Phong thủy Huyền không

Huyền không học.
Trước tiên DCT nói về sự khởi đầu của Huyền Không. Thuật phong thủy ra đời từ thời thượng cổ va bắt đầu được mọi người để ý vào cuối đời Đường. Phong thủy Huyền Không là chân quết địa lý của quách phác đời tấn, Dương quân Tùng đời Đường, Viễn Tố đầu đời Hán, mà bắt nguồn từ dịch.
Về lai lịch của phái Huyền Không thì tuy không ai có thể xác định được chính xác nó được hình thành từ lúc nào hoặc do ai sáng lập. Dương quân Tùng nếu không là người sáng lập thì cũng chính là người đã có công tạo dựng nền tảng và cơ sở vững chắc cho sự phát triển của phái Huyền Không. nhưng vì hầu hết những nguyên lý căn bản của phái này đều được trích dẫn từ những tác phẩm về Phong thủy nổi tiếng của Dương quân Tùng như "Thiên ngọc Kinh", "Thanh nang áo Ngữ", "Đô thiên Bảo chiếu kinh", cho nên có lẽ phái Huyền Không đã được hình thành từ Thế kỷ IX sau Công Nguyên.
Vào Thời Đường Hy Tông, Hoàng Sào xâm lược Trường An, Dương Quân Tùng gom hết sách của phủ Ngoc Hàm nhân lúc hỗn loạn chạy trốn đến Giang Tây. Sau đó Huyền Không bắt đầu được truyền bá trong nhân gian, giúp người nghèo khó trở lên phát đạt giàu có linh nghiệm như thần. Tuy nhiên phong thủy huyền không rất sâu rộng huyền bí khó hiểu, hơn nữa lại thiên về Dịch nên trong quá trình nghiên cứu phong thủy nảy sinh nhiều cách hiểu khác nhau của người nghiên cứu .
Đến đầu thời Tống, danh sư Ngô cảnh Loan cho ra đời những tác phẩm như "Huyền Không bí chỉ" và "Huyền cơ phú" thì Huyền Không đã trở thành 1 trường phái rõ rệt, cũng như có 1 vị trí vững vàng trong nghệ thuật Phong thủy Trung Hoa. Sau này, các danh sư như Tưởng đại Hồng thời Minh, Chương trọng Sơn thời Thanh càng làm cho phái Huyền Không nổi bật lên với những luận đoán cực kỳ chính xác cả về âm trạch lẫn dương trạch.

Tuy nhiên, vì những nguyên lý của Huyền Không vào các thời đại đó đều được giữa hết sức bí mật, nên ít có ai biết hoặc hiểu về Huyền Không, trừ khi được chân truyền. Mãi đến cuối đời nhà Thanh, khi Thẩm trúc Nhưng cho công bố tác phẩm "Thẩm thị Huyền không học" thì những bí mật của Huyền Không mới được làm sáng tỏ. Từ đó đến nay, ảnh hưởng của Huyền Không phái càng ngày càng lan rộng trong đại chúng, nhất là đối với những người yêu thích Phong thủy, hoặc muốn xử dụng Phong thủy để cải tạo nhà cửa, mồ mả để làm cho cuộc sống gặp được nhiều thuận lợi và may mắn hơn.

Giải thích về 2 chữ Huyền Không, Thẩm trúc Nhưng (tác giả bộ "Thẩm thị Huyền Không học") viết: Trong sách Pháp Ngôn của Dương Hùng viết "Huyền giả nhất dã" (tức Huyền là một), lời giải thích này khá rõ ràng. Nhưng đến chữ Không thì rất khó giải thích. Bởi vì "KHÔNG" không có nghĩa là trống không hoàn toàn, mà trong cái "KHÔNG" lại bao hàm cái "CÓ". Các học giả Thiên Trúc (Ấn độ) xưa luận giải như sau:
Sắc bất dị không
Không bất dị sắc
Sắc tức thị không
Không tức thị sắc
Thụ tưởng hành thức
Diêc phục như thị

(Nghĩa là: Vật không khác gì "không", "Không" không khác gì vật. Vật tức là "không", "không" tức là vật. Những điều con người cảm thụ và suy nghĩ được cũng vậy).

Như vậy "KHÔNG" bao hàm cả "khiếu" (tức mấu chốt của sự vật). "Khiếu" có 9 cái nên gọi là "Cửu khiếu", cũng là nói hai chữ "Huyền Không" bao hàm từ 1 tới 9. Nhưng đây không phải đơn thuần là số đếm, mà còn là mấu chốt để định vị không gian và thời gian chứa đựng sự vật. Vì vậy mới dùng hai chữ Huyền Không để làm đại biểu.

Nói một cách khác, Huyền Không là dùng các con số từ 1 tới 9 để biểu thị, quan sát mọi sự thay đổi, biến hóa của sự vật. Như chúng ta đã biết, mọi vật thể, cũng như vũ trụ đều được cấu trúc bằng những hạt nhân nguyên tử hay những hành tinh di chuyển theo một quỹ đạo hình tròn. Còn 9 con số của Huyền Không khi biểu thị sự biến hóa của sự vật sẽ di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Quỹ đạo này được gọi là vòng "Lượng thiên Xích"
 
Last edited by a moderator:
Bàn về vòng Lượng thiên xích, sách "Trạch vận tân án" có viết: Thùy đắc Lượng thiên Xích nhất chi,
Bộ lường trung, ngoại cổ kim thi,
Tử sinh đắc thất tùy thám sách,
Quá hiện vị lai liễu liễu tri


Tạm dịch:
Nếu đã nắm được vòng Lượng thiên Xích,
Có thể đo lường mọi chuyện trong, ngoài xưa nay,
Tìm hiểu được sự sống chết và được mất,
Biết rõ quá khứ, hiện tại và tương lai.
Cho nên Huyền không học là môn Phong thủy dựa vào sự di chuyển của 9 con số theo quỹ đạo của vòng Lượng thiên Xích trên đồ hình Bát quái mà đoán định sự cát, hung, được, mất của từng căn nhà (dương trạch) hay phần mộ (âm trạch).

Nhưng tại sao lại phải dựa trên đồ hình Bát quái? Đó là vì ngay từ thời xa xưa, cổ nhân đã biết phác họa ra Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời (thiên văn), Đất (địa lý) vào đó. Theo "Lục kinh đồ", phần "Ngưỡng quan thiên văn đồ" thì "Phục Hy quan sát thiên văn mà vẽ ra Bát quái. Do đó, phàm những gì thuộc về thiên văn như vòng vận hành của mặt trời, mặt trăng, tinh tú, ngày tháng, bốn mùa. . . không gì mà Bát quái không thu tóm". Còn sách Phủ Sát địa lý thì viết "Cúi xuống xem xét địa lý mà vạch ra 8 quẻ, cho nên phàm những gì liên quan tới lý lẽ của Đất (địa) như bốn phương chín châu, điểu, thú. thảo mộc, mười hai chi sở thuộc. . . không gì mà Bát quái không cai quản".

Như vậy, Bát quái chính là sự thu tóm những biến chuyển của Trời, Đất, còn sự di chuyển của 9 con số (còn được gọi là Cửu tinh) theo vòng Lượng thiên Xích chính là những biến hóa, thay đổi của sự vật. Kết hợp những yếu tố này với nhau, tức là đưa sự vận hành của Cửu tinh theo vòng Lượng thiên Xích vào trong đồ hình của Bát quái để thu tóm mọi biến chuyển của Trời, Đất và sự vật chung quanh, tức là những yếu tố khách quan bên ngoài có tác động, ảnh hưởng tới 1 căn nhà hay 1 ngôi mộ thì đương nhiên sẽ biết được vận khí tốt, xấu của căn nhà hay ngôi mộ đó theo từng thời gian nhất định. Đây chính là nguyên nhân của sự hình thành và phát triển của trường phái Phong thủy mang danh là "Huyền không học" (hay Huyền Không Phi tinh).
 
Last edited by a moderator:
Để xem phong thủy huyền không chính xác chúng ta cần có tọa độ chính xác. Công cụ của chúng ta đó là la kinh cái này chắc không xa lạ gì đối với tất cả mọi người ở đây nhưng để chọn 1 chiếc la kinh chuẩn thì không đơn giản tí nào. Mọi người cần chú ý xem kim nam châm và đường tí ngọ có thẳng hàng với nhau hay không.
Một đầu tròn của kim nam châm là phương bắc, một đầu của đường thiên trì đỏ có 2 chấm nhỏ là phương bắc nếu soay chuyển bàn tròn trên la kinh thì đường tí ngọ và kim nam châm không thể trùng khít với nhau, như vậy kim nam châm sai lệch, không chính sác,, vì vậy khi chọn chúng ta hết sức phải cẩn thận.
Ngoài ra đường tý ngọ màu đỏ nhất định phải giống với đường tý ngọ trong bàn tròn của la kinh, vì nếu thiên trì được lắp không chính xác hoặc bị lỏng thì sẽ có sai sót, dẫn đến việc xem phong thủy không được chính xác.

Nhưng điều cần biết và lưu ý khi xác định phương hướng.
Giáp Canh kiêm Dần Thân, Dần Thân kiêm Giáp Canh, Canh Giáp kiêm Giáp Dần, Thân Dần kiểm Canh Thân, Hợi tỵ kiêm Nhâm Bính, Bính Nhâm kiêm Kỷ Hợi, Thìn Tuất kiêm Ất Tân, Ất Tân kiêm Thìn Tuất, Sửu Mùi kiêm Quý Đinh, Quý Đinh kiêm Sưu Mùi, Mùi Sửu kiêm đinh Quý, Đinh Quý kiêm Mùi Sửu, 16 hướng ( tức là đất kiêm hướng 16 sơn của người), không thể kiêm tới sáu, bảy độ, được gọi là hướng xuất quái, đa phần là “tiến thoái vi cốc”, không thể có cục diện tặc loạn. Vợ của chủ nhà không vui, vì thế không hòa hợp, anh em không hòa thuận, hoặc người chủ có chí tuệ, đầ đuôi điên đảo, mâu thuẫn ý kiến, dẫn đến sự đả kích hoặc bị mắc bệnh tâm thần.
Nếu kim la kinh “ Thiên kiêm địa hướng’ 16 sơn, nếu thêm thì không thể đạt tới sáu, bảy độ, gọi là “âm kém dương rối loạn”. Đa phần là tình trạng muốn tiến lên nhưng không thể, muốn lui cũng không được, không thiết lập được uy quền và địa vị không có danh tiếng, làm việc sai lầm, không phân biệt được cái hay cái dở, hao tâm tổn sức, thất bại liên tục. Ban đầu có người cũng phát phúc nhưng không lâu sau đều lụi bại.
Nếu kim rơi vào 2 chữ “kị phùng” thì không có hướng phát triển, không có tác dụng.

Theo “phú phi Tinh” có viết : “há chẳng phải là kị tuyến du quỷ thần, quỷ thần vào nhà, càng có quẻ không phùng, nằm ngủ mơ. Nuôi dưỡng tình cảm cho quẻ tình, vứt bỏ gia đình, cha mẹ, sống cuộc sống tham lam. “kị tuyến” là ranh giới giữa quẻ và quẻ ( hợi nhâm, quý sửu, dần giáp, ất thìn, kỷ bính, đinh mùi, thân canh, tân tuât) “không phùng” là ranh giới giữa sơn và sơn ( Nhâm tý, tý quý, sửu cấn, cấn dần, giáp mão, mão ất, thìn tốn, tốn kỷ, bính ngọ, ngọ đinh, mùi khôn, khôn thân, canh dậu, dậu tân, tuất càn, càn hợi, “ Đia nguyên kiêm thiên nguyên” làm chinh). Khảo nghiệm thực tế với rất nhiều nhà ở có hướng như vậy, tổng hợp lại ứng với gia chủ như sau: Cha không phải là cha, con không phải là con,vợ chồng không hòa hợp, chủ và người làm thuê mâu thuẫn, hoặc là thiếu tiền bạc, hoặc là không có con trai, con gái thông minh hơn con trai, người thuê nhà thịnh vượng hơn chủ nhà, hỏa hoạn, tai nan xe cộ, phạm tội, đánh bạc làm tan nát cửa nhà, ngoại tình, loạn luân, con gái không có đạo đức, mất cắp, tinh thần bất thường, bệnh lâu năm không khỏi, tự sát, kinh doanh lỗ vốn, phá sản tử vong…., tất cả mọi việc không mỹ mãn đầy bất hạnh.
Hy vọng mọi người khi xác định hướng nhà cho minh và cho những người khác thì tuyệt đối để ý những hướng xấu trên, để tránh được những điều không may đến với mình và cho người khác.
A Di Đà Phật !
 
Last edited by a moderator:
NGỌC XÍCH CHÍNH KINH
SƠN, THỦY, KIẾN, PHÁ ĐỊNH CỤC LUẬN.

Đến bất kỳ Hình cục nào, thấy có Sơn thì xem theo Sơn, thấy có Thủy thì xem theo Thủy. Sơn thì xem theo cái thế nó dẫn lại, phải định rõ được đâu là Tổ Sơn (trong Dương Trạch đô thị, thì xem những Cao Ốc lớn là Tổ Sơn), có thế mới xác định được Mạch đi theo Hướng nào đến. Thủy thì xem chỗ nó triều lại, hay nơi nước hội tụ, hay nơi gần Thủy.
Sơn tuy là gốc khởi phát Tinh-phong, nhưng Bản cục mà ta chọn thường xem chỗ kết cục, tức Long dẫn vào. Nếu gần nơi Hình cục không có sơn phong khởi chỏm lên, thì lấy chỗ Lai Long, tức là lấy hướng Mạch lại Huyệt trường. Nếu có sơn phong (núi cao lên) thì Bản cục phải theo chỗ phong khởi mà định.
Thủy tuy gốc ở chỗ Lưu nguyên (phát xuất của nguồn nước), nhưng Bản cục định ở chỗ góc nó triều vào, không có Hợp thủy thì lấy chỗ Thủy hoành nhiễu (quấn quanh ngang mặt). Nếu có chổ Thủy hội họp, thì bản cục lấy ở chỗ hội họp ấy mà quyết.
Vậy thì ở chốn đồng bằng, đô thị lấy chỗ cao hơn làm Sơn, chỗ thấp hơn làm Thủy. Chỗ Sơn khởi phong cao lên gọi là Kiến, chỗ Thủy gặp nhau gọi là Phá. Kiến làm Chủ, Phá làm Khách, Chủ-Khách phối với nhau thì ra quẻ.
Sau khi biết được quẻ gì, sao gì thì lấy đó nhập Trung Cung, phi thuận ra 8 phương để xem Sinh, Vượng, Quan Sát và đoán Cát Hung.
Nói thì khó hiểu, nhưng để mình ví dụ cho dễ hiểu hơn : Tỷ như phương Ly có Thủy thì ta định là Khảm Sơn, phương Càn có Thủy thì ta định là Tốn Sơn
Sơn xuyên Kiến, Phá yếu phân minh
Kiếu thanh hồ, Phá yếu ninh
Cánh trị sơn phương vô khắc sát
Chủ sơn đắc vận, họa nan sinh
Dịch nôm na đại ý thế này: Núi, sông, Kiến, Phá phải rõ ràng, tinh tường. Ở phương Kiến cần phải thanh, sảo, không nên thô ngạnh; phương Phá cần yên tĩnh. Nếu như phương chủ sơn (quẻ, cục) ấy không bị phương ấy khắc sát. Thì lúc chủ sơn đắc vận, tai họa khó mà xâm hại đến được.
Ở nơi núi cao thì lấy chỗ cao làm Kiến, chỗ thấp làm Phá. Nơi đất bằng thì lấy Tọa sơn làm Kiến, hướng triều vào làm Phá. Kiến là Chủ thì nên triều vào và tú lệ, thanh quang. Phá là Khách thì nên vòng cong ôm lại.
Nếu thấy phương Sinh có Cao Sơn mà Thủy uốn vòng quanh, thì con cahú có phước lộc, nếu được chủ Kiến đắc Vận thì đại phát phú quý.
Cũng phân như Cửu Cung trong Huyền Không :

Cửu cung Bát Quái thử trung phân
Nhất Bạch Tham Lang , Khảm Thủy thần
Cửu Tử Hữu Bật, Ly Hỏa diệm
Tứ Lục Văn Xương, Tốn Mộc thân.
Lục Bạch Vũ Khúc, Càn thuộc Kim
Bát Bạch Cấn Thổ, Tả Phù tinh
Thất Xích Phá Quân, Đoài Kim quản
Tam Bích Chấn Mộc, Lộc Tồn sinh
Ngũ Hoàng Liêm Trinh, Trung cung Thổ
Nhị Hắc Khôn Thổ, Cự Môn hình
Cửu cung ngôi vị tường minh bạch
Cát Hung quyết đoán dữ phân minh.
Tức là : Nhất Bạch sao Tham Lang là Khảm Thủy, Nhị Hắc sao Cự Môn thuộc Khôn Thổ, Tam Bích sao Lộc Tồn thuộc Chấn Mộc, Tứ Lục sao Văn Xương thuộc Tốn Mộc, Ngũ Hoàng sao Liêm Trinh chiếm Trung cung Thổ, Lục Bạch sao Vũ Khúc thuộc Càn Kim, Thất xích sao Phá Quân thuộc Đoài Kim, Bát Bạch sao Tả Phù thuộc Cấn Thổ, Cửu Tử sao Hữu Bật thuộc Ly Hỏa.
Trên là phần giới thiệu về Cửu tinh và cách lập cục, tiếp đến chúng ta tìm hiểu thế nào là Sinh, Sát, Thoái, Tử, Vượng Khí của Cửu tinh
CỬU TINH SINH KHẮC CA
Sinh Khí nguyên lai, sinh ngã thân
Sát tinh khắc ngã, tiệp sinh sân
Ngã nhược sinh tha, vi Thoái khí
Lâm ngộ khắc giã thị Tài thần
Đản vi Tử khí, phi toàn lợi
Dữ ngã tương đồng, Vượng khí chân
Tức là : Nếu nó sinh ta thì đó là Sinh Khí, nó khắc ta là Sát Khí, ta sinh nó là Thoái Khí, ta khắc nó thì đó Tài Khí tuy nhiên đó là phương Tử Khí thì cũng chẳng ích lợi gì, cùng ngũ hành với ta đó là Vượng Khí.
Khi đến Cuộc thế đất, ta xem phương khởi phong (núi cao lên), xem nơi nào gần nước thì lấy chỗ đó mà định quái cục Quái cục đã định được rồi thì lấy Sao bản quái đó nhập vào Trung cung, thuận phi 8 phương, xem phương nào Sinh , Khắc,...
Ví dụ : Ta có phương Ly gần nước, tức lấy Bản quái cục là Khảm. Xem trên kia thì thấy " Nhất Bạch Tham Lang, Khảm Thủy Thần", vậy thì ta lấy Nhất Bạch nhập Trung Cung thuận phi đi 8 phương, Nhị Hắc ở Càn là Sát Khí phương, Tam Bích ở Đoài là Thoái Khí phương, Tứ Lục đến Cấn cũng là Thoái Khí phương, Ngũ Hoàng đến Ly là Sát Khí phương, Lục Bạch đến Khảm là Sinh Khí phương, Thất Xích đến Khôn là Sinh Khí phương, Bát Bạch đến Chấn là Sát Khí phương, Cửu Tử đến Tốn là Tử Khí phương.
Sao tại Trung Cung làm chủ, các sao phi đến các phương đều so đối với nó mà xét sự Sinh, Khắc, Sát, Tử, Thoái. Cho nên khi so đối ra, Nhị Hắc đến Càn không phải so với bản cung Càn Kim đó, mà so với Nhất Bạch ở Trung Cung, Thổ khắc Thủy, nên đó mới là phương Sát Khí. Các cung , sao khác cũng tương tự vậy mà tính.


CỬU TINH ĐẠI CỤC

Đây là thực tế chúng ta thấy nhiều nhất : Cũng trên Trái Đất như nhau, cũng cùng 1 thời điểm, mà Đông, Tây, Nam, Bắc khác nhau; nơi là ngày, nơi là đêm, nơi là trưa, nơi là chiều, nơi thì nóng, nơi thì lạnh, nơi mát mẻ, nơi ấm áp, nơi mưa rào, nơi khô hạn,....điều này thì có lẽ ai cũng lý giải được. Và câu đơn giản nhất để trả lời là : Trời Đất xoay vần.
Đúng vậy. Chính do Trái Đất còn xoay, Vũ Trụ còn biến di nên Tinh tú chuyển dời. Cũng chính vì vận hội độ số do Thiên, Địa tuần hoàn ấy mà Âm phần có khí Vượng Suy, Dương Trạch có lúc hưng phát, lúc phế bại, cũng vì vậy mà ảnh hưởng đến con người chúng ta. Đã biết đấy là quy luật tuần hoàn của Thiên Địa, ảnh hưởng đến cả muôn loài, muôn vật, thì tất cả đều không tránh khỏi quy luật " Cấu, Tạo, Hóa, Thành" của Dịch, và " Sinh, Lão, Bệnh, Tử" của Đạo tự nhiên, nhất giai đồng thụ, chẳng riêng loài nào. Chỉ có những ai am hiểu Lường Thiên Xích, thông tỏ Thiên Văn Địa Lý mới có thể biết trước : gặp vận tốt thì phước hạnh sẽ tăng thêm, gặp vận rủi thì ẩn thoái để giảm thiểu hung tai. Vận tốt tức là Địa cục gặp được Sinh Khí, Vượng Khí. Vận xấu là gặp Sát Khí, Tử Khí dẫn lại. Chỉ có những người vô tri, không hiểu biết mới lo sợ, bởi người hiểu biết thì đối diện với vận xấu, nương theo nó mà Chiết giải.
Vận là luân thứ của Cửu Tinh cai quản 8 sơn, phân làm Tam Nguyên, mỗi nguyên có 60 năm.
_ Thượng Nguyên
_ Trung Nguyên
_ Hạ Nguyên
THƯỢNG NGUYÊN : Do sao Nhất Bạch thống trị, 2 sao Nhị Hắc và Tam Bích là phụ lực.
TRUNG NGUYÊN : Do sao Tứ Lục thống trị, Ngũ Hoàng và Lục Bạch là 2 sao phụ lực
HẠ NGUYÊN : Do sao Thất Xích làm chủ, Bát Bạch và Cửu Tử là 2 sao phụ lực.
Trong Nguyên là Chính Vận Khí, ngoài Nguyên là Dư Khí. Dư Khí là Khí đã hết, thì dẫu là Đại địa cũng nghỉ, không phát phúc nữa. Nếu Long Mạch kết Huyệt hùng hậu, thì còn được bình bình, không gặp tai họa; nếu Long Mạch bạc nhược, nhỏ yếu thì còn biến động, tai họa bất thường.
Đa số thấy những nhà chỉ có 1 ngôi Âm Phần hay 1 ngôi Dương Cơ kết phát thôi, nhưng trước sau hưởng phước khác nhau, người không hiểu thì nghi ngờ, cho là Địa lý không đủ để tin. Họ có biết đâu Mộ, Trạch không thay đổi, nhưng Nguyên, Vận tự chuyển biến theo thời gian tất có sự thay đổi họa, phước trước sau.
NGUYÊN VẬN : Thượng Nguyên Giáp Tý thì sao Nhất Bạch ở Khảm làm chủ thống trị, Nhị Hắc là Khôn và Tam Bích là Chấn là phụ trị trong suốt 60 năm. Sao Nhất Bạch quản 20 năm đầu, tức 10 năm thuộc về Giáp Tý, 10 năm thuộc về Giáp Tuất; kế đến là sao Nhị Hắc quản 20 năm kế, tức 10 năm thuộc Giáp Thân và 10 năm thuộc Giáp Ngọ; sau cùng là sao Tam Bích quản 20 năm cuối, tức 10 năm thuộc Giáp Thìn và 10 năm thuộc Giáp Dần. Đến năm Quý Hợi thì đủ 60 năm, hết Thượng Nguyên. Tuy nhiên, trong cùng 1 Nguyên Vận mà phát phúc cũng có trước sau, nhiều ít bất đồng, là do Địa cục đó thừa Vượng Khí ở Bát Sơn thế nào.
Trung Nguyên Giáp Tý thì Tứ Lục là Tốn làm chủ thống trị, Ngũ Hoàng Trung Cung và Lục Bạch Càn là 2 sao phụ trị. Cách quản trong Trung Nguyên cũng chia như trên.
Hạ Nguyên Giáp Tý thì sao Thất Xích ở Đoài sẽ thống trị, và 2 sao Bát Bạch ở Cấn và Cửu Tử ở Ly phụ trị.
Xét các Địa cục trước nay theo lịch sử thì Khảm Ly là Trung khí của Thiên Địa, là phương vị thuộc về Trung nam, Trung nữ. Khảm Ly ở Hậu Thiên cũng chính là Càn Khôn ở Tiên Thiên, vì Mậu-Kỷ là Chân Thổ tàng trú ở trong đó, nên thấy rất nhiều đất ở 2 Địa cục này vượng cả 3 Nguyên không suy bại.
Chấn cục thuộc Mộc thì lấy là "bản tráng, căn thâm" (gốc lớn mạnh, rễ sâu). Đoài thuộc Kim thì lấy là nhỏ bé mà bền cứng, vả lại là cửa ngõ của vòng Nhật, Nguyệt, tượng trưng là khí hậu ôn hòa của mùa xuân, mùa Thu. So sánh với Khảm Ly cũng là thứ hạng.
Cấn thuộc Thổ thì tượng trưng là Sơn, mà núi thì không thể di dịch, vì chất kiên cố, nên cũng bền lâu ví với Chấn, Đoài.
Kiền là "lão cang chi kim" (vàng già cứng), Khôn là "ký sản chi thổ" ( đất đã sinh sản rồi), Ngũ Hoàng Trung Cung là "liêm trinh chi hỏa" ( lửa nóng dữ) cũng không có căn nguyên, chỉ nương tựa vào vật khác mà cháy bùng lên và dễ tàn lụi, nên tất cả đều không được bền lâu.
Tốn là "trĩ mộc kỳ hoa" ( cây non, hoa đẹp) sáng sủa, xinh tươi, nhưng không quen chịu gió mưa, nên dễ suy tàn.
Trong Long Mạch Âm Phần của Cửu Cung có khác so với Dương Cơ. Những Long Mạch thuộc về Thượng Nguyên đều vượng về Trung Nguyên, những Long Sơn thuộc về Trung Nguyên cũng Dự Vượng về Thượng Nguyên, những Long thuộc về Hạ Nguyên thường có Dư Lực vượng về Thượng Nguyên. Đây là Định Vận, Long vận tuy định nhưng cũng cần phải xem rõ cái Địa lực,, Long Mạch hùng hậu thế nào, và Phiên Tinh quái phải thuần khiết, dẫu gặp vào vận bại cũng chỉ là nghỉ, không phát phước nhưng còn tự giử được. Nếu Địa mạch nhược bạc, Tinh Quái lại hỗn tạp, dẫu gặp Vận vượng, dù có phát phước cũng gặp nhiều nghiêng ngã bất ngờ, ngũ phước không trọn vẹn..
Xưa nay đã thấy : Chỉ có 1 ngôi Âm Phần, Dương Cơ kết phát, khi hết Vượng vận thì thường không thể khiên chế nổi. Nếu có 2 ngôi, 1 ngôi suy, 1 ngôi Vượng thì 2 cái lại đương đối, khống chế lẫn nhau, cũng được hưởng phước lộc bình thường, NHƯNG cũng phải nhận rõ Lực Địa của 2 ngôi lớn nhỏ thế nào để quyết định cho chính xác, 1 cái Vượng chẳng chống nổi 2 cái Suy, thì cái Suy hay tác hại; 1 cái Suy, 2 cái Vượng thì cái Suy không địch nổi, thì cái Vượng vẫn hay phát phúc. LƯU Ý : Cái Đại Cát thì mới có thể quét sạch được cái Tiểu Hung.
Vậy được mộ cha, ông rồi, cũng cần thiết đến cả những mộ Tổ Tiên ở 4,5 đời trước, thì phước ấm mới mỹ mãn bền lâu, không bị biến đổi; nếu không cũng phải xét đến ngôi Dương Cơ mình đang trú ngụ, không được tính toán sai lầm về Nguyên Vận, Phiên Quái cho Bát Sơn.
Tóm lại, tìm được cái Đại Địa mà không đúng Nguyên Vận không bằng tìm được cái Tiểu Địa mà đắc vượng khí. Bởi đời người chúng ta chỉ có 60 năm, đợi hết Nguyên suy đền Nguyên vượng...60 năm (có thể hơn nữa) mà hưởng phước e không thể, lúc đó chắc đã "gia phá thân vong" mất còn đâu. Cho nên các bậc Thầy Địa lý xưa hay chỉ người ta khai mở chỗ này, lấp chỗ kia, hầu tìm chỗ đắc Vượng Khí trong Bát Sơn mà phát phúc.
 
Top