Pháp Môn Không Có Phương Pháp - Pháp Môn Có Phương Pháp

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
( Kinh Dịch, Bát Tự, Tử Vi, Lục Nhâm Độn Giáp... đó là bên trong Con Người, còn bên ngoài thì có môn: Bát Trạch, PhongThủy.v v . Nhưng có một pháp tham dự vào cuộc sống của con người nếu ta biết vận dụng tạo lực...ta cũng xoay chuyển được vận mệnh của mình. Tôi nghĩ có thể bạn quan tâm.)

Pháp Môn Không Có Phương Pháp
Chào các bạn, Bất cứ phương pháp nào cũng trải qua bốn giai đoạn: Sinh Trụ Hoại Diệt.

Trong lịch sử Phật Giáo: Chính Phật Giáo đã bị tình trạng “Sinh Diệt” ngay trên quê nhà (Ấn Độ).
Với sức bật 1 (Đức Bổn Sư) đã cho ra lò 1250 Ngài A La Hán (con số này do tập Đàn Pháp Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn – Om- mani- padmi – Hum ).
Tuy rằng trong kinh Nguyên Thuỷ: Đã có ghi vào lúc kết tập lần đầu tiên đã có 500 đệ tử hiện diện tại chỗ. Những đệ tử này đều đắc quả vị A La Hán.

Mời bà con tham khảo tài liệu này:
http://www.budsas.org/uni/1-bai/phap007.htm

Như vậy, con số này rất là đông! Nhưng chỉ vài trăm năm sau thì không còn ai cả, ngay cả trên Đất Tổ là Ấn Độ.

Hiện tượng gì xảy ra:

Đầu tiên hết là những Tu Sĩ có nghề đã lần lượt… “Nhập Diệt”!!!
Những người cầm đầu lý tưởng đã ra đi. Như vậy, sau một hồi phong trào tu hành được Đức Bổn Sư nâng cao đến cực điểm… Và một số rất đông đã lần lượt Nhập Diệt!

Tibu gọi: Đây là cuộc thiên di thứ nhất.

Phật Giáo vô tình bị rơi vào tình trạng chỉ còn cái vỏ bên ngoài. Còn chất lượng bên trong… không có.

Kế đó, những tu sĩ chưa có chứng đắc đã ở lại. Các thầy tu này… đứng mũi chịu xào “cơn lốc hỏi và đáp” khi bà con đến tìm hiểu Phật Giáo.

Với những lý luận “Hiểu Kinh Theo Ý Của Mình” đụng độ với những lý luận rất là sắc bén của bà con khi tìm hiểu về Phật Giáo! Các thầy tu đã không thể giải đáp thoả đáng: Phật Giáo không còn đủ tính hấp dẫn bà con nữa. Tệ hại hơn, để đở bị quê và xệ… do giải đáp không được, nên các tu sĩ này đành vào rừng mà trốn luôn!

Tibu gọi là cuộc thiên di thứ hai!

Tóm lại:
1. Khi các Tu Sĩ có nghề lần lượt Nhập Diệt: Phật Giáo bị tình trạng rắn mất đầu!
2. Đến lúc, do bí quá… các tu sĩ ba rọi đều vào rừng để trốn luôn: Phật Giáo mất cả mình!

Thê thảm nhất là ngay ở cái nôi (xứ Ấn): Phật Giáo bị xoá tên!

Như bà con đều hiểu là tu hành ba rọi thì dễ. Nhưng cho Đắc Quả thì không phải dễ, và rất là khó.

Từ hàng ngàn người thì có vài trăm vị Đắc Quả A La Hán (vào lúc đầu), thì sau đó sự thành tựu giảm xút đến mức không ngờ!!!
Cho tới nay vài triệu người tu theo, mà những người đắc quả… không đếm hết trên đầu ngón tay!

Truy nguyên sơ xài:
Cơn dịch “Tu Ở Cái Miệng” từ Đời Đường (ở Trung Hoa) nay đã lan tràn khắp nơi!

Một câu rất là thâm độc được sáng tác từ các quốc sư:

“Bất cứ ai mà tự xưng chứng đắc này nọ… đều là ‘tà đạo’”

Bởi vì: các quốc sư này toàn là dân không có nghề, cho nên không cách gì mà phân biệt được một Thánh Tăng với một vị thầy tu!
Sau khi sống trong cảnh Khủng Hoảng… bởi vì bà con sẽ đòi hỏi sự xác minh này nọ (giữa phàm và Thánh)… Bí quá: Các quốc sư đã đưa ra quyết định trật đường rầy và dùng tà thuật không bàn đến câu bất hủ của Bổn Sư là:

“Tui là Phật đã thành! Các ông là Phật sẽ thành!”

Như vậy, phải chăng chính Đức Bổn Sư cũng là Tà Đạo?

Bài này mở đầu một suy nghĩ khác của HSTD:

1. Kêu gọi dân có nghề tìm cách ở lại (tuy rằng không phải dễ), lý do: tránh cảnh rắn mất đầu.
2. Đề cao vấn đề tu hành cho thật rốt ráo là: Pháp Môn Không Có Phương Pháp.

Bài nói chuyện của Ba Danh là gạch nối sau khi tu sĩ vào Diệt Thọ Tưởng Định vững chắc.
Ý là: Sống Trong Trí Tuệ Giải Thoát!

*****

Pháp Môn Có Phương Pháp

Như vậy có hai loại người: loại người làm gì được nấy! loại làm gì thì hư nấy!

Hai tình trạng này nảy sinh ra những luận đoán phiến diện như: Kinh Dịch, Bát Tự, Tử Vi, Lục Nhâm Độn Giáp... đó là bên trong Con Người, còn bên ngoài thì có môn: Bát Trạch, PhongThủy... những môn này cùng những thuyết về Định Mệnh an bài đã thỏa mãn một phần sự tiên đoán (gần đúng) của Con Người.

Thế nhưng, có những trường hợp những môn này cũng không đáp ứng được. Ví dụ như hai anh em sinh đôi, hay khi so sánh những người khác cũng sinh ra cùng giờ đó, ngày đó, nhưng những hiện tượng được tiên đoán lại không xảy ra cho người này, nhưng lại xảy ra cho người kia .

Những chuyện lùng bùng tướng sĩ thông thường là như vậy.

Cho tới khi Đức Phật ra đời thì Ngài phủ nhận chuyện tiền định, và đưa ra một nhận định (có vẻ như là văn chương huề vốn) đó là hư, tốt gì cũng tại mình cả.

Sự phủ nhận này không phải là không có lý do, Ngài dùng phương pháp:
Nhập_Chánh_Định_Trên_Một_Đề_Mục
mà biết được rằng, cuộc sống tuy rắc rối và đa dạng nhưng, chỉ có hai vấn đề:

Tâm lý mà thoả mãn thì làm gì cũng được. còn nếu không thỏa mãn hay bị lấn cấn thì làm gì cũng bị trở ngại.

Do hai tình trạng thoả mãn và không thoả mãn này mà có chuyện thành công hay không thành công trong cuộc sống.

Chuyện xảy ra đằng sau cặp mắt nửa nhắm, nửa mở và nụ cười đầy đạo vị của Ngài như sau:

Ngài nhập chánh định trên một đối tượng và coi được vào kiếp trước khi đối tượng này chết thì vào lúc tắt thở đối tượng này suy nghĩ về chuyện gì. Biết được chuyện đó, Ngài lại coi luôn kiếp này, đối tượng này có làm được chuyện đó hay không?

1. Nếu làm được, tâm lý của đối tượng được thoả mãn: Đối tượng rơi vào tình trạng làm gì thành công nấy.

2. Nếu lại không làm được thì tâm lý bị lấn cấn nên họ lại thuộc loại làm gì hư nấy, đụng đâu là thúi đó.

Do phát kiến này mà Ngài lại suy luận ra cái chuyện chọn đề mục để tu hành.
À há!!!! Những đề mục này, lại có tác dụng như sau:

Đối với những người "tâm lý được thỏa mãn" Ngài sẽ chọn một đề mục ăn khớp với tính tình của người đó.

Đối với những người "tâm lý không ổn định", Ngài lại chọn cho họ một đề mục thế nào cho:

Đề mục đó có khả năng khui lại một hình ảnh ở tận cùng cái Vô Thức (A Lại Gia Thức) của họ. Hình ảnh này sẽ xuất hiện nếu họ tinh tấn thực hành theo kiểu: "Y pháp phụng hành". Hình ảnh gợi nhớ cho họ rằng trong những kiếp luân hồi vô tận, có một lần, họ ghi nhận được một linh ảnh của một vị Bồ Tát nào đó và ngay lúc đó: Họ phát nguyện đi tu.

Khi thiền sinh quán tưởng được tới giai đoạn này rồi thì Ngài lại đổi đề mục cho hạp với tính tình của thiền sinh và trong kiếp này, nếu tinh tấn: Thiền sinh tu hành thành công.

Lời bàn:

Khi cho thiền sinh đề mục thứ nhất để thực tập việc nhập chánh định thì ngoài việc nâng cao tình trạng tâm linh của đối tượng lên, việc nhập chánh định trên đề mục này, còn tác dụng là dùng sự tinh tấn để xoá sạch cái suy nghĩ cuối cùng của kiếp trước và trả về tình trạng lần đầu tiên mà đối tượng trong cơn bức xúc, đối tượng đã phát nguyện tu hành trong một kiếp xa xôi nào đó.

Sau khi thiền sinh đã đạt xong giai đoạn thứ nhất này qua một linh ảnh diễn tả đúng cái cảnh xa xưa đó: Thì Ngài lập tức đưa bước thứ hai để cho thiền sinh tu tập .

Do vậy mà Ngài tuyên bố: Hư hay tốt cũng tại mình, không có chuyện tiền định!

Và vì mình có thể thay đổi được nó mà Ngài lại tuyên bố kế tiếp là: Tất cả chỉ là những cơn mộng và mộng thì không có thật

Cũng vì tất cả những câu chuyện đều đưa về một mục đích duy nhất là Giải Thoát, Giải Thoát Tri Kiến nên Ngài lại nói:

Nước Biển, tuy nhiều, nhưng chỉ có một vị... Pháp của tôi... (quý Bạn đã biết rồi)

Mến. Hai Luá.

Nguồn : Ngôi chùa trên trời.
 
Top