Phép bói của người Trung Quốc ngày xưa

Thiên Lang

Moderator
Lê Anh Minh
Nguồn: http://www.thienlybuutoa.org/LAM/boidich/boidich.htm

[h=1] I. DẪN NHẬP
[/h] Phùng Hữu Lan 馮友蘭 [1] liệt kê 6 phép dự trắc chính yếu mà ông gọi chung là thuật số 術數, bao gồm: thiên văn 天文 (astrology), lịch phổ 歷譜 (almanacs), ngũ hành 五行 (five elements), thi quy 蓍龜 (yarrow stalk divination and tortoise shell divination), tạp chiêm 雜占 (miscellaneous divinations), và hình pháp 形法 (system of forms). Trong bài viết này tôi giới hạn đề tài ở ba phép bói: bói giáp cốt, bói cỏ thi, và bói đồng xu. Thật ra là hai phép mà Phùng Hữu Lan gọi chung là thi quy. Phép bói đồng xu (coin oracle) là biến dạng của bói cỏ thi. Phép bói giáp cốt có từ đời Thương (1766-1121 tcn). Phép bói cỏ thi có từ đời Chu (1121-255 tcn).[2] Phép bói đồng xu không rõ xuất hiện tự bao giờ. Các phép bói này thất truyền đã lâu. Ở đây tôi chú trọng khía cạnh lịch sử hơn là bói toán. Theo quan điểm cụ Phan Bội Châu[3] và cụ Nguyễn Hiến Lê[4] Kinh Dịch nên được xem là một triết thư (sách triết)hơn là một bốc thư (sách bói). Cụ Phan đã bỏ tất cả những chương tiết nói về bói toán. Cụ Nguyễn có dịch bổ sung những chương tiết đó, chẳng hạn chương IX của Hệ Từ Thượng (Cụ Phan bỏ trọn) bàn về phép bói cỏ thi và sự bí ẩn của những con số, nhưng cụ Nguyễn bảo không có gì sâu sắc. Ngay đến Richard Wilhelm, rất nổi tiếng với bản dịch Đức ngữ I Ging-Das Buch der Wandlungen (Jena 1923) và từng biểu diễn bói Dịch tại The Psychological Club (Zürich) theo lời mời của C.G. Jung[5] năm 1923, cũng cho rằng «việc bói toán thiếu ý nghĩa đạo đức.» [6]
Joseph Needham,[7] Werner,[8] Richard Wilhelm,[9] Tsui Chi,[10] Février[11] ... khi khảo về lịch sử, văn minh, xã hội, khoa học, văn tự Trung Quốc đều nói đến hai phép bói giáp cốt và cỏ thi này bởi lẽ chúng phản ảnh phần nào về nhân sinh quan, vũ trụ quan, và văn tự Trung Quốc. Tuy rằng các vị trình bày vấn đề hơi khác nhau. Dẫu biết việc bói toán thật huyễn hoặc và thiếu đạo đức (như Richard Wilhelm nói) nhưng thiết tưởng cần có một sự tổng hợp về vấn đề này dựa trên kiến giải của các nhà Đông phương học nói trên. Nếu bài viết chưa toát được một cái nhìn đầy đủ thì nó cũng làm tròn nhiệm vụ kép: tổng hợp và gợi mở vấn đề cho những ai quan tâm.
[h=1]
[/h]
 
Top