Tử vi vấn đáp!

ThienPhu

Hội viên
Em sẽ nghiền ngẫm thêm mới ra vấn đề được! Hix! Dạo này bù đầu vào mấy cái xem hạn mà nản quá! Hix!
 

Tuetvnb

Administrator
Có thành viên thắc mắc như sau :

Cám ơn anh Tuetvnb đã đăng bài viết về sao Cự môn và cách Thạch Trung Ẩn Ngọc tuy nhiên mình vẫn có một thắc mắc về cách Cự môn tại cung Tài vượng địa mà gặp cả Hóa Lộc, Tuần và Song hao thì sẽ ra sao? Trong cách này Thái Dương tại mệnh cung Thìn nhưng gặp Triệt có phải sẽ đổi thành Hãm không? Nếu theo cách hiểu trong bài viết của anh thì Cự môn mà gặp cả Tuần, Hóa Lộc và Song Hao thì có nên ẩn như cách nói là không nên bộc phát hết và dẫn đầu mà chỉ nên làm người số 2 để an hưởng ko?

Cám ơn anh rất nhiều.


Xin được trả lời :

Trước hết phải xét bản chất của Cự Môn tinh đã. Cự Môn có nhiều tính chất, đại thể là người ta thường hay nhìn nhận nó dưới góc độ "thị phi, ám muội". Tuy nhiên, bản thân nó còn là một "tài tinh". Trong chiêm tinh học, phong thủy học v.v... thường được gọi đến với cái tên "Thiên Y" (Khác với Thiên Y của tử vi nhé!), vì trong hệ thống sao Bắc đẩu, thì Cự Môn chủ quản tài khố.

Vì thế nên khi Cự đóng vào điền tài là "tài cư tài vị", (nhưng những tính chất khác cũng phải xét thêm đấy nhé!). Nếu đã được đắc cách, lại gia thêm Hóa Lộc, Lộc Tồn hoặc tài tinh khác phụ trợ thì càng xúc tích thêm.

Vấn đề còn lại là việc gia giảm độ số của cung và âm dương ngũ hành để cân nhắc.

- Về Thể, thì Cự Môn thuộc thủy, Hóa Lộc thuộc Mộc, Lộc tồn thuộc Thổ đều là quan hệ tương khắc, vì thế nên cổ nhân thường không thích cách 3 sao này đồng cung, mà chỉ nên đứng trong tam phương tứ chính hỗ trợ nhau thôi.
- Về Dụng, Thì khi "cung" là nơi đất dụng võ của Cự Môn bị hãm, bị không vong, thì đương nhiên Cự khó có thể phát huy tính chất của mình được. Hơn nữa, bản chất Cự là ám tinh, nếu lại đặt vào đất hãm, thì khó lộ diện, chuyện tiền bạc không những kém phần dồi dào, mà cũng chậm muộn, gây dựng cơ nghiệp cuối đời mới có thể đạt được ý nguyện.
- Ngoài ra, còn xét thêm các ảnh hưởng của các tinh đẩu khác trong bản cung nữa để kết luận cho xác đáng.

Do vậy, tuy không trả lời vào cách cục cụ thể, nhưng trong trường hợp như bạn nêu, con đường xét về tính lý phải như thế. Và bạn sẽ rút ra được kết luận của mình.

Đây là nói riêng về CỰ MÔN tại tài cung, còn tại các cung khác sẽ phải nhìn nhận khác. Cùng là CỰ môn, nhưng tùy từng chức vị, tùy từng điều kiện hoàn cảnh mà cho ra tác dụng khác nhau vậy. Không thể lấy tính chất của Cự khi nhập mệnh để gán vào Cự khi nhập tài (điều thường thấy của các thầy tử vi hiện nay). Kiểu kiểu như "cự chủ thị phi, đóng ở tài sẽ có tranh chấp về tiền bạc..." đây là quan điểm chưa hẳn đã đúng đắn, cần chiêm nghiệm thêm.

Chuyên đề này dài dòng, từ từ có dịp tôi sẽ viết để mọi người tham khảo.
 

đời buồn cắn chấy

Thành viên mới
Xin thầy chỉ giúp các cách cục nào chỉ ra để một người nam (khi xem cho nam) và một người nữ (khi xem cho nữ) có thể lập gia đình lần 2,3... lần n; hoặc không thể lập gia đình nữa khi đương số lại ứng với việc tan vỡ hạnh phúc lần 1 với câu "Sở ai giả Hồng loan cư tứ Mộ, liệt phu quân chi vị"
 

doshaku

Hội viên
Mấy lá số nữ có Phượng Các cư Mệnh đều trông được gái. Chả biết do mắt mình dễ tính hay không nữa :(
 

anhtubkhn

Thành viên
Xin thầy Tuệ cho cháu hỏi một chút về sao Thiên Riêu.
Trong sách Tử vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương có đoạn viết: "Hàng Chi 12 tuổi, 6 tuổi dương Thìn Tuất Tý Ngọ Dần Thân, Đào Hoa gặp Riêu ví như sen trong ao hồ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Còn 6 tuổi âm sự sa ngã đồi trụy như xe tụt dốc."
Cháu không biết đoạn này có đúng không? (vì cháu có cung Thân như thế này, tự nghiệm mình thì chưa đến nỗi như vậy) Cháu tìm đọc đủ mọi nguồn rồi mà chưa thấy ai giải thích gì thêm. Ngoài ra cũng có sách bảo Cự Môn ở Ngọ cũng là cách thạch trung ẩn ngọc nhưng đã mất hết cái tốt (hình như là trong sách của cụ Vũ Tài Lục). Vậy là ra sao thì quả là cháu khó hiểu quá, đã mất cái tốt rồi sao vẫn gọi là thạch trung ẩn ngọc làm gì?
Mong thầy chỉ giáo ạ!
 
Last edited by a moderator:

Tuetvnb

Administrator
Xin thầy chỉ giúp các cách cục nào chỉ ra để một người nam (khi xem cho nam) và một người nữ (khi xem cho nữ) có thể lập gia đình lần 2,3... lần n; hoặc không thể lập gia đình nữa khi đương số lại ứng với việc tan vỡ hạnh phúc lần 1 với câu "Sở ai giả Hồng loan cư tứ Mộ, liệt phu quân chi vị"

Việc xem số để biết đương số lập gia đình lần 2, lần 3, lần n... phải căn cứ chủ yếu vào cung Phu Thê và luận đoán vận hạn mà ra. Xem cung Phu Thê để biết được đương số có phải là người "trắc trở tình duyên" hay không, sau đó sẽ căn cứ vào đặc tính chung của lá số, đặc biệt là phân bố thế đứng của Đào-Hồng-Hỷ - thiên không, phối với các dâm tinh và các tinh tú khác để kết luận. Để làm được điều này, cần phải thật thông thạo cách đoán vận hạn. Tôi không ủng hộ quan điểm xét các lần kết hôn theo các cung như vẫn thường thấy trên mạng. Kiểu như lần 1 thì ở cung phu thê, lần 2 ở cung nô bộc v.v.... điều này không có cơ sở. Chỉ có thể tìm cung lưu hạn theo từng thời điểm để phán quyết.
 

Tuetvnb

Administrator
Xin thầy Tuệ cho cháu hỏi một chút về sao Thiên Riêu.
Trong sách Tử vi nghiệm lý của cụ Thiên Lương có đoạn viết: "Hàng Chi 12 tuổi, 6 tuổi dương Thìn Tuất Tý Ngọ Dần Thân, Đào Hoa gặp Riêu ví như sen trong ao hồ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Còn 6 tuổi âm sự sa ngã đồi trụy như xe tụt dốc."
Cháu không biết đoạn này có đúng không? (vì cháu có cung Thân như thế này, tự nghiệm mình thì chưa đến nỗi như vậy) Cháu tìm đọc đủ mọi nguồn rồi mà chưa thấy ai giải thích gì thêm. Ngoài ra cũng có sách bảo Cự Môn ở Ngọ cũng là cách thạch trung ẩn ngọc nhưng đã mất hết cái tốt (hình như là trong sách của cụ Vũ Tài Lục). Vậy là ra sao thì quả là cháu khó hiểu quá, đã mất cái tốt rồi sao vẫn gọi là thạch trung ẩn ngọc làm gì?
Mong thầy chỉ giáo ạ!

Sao Thiên Riêu, do ảnh hưởng của cách an sao, nên luôn tam hợp chiếu với Thiên Hình. Bản chất của Thiên Riêu vốn dĩ chỉ về "màu sắc rực rỡ", đại biểu cho "cái đẹp". Cổ nhân vẫn liệt vào hàng dâm tinh. Tuy nhiên, không có căn cứ để kết luận rằng Thiên Riêu cư 6 cung Dương thì khi gặp đào hoa không dâm đãng. Hoặc cư 6 cung âm là cực dâm đãng. Muốn biết có dâm đãng hay không cần xem nhiều yếu tố kết hợp. Nên nhớ rằng, nguyên lý của tử vi là nguyên lý phối hợp. Một sao khi phối hợp với sao khác, hoặc bộ sao khác sẽ hình thành các cách cục khác nhau, và mang những ý nghĩa khác nhau. Nên đi theo con đường này để nghiên cứu thì mới minh bạch được.

Thạch trung ẩn ngọc, là nói đến trường hợp Cự Môn cứ Tý-Ngọ, tại đây Cự môn nhập miếu vượng. Nhưng do bản chất của Cự vốn là Hung Tinh, nên ngay cả khi nhập miếu cũng khó bộc phát được cái tốt, vì thế cổ nhân mới ví von bằng cụm từ "thạch trung ẩn ngọc" như ngọc quý, nhưng ẩn trong đá, không lộ phát ra được. Cự cư Tý, thì được hòa hợp về ngũ hành (do Cự hành Thủy), Cự cư Ngọ thì bị khắc chế về Ngũ hành. Tuy nhiên, không thể kết luận rằng "Cự Cự ngọ thì mất hết tốt đẹp", bởi bản chất của Tử vi chịu ảnh hưởng bởi tính lý của Chư tinh là chủ yếu, mà tính lý của chư tinh thì thể hiện bằng sự Miếu-Hãm. Do vậy, cần nghiên cứu thật kỹ tính chất của các tinh tú, phối hợp với CUNG-TINH để đưa ra lời luận đoán, sẽ sát thực hơn mà một nhận xét mơ hồ.
 

anhtubkhn

Thành viên
Nghe những lời thầy giảng, cháu thấy sáng ra nhiều điều. Quả thật nếu chỉ đi theo con đường tản mạn mà không hiểu rõ nguyên lý thực chất mà suy xét thì vấp váp phải nhiều sự đối nghịch. Cám ơn thầy nhiều ạ!
 

dontsayloveme2

Thành viên kỳ cựu
Hỏi về địa chi: 2 hợp, 3hợp, 3 hội

1. Thiên can hợp, hoá, có cấu trúc dễ hiểu:
· Giáp Kỉ hợp hoá Thổ
· Ất Canh hợp hoá Kim
· Bính Tân hợp hoá Thủy
· Đinh Nhâm hợp hoá Mộc
· Mậu Quý hợp hoá Hỏa
2. Địa chi hợp, hoá

  • Tí Sửu hợp hoá Thổ, tí sửu đối xứng
  • Dần Hợi hợp hoá Mộc, dần hợi đối xứng
  • Mão Tuất hợp hoá Hỏa, mão tuất đối xứng
  • Thìn Dậu hợp hoá Kim, thìn dậu đối xứng
  • Tỵ Thân hợp hoá Thuỷ, tỵ thân đối xứng
  • Ngọ Mùi, ngọ mùi đối xứng
Xin được chút gợi ý về
- xuất xứ của (2)
- 3 hộicục sẽ hội tụ về một phương, cho nên khí âmdương ngũ hành của nó là vượng nhất, sau đó mới đến 3 hợp cục, rồi mới đến 2 hợp.
 
Top