Vượng Suy Cường Nhược?

iHi

Moderator
(nguồn Kimtubinh.net, tác giả Kimcuong)

Vì đây là bài hỏi đáp cho người mới nhập môn Tử bình nên iHi chỉ chép lại những ý trọng tâm về luận Vượng-Suy-Cường-Nhược. Hy vọng nó giúp ích cho các bạn muốn thâm nhập môn Tử bình:

Các tác giả cận đại cho rằng luận Vượng Nhược là luận nhật chủ, như đạt các tiêu chí đắc lệnh, đắc địa, được phò, được trợ là thân vượng hay cường, ngược lại là thân suy hay nhược. Cách này là chỉ nhắm vào nhật chủ, vì cho rằng khi nhật chủ vượng thì gánh được Tài Quan, không vượng thì dụng Kiêu Ấn, Tỉ Kiếp.

Điều này làm ta hiểu rằng trong bát tự chia ra làm "2 phe", một phe là "ta" (Tỉ kiếp và Kiêu ấn) và phe kia là "Thực, Tài, Quan" rõ rệt. Thập thần Tài hay Quan cũng được đại biểu là vợ, cha mẹ, chồng, con...v.v... nên đột nhiên ngày giờ sinh của ta, trong đó không chỉ có ta mà còn có đủ mặt người thân, bạn bè, chủ tớ trong đó. Nhiều người lại cứ ngỡ rằng Tài chỉ là Tiền bạc, hoặc Quan chỉ là chức phận.

Vấn đề này hiểu sâu xa hơn chính là hiểu về quan hệ ứng xử của ta đối với các khía cạnh của đời sống, như ta đối với các quan hệ khắc ta hay giúp ta như thế nào. Bát tự tứ trụ với 8 chữ năm tháng ngày giờ của ta thật sự chỉ là 1 người duy nhất, đấy chính là Ta. Luận tứ trụ là luận Tinh Thần, Tâm Tư, Khả Năng của mình, chứ không phải chỉ luận TA (Tỉ Kiếp) vượng hay nhược, còn Tài Quan Thực là người nào khác! Tóm lại nên nhận xét về Ngũ hành là tốt nhất, vì quan hệ ngũ hành là quan hệ có liên đới một cách tổng thể, không có hành nào độc lập mà tự duy trì được. Từ đó, sau khi nắm vững ngũ hành, suy ra quan hệ thập thần thì đỡ bị hiểu lầm cách suy luận về tứ trụ, mà cụ thể là Vượng hay Nhược.

Ở các tài liệu xưa như Tử Bình Chân Thuyên hay Trích Thiên Tủy, ta đọc kỹ lại sẽ thấy khi luận Vượng Nhược là luận cả ngũ hành/thập thần quan hệ với nhau, tức là luận thiên can trụ ngày trước đối với tháng sinh, sau là luận toàn bộ những gì hiển hiện lên tứ trụ, kể cả những can chi không có mặt trong tứ trụ. Các bạn hãy đọc lại Chương 6-TBCTBC và chương 17, 18 Trích Thiên Tủy sẽ nhận ra ngay, cũng như chương phụ mục "Tứ thời nghi kị" là căn bản cho vấn đề Vượng hay Nhược của tứ trụ.

Vậy muốn xét vượng nhược của tứ trụ, chú ý các điểm sau:

1- Sinh Vượng Tử Tuyệt của thiên can trong mùa sinh, trước là nhật chủ, sau là các thiên can khác;
2- Ngũ hành trong tứ thời;
3- Tương tác của địa chi với nhau làm ảnh hưởng đến thiên can, tức Khí lộ ra, mà cũng chính là ngũ hành nói chung của cả Can Chi;
4- Tiến khí, thoái khí của đại vận.

Thí dụ chỉ nói về Giáp nhật chủ, nam, sinh tháng Dần:
1- tọa lâm quan
2- tiết Lập xuân, Mộc cần Hỏa khí, tức là hỉ Hỏa Thực Thương thấu can, hỉ Thủy Ấn nhưng không nên nhiều và tàng ẩn
3- Dần, Tị Ngọ không bị xung, Giáp cũng không bị Canh khắc hoặc bị Kỉ hợp
4- vận tiến khí là vận chuyển sang phương nam (Mão, Thìn, Tị, Ngọ), thoái khí là vận phương bắc (Sửu, Tí, Hợi)

Chỉ nói về nhật chủ Giáp như trên thì rõ là "thân vượng", nhưng sau đó tùy vào tứ trụ mà luận các thiên can địa chi khác ảnh hưởng đến Giáp nhật chủ thế nào. Có thể từ vượng chuyển sang nhược, quá vượng hay quá suy, hoặc suy mà lại có cứu ứng thì chuyển sang bình hòa. Mà lại mới chỉ nói về nam, chưa luận về nữ.

Trên đây quả là mới nói đến phần "nhập môn", tức là phải học thuộc lòng:
- Vòng trường sinh của thiên can
- Ngũ hành trong bốn mùa
- Tương tác Hợp Xung Hình Hại Phá của địa chi, tương tác Khắc chế của thiên can
- Đại vận tiến hay lùi

Từ những căn bản này mới có thể luận các biệt lệ, thay đổi, biến hóa khác.
 

iHi

Moderator
Thử xem lại 1 thí dụ trong Tích Thiên Tủy, chương Lý Khí:

Thương
Sátnhật chủKiêu
ĐinhCanhGIÁPNhâm
HợiTuấtThìnThân
trường sinhdưỡngsuytuyệt


Vận: Kỉ Dậu, Mậu Thân, Đinh Mùi, Bính Ngọ, Ất Tị, Giáp Thìn, Quí Mão, Nhâm Dần

Xét từng điểm:
1. Giáp tọa Dưỡng tại Tuất, Đinh dưỡng, Canh suy, Nhâm quan đái (hiểu là tiến độ của Thủy khí là mạnh nhất)
2. Mộc mùa thu gọi là "khí kiến điêu linh", tức Mộc cực nhược (Giáp Ất thay nhau tọa Tuyệt ở Thân Dậu)
3. Canh khắc Giáp, Tuất xung Thìn
4. Đại vận chuyển từ Kim (Dậu, Thân) nghịch về Hỏa (Mùi, Ngọ, Tị)

Vậy ban đầu nhận rõ là thân cực nhược! Làm sao "gánh" nổi Tài Quan? Tưởng chừng như cuộc đời hoàn toàn bế tắc. Thế nhưng thực tế ngưòi này được công thành danh toại, như Trích thiên tủy luận sau đây:

"Giáp mộc hưu tù, Canh kim lộc vượng khắc can Giáp mộc, can năm Đinh hỏa khả dĩ chế sát hộ thân, tối hiềm Thìn Tuất hai chi Tài sinh Sát khắc thân, mệnh cục tựa chừng như Sát trọng thân khinh. Người thường không biết rằng Giáp mộc sinh tháng 9, khí Mộc đang tiến, Nhâm thủy cùng với Thân kim tương sinh nhật chủ, bất thương Đinh hỏa. Đinh hỏa tuy nhược nhưng thông căn Tuất thổ, Thìn thuộc thấp thổ, Mộc thuộc dư khí. Thiên can nhật chủ nhất sinh nhất chế, địa chi gặp trường sinh, tứ trụ sinh hóa hữu tình, ngũ hành bất tranh bất kị. Hạn hành Đinh hỏa vận khoa giáp liên đăng, dụng thần Hỏa chế Sát quá tỏ rỏ."

Giải nghĩa vài đoạn:
- Canh kim lộc vượng khắc can Giáp mộc: Canh có Thân trong trụ là gặp Lộc, vì Canh tọa lâm quan ở Thân
- can năm Đinh hỏa khả dĩ chế sát hộ thân: Đinh âm hỏa khắc Canh dương kim, tuy yếu, nhưng thấu lộ, lại có căn ở lệnh tháng Tuất nên lại là điểm cực tốt.
- Giáp mộc sinh tháng 9, khí Mộc đang tiến: Tháng 9 sau tiết Hàn Lộ, qua Lập đông, Đại tuyết, Tiểu hàn (mùa đông) rồi mới đến Lập xuân, đấy là khí tiến theo tứ thời. Trong thí dụ này thì âm nam chuyển nghịch vận, không thông qua mùa đông, mà sang Hỏa vận; nên đoạn này có thể hiểu là không phải khí Mộc đang tiến mà khí Hỏa "tiến" (theo tứ trụ).
- Nhâm thủy cùng với Thân kim tương sinh nhật chủ, bất thương Đinh hỏa: Nhâm không thể hợp Đinh hỏa vì quá xa trụ
- Thìn thuộc thấp thổ, Mộc thuộc dư khí: Thìn tàng Quí nên gọi là "thấp thổ"; Mộc dư khí ở Hợi và Thìn
- Thiên can nhật chủ nhất sinh nhất chế: Giáp sinh Đinh, Canh khắc Giáp
- địa chi gặp trường sinh: Giáp tọa Hợi được trường sinh

Như vậy từ Giáp cực nhược ở mùa Thu mà chuyển sang "sinh hóa hữu tình", nhờ đại vận Hỏa mà Canh kim được chế sang chiều hướng tốt; vậy nói về "thể ban đầu" khác với "chất" luận sau cùng.

Luận Vượng hay Nhược không phải là điều dễ, nhưng chỉ cần chăm chú tập trung đúng nguyên lý thì có thể hiểu được tứ trụ, mà cũng chính là hiểu được chính TA.

Lối nhận xét tứ trụ của Nhậm Thiết Tiều như thế là nhắm vào toàn bộ tứ trụ, trong đó có mùa sinh và đại vận là 1 yếu tố rất quan trọng. Tuy hơi khó thâm nhập, nhưng đấy là nguyên lý của ngũ hành cần hiểu rõ.

Nếu ta lược giải hơn theo cách mới (của Thiệu Vĩ Hoa chẳng hạn) thì cũng nhận ra nhanh:
- Giáp tọa Dưỡng ở Tuất > nhược
- Giáp bị Canh khắc > nhược
- nhưng Giáp có căn ở Hợi và có Ất Kiếp dư khí ở Thìn > không quá nhược
- lại có Nhâm thấu, căn ở Hợi, dư khí ở Thìn và Thân > được phò trợ > không nhược
- kết luận thân từ nhược trở sang vượng
- thân vượng thì dụng thần có thể là Thực, Tài hay Quan.

Qua nhiều cách lý luận, các bạn dần dà cũng nhận ra mấu chốt vấn đề, nhưng nhất là làm thế nào mà có được 1 mẫu suy luận thống nhất, để khi gặp các tứ trụ khác lại không bị thắc mắc Vượng hay Nhược.

Lại nói thêm về 4 chữ "Vượng", "Suy", "Cường", "Nhược".

Thật tế chỉ có luận "Vượng" hay "Nhược". Còn Suy và Cường là nói về cách tòng nhược và tòng vượng.

Tòng nhược (ý nói thân nhược phải chịu tòng)> tòng Tài, tòng Sát, tòng Nhi
Tòng vượng (thân vượng/ấn vượng)> tòng cường (ấn), tòng vượng (ngũ hành của nhật chủ, như ngoại cách vậy)

Tòng Tài, tòng Sát hay tòng Nhi thường "bị" gọi là tòng vượng khí, tức là nói Tài, Sát, Thực vượng. Những thuật ngữ nói trên cứ hay bị nhầm lẫn vào nhau!
 
Top