mimi1986
Điều hành cấp cao
Những ngày đầu xuân, cùng với việc ngược xuôi du xuân, thăm chúc bạn bè thì việc đến gặp Thầy đồ để xin chữ là một trong những phong tục rất đẹp của người Việt Nam
Trên những tấm giấy điều, bút lông của Thầy đồ “múa” những chữ như “phượng múa, rồng bay”, nó không đơn thuần chỉ là những chữ có nghĩa như: Phúc, Tâm, Chính, Thành, Đạt… mà nó thể hiện cả một nghệ thuật “vẽ chữ” – nghệ thuật thư pháp.
Sử cũ ghi lại, thư pháp được bắt nguồn ở Trung Quốc từ thời Tần Thủy Hoàng và sau đó phát triển một cách nhanh chóng và rực rỡ. Từ Trung Quốc, Hán thư ảnh hưởng và lan truyền đến một số nền văn hóa trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Tại mỗi nước, thư pháp lại được biến hóa thành loại hình nghệ thuật đặc trưng của mỗi dân tộc, tạo nên nét riêng không trộn lẫn nhưng vẫn giữ nguyên nét tinh tế nguyên gốc của Thư pháp Trung Quốc.

Nghệ thuật thư pháp ở Việt Nam làm nên tên tuổi những bậc hiền nhân như Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu, Nguyễn Khuyến… với những nét chữ kiệt xuất làm rạng danh nền thư pháp Việt. Sự thay thế dần chữ Nôm và chữ Hán trong lịch sử Việt Nam và sự xuất hiện chữ theo hệ Latin đã làm thư pháp chữ Hán dần mất đi tính phổ biển và chỉ còn được lưu giữ qua hình ảnh những ông đồ trong ngày Tết với tục cho chữ đầu xuân.
Ngày xưa, mối khi Tết đến xuân về, người Việt Nam có tục đến nhà Thầy đồ hoặc nhà Nho trong làng, vốn được coi là người hay chữ, học rộng tài cao để xin lấy đôi câu đối treo trang trọng trong nhà. Hầu như nhà nào cũng có đôi câu đối treo hai bên cột của gian chính. Câu đối xin ở nhà Thầy đồ là mong cho con cháu được thông minh sáng dạ và đem sự thông tuệ của những bậc hiền nhân đến với tất cả các thành viên trong gia đình.
Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Thầy đồ vốn là những người thanh sạch, khảng khái nên xin được đôi ba chữ cũng không phải chuyện dễ dàng. Do vậy, khi xin được chữ rồi, gia chủ sẽ có một chút lễ mọn gọi là để cảm tạ thầy đồ.
Bẵng đi khoảng thời gian rất dài, thư pháp Việt Nam gần như bị quên lãng vì những cuộc chiến tranh của dân tộc và nó chỉ được khôi phục khoảng từ 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc chơi thư pháp ngày nay và nhất là tục lệ xin chữ Thầy đồ cũng có đôi phần khác xưa.
Ngày nay, mỗi độ xuân về, bên cạnh những đình chùa, người ta vẫn thấy những ông đồ áo the khăn xếp, ngồi thảo những chữ thanh đậm bằng mực tàu lên giấy điều cho những người đi xin chữ. Ở Hà Nội đã có cả những câu lạc bộ thư pháp cho sinh viên, cho nên đôi khi Thầy đồ là những chàng trai rất trẻ mắt đeo kính cận, điện thoại giắt cạp quần nhưng lại có những nét chữ bay bổng không kém những ông đồ già thời xa vắng.
Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một nét đẹp mang nhiều ý nghĩa và cũng là mong muốn một năm Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh.Gần đây, việc xin chữ đầu năm đã trở thành một “thói quen” của người dân Hà Nội. Những con chữ như “rồng bay phượng múa” hiện lên qua các nét bút điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ.Đặc biệt ấn tượng nhất là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, đến đây, bạn luôn cảm nhận được một không khí rất náo nhiệt của những người đến xin chữ, đông đúc và hồ hởi. Ngày Tết cũng trở nên ấm áp hơn với sắc đỏ sắc vàng của giấy viết, của những nét chữ ông đồ và nét tươi vui hân hoan của người xin được chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý

Trên những tấm giấy điều, bút lông của Thầy đồ “múa” những chữ như “phượng múa, rồng bay”, nó không đơn thuần chỉ là những chữ có nghĩa như: Phúc, Tâm, Chính, Thành, Đạt… mà nó thể hiện cả một nghệ thuật “vẽ chữ” – nghệ thuật thư pháp.
Sử cũ ghi lại, thư pháp được bắt nguồn ở Trung Quốc từ thời Tần Thủy Hoàng và sau đó phát triển một cách nhanh chóng và rực rỡ. Từ Trung Quốc, Hán thư ảnh hưởng và lan truyền đến một số nền văn hóa trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam… Tại mỗi nước, thư pháp lại được biến hóa thành loại hình nghệ thuật đặc trưng của mỗi dân tộc, tạo nên nét riêng không trộn lẫn nhưng vẫn giữ nguyên nét tinh tế nguyên gốc của Thư pháp Trung Quốc.

Nghệ thuật thư pháp ở Việt Nam làm nên tên tuổi những bậc hiền nhân như Cao Bá Quát, Trương Hán Siêu, Nguyễn Khuyến… với những nét chữ kiệt xuất làm rạng danh nền thư pháp Việt. Sự thay thế dần chữ Nôm và chữ Hán trong lịch sử Việt Nam và sự xuất hiện chữ theo hệ Latin đã làm thư pháp chữ Hán dần mất đi tính phổ biển và chỉ còn được lưu giữ qua hình ảnh những ông đồ trong ngày Tết với tục cho chữ đầu xuân.
Ngày xưa, mối khi Tết đến xuân về, người Việt Nam có tục đến nhà Thầy đồ hoặc nhà Nho trong làng, vốn được coi là người hay chữ, học rộng tài cao để xin lấy đôi câu đối treo trang trọng trong nhà. Hầu như nhà nào cũng có đôi câu đối treo hai bên cột của gian chính. Câu đối xin ở nhà Thầy đồ là mong cho con cháu được thông minh sáng dạ và đem sự thông tuệ của những bậc hiền nhân đến với tất cả các thành viên trong gia đình.
Có người cho rằng việc trao đổi này tựa bán chữ. Nhưng không phải thế! Không có ai bán chữ, mà chỉ có người mua giấy để xin chữ. Đó là cách tặng lộc qua nét chữ một cách rất tinh tế và khéo léo của người Việt trong những ngày đầu xuân.
Thầy đồ vốn là những người thanh sạch, khảng khái nên xin được đôi ba chữ cũng không phải chuyện dễ dàng. Do vậy, khi xin được chữ rồi, gia chủ sẽ có một chút lễ mọn gọi là để cảm tạ thầy đồ.
Bẵng đi khoảng thời gian rất dài, thư pháp Việt Nam gần như bị quên lãng vì những cuộc chiến tranh của dân tộc và nó chỉ được khôi phục khoảng từ 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, việc chơi thư pháp ngày nay và nhất là tục lệ xin chữ Thầy đồ cũng có đôi phần khác xưa.

Ngày nay, mỗi độ xuân về, bên cạnh những đình chùa, người ta vẫn thấy những ông đồ áo the khăn xếp, ngồi thảo những chữ thanh đậm bằng mực tàu lên giấy điều cho những người đi xin chữ. Ở Hà Nội đã có cả những câu lạc bộ thư pháp cho sinh viên, cho nên đôi khi Thầy đồ là những chàng trai rất trẻ mắt đeo kính cận, điện thoại giắt cạp quần nhưng lại có những nét chữ bay bổng không kém những ông đồ già thời xa vắng.
Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một nét đẹp mang nhiều ý nghĩa và cũng là mong muốn một năm Phúc – Lộc – Thọ – Khang – Ninh.Gần đây, việc xin chữ đầu năm đã trở thành một “thói quen” của người dân Hà Nội. Những con chữ như “rồng bay phượng múa” hiện lên qua các nét bút điêu luyện khiến cho việc xin chữ, ngoài ý nghĩa xin được chữ, còn là để thưởng thức khả năng viết chữ đẹp của những người cho chữ.Đặc biệt ấn tượng nhất là ở Văn Miếu Quốc Tử Giám, đến đây, bạn luôn cảm nhận được một không khí rất náo nhiệt của những người đến xin chữ, đông đúc và hồ hởi. Ngày Tết cũng trở nên ấm áp hơn với sắc đỏ sắc vàng của giấy viết, của những nét chữ ông đồ và nét tươi vui hân hoan của người xin được chữ như ý muốn, cầu mong một năm mới an khang, vạn sự như ý
