Giới thiệu một số khái niệm phong thủy cơ bản

binbinbush

Moderator
1. Địa vận và nhập tù

Chúng ta đều biết, dương trạch hay âm trạch đều có vận vượng vận suy, người ta gọi số năm vận vượng của một nơi là địa vận. Mỗi sơn hướng đều có một độ dài nhất định về vận vượng, được đo bằng thời gian kể từ lúc lập hướng cho tới lúc « hướng tinh » nhập trung cung.

Ví dụ : Vận 8 lập hướng, tọa Tốn hướng Càn, được vượng sơn vượng hướng. Hướng tinh là 9. Bước sang vận 9 thì « hướng tinh » nhập trung cung. Khi hướng tinh nhập trung cung, người ta gọi là « nhập tù ». Khi « nhập tù » cả nhân đinh lẫn tài vận đều suy bại. Như vậy, địa vận chỉ là 20 năm.
Cũng vẫn lấy vận 8, tọa Càn hướng Tốn, cũng được vượng sơn vượng hướng. Hướng tinh là 7. Phải tới vận 7, tức là 160 năm sau thì « hướng tinh » mới « nhập tù ». Như vậy, địa vận dài tới 160 năm hưng vượng.

Dưới đây là bảng địa vận cho Bát trạch:
Hướng nhàĐịa vận
Càn20 năm
Khảm100 năm
Cấn60 năm
Chấn140 năm
Tốn160 năm
Ly80 năm
Khôn120 năm
Đoài40 năm

Có ý kiến cho rằng Ngũ Hoàng không nhập tù vì Ngũ Hoàng vốn là trung ương thổ, địa vị chí tôn, sao bị tù được. Ý kiến này có lý, nhưng dẫu sao, nếu Ngũ Hoàng đáo hướng, tức là khi lập hướng, trung cung đã bị phản phục ngâm sẵn từ khi lập hướng, đinh tài đã suy bại sẵn, cần gì phải xem xét tới chuyện « nhập tù » nữa.

Khi nói đến nhập tù, cũng cần phân biệt giữa « tù đắc vãng » và « tù bất vãng ». Nếu là « tù đắc vãng » thì cả đinh lẫn tài đều suy bại không thể cứu vãn, nếu được sơn thủy đẹp thì là « tù bất vãng » nên vẫn dùng được.

Ví dụ: Vẫn lấy vận 8, tọa Tốn hướng Càn. Sang đến vận 9 thì Cửu nhập trung cung, Càn là hướng dương, bay thuận, Ngũ Hoàng nhập cung Khảm. Nếu cung Khảm có thủy tụ, Ngũ Hoàng vốn ở trung ương gặp thủy, có thể thông khí nên được coi là « tù bất vãng », dùng để hóa giải « nhập tù ».
 

binbinbush

Moderator
2. Thành môn:

Lần này xin giới thiệu với các bạn về khái niệm « Thành môn ». Các bạn cần nắm sơ bộ trước về âm dương tam nguyên long (VD : Nhâm thuộc quái Khảm, là địa nguyên long, là dương long ; Bính thuộc quái Ly,…).

Về sơ bộ, Thành môn chỉ hai bên đầu của hướng, và cùng thuộc một nguyên long với hướng.

VD : Tọa Sửu hướng Mùi. Mùi thuộc quẻ Khôn (Mùi – Khôn – Thân), 2 bên đầu hướng là quẻ Ly và quẻ Đoài. Sửu là địa nguyên long. Địa nguyên long của quẻ Ly và Đoài lần lượt là Bính, Canh. Như vậy, thành môn trường hợp tọa Sửu hướng Mùi là cung Bính và cung Canh.

Tiếp theo, người ta phân biệt 2 phương vị thành môn thành « chính mã » (thành môn chính) và « tá mã » (thành môn phụ). Ta biết :
Nhất lục cộng tông (1-6)
Nhị thất đồng đạo (2-7)
Tam bát vi bằng (3-8)
Tứ cửu vi hữu (4-9)
Ngũ thập đồng đồ (5-10)
492
357
816

Quẻ Khôn 2 « đồng đạo » với quẻ Đoài 7. Do đó, Canh là « thành môn chính », Bính là « thành môn phụ ».

Ta có bảng liệt kê thành môn như sau :
HướngThành môn chínhThành môn phụ
NhâmTuấtSửu
CànCấn
QuýHợiDần
SửuGiápNhâm
CấnMão
DầnẤtQuý
GiápSửuThìn
MãoCấnTốn
ẤtDầnTỵ
ThìnBínhGiáp
TốnNgọMão
TỵĐinhẤt
BínhThìnMùi
NgọTốnKhôn
ĐinhTỵThân
MùiCanhBính
KhônDậuNgọ
ThânTânĐinh
CanhMùiTuất
DậuKhônCàn
TânThânHợi
TuấtNhâmCanh
CànDậu
HợiQuýTân


(còn tiếp, bài sau sẽ bàn về ứng dụng của Thành môn…)
 
Top