Thái Tố Mạch Quyết - xem mạch người để luận nhân sinh.

Tuetvnb

Administrator
Phép xem mạch vốn dĩ là của Đông Y. Nhưng ngoài việc chẩn bệnh, thì xem mạch còn có thể biết được mệnh người. Có môn Thái Tố Mạch chủ về thuật này. Tài liệu còn lưu truyền là cuốn Thái Tố Mạch Quyết gồm 2 quyển.

- Quyển thượng gồm 59 chương, chủ yếu nói về Âm dương Ngũ Hành, Thái cực Hà Đồ lạc thư, Ngũ vận lục khí, chẩn mạch bí pháp.

- Quyển hạ gồm 43 chương, chủ yếu nói về phép xem mạch đoán nhân sinh.

Các sách Thái Tố lưu hành trong nhân gian đến nay cũng có khá nhiều bản, phần lớn là man thư, được các thuật sĩ thêm thắt vào với mục dích bói toán, khiến cho thuật này trở nên kỳ bí. Đến đời Đường các Thái Y mới khảo cứu và đính chính lại, bỏ đi những chỗ thêm thắt, trả lại nguyên gốc Thái Tố mạch. Phần đính chính ghi chép ấy, được lưu truyền lại đời sau. Hiện nay, nếu thực sự là các danh y chân chính, thì đều phải thạo phép xem mạch này. Để mà ứng kỳ với Thời, Vận, Thiên Địa Nhân mà chữa trị. Chữa bệnh cứu người cũng phải tùy mệnh.


Tôi dịch tạm phần "giản nghĩa" của Thái Tố Mạch Quyết, để giới thiệu với mọi người vài khái niệm cơ bản.


TUETVNB
 
Last edited by a moderator:

Tuetvnb

Administrator
THÁI TỐ MẠCH QUYẾT GIẢN NGHĨA

“Thái Tố mạch quyết” do Thanh thành Sơn nhân Trương Thái Tố viết. Ông cho rằng, mạch tượng của con người với đều có sự tương thông với lý của Ngũ Hành, Bát Quái, Hà Đồ, Lạc Thư. Từ đó mà suy ra, hình thành nên lý luận về Mạch Thái Tố, một công cụ độc đáo trong lịch sử Đông Y. Theo lý luận đó, thì Thái Tố mạch không chỉ dùng để chẩn bệnh, ngày sinh ngày tử. Mà còn có thể xem xét cát hung, họa phúc, cùng thông thọ yểu trong số mệnh của con người. Hiển nhiên phép này không chỉ dùng để chẩn bệnh, mà còn kiêm thêm thuật tri mệnh.

Thái Tố mạch đem sự biến hóa của mạch tượng con người, quy nạp vào Ngũ Dương mạch, Ngũ Âm mạch, Tứ Doanh mạch.

Ngũ dương mạch phân làm : Phù-Hoạt-Thực-Huyền-Hồng

Ngũ âm mạch phân làm : Vi-Trầm-Hoãn-Sắc-Thực

Tứ doanh mạch phân làm : Khinh-Thanh-Trọng-Trọc

Giới thiệu dưới đây :


NGŨ DƯƠNG MẠCH

Mạch Phù : Nhẹ mà nổi lên trên, mờ mờ chậm chạp mà tản mát, như vật nổi trên mặt nước, ấn mạnh ngón tay thì như không thấy, mà đặt khẽ thì lại như có thừa, càng nhẹ càng thịnh, nổi nhưng đầy một ngón tay. Nếu như cả 3 bộ (*) mà đều là mạch phù cả thì chủ về Tâm khí bất túc.

Mạch Hoạt : Như chuỗi hạt kéo qua ngón tay, ấn mạnh ngón tay thì như dừng lại, nhấc ngón tay lên lại phục hồi hoàn toàn. Không tiến không lùi, hơi giống với mạch Hồng. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Hoạt, chủ Can khí bất túc.

Mạch Thực : Ngược lại với mạch Hư, mạch như dòng nước chảy mãi không dứt, đặt nhẹ ngón tay như có thừa, ấn mạnh ngón tay thì như ẩn đi, chậm lại, như mạch Huyền, nhỏ hơn mạch Hồng. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Hồng, chủ về Tỳ khí bất túc.

Mạch Huyền : Đặt ngón tay lên thấy căng cứng như dây đàn, ấn nặng ngón tay thì thấy giống như mạch Sác, nhấc nhẹ ngón tạy thì lại càng thấy gấp gáp. Tụ lại mà không tán, chạy dài mà không ngắt. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Huyền, chỉ Phế khí bất túc.

Mạch Hồng : Hồng là lớn, như dòng nước sâu mà chảy dài, đặt tay lên tìm thì thấy không Huyền, không Phù, ấn tay nặng nhẹ đều giống nhau. Nếu đặt tay lại lần nữa, thì như sợi dây chão có thừa, nếu cả 3 bộ đều là mạch Hồng, chủ về Thận khí bất túc.

NGŨ ÂM MẠCH

Mạch Vi : Rất nhỏ mà yếu, đặt nặng ngón tay mà tìm thì tựa như sợi tóc, lâm râm mà lại rít, rất khó mô tả, như có như không. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Vi thì chủ về huyết trệ mà thần bất túc.

Mạch Trầm : Như đá ném xuống nước, ắt sẽ chìm đến đáy. Ấn thật mạnh tay xuống tìm mới thấy phảng phất, so với mạch Vi thì mạch này chậm hơn vì nằm sát trên xương. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Trầm, chủ về Vị (dạ dày) nghịch mà khí bất túc.

Mạch hoãn : Như tơ ở trên khung cửi mà không cuốn vào trục. Đặt ngón tay lên thấy chậm chạp, mạch đến nhẹ, nhưng không gấp như mạch Vi, không chìm không ẩn, chỉ chậm chạp thôi. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Hoãn, chủ về Thận khiếp mà tinh bất túc.

Mạch sắc : Trì trệ mà không hoạt, đặt ngón tay lên như thấy có sạn ẩn dưới mạch, rít như lưỡi dao cạo vào thân tre. Chìm nhưng thô, ấn mạnh ngón tay thì thấy đáp ứng lại, nhấc nhẹ ngón tay thì như không có. Trước hư sau Thực, đến đi không ngắt. Nếu cả 3 bộ đều là mạch Sắc, chủ về Hồn bất túc.

(thực tế Ngũ Âm mạch chỉ có 4, còn mạch Thực thì chung nhau với Ngũ Dương mạch ở trên . ND)

TỨ DOANH MẠCH

Tứ doanh mạch bao gồm Khinh-Thanh-Trọng-Trọc, trong đó Khinh Thanh thuộc dương, Trọng Trọc thuộc âm. Muốn biết người ta quý tiện thọ yểu, cầm phải xem Tứ doanh mạch.

Khinh : ngón tay như sờ hòn ngọc, trơn nhẵn ôn hòa, có trí minh mẫn, lộc vị quyền quý

Thanh : Bình lặng nổi lên, nhẹ như lông vũ, không trầm không nhu, mờ ảo luôn động.

Trọng : Chậm mà thô, lấy tay ấn mạnh thấy đục. Mạch đục thì Khí cũng đục.

Trọc : Đục mà lại chìm sâu, như khẩn cấp, kéo căng ra, tẻ nhạt, ẩn mà lại nặng đục, cũng là ở nguồn gốc con người mà ra.


Phần 2 (quyển 2) : THÁI TỐ MẠCH PHÁP TỔNG LUẬN.
Mạch tượng quan hệ với phú quý, bần tiện, sinh tử, tai phúc.


(*) : 3 bộ tức là ba bộ vị ngón tay đặt tại ví trí xem mạch chia làm Xích Thốn Quan.



(còn tiếp..)
 

viendung

Thành viên mới
Hình như ngũ âm mạch là : Vi, Trầm, Hoãn, Sắc, Phục, thì phải.
 
Top