Các" nghĩa là "Ao rồng - Gác phượng" là chỉ những nơi sang quý. Cho nên mới dngf ý nghĩa này để luận đoán.
 

Minh Thứ Phong

Hội viên
Quan điểm này đúng là của bác Bửu Đình ạ. Bác ấy suy luận là: chim Phượng là con vật được thờ cúng, thờ phượng, nên nó là biểu tượng của niềm tin. :D
 

trungtvls

Điều hành cấp cao
Nếu con chim Phượng được thờ cúng là niềm tin thì thêm chữ CÁC = gác làm gì nữa ?
Long là con rồng = cao quý nhưng thêm chữ trì vào thì nó chỉ là cái ao mà thôi :))
 

change

Thành viên năng nổ
Em cảm ơn các bác Minh Thứ Phong, SơnCD, Tuetvnb, trungtvls đã nhiệt tình trả lời em. Diễn đàn ko có hoa hồng, em mời các bác ~o) vậy :D
 

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Phượng Các vốn đi với Long Trì thành 1 cặp sao, nguyên nghĩa của cái tên "Long trì - Phượng Các" nghĩa là "Ao rồng - Gác phượng" là chỉ những nơi sang quý. Cho nên mới dngf ý nghĩa này để luận đoán.
Áp dụng công phu bửu đỉnh, Ao Rồng là nơi có ao, các cụ ngày xưa toàn dùng cầu tõm. Nên Long Trì do đó còn có ý nghĩa của sự cứu giải, vì khi cần giải sẽ có chỗ để giải.
Long trì và phượng các là một cặp âm dương, do Phượng Các là niềm tin nơi gác phượng, Còn long trì là nơi để giải tỏa và cụ thể hóa bức xúc và niềm tin.
 
Last edited by a moderator:

Sơn Chu

Quản trị viên
Em muốn hỏi Thầy:
1. Triệt hay Tuần là một trạng thái, nhưng sẽ hiểu theo nghĩa nào thì hợp lý
- Trạng thái của Cung: ví dụ cung Mệnh gặp Triệt thì sẽ ra sao, không quan tâm đến sao nào trong đó. Em chỉ xét về xu hướng thôi ạ
- Trạng thái của Sao: Cách này thì như cách hiểu thông thường, Tử vi ngộ triệt, Thiên tướng ngộ triệt
2. Cung Mệnh là cung thể hiện hình dạng, tính cách của đương số, bình thường nếu không gặp Tuần, Triệt thì khá dễ để luận đoán lĩnh vực này. Nhưng khi có Tuần/Triệt thì (theo nghiệm lý của em) thường không còn chính xác nữa. Vậy xu hướng luận đoán trong TH này là thế nào ạ?
Em cảm ơn Thầy!
 

follow_me

Học viên Tử vi
Em thắc mắc 2 vấn đề, mong thầy giúp em:

1. Nếu 1 lá số có Mệnh-Tài-Quan đều sáng sủa, vững vàng. Duy chỉ có cung Phúc Đức ở thế Liêm Tham Tị-Hợi, có Thiên Không, H.Kị, ngộ Triệt; và cả Không-Kiếp tam hợp chiếu (cái này em viết hơi chi tiết 1 chút vì em muốn thể hiện rõ mức độ). Vậy em có thể luận là người này không có sự giúp đỡ từ người thân và phải tự mình vươn lên, đúng không thầy? Có điều nếu cung Phúc xấu như vầy khi gặp đại vận xấu thì phải luận như thế nào? Em bị mâu thuẫn giữa Mệnh và Phúc vì em vẫn nghĩ nếu 1 người có Phúc Đức mỏng thì khó lòng vượt qua được những vận hạn xấu. Nhưng nếu đem suy nghĩ này phối hợp với cung Mệnh vững vàng để luận thì em lại không biết cân nhắc ra sao.

2. Phá Quân thuộc Âm Thủy, Không Kiếp thuộc Hỏa. Nhưng em chưa biết nguyên do gì mà Không-Kiếp lại có thể kích thích được tiềm năng & hỗ trợ cho Phá Quân.

Cám ơn Thầy.
 

Tuetvnb

Administrator
@ LyLy :

Nếu theo một số môn công phu thời này thì cũng dễ xảy ra hiện tượng “Long trì là ngôi sao của sự giải thoát..”… hehe, chú mày được lắm ! :D

@ SonCD :

Triệt – Tuần, chắc chắn là trạng thái của cung! Không cần phải nghi ngờ làm gì. Thực ra, nó chính là “trạng thái của quy luật thời gian”, nhưng vì cung vị trên lá số tử vi cũng được biểu thị theo quy luật thời gian, nên nó chính là trạng thái của cung.

Xét Tuần Triệt thì phải xét nhiều khía cạnh :


  • Cung bị tuần - triệt
  • Sao bị tuần - triệt

Việc xét theo quan điểm “cung gặp tuần triệt” chẳng phải Tử vi đẩu số Tân biên của Thái thứ lang đã nói rất rõ rồi sao? Trường hợp cụ thể, ví dụ : Mệnh – Tuần + Thân – Triệt …

Nói chung thì đối với 12 cung số sẽ không có gì tốt đẹp nếu gặp Không vong! Chỉ trừ trường hợp cung Tật ách là có xét thêm yếu tố TỐT khi gặp không vong (nhưng cũng không hoàn toàn tốt 100%), còn lại thì đều là xấu.

@Forllow_me :

Quan trọng là phải hiểu rõ ý nghĩa cái cung PHÚC ĐỨC trên lá số nó dùng để thể hiện cái gì đã, nó không hoàn toàn như quan điểm mà người ta đã nhìn nhận.

Trong bài giảng Tử vi ta đã viết :

“Cung Phúc đức : Thể hiện tình trạng về mối quan hệ của đương số với DÒNG TỘC, TỔ TIÊN, đặc biệt, thể hiện Tình trạng ÂM PHẦN (mồ mả) của cha ông tổ tiên. Cung này cũng là một cung rất đặc biệt, nó có tác dụng mạnh và rộng khắp, chi phối tất cả các cung trên lá số. Bất luận là luận đoán về điều gì, tất thảy đều phải xem xét cung Phúc Đức..”

Bàn riêng về chữ Phúc, trong các lớp học trước ta đã viết :

..Phúc đức của 1 con người được tạo nên bới nhiều yếu tố :

- Do Hồng Phúc tổ tiên để lại, Ví Dụ: ngày trước cụ tổ mở kho phát chẩn cứu đói cả vùng thì nay con cháu được hưởng chút Dư Phúc.

- Do Bản thân đương số tự tạo lấy, VD: Đương số gia ơn cứu người chết đuối, đương số bản tính là người hành thiện, ăn mày vào nhà không bao giờ để đi ra tay không..v.v…

- Do Âm Phần kết phát, Điều này liên quan đền Địa Lý Phong Thủy, nếu mồ mả tổ tiên đặt được vào ngôi đất tốt, có thể làm cho con cháu thịnh vượng, cứu khổn phò nguy, gia thêm phúc thọ cho người sống. Đây là 1 yếu tố đáng kể, Tuy nhiên xem xét được nó không phải là dễ. Đoán định lại càng khó hơn. Trước mắt, chúng ta cân nhắc phúc đức của đương số dựa trên LÁ SỐ, bằng vào sự tốt xấu của các tinh diệu, mà kết luận sơ bộ…”


Từ đó thấy rằng, PHÚC ĐỨC của một cá nhân sẽ là nhiều vấn đề kết hợp lại. Cho nên trong luận đoán cần xem xét kỹ.

Trường hợp cụ thể vừa hỏi ở trên, nếu Mệnh-Tài-Quan đều tốt, mà PHÚC ĐỨC kém, thì nên hiểu theo hướng “Mệnh-Tài-Quan sẽ bị cái xấu của Phúc Cung kéo xuống, làm cho độ số giảm thiểu, không thể tốt 100%, lại gặp nhiều trục trặc, cuộc đời không được suôn sẻ” - Chứ không nên hiểu theo 1 hướng là “Tự mình làm nên, không được sự trợ giúp”.

Hơn nữa, Phúc Đức không chỉ ảnh hưởng đến mỗi Mệnh – Tài – Quan, mà bản thân nó còn ảnh hưởng đến Tử tức, Phu Thê, Phụ Mẫu, Huynh đệ v.v… Mệnh – Tài – Quan có thể tốt, nhưng chắc gì những cung kia cũng tốt !.

+ Phá Quân phối hợp với Không Kiếp là về TÍNH LÝ, tức là về đặc điểm, tính chất. Chứ không phải kết hợp với nhau dựa trên NGŨ HÀNH thuần túy. Thực ra, cái này cần xét cho kỹ, bởi cũng là "phò tá" nhưng phò tá theo khía cạnh nào? tốt hay xấu? không thể cứ thấy Phá Quân - Không Kiếp là cho răng tốt!

Trong cổ thư cũng có đôi chỗ đề cập đến vấn đề này, nhưng nổi bật nhất là 2 câu phú :

1. Tử vi Thiên phủ toàn ỷ Phụ Bật chi công, Thất Sát Phá Quân chuyên ỷ Dương Linh chi ngược :
2. Sát Phá hỷ trợ Kình Đà.

Hai câu phú này có nhiều ý nghĩa, ở câu 1 : Tử vi Thiên Phủ cần dựa vào công của Phụ Bật, Thất Sát Phá Quân chuyên dựa vào sự bạo ngược của Dương - Linh (Có thể hiểu đó là các sao trong hệ thông lục sát).

Vì bản chất của Sát Phá vốn là đại diện cho sự bạo ngược, nên cần có Dương-Linh để thi hành, vì thế nên chưa hẳn đã tốt! khi mà sự kết hợp đó là một bầy sát tinh!

Ở câu 2 : Sát Phá rất cần sự trợ giúp của Kình Đà, vì xưa nay khi viết về Sát Phá, cố nhân cho rằng Sát Phá có thể : Chế phục Kình Dương hoàn hữu khí, - chễ phục kình dương để làm vũ khí cho mình.

DO đó mà Phá quân mới cần sự trợ giúp của Không Kiếp vậy.
 
Last edited by a moderator:

Minh Thứ Phong

Hội viên
Em muốn hỏi Thầy:
1. Triệt hay Tuần là một trạng thái, nhưng sẽ hiểu theo nghĩa nào thì hợp lý
- Trạng thái của Cung: ví dụ cung Mệnh gặp Triệt thì sẽ ra sao, không quan tâm đến sao nào trong đó. Em chỉ xét về xu hướng thôi ạ
- Trạng thái của Sao: Cách này thì như cách hiểu thông thường, Tử vi ngộ triệt, Thiên tướng ngộ triệt
2. Cung Mệnh là cung thể hiện hình dạng, tính cách của đương số, bình thường nếu không gặp Tuần, Triệt thì khá dễ để luận đoán lĩnh vực này. Nhưng khi có Tuần/Triệt thì (theo nghiệm lý của em) thường không còn chính xác nữa. Vậy xu hướng luận đoán trong TH này là thế nào ạ?
Em cảm ơn Thầy!
Cho anh tham bàn luận tí:

Tuần Triệt thì là trạng thái của cung, nó sẽ tác dụng lên cả Nhân bàn (Mệnh Tài Quan...) và các sao trên cung ấy. Tác động vào Mệnh thì căn cứ vào ý nghía của cung Mệnh để phán đoán, Mệnh quy định sang hèn thọ yểu một đời người, bởi thế nên gặp Tuần Triệt thì các vấn đề này đều bị ảnh hưởng, còn sao thì rõ rồi, ảnh hưởng đến tính chất sao và cả cách cục hội hợp nữa.

Cung Mệnh thể hiện tính cách, hình dáng nhưng k rõ rệt lắm. Thực tế thì cuộc đời thế nào thì hình dáng, tính cách sẽ tương ứng như vậy, người làm quan thì có hình dáng kẻ làm quan, mà kẻ buôn bán thì có hình dạng của người buôn bán, văn nhân nghệ sĩ thì có hình dáng riêng của mình. Còn Tuần Triệt thì sẽ làm suy yếu tính cách và ý trí của con người. Bởi vì người mà cứ luôn bị hoàn cảnh khó khăn bó buộc cản trở thì cũng khó lòng giữ được ý trí đến phút cuối cùng.

P/s: trong lớp học Tử vi Nam phái đã có riêng một buổi học về Tuần Triệt rồi, về đọc lại đê.
 
Last edited by a moderator:

Minh Thứ Phong

Hội viên
Em muốn hỏi một vấn đề: trong Bói dịch có một số nguyên tắc có liên quan đến Tử vi như quan hệ sinh khắc lục thân, Tuần không, nguyệt phá, xuất không, môi quan hệ hình xung khắc hại giữa hào và nhật thần, nguyệt kiến... có thể áp dụng các nguyên tắc ấy vào luận Tử vi được không ạ?
 

Tuetvnb

Administrator
Em muốn hỏi một vấn đề: trong Bói dịch có một số nguyên tắc có liên quan đến Tử vi như quan hệ sinh khắc lục thân, Tuần không, nguyệt phá, xuất không, môi quan hệ hình xung khắc hại giữa hào và nhật thần, nguyệt kiến... có thể áp dụng các nguyên tắc ấy vào luận Tử vi được không ạ?
Có chứ! đó cũng là một phần lý luận gốc của tử vi mà. Thực ra, các nguyên tắc nêu trên không phải là "bản quyền" của dịch học. Mà nó là tổng hợp của Khoa học Cổ đại phương đông nói chung.

Nguyên tắc thì là thế, nhưng quan trọng là cách ứng dụng nó như thế nào thôi. Cần nắm rõ nguồn cơn thì sẽ lý giải được.
 

ThienPhu

Hội viên
Các sư huynh đã nghiên cứu sang các môn khác phụ trợ rồi mà em vẫn cứ dậm chân tại chỗ cái món tử vi thui! Hix! Dạo này nghe nhiều đến phong thủy nghĩ lại thấy tiếc lúc thầy dạy mọi người rủ đi thì ngại không đi! Hix!
 

bicimo

Học viên Tử vi
Em chào thày và mọi người, e có mấy câu hỏi thắc mắc mà e vẫn chưa giải thích được mong thày và mọi người trợ giúp e
- e xem qua một số lá số e nhận thấy là Tuần Triệt là trạng thái ảnh hưởng tới cung đó, ảnh hưởn của nó tới đại vận 10 năm của đương số tại bản cung, e có thắc mắc là Tuần đắc ở Mão Dậu, Triệt đắc ở Dần Thân vậy tại 4 cung này ta fải suy xét như thế nào ạ? sự ảnh hưởng đốí với chính tinh đắc địa và hãm địa như thế nào?
- Sao hoá Kỵ đắc địa tại Tứ Mộ tại các cung khác là hãm địa thì khi gặp Thái Âm có làm cho thái âm đẹp kô? theo bài học thì là toàn mỹ ví như mặt trăng tỏa sáng, có mây năm sắc chầu một bên? theo e hiểu hoá kỵ là ác tinh thì nó sẽ làm triết giảm tính tốt của thái âm khi hoá kỵ hãm địa.
- Câu nói Tử Phủ Kình Dương tất cự thương thì sẽ bàn như thế nào thư thày, một là Tử Phủ đồng cung cùng Kình Dương, hay Tử Phủ trong tam hợp chiếu 1 trong 2 sao ấy có Kình Dương, theo e thì kình dương fải ở Tứ Mộ vì ở đó Kình Dương miếu.
Em bicimo cảm ơn thày!
-
 
Last edited by a moderator:

Ly Ly

Thành viên năng nổ
Có chứ! đó cũng là một phần lý luận gốc của tử vi mà. Thực ra, các nguyên tắc nêu trên không phải là "bản quyền" của dịch học. Mà nó là tổng hợp của Khoa học Cổ đại phương đông nói chung.

Nguyên tắc thì là thế, nhưng quan trọng là cách ứng dụng nó như thế nào thôi. Cần nắm rõ nguồn cơn thì sẽ lý giải được.
Anh Tuệ ơi, khi nào anh giảng về cách sử dụng các kỹ thuật này đi anh. Em tò mò lắm rồi.
 

Tuetvnb

Administrator
Anh Tuệ ơi, khi nào anh giảng về cách sử dụng các kỹ thuật này đi anh. Em tò mò lắm rồi.
Dạo này chú lặn đâu mất, không thấy mặt đâu. Con gái thế nào rồi?

Muốn trao đổi về nội dung này, thì cứ mạnh dạn đặt câu hỏi, anh sẽ cố gắng giải đáp. Còn khi nào có điều kiện sẽ giảng một khóa "Dịch Lý Chiêm Tinh", có liên quan đến cái món chú đang quan tâm.
 

Hoavothuong

Thành viên
Xin hỏi thầy có kiến thức nói Đồng hồng cô quả là cách của người có căn cô hầu đồng bóng, Vậy hiểu thế nào thì đúng ạ?
 
Last edited by a moderator:
Top