Kỳ Môn Độn Giáp căn bản

Tuetvnb

Administrator
GIỚI THIỆU

Độn giáp, hay Kỳ môn đôn giáp là một môn học thuộc Tam Thức (Bao gồm : Thái ất, Lục nhâm, Độn giáp).
Độn giáp là một môn học xếp hàng đàu trong các môn Lý học. Nó lấy gốc từ sự tiêu trưởng của Âm Dương theo thời gian, dựa vào hệ thống Can Chi, tiết khí của lịch pháp để dự đoán sự cát hung về thời điểm, phương hướng, chủ khách lợi-hại v.v… Bản thân nó cũng là một môn làm gốc gác căn bản cho một số môn khác vay mượn như Phong thủy, Tử vi…

Nếu nói cho sâu hơn, thì Kỳ môn Độn giáp đầy đủ phải là Tam Nguyên Kỳ Môn Độn Giáp.
Tam Nguyên : là Thượng Nguyên, Trung Nguyên, Hạ Nguyên – một cách chia thời gian theo cổ lịch

Độn Giáp : nghĩa là giấu can Giáp đi, và phép toán để tìm ra Can giáp ấy chính là đường lối hình thành lý thuyết cơ bản của việc an quẻ Kỳ môn.

Kỳ môn : Môn là Bát môn tức là 8 cửa : Hưu-Sinh-Thương-Đỗ-Cảnh-Tử-Kinh-Khai, là phương vị của 8 hướng ứng với 8 quẻ bát quái mà ra.

Học kỳ môn là việc khó, phần vì kiến thức trừu tượng, phần vì tài liệu không có nhiều hơn nữa lại viết rất khó hiểu. Vì thế, tôi đăng lên đây bài viết về các khái niệm cơ bản nhất cùa Kỳ môn. Tham khảo trong Kỳ môn thượng tập của bộ Kỳ Môn Thức – Bột Hải tiên sinh.

Tôi sẽ đăng tải dần dần từng bài một theo thời gian. Nếu hợp sở thích thì các bạn có thể theo dõi dài kỳ. Trước mắt, xin bắt đầu với việc lập quẻ Kỳ môn.

Hiện tại, tôi xin đăng những bài viết cô đọng hết sức để giảm bớt khối lượng bài viết. Nhưng như thế thì sẽ có những phần khó hiểu. Nếu có thắc mắc, xin các bạn lập Topic riêng ở mục trao đổi kiến thức để trao đổi thêm.

Kính.
 

Tuetvnb

Administrator
KỲ MÔN ĐỘN GIÁP CĂN BẢN
Giới thiệu : TUETVNB

TIẾT THỨ NHẤT : TỔNG QUÁT VỀ ĐỊNH CỤC

1. Khái niệm ban đầu :

Cổ nhân đem 24 giờ trong 1 ngày phân làm 12 canh giờ gồm : Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Mỗi canh giờ tương đương với 2 tiếng đồng hồ hiện đại. Kỳ môn thời gia tức là ứng với mỗi canh giờ có 1 cách cục.

Theo lịch pháp của Kỳ Môn, bắt đầu từ tiết Đông Chí của năm Thượng nguyên đến tiết Đông Chí của năm thứ hai Thượng Nguyên là một chu kỳ tuần hoàn. Tổng cộng là 360 ngày, mỗi ngày 12 canh giờ, mà mỗi canh giờ lại có 1 cách cục, vị chi số cục của cả năm sẽ là 12*360 = 4320 (bốn ngàn ba trăm hai mươi) cục.

Nhưng trong 4320 cục này, thực tế mỗi cục lặp lại 4 lần. Lấy Cục thứ nhất dương độn mà nói thì : Đông Chí Thượng Nguyên, Kinh Chập Thượng Nguyên, Thanh Minh Trung Nguyên, Lập Hạ Trung Nguyên đều hoàn toàn giống nhau, đều thuộc Cục thứ nhất Dương độn. Lúc này, trong 4 nguyên tổng cộng là 20 ngày, nhưng đến Kỳ môn thời gia tính toán lại số cục, theo cách tính cứ mỗi Canh giờ có một cách cục sẽ không phải là 12*20 = 240, mà là 12*20/4 = 60 cục (nguyên nhân vì mỗi cục lặp lại 4 lần). Tức là 60 cục, vừa vặn chiếm hết một vòng từ Giáp Tý đến Quý Hợi, tức là một vòng của Thập thiên can phối với Thập nhị địa chi. Cục thứ nhất của Dương độn là như vậy, các cách cục khác cũng giống như thế này, tức cũng đều lặp lại bốn lần. Vì thế mà trong một năm có 360 ngày, 4320 giờ, nguyên nhân như đã giảng, các cách cục đều lặp lại 4 lần cho nên toàn năm chỉ còn có 4320/4 = 1080 cục.

Theo truyền thuyết thì kể rằng do Hoàng đế sai Hoàng Hậu làm ra 1080 cục. Lại theo truyện này, thì đến Khương Thái Công Lã Vọng đã đem 1080 cục này giản hóa thành 72 cục, việc lý giải 72 cục này cũng không khó, nguyên nhân là do tính toán theo 24 tiết khí, mỗi tiết khí 15 ngày, mỗi tiết lại phân làm 3 nguyên Thượng – Trung – Hạ, mỗi nguyên là 5 ngày. Mỗi tiết 3 nguyên, toàn năm 24 tiết khí thì số nguyên trong 1 năm là 24*3 = 72.

Toàn năm là 1080 cách cục, nhưng cũng không phải mỗi một cục đều cần 1 Bàn để biểu thị. Nếu như dùng Hoạt bàn để biểu thị, mỗi Hoạt bàn có thể biểu thị 60 cách cục của các canh giờ từ Giáp Tý đến Quý Hợi. cho nên 1080/60 = 18, dùng 18 hoạt bàn có thể biểu diễn tất cả cách cục của giờ trong cả năm. Tổng 18 cục, chính là DƯƠNG ĐỘN 9 CỤC, ÂM ĐỘN 9 CỤC. (Dương độn cửu cục, âm độn cửu cục)

Tuy nói là Kỳ môn thời gia, cũng không thể không nói đến ngày (Kỳ môn nhật gia). Do Nhật can của Ngày khác, sẽ nảy sinh việc khác nhau về Thời Can. Như ngày Giáp Kỷ, với ngày Ất Canh giờ Tý đều không giống nhau, Ngày Giáp Kỷ thì giờ Tý là Giáp Tý, ngày Ất Canh thì giờ Tý là Bính Tý. Cho nên mỗi Canh giờ sẽ xác định một số cục, phụ thuộc vào Tiết khí và Nhật can. Tức là phải xem mỗi Giờ của mỗi ngày thuộc tiết khí nào, là xem thuộc nguyên nào trong tiết khí này, Thương nguyên, trung nguyên hay hạ nguyên.

2. Kỳ môn định cục :

Theo phương diện tổng quát mà nói thì bắt đầu từ tiết Đông chí đến hết tiết Mang chủng là Dương độn, Từ Hạ chí đến hết tiết Đại tuyết là âm độn. Quan hệ giữa Tiết khí và số thứ tự của cục như sau :

Ca quyết :

Dương độn:

Đông chí, kinh chập nhất thất tứ, tiểu hàn nhị bát ngũ,

Đại hàn, xuân phân tam cửu lục, vũ thủy cửu lục tam,

Thanh minh, lập hạ tứ nhất thất, lập xuân bát ngũ nhị,

Cốc vũ, tiểu mãn ngũ nhị bát, mang chủng lục tam cửu.

Âm độn:


Hạ chí, bạch lộ cửu tam lục, tiểu thử bát nhị ngũ,

Đại thử, thu phân thất nhất tứ, lập thu nhị ngũ bát,

Hàn lộ, lập đông lục cửu tam, xử thử nhất tứ thất,

Sương hàng, tiểu tuyết ngũ bát nhị, đại tuyết tứ thất nhất.



DƯƠNG ĐỘN :

+ Đông Chí, Kinh Chập 1-7-4, Tiểu Hàn 2-8-5
+ Đại Hàn, Xuân Phân 3-9-6, Vũ Thủy 9-6-3
+ Thanh Minh, Lập Hạ 4-1-7, Lập xuân 8-5-2
+ Cốc Vũ, Tiểu Mãn 5-2-8, Mang chủng 6-3-9

ÂM ĐỘN

+Hạ Chí, Bạch Lộ 9-3-6, Tiểu thử 8-2-5
+ Đại Thử, Thu Phân 7-1-4, Lập thu 2-5-8
+ Hàn Lộ, Lập Đông 6-9-3, Xử thử 1-4-7
+ Sương giáng, Tiểu tuyết 5-8-2, Đại tuyết 4-7-1



Tức là tiết Đông Chí, Kinh chập Thượng Nguyên là Cục 1 Dương độn, Trung nguyên là Cục 4 Dương độn, Hạ nguyên là cục 7 Dương độn. Các câu khác cũng tương tự mà suy ra.

Đây là sự phối hợp của Hậu thiên bát quái, lạc thư và 24 tiết khí, đùng để xác định cục số không giống nhau của ngày trong mỗi tiết khí. Trong 24 tiết khí, 2 tiết chí, 2 tiết phân, 4 tiết lập phân biệt ở chính giữa tám cung cũng xác định bằng 8 con số Lạc thư. Đông chí đóng ở Quẻ Khảm ứng với số 1, Lập xuân đóng ở quả Cấn ứng với số 8, Xuân phân đóng ở Quẻ Chấn ứng với số 3, Lập hạ đóng ở Quẻ Ly ứng với số 9, Lập thu đóng ở Quẻ Khôn ứng với số 2, Thu Phân đóng ở Quẻ Đoài ứng với số 7, Lập Đông đóng ở Quẻ Càn ứng với số 6. Đây là 8 cục số của tiết khí thượng nguyên, nó chính là vị trí của số Lạc thư. Tức là cục số 1 Dương độn của tiết Đông chí Thượng Nguyên, Cục số 4 Dương độn của tiết Lập xuân, Cục số 9 của tiết Hạ chí Âm độn Hạ Nguyên. Các chỗ khác cứ thế mà suy ra.

Trong 24 tiết khí thì có 8 tiết khí thuộc Thượng Nguyên. Hai cục số tiếp theo của tiết khí Thượng Nguyên (tức Trung nguyên và Hạ nguyên) đều căn cứ vào số cục của tiết khí Thượng nguyên để xác định theo quy luật Dượng Thuận, Âm Nghịch. Như tiết Đông chí là cục thứ nhất dương độn Thượng Nguyên, tiếp theo tiết Đông chí lần lượt theo thứ tự là Tiểu Hàn, Đại Hàn. Tiết tiểu hàn Thượng nguyên là Cục số 2 Dương độn, Đại hàn Thượng Nguyên là cục số 3 Dương độn. Các tiết khác cũng cứ thế mà suy ra.

Trong phép sắp xếp cục số của Kỳ môn thời gia, 5 ngày là 1 cục, vì sao 5 ngày lại là 1 cục? Nguyên nhân là do mỗi ngày có 12 giờ, đều bắt đầu từ giờ Tý đến giờ Hợi (đây là nói đến giờ tính theo địa chi). Về phần 5 ngày này, ngày nào cũng có địa chi của giờ giống nhau (đều bắt đầu từ Tý và kết thúc ở Hợi), Thiên can cũng sẽ không giống nhau. Như nửa đêm hôm trước là giờ Giáp Tý, nửa đêm hôm nay là giờ Bính Tý và nửa đêm ngày mai là giờ Mậu Tý. Như vậy, mỗi ngày là 12 canh giờ, 5 ngày là 60 canh giờ, vừa vặn một vòng Giáp Tý đến Quý Hợi là một Hoa Giáp. Đến ngày thứ 6, nửa đêm lại bắt đầu từ giờ Giáp Tý, đây là ý nghĩa tại sao 5 ngày lại là một cục số.

(còn tiếp...)
 

Tuetvnb

Administrator
TIẾT THỨ 2 : SIÊU THẦN TIẾP KHÍ BÀY BỐ THÁNG NHUẬN

Ở trên đã bàn về các cục số Âm Dương độn xác định theo Tiết Khí, thế nhưng tại cục của thời giờ đã định, lại không phải với tiết khí cố định tách bạch trên Địa bàn. Vẫn chỉ căn cứ vào ngày giờ, Thiên can Địa chi. Như vậy cách cục xác định theo Thiên Can địa chi của ngày giờ sẽ có kết quả như thế nào?

Trước hết bàn về Thiên Can của ngày giờ.

Bởi vì 5 ngày là 1 cục, cho nên ngày đầu tiên của mỗi cục nhất định phải có Nhật Can (thiên can của ngày) là Giáp hoặc Kỷ. Giáp là đứng đầu trong trong Thập thiên can, Định Thời cục thì bắt đầu từ Giáp : Giáp - Ất – Bính – Đinh – Mậu là vừa hết 5 ngày là một cục. Cục tiếp theo lại bắt đầu từ Kỷ : Kỷ - Canh – Tân – Nhâm – Quý là lại hết 5 ngày của cục tiếp theo. Tiếp đến lại là 5 ngày tiếp theo, lại bắt đầu từ Giáp… cứ thế tiếp diễn.

Lại bàn về Địa chi của ngày giờ .

Mỗi tiết khí chia làm Tam Nguyên (Thượng, Trung, Hạ nguyên). Địa chi của ngày đầu mỗi tiết khí cũng có quy luật. Trước khi nói về quy luật này, ta hãy nói một chút về vấn đề Mạnh – Trọng – Quý của thập nhị địa chi. Ta đã biết Địa chi có 12 chữ, mà các tháng trong mỗi năm cũng vừa vặn 12 tháng. Cho nên mỗi Địa chi đặt cho 1 tháng gọi là Nguyệt Kiến. Tháng Giêng là Kiến Dần, tháng 2 cho đến tháng 12 là Kiến Mão, Kiến Thìn,…, Kiến Sửu. Nếu như ta đem 12 tháng này phân theo các mùa Xuân Hạ Thu Đông thì 3 tháng được gọi Quý. Dần Mão Thìn là Xuân Quý, Tỵ Ngọ Mùi là Hạ Quý, Thân Dậu Tuất là Thu Quý, Hợi Tý Sửu là Đông Quý. Mỗi quý có ba tháng thì tháng đầu tiên gọi là “Mạnh”, tháng thứ 2 gọi là “Trọng”, tháng thứ 3 gọi là “Quý”. Vì thế mà gọi Dần-Thân-Tỵ-Hợi là Tứ Mạnh, Tý-Ngọ-Mão-Dậu là Tứ Trọng, Thìn-Tuất-Sửu-Mùi là tứ Quý.

Hiện tại đang bàn về Kỳ môn thời gia, mỗi tiết khí có Thượng-Trung-Hạ tam nguyên, Địa chi của ngày đầu tiên mỗi nguyên đều có quy luật. Bất kể là tiết khí nào, Địa chi ngày đầu tiên của Thượng nguyên là một trong Tứ Trọng, không nằm ngoài Tý-Ngọ-Mão-Dậu, Địa chi ngày đầu tiên của Trung Nguyên là một trong trong Tứ Mạnh, không năm ngoài Dần-Thân-Tỵ-Hợi, Địa chi ngày đầu tiên của Hạ Nguyên là một trong Tứ Quý, không nằm ngoài Thìn-Tuất-Sửu-Mùi.

Phần trên đã bàn đến 2 điểm cần phải xem xét tổng hợp. Mỗi tiết khí gồm Thượng-Trung-Hạ nguyên, mà địa chi ngày đầu tiên của mỗi nguyên đều có quy luật. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Thượng nguyên nếu không là Giáp Tý hoặc Giáp Ngọ thì là Kỷ Mão hoặc Kỷ Dậu. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Trung nguyên nếu không là Giáp Thân hoặc Giáp Dần thì là Kỷ Tỵ hoặc Ất Hợi. Can chi ngày đầu tiên của mỗi tiết khí Hạ nguyên nếu không là Giáp Tuất hoặc Giáp Thìn thì là Kỷ Sửu hoặc Kỷ Mùi.

Cho nên muốn phải phán đoán ngày cần xem thuộc cục nào, thì phải xem ngày đó thuộc tiết khí nào. Trên phương diện tổng quát mà nói, 12 tiết khí từ Đông Chí đến Mang Chủng là Dương độn, 12 tiết từ Hạ chí đến Đại Tuyết là Âm độn. Trong phạm vi hẹp mà nói, sau khi xác định được một ngày thuộc về Âm độn hay Dương độn, sẽ xem ngày đó thuộc tiết khí nào, trong Nguyên nào, sẽ biết được ngày đó thuộc cục nào.

Mỗi Thượng nguyên của một tiết khí, cũng không phải là bắt đầu từ thời điểm chuyển giao của một ngày nào đó. Ngày đầu tiên của mỗi Thượng nguyên tiết khí, có lúc bắt đầu từ trước mỗi tiết khí, có lúc lại rơi vào sau mỗi tiết khí, chỉ có tình huống cá biệt thì tiết khí mới cùng một ngày. Ngày đầu tiên của Thượng Nguyên tiết khí gọi là “phù đầu”. Ngày đầu tiên của Thượng nguyên tiết khí chạy đến đằng trước tiết khí, tức là Phù đầu đến trước tiết khí, cái này gọi là “Siêu Thần”, ngày đầu của Thượng nguyên Tiết khí mà đến sau tiết khí tức là Phù đầu chưa đến mà tiết khí đến trước, gọi là “Tiếp Khí”. Nếu như ngày đầu của mỗi Thượng Nguyên và Tiết khí đều đến cùng một lúc, tức là Phù đầu với Tiết khí cùng đến, gọi là “Chính Thụ”.

“Siêu thần” tại lúc bắt đầu, Phù đầu chỉ vượt quá tiết khí một hai ngày, dần dần vượt quá ngày càng nhiều, đến khi vượt quá 9 ngày sẽ phải đặt thành “Nhuận”, chính là lặp lại một tiết khí, tức là đem mỗi thiết khí Thượng, Trung, Hạ nguyên nào đó lặp lại một lần. Như bố trí nhuận ở tiết Mang Chủng thì 3 nguyên Thượng-Trung-Hạ của Mang Chủng là cục số 6-3-9 Dương độn. Chính là sau cục số 9 Dương độn của Tiết Mang Chủng tiếp đến ngày sau cùng (Ngày thứ 5 của tiết Mang Chủng Hạ Nguyên) dựa vào thứ tự ngày giờ bày phía dưới, bày lại cục 6-3-9 dương độn, Sau đó mới đến cục 9 Âm độn của Hạ chí Thượng Nguyên. Việc bố trí nhuận trong Tam Nguyên gọi là “Nhuận Kỳ”.

Điều cần thiết phải chú ý ở đây là không phải là tiết khí nào cũng tiến hành bố trị nhuận. Chỉ có 2 tiết khí được bố trí nhuận, hai tiết khí này chính là Mang chủng và Đại Tuyết, nếu như không phải tại 2 tiết khí này thì dù cho vượt quá 10 ngày cũng không bố trí nhuận. Tại sao phải đặt ở hai tiết khí này? Nguyên nhân là vì hai tiết khí này đúng vào trước 2 “Chí” (Đông chí và Hạ Chí). Dương độn bắt đầu từ Đông chí, Âm độn bắt đầu Hạ chí, Tài tại trước hai “chí” này bố trí nhuận, chính là tại trước khi bắt đầu dương độn, âm độn đem Phù đầu chuyển vào được. Làm cho Phù đầu và Tiết khí tiếp cận hết sức mà không đến mức vượt quá nhiều.


(Còn tiếp...)
 

Tuetvnb

Administrator
TIẾT THỨ 3 : CỬU CUNG – LỤC NGHI – TAM KỲ

Cửu cung là khung dàn và trận địa để bố trí Cục, nóa là Lạc thư với Hậu thiên bát quái kết hợp. Số của trung cung là số 5, gửi ở cung Khôn, như vậy theo thứ tự thì có :

+ Cung Khảm – số 1 – Hướng Bắc
+ Cung Không – số 2 – Hướng Tây Nam
+ Cung Chấn – Số 3 – Hướng Đông
+ Trung Cung – Số 5 – (gửi tại cung Khôn)
+ Cung Càn – số 6 – Hướng Tây Bắc
+ Cung Đoài – số 7 – Hướng Tây
+ Cung Cấn – số 8 – Hướng Tây Bắc
+ Cung Ly – Số 9 – Hướng Nam

Như trên đã rõ khung trận địa bài bố CỬU CUNG, còn sẽ bài bố cái gì vào đó? Đó là Lục Nghi và Tam Kỳ.

Lục Nghi chính là :

+ Mậu (Giáp Tý)
+Kỷ (Giáp Tuất)
+Canh (Giáp Thân)
+Tân (Giáp Ngọ)
+Nhâm (Giáp Thìn)
+Quý (Giáp Dần)

Tam Kỳ chính là :

+ Ất Kỳ (Nhật kỳ)
+ Bính Kỳ (Nguyệt Kỳ)
+ Đinh Kỳ (Tinh Kỳ)

Thứ tự sắp xếp cục là : Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Đinh, Bính, Ất.

Gọi Cục nào, chính là khi sắp xếp cục số Giáp Tý Mậu vào cung nào, Cục số 1 chính là khi Giáp Tý Mậu ở tại cung Khảm (số 1), Cục số 2 chính là khi Giáp Tý Mậu ở tại cung Khôn (số 2), Các cục khác cũng thế mà suy ra.

(còn tiếp...)
 

Tuetvnb

Administrator
TIẾT THỨ 4 : BÁT MÔN – CỬU TINH - BÁT THẦN

Bát môn là :

+Hưu môn
+ Sinh môn
+ Thương môn
+ Đỗ môn
+ Cảnh môn
+ Tử môn
+ Kinh môn
+ Khai môn

Cửu tinh là :

+ Thiên Bồng tinh
+Thiên Nhậm tinh
+ Thiên Xung tinh
+ Thiên Phụ tinh
+ Thiên Anh tinh
+ Thiên Nhuế tinh
+ Thiên Trụ tinh
+ Thiên Tâm tinh
+ Thiên Cầm tinh (Ở trung cung nên gửi ở cùng cung với Thiên Nhuế - cung Khôn)

Bát môn-cửu tinh trên Hoạt bàn xưa nay không chuyển động, đều là vị trí cố định trong 18 cục Âm Dương độn, Các cục khác nhau, vị trí Môn, Tinh cũng đều giống nhau.

Quay lại nói về thứ tự của Môn và Tinh, thì Hưu Môn – Thiên Bồng bắt đầu từ cung Khảm (số 1), quay thuận theo chiều kim đồng hồ, là :

+ Hưu-Sinh-Thương-Đỗ-Cảnh-Tử-Kinh-Khai
+ Bồng-Nhậm-Xung-Phụ-Anh-Nhuế-Trụ-Tâm-Cầm

Bây giờ nói đến BÁT THẦN :

Bát thần là :

+ Trực Phù
+ Đằng Xà
+ Thái Âm
+ Lục Hợp
+ Câu Trần (ở Âm độn là Bạch Hổ)
+ Chu Tước (ở Âm độn là Huyền Vũ)
+ Cửu Địa
+ Cửu Thiên

Trên Hoạt Bàn, Bát Thần chia nhau bố trí ở 8 cung, đặt trong một bàn nhỏ ở tầng trên cùng. Bàn nhỏ này gọi là THẦN BÀN. Sự bày bố cảu Bát thần trong Âm độn, Dượng độn không giống nhau. Dương độn chuyển thuận, Âm độn chuyển nghịch.
 

kofkaynga6258

Thành viên mới
Anh ơi, tiếp tục về KMĐG đi anh.
xin cám ơn bài viết về kỳ môn độn giáp căn bản trên diễn đàn,xin tác giả giải thích cụ thể hơn về cách lập 1 quẻ kmdg theo giờ,tức là phần tính tiết khí và cục ,lấy can giờ hay can ngày để tính tam nguyên -lập 1 quẻ ngày và 1 quẻ giờ cách thức có khác nhau không? 1 ngày có 12 giờ âm lịch,cục và nguyên có như nhau hay sẽ khác-như ngày giáp tý ,giờ giáp tý có cùng nguyên và cục với giờ đinh mão không?xin chân thành được tác giả và diễn giả đã am tường,tinh thông kmdg tận tình chỉ giáo,hướng dẫn vì tôi mới tìm hiểu môn nà[email protected]
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
xin cám ơn bài viết về kỳ môn độn giáp căn bản trên diễn đàn,xin tác giả giải thích cụ thể hơn về cách lập 1 quẻ kmdg theo giờ,tức là phần tính tiết khí và cục ,lấy can giờ hay can ngày để tính tam nguyên -lập 1 quẻ ngày và 1 quẻ giờ cách thức có khác nhau không? 1 ngày có 12 giờ âm lịch,cục và nguyên có như nhau hay sẽ khác-như ngày giáp tý ,giờ giáp tý có cùng nguyên và cục với giờ đinh mão không?xin chân thành được tác giả và diễn giả đã am tường,tinh thông kmdg tận tình chỉ giáo,hướng dẫn vì tôi mới tìm hiểu môn nà[email protected]
Cám ơn bác Tuetvnb đã mở topic này !
Và cũng xin phép bác theo yêu cầu của các thành viên tôi hướng dẫn thêm cho các bạn ấy dễ dàng bước vào môn học khó nuốt này một chút !
Kính !
 
Last edited by a moderator:

linhanh

Thành viên tâm huyết
Sau đó làm như thế này . Phần hướng dẫn này rất quan trọng nếu các bạn không làm theo dù đọc sách cả đời cũng công cóc !
1. Lấy một tấm giấy A4 vẽ hình này lên ! Hình này có ở trang 74 sách này !

Đây là địa bàn .
Các chữ trên nó đều cố định ( Tôi đã sửa chữa vì sách nào in cũng có sai cả )
Ví dụ : Bát môn là các chữ hữu , tử thương .... đều cố định ở địa bàn
Các số 1, 2, 3 ...9 là chín số phương vị hậu thiên bát quái .
Chín tinh địa bàn cố định là : Bồng , nhuế , xung ... anh cố định ở địa bàn !
( Bước tiếp theo )
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Bước tiếp các bạn lấy 1 tấm giấy bìa cứng cắt thành từng mảnh tròn nhỏ mỗi mảnh đường kính 3 cm . Và làm theo thứ tự sau :
1. Lấy 9 mảnh đã cắt lấy viết đỏ viết chín tinh này vào đó mỗi tinh là 1 mảnh .
+ Thiên Bồng tinh
+Thiên Nhậm tinh
+ Thiên Xung tinh
+ Thiên Phụ tinh
+ Thiên Anh tinh
+ Thiên Nhuế tinh
+ Thiên Trụ tinh
+ Thiên Tâm tinh
+ Thiên Cầm tinh
2. Tiếp đến cũng lấy 9 mảnh lấy viết xanh mỗi mảnh ghi lục nghi tam kỳ vào . Mỗi kỳ một mãnh mỗi nghi một mảnh .
Lục Nghi chính là :

+ Mậu (Giáp Tý)
+Kỷ (Giáp Tuất)
+Canh (Giáp Thân)
+Tân (Giáp Ngọ)
+Nhâm (Giáp Thìn)
+Quý (Giáp Dần)

Tam Kỳ chính là :

+ Ất Kỳ (Nhật kỳ)
+ Bính Kỳ (Nguyệt Kỳ)
+ Đinh Kỳ (Tinh Kỳ)
3. Lấy tiếp 8 mãnh lấy bút vàng ghi bát môn vào , mỗi môn 1 mảnh .
Bát môn là :

+Hưu môn
+ Sinh môn
+ Thương môn
+ Đỗ môn
+ Cảnh môn
+ Tử môn
+ Kinh môn
+ Khai môn
4. Tiếp nữa cũng lấy thêm 8 mảnh ghi thần bàn vào ! Mỗi mảnh 1 thần .
Bát thần là :

+ Trực Phù
+ Đằng Xà
+ Thái Âm
+ Lục Hợp
+ Câu Trần (ở Âm độn là Bạch Hổ)
+ Chu Tước (ở Âm độn là Huyền Vũ)
+ Cửu Địa
+ Cửu Thiên
Rồi đó thế là đầy đủ dụng cụ cần thết cho các bạn đào sâu KMĐG rồi đó . Cứ thế đọc sách mà luyện , mà an sao phi bàn bằng mắt bằng tay của các bạn !
Và nhớ là khoan vội dùng phần mềm nhé , các bạn học mà dùng phần mềm sớm quá chắc chắc các bạn chẳng thể tiến đến đâu !
Đôi lúc còn tẩu hỏa !
Chúc các bạn thành công !
Nếu có khó khăn các bạn gọi vào số này : 01225435991
Và tôi sẽ trả lời cho bạn nào thật sự cầu học !
 

linhanh

Thành viên tâm huyết
Sau đây là những quyễn sách tôi đã luyện qua các bạn phải đọc ít nhất vài quyển sách loại này mới học tốt ! Đừng ngại khó lúc đầu !
Độn giáp kiếm đầu !
DonGiapKiemDau
KMĐG nguyenthiennhon
Còn nhiều nữa các bạn lên google mà seach !
Thực ra đọc một hồi các bạn sẽ thấy na ná giống nhau sẽ dễ dàng thôi nếu ta kiên trì !!
 
Last edited by a moderator:

linhanh

Thành viên tâm huyết
Còn bạn nào cảm thấy mình có trình về khoa học tự nhiên , thì đọc quyển này .
Dĩ nhiên nhân nào quả nấy sách càng khó đọc bao nhiêu mà ta đọc hiểu được thì thành tựu lớn bấy nhiêu !
:D
PDF][h=3]Tủ sách Tử Vi Lý Số 1 KỲ MÔN ĐỘN GIÁP Thoán viết: Bác, bác dã ...[/h]thuvien.ucoz.com/load/0-0-0-29-20‎



nước đun đẩy từ trên xuống dưới nghĩa là thẳng hình thước thợ theo đường .... ta dựa vào đó để giải khoa học Thái Ất và Kỳ Môn của ta thường cho là .... Phương Tây cũng như phương Đông đều có những luận lý là “Đại Nhất” nhưng .... năm nay các nhàTriết học và bác học đều lấy cái nguyên lý ở Kinh Dịch làm căn bản.
 

0934287107

Thành viên
xem các thày nói về kỳ môn độn giap quả là chí lý ! thày ơi có phải tháng giêng khởi tự cửa sinh ! thang 2 và 3 khởi tự thương ! khong ? xin cảm ơn thày !
 

0934287107

Thành viên
xin được tăng các thày bài phú bát môn trong việc cầu quan
lại xem một việc cầu quan
học tra môn độn ta cần nhớ luôn
hưu môn chẳng được gia đình chẳng yên
sinh môn có được mất tiền !
thương môn thực dữ chẳng hiền !
đỗ cảnh 2 cửa ắt nên quân thân
tử kinh dữ thay chẳng lành
khai môn găp hội phong vân tỏ tường !
kính !
 

0934287107

Thành viên
để ứng dụng bát môn trong cuộc sông tôi mạo muội bổ xung 1 chút về phương pháp độn quẻ !tháng giêng được khởi tại cung cấn ! thuộc cửa sinh ! tháng 2 và 3 khởi tại cung chân thuộc cửa thương ! tháng 4 khởi từ cung tôn thuộc của đỗ ! tháng 5 và 6 khởi tại cung ly thuộc của cảnh ! cứ như vậy và chính phương là 2 tháng đến tháng nào ta khởi mùng 1 tại đó và bấm xuôi chiều kim đồng hồ tới ngày cần tính ta dừng lại ! khởi giờ tại ngày ngược chiều kim đông hồ tới giờ cần tính !
 

thalongsq1x

Thành viên mới
thank ad đa chia sẻ bài viết chúc bạn gặp nhiều điều may mắn trong cuộc sống nhé
 
Top