Tại sao nói Mật tông tu 1 đời thành Phật !

trahong

Ban chủ nhiệm CLB
Tại sao nói Mật tông tu 1 đời thành Phật !

Vì Bồ tát là Quả vị cuối cùng của Ngũ thừa Phật giáo (Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn-Duyên giác thừa, Bồ tát thừa, Phật thừa). Nhưng khó nhất là phải tu tập để vượt qua 4 tướng mới có thể hành đạo Bồ tát, hành đạo Mật tông được. Như trong kinh Kim Cương, Phật nói với Tu Bồ Đề: ''Này Tu Bồ Đề, Bồ Tát tuy độ vô lượng vô số chúng sanh như vậy, nhưng không thấy có một chúng-sanh nào được độ. Tại sao vậy ? Nếu Bồ Tát còn thấy có mình độ và chúng sanh được độ, tức là Bồ Tát còn chấp bốn tướng (ngã tướng, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ giả ) thì không phải là Bồ Tát''.

Nên trong Mật tông, việc dự bị tu tập vô cùng quan trọng, đó là quá trình để tịnh hóa thân tâm hành giả và vượt qua 4 tướng chướng ngại, che khuất con đường hành đạo của ngừời tu. Trong Thiền Nguyên thủy gọi là Phá thân kiến (một trong 10 kiết sử để đắc quả A-la-hán)

Con đường tu đạo thật sự đầy chông gai, đầy cạm bẫy. nếu ta không hiểu cuộc đời này là vô thường, cái ta, là ta đây; quá cao và thấy mãn nguyện với những gì mình có, nhà cao cửa rộng, tài sản vật chất, gia đình, công việc…mà không biết có thể bất cứ lúc nào nó trở nên vô thường? Tu mà ham thần thông chứng đắc, ham được nổi tiếng, nóng vội trong tu tập, thì thật là nguy hiểm. Bởi khi hành đạo mật tông thường là có chứng đắc mà tâm ta chưa đủ thanh tịnh vẫn còn Tham- sân-si, không đủ BI – TRÍ – DŨNG, …thì dễ lạc vào tà đạo. hành đạo thầy bà, phù thủy..

Bề trên ban cho mỗi ( A lại da thức ) quen gọi linh hồn xuống trần ba khả năng là: bi – trí - Dũng.
Bi: hàm nghĩa thương yêu muôn loài, muôn vật kể cả linh hồn những người đã khuất...biết khoan dung, độ lượng với tất cả…
Trí : Tức khả năng suy nghĩ , trí phán đoán đúng sai , am hiểu về Phật Pháp, lý sự để biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm.
Dũng : Can đảm tích cực là dám nghĩ, dám hành động và can đảm tiêu cực là chịu đựng và kiên nhẫn chờ đợi, lánh xa kẻ xấu ác…

Thật sự ba khả năng này không thể tách rời xã hội hiện tại với người tu hành Bồ Tát Đạo. Bởi vì ta chưa biết khả năng mình tới đâu mà hành Bồ Tát. Đi độ chúng sinh gặp kẻ xấu ác đã không độ được lại bị chúng độ lại thành kẻ xấu ác…

Trì giới: giữ phép, giữ qui củ. Nếu không tuân thủ pháp độ, không tuân thủ qui củ thì không chỉ Phật pháp mà thế gian pháp, muốn thành công cũng khó, chân thật gọi là “bất y qui củ bất thành phương viên”.

Cúng dường: bố thí vô tướng và độ sanh vô ngã thì chính mình đã tự tạo cho mình bao nhiêu nhân lành mãi mãi về sau. Vì thế bố thí vừa độ cho người mà vừa độ cho mình và nó có công năng đưa mình và người từ bờ mê lầm đến bờ giác.- Nếu Bồ Tát còn thấy có mình độ và chúng sanh được độ, tức là Bồ Tát còn chấp bốn tướng (ngã tướng, tướng nhơn, tướng chúng sanh và tướng thọ giả ) thì không phải là Bồ Tát''.

Am hiểu phật Pháp. Mấy ngàn năm trước kinh Phật thường mở đầu bằng :“ Như thị ngã văn” tức( Ta nghe như vậy, từ thủa…) của ngài A- Nan. Ngài A- Nan là đệ tử thân cận của đức phật, ngài có một trí nhớ rất siêu phàm. Trong 49 năm thuyết Pháp của Đức Phật, ngài đều thâu lại hết... Thời đại điện tử ngày nay vì không có điều kiện thường xuyên lên chùa nghe Pháp mà ta muốn dự một khoá tu, muốn hiểu luật nhân quả luân hồi, oan gia, nghiệp báo…, hiểu đượcTâm như, cái A lai da thức của ta để mà có mẹo, có phương pháp hóa giải nghiệp chướng nhiều đời, nhiều kiếp. Quá dễ, chỉ cần vào Google, Youtube là được dự một khóa tu, được nghe các thầy giảng Pháp. “phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui”.

Những bài giảng của thượng tọa Thích Trí Siêu - YouTube. ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ.

Con xin cám ơn Thầy. Con xin chúc Thầy mạnh khỏe sống lâu, có nhiều bài giảng cho chúng con được giác ngộ.

Nguyện đem công đức này hướng về khắp tất cả đệ tử và chúng sinh đặng tròn thành Phật Đạo .
 
Top