Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng

mimi1986

Điều hành cấp cao
Thái Cực - Lưỡng Nghi - Tứ Tượng
I/ Thái Cực
Thái Cực khi chưa phân ra Âm Dương thì hoàn toàn là một khối được xem như vũ trụ toàn bộ, thể hiện bằng một vòng tròn khép kín
dich2.JPG
II/ Lưỡng Nghi
Trong quá trình vận động, Thái Cực phân ra hai Nghi gọi là Nghi Âm và Nghi Dương hay còn gọi là khí Âm biểu hiện bằng nét đứt (--), và khí Dương được biểu thị bằng nét liền (-). Hai khí Âm Dương hoàn toàn không tách rời nhau mà chuyển hóa, tác động qua lại, lên xuống
Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm.
dich3.JPG
III/ Tứ Tượng

dich4.JPG
Hai Nghi sinh bốn Tượng thể hiện quá trình tuần hoàn vũ trụ Thành, Thịnh, Suy, Hủy hay Sinh, Trưởng, Thâu, Tàng tạo ra 4 mùa Xuân, Hạ Thu Đông
Tính của Dương là Phù, là Động, là đi lên. Tính của Âm là Trầm, là Thuận, là đi xuống. Trong Thiếu Dương, Dương đi lên và Âm đi xuống giao lưu, bổ xung cho nhau tạo nên sự hình thành của vũ trụ, biểu tượng của mùa xuân
Trong Thái Dương quẻ Toàn Dương, biểu tượng cảu mùa Hạ, Dương đã thịnh thì sẽ sinh ra Âm. Trong Thiếu Âm, Âm giáng Dương thăng hoàn toàn cách biệt, mọi vật ở trạng thái Suy, biểu tượng của mùa Thu. Âm cách biệt không giao lưu với Dương, mọi vật hoàn toàn ở trạng thái Hủy, quẻ Thái Âm, toàn Âm, biểu tượng của mùa Đông. Con đường tuần hoàn tuần tự Thành – Thịnh – Suy – Hủy, Xuân – Hạ - Thu – Đông- Âm cực thì sinh Dương, Dương cực thì sinh Âm, một sinh hai, hai sinh bốn đó là lẽ tự nhiên và Dịch vốn là sự biến động của Âm Dương. Vạch 1 vạch để chia Âm Dương, vạch 2 vạch để chia Thái, Thiếu. Cuối cùng vạch 3 để tượng của Tam tài được đầy đủ chia thành 8 quẻ (Bát Quái)

 

PHEPMAU

Hội viên
thai cuc thi moi chi co hinh tron va hai nua den trang chua co diem duong va diem am ( tu tuong)
 
Top