Tục lệ xin chữ đầu năm

mimi1986

Điều hành cấp cao
Những ngày đầu xuân, cùng với việc ngược xuôi du xuân, thăm chúc bạn bè thì việc đến gặp Thầy đồ để xin chữ là một trong những phong tục rất đẹp của người Việt Nam

chu.jpg


Trên những tấm giấy điều, bút lông của Thầy đồ “múa” những chữ như “phượng múa, rồng bay”, nó không đơn thuần chỉ là những chữ có nghĩa như: Phúc, Tâm, Chính, Thành, Đạt… mà nó thể hiện cả một nghệ thuật “vẽ chữ” – nghệ thuật thư pháp.
Sử cũ ghi lại, thư pháp được bắt nguồn ở Trung Quốc từ thời Tần Thủy Hoàng và sau đó phát triển một cách nhanh chóng và rực rỡ. Từ Trung Quốc, Hán thư ảnh hưởng và lan truyền đến một số nền văn hóa trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Tại mỗi nước, thư pháp lại được biến hóa thành loại hình nghệ thuật đặc trưng của mỗi dân tộc, tạo nên nét riêng không trộn lẫn nhưng vẫn giữ nguyên nét tinh tế nguyên gốc của Thư pháp Trung Quốc.

ongdo5.jpg
Nghệ thuật thư pháp ở Việt Nam làm nên tên tuổi những bậc hiền nhân như Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu, Nguyễn Khuyến… với những nét chữ kiệt xuất làm rạng danh nền thư pháp Việt. Sự thay thế dần chữ Nôm và chữ Hán trong lịch sử Việt Nam và sự xuất hiện chữ theo hệ Latin đã làm thư pháp chữ Hán dần mất đi tính phổ biển và chỉ còn được lưu giữ qua hình ảnh những ông đồ trong ngày Tết với tục cho chữ đầu xuân.
Ngày xưa, mối khi Tết đến xuân về, người Việt Nam có tục đến nhà Thầy đồ hoặc nhà Nho trong làng, vốn được coi là người hay chữ, học rộng tài cao để xin lấy đôi câu đối treo trang trọng trong nhà. Hầu như nhà nào cũng có đôi câu đối treo hai bên cột của gian chính. Câu đối xin ở nhà Thầy đồ là mong cho con cháu được thông minh sáng dạ và đem sự thông tuệ của những bậc hiền nhân đến với tất cả các thành viên trong gia đình.
Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Thầy đồ vốn là những người thanh sạch, khảng khái nên xin được đôi ba chữ cũng không phải chuyện dễ dàng. Do vậy, khi xin được chữ rồi, gia chủ sẽ có một chút lễ mọn gọi là để cảm tạ thầy đồ.
Bẵng đi khoảng thời gian rất dài, thư pháp Việt Nam gần như bị quên lãng vì những cuộc chiến tranh của dân tộc và nó chỉ được khôi phục khoảng từ 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc chơi thư pháp ngày nay và nhất là tục lệ xin chữ Thầy đồ cũng có đôi phần khác xưa.an.jpg
Ngày nay, mỗi độ xuân về, bên cạnh những đình chùa, người ta vẫn thấy những ông đồ áo the khăn xếp, ngồi thảo những chữ thanh đậm bằng mực tàu lên giấy điều cho những người đi xin chữ. Ở Hà Nội đã có cả những câu lạc bộ thư pháp cho sinh viên, cho nên đôi khi Thầy đồ là những chàng trai rất trẻ mắt đeo kính cận, điện thoại giắt cạp quần nhưng lại có những nét chữ bay bổng không kém những ông đồ già thời xa vắng.
Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một nét đẹp mang nhiều ý nghĩa và cũng là mong muốn một năm Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh.Gần đây, việc xin chữ đầu năm đã trở thành một “thói quen” của người dân Hà Nội. Những con chữ như “rồng bay phượng múa” hiện lên qua các nét bút điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ.Đặc biệt ấn tượng nhất là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, đến đây, bạn luôn cảm nhận được một không khí rất náo nhiệt của những người đến xin chữ, đông đúc và hồ hởi. Ngày Tết cũng trở nên ấm áp hơn với sắc đỏ sắc vàng của giấy viết, của những nét chữ ông đồ và nét tươi vui hân hoan của người xin được chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý


ongdogia.jpg
 

Mai Hoa

Điều hành cấp cao
8->

Diễn đàn ta thiếu gì ... ông đồ, mà còn xịn hơn các thày ngồi bờ tường Văn Miếu ấy chứ lị...

Năm kia xuân!...














Năm ngoái xuân!...






Năm nay xuân ?????...
 
Last edited by a moderator:

Mai Hoa

Điều hành cấp cao
Còn cái vụ "lộc" thì các thày Rượu Trà có đủ, chỉ thiếu cái gì là cái gì thì tự mà ngẫm!

 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Xin chữ đầu năm: Xin thế nào cho đúng?

Những năm gần đây, khi xuân về, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Huế, Vĩnh Phúc… đều mở "phố ông đồ", làm sống lại một nét văn hóa xưa của người Việt. Nhiều phụ huynh đã đưa con đến gặp thầy đồ để xin chữ nhưng xin chữ gì, ý nghĩa của nó ra sao thì lại mù tịt.

Ý nghĩa của xin chữ

Xưa muốn xin chữ, người ta chuẩn bị một lễ nhỏ (cau trầu, chè thuốc) đến nhà thầy đồ (học vị Tú tài được vua ban, hoặc nho sĩ hay chữ trong vùng được kính trọng). Người xin chữ được thầy đồ xem xét tâm tư nguyện vọng mà cho chữ thích hợp. Mỗi chữ viết ra bằng cả Trí- Thần- Lực của thầy đồ nên ngoài ý nghĩa, còn là tác phẩm nghệ thuật thư pháp. Gia chủ xin được chữ như xin được may mắn, phúc, lộc cho năm mới. Có lời đồn là ai không đi xin chữ, nhưng được thầy đồ gọi vào cho chữ mới thật là có "lộc chữ", cả năm sẽ đạt được nhiều điều tốt lành, như ý.


Ngày nay khi đi xin chữ có người chọn thầy đồ già, gương mặt phúc hậu, người thì thích những ông đồ trẻ với những con chữ sáng tạo bay bổng, hiện đại. Thầy đồ Thế Anh (Hội viên Câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam) nói rằng, người xin chữ thích thầy đồ già là mong được phúc của người cho chữ. Theo ông, người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Nhẫn... Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, chữ Tín, chữ Phát Tài... Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An.


Thầy đồ Như Phách (Hội viên câu lạc bộ UNESCO Thư pháp Việt Nam, chuyên thư pháp Hán - Nôm) cho biết, những chữ Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Đức, Nhẫn, Tâm, Tài, Đăng Khoa, Hoà, An, Lạc, Nhân, Học, Gia, Quý, Hành, Hòa, Duyên, Hỷ, Minh, Vinh... được xin nhiều nhất. Người già thích xin chữ Phúc, chữ Thọ với mong muốn giữ phúc cho con cháu, sống khỏe để được nhìn con cháu trưởng thành. Chữ Tâm lứa tuổi nào cũng cần.


Các bạn thanh thiếu niên đang phấn đấu, thích chữ "Việt", chữ "Thành", chữ "Đạt", chữ "Đắc". Nhiều người thích xin chữ Nhẫn (nhẫn nại, nhẫn chịu...), nhưng không phải chữ này hợp với mọi người, mỗi người lại có cái lý riêng để xin chữ Nhẫn. Người thành đạt treo chữ Nhẫn trước mặt để cầu luôn tỉnh táo. Người mới có việc làm cũng xin chữ Nhẫn. Nhưng trẻ mẫu giáo, học sinh thì chữ Nhẫn không hợp. Cơ quan mà treo chữ Nhẫn dễ bị hiểu nhầm là thủ tiêu đấu tranh phê bình...

Vì thế, đối với các ông đồ ở phố, việc tư vấn cho khách chọn chữ rất quan trọng, tùy lứa tuổi, thành phần xã hội, già hay trẻ, gái hay trai mà cho chữ phù hợp.



Cẩn thận kẻo xin chữ “Nhầm”



Thầy đồ Như Phách

Hội viên CLB UNESCO Thư pháp Việt Nam

Một số chữ đơn như chữ "Phúc" dễ bị "xiên xỏ" thành "Phúc bất trùng lai", vì "vô phúc" nên phải cầu phúc; chữ "Nhẫn" - thành tàn nhẫn, nhẫn tâm. Hay chữ "Việt" có thể là vượt mọi khó khăn, cũng có thể là "leo tường khoét vách", bỏ nhà theo tiếng gọi tình yêu; chữ "Lộc" thành "thất lộc", chữ "Thọ" thành ham sống sợ chết, chữ "Tâm" vì lương tâm dằn vặt, pháp luật truy cứu...
Để tránh dễ bị xiên xỏ, xuyên tạc, dưới những chữ đơn, các thầy đồ hay bình chú thêm câu thơ hay, hoặc cả bài thơ cho trọn nghĩa.
Giá một chữ (cả giấy, khung, mực, công viết) từ 70.000 - 120.000 đ/bức. Bức lồng kính giá từ vài trăm tới cả triệu đồng. Còn có nhiều kiểu bán - mua chữ như chữ viết trên giấy, ép plastic, hay giấy cứng nhỏ xíu làm móc chìa khóa, hay những hình con thú, hoa... như một món đồ trang trí lưu niệm. Hoặc bán những xấp giấy viết sẵn chữ Tâm, Nhẫn, Phúc, Lộc... ai muốn chữ nào thì tiền trao - chữ nấy.

Một số thầy đồ học được ít chữ, biết chút thư pháp đã ra bán chữ, vừa viết, vừa lật vội sách Hán - Nôm để "họa" lại chữ nên viết thừa hoặc thiếu nét, chữ nọ xọ chữ kia. Anh Phùng Tiến Toàn (nhà ở phố Văn Cao, Hà Nội) kể lần nhờ thầy đồ viết cho câu thơ tâm đắc, nhưng thầy viết thành mấy đoạn, đọc lên làm anh dở khóc dở cười, trả tiền mà tức anh ách vì không dám treo. Chưa kể vì vừa viết vừa tra từ điển đã làm chữ mất cái hồn, giảm giá trị thư pháp. Chị Nguyễn Thị Hoa (phố Đội Cấn, Hà Nội) kể, năm ngoái vào Bảo tàng Dân tộc học xin chữ cho con. Người đông nên chị xin chữ "Trí" (trí tuệ), thì thầy lại viết thành chữ "Chí" (ý chí), trả tiền mà không vui. Phần lớn người xin chữ không biết chữ Hán nên khó chịu đều cho qua, có chữ là tốt rồi.


Xin chữ là một sở thích đẹp, như thêm một nét nhân văn trong văn hoá Việt. Theo thầy đồ Như Phách người xin chữ nên tìm người nho túc hiền đức mà xin chữ. Cũng cần nghe giảng giải cho hiểu nghĩa của chữ để tránh bị coi là trình độ thấp kém, lối sống trưởng giả học làm sang... Người cho chữ không được ngẫu hứng, mà phải suy xét kỹ chữ nghĩa mình định cho để tránh sai phạm ngoài chủ định. Nghệ thuật thư pháp phải có bố cục rõ ràng, chặt chẽ, có sự rung cảm của nghệ thuật, có trình độ am hiểu vốn sống nhất định để tư vấn cho người xin chữ.


Xin chữ tùy quan điểm, mong ước về những giá trị của cuộc sống, nhưng dù xin chữ gì, điều đầu tiên mỗi người phải tự hiểu mình và cố gắng vì điều mình mơ ước. Chữ nghĩa, nhất là chữ Hán, những điều ta chưa hiểu kỹ, chưa nắm bắt thấu đáo được nội dung của chúng, tốt nhất là không nên dùng.
theo Giadinh.net
 
Top