Nhân vật và điển tịch phong thủy

Minh Thứ Phong

Hội viên
NHÂN VẬT VÀ ĐIỂN TỊCH TRONG PHONG THỦY
(Trích trong Từ điển văn hóa cổ truyền Trung Hoa)

PHẦN 1: NHÂN VẬT

Sú Lí Tử (300 trước CN): Tên là Tật, em trai của Tấn Huệ Vương, từng nhiều lần đem quân Tần đi chinh phạt các nước Triệu, Ngụy, Sở; được phong tước Nghiêm Quân. Khi Tần Vũ Vương lên ngôi, ông làm Tả thừa tướng. Là một người túc trí đa mưu, biệt hiệu là “Trí Nang” (túi khôn). Sắp chết đã chọn trước cho mình mộ huyệt ở phía nam Vị thủy và nói: “Trăm năm sau sẽ có cung thiên tử bên mộ của ta”. Đến đời Hán hưng thịnh, người ta đã xây dựng cung Trường Lạc ở phía Đông ngôi mộ và cung Vị Ương ở phía Tây ngôi mộ, kho vũ khí thì ở chỗ ngôi mộ. Việc này không đáng tin lắm nhưng các nhà phong thủy dựa vào đó coi Sú Lí Tử là nhà địa lý nổi danh đầu tiên.

Thanh Ô tiên sinh: Tức Thanh Ô Tử, người đời Hán. Có thuyết nói ông là người thời Hoàng đế. Tương truyền tinh thong thuật phong thủy. Hiện có Thanh Ô Tiên sinh tang kinh (1 quyển), nghi là của người đời Tấn – Đường mạo danh viết ra. Lại có Cựu Đường thư. Kinh tịch chí chép Thanh Ô Tử (3 quyển) đã thất lạc.

Quản Lộ (năm 207-256): tự Công Minh, người nước Ngụy, ở Bình Nguyên (nay là Tây Nam huyện Bình Nguyên, tỉnh Sơn Đông), nổi tiếng thần đồng. Từng được Thái thú Thanh Hà tên là Hoa khen có tài văn chương, lại được thứ sử Ký châu cho làm chức Văn học tòng, sau đỗ tú tài, làm quan đến chức Thiếu phủ thừa. Quản Lộ tinh thong Chu dịch, bói toán, Phong thủy, đoán gì đúng nấy. Từng qua chỗ mộ Vô Khưu Kiệm, tựa gốc cây buồn bã nói “Cây cối rậm rạp như rừng, nhưng vô hình chẳng thể sống lâu; bia mộ tuy đẹp nhưng không có mặt sau để giữ. Huyền vũ rụt đầu, Thanh long không chân, Bạch hổ ngậm xác, Chu tước than khóc, 4 cái nguy đều có cả, đó là cái họa giết cả họ” (Tam Quốc Chí, quyển 29). Đây là thuyết Tứ Linh của thuật phong thủy được thể hiện lần đầu bằng văn tự. Hiện còn sách Quản thị địa lý chỉ mông (1 quyển), thực ra là của người đời sau mạo danh.

Quách Phác (năm 276-324): tự Cảnh Thuần, người cuối thời Tây Tấn, huyện Văn Hỷ, Hà Đông (nay là huyện Văn Hỷ, tỉnh Sơn Tây), tránh loạn đến Giang Đông, lúc đầu được thái thú thành Tuyên cho làm Tham quân, sau làm Trước tác tá lang, rồi mượn cớ mẹ mất mà từ chức. Sau lại được Vương Đôn ban chức Ký thất tham quân, nhưng sau vì không chịu theo Đôn mưu phản nên bị Đôn giết. Quách Phác thủa nhỏ yêu thích kinh thuật, thơ phú nổi danh một thời, sau theo Quách Công học Dịch lý, Địa lý, Thiên văn, Bói toán, được Quách Công tặng Thanh nang thư. Từng chọn đất mai tang cho mẹ bên bãi song; người ta hỏi sao l;ại chôn dưới nước, ông nói rồi nơi đây sẽ thành đất khô. Quả nhiên về sau đất ấy được cát bồi thành nương dâu. Lại từng chọn mộ cho người khác. Tấn Minh đế từng tới xem hỏi chủ nhân vì sao chôn ở đất “Long giác”, dễ thành tai họa cả họ bị giết. Chủ nhân đáp rằng Quách phác bảo tang ở tai Rồng sẽ được nhà vua hỏi tới. Huyền thoại này e của người đời Đường, khó tin. Hiện nay có sách Táng thư, còn gọi là Táng kinh (1 quyển), đề của Quách Phác, có lẽ do người đời Đường mạo danh viết nên.

Tiêu Cát: tự Văn Hưu, người Lan Lăng (nay là Tây Bắc thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô), cháu của Lương Vũ Đế. Nhà Lương diệt vong, ông vào Bắc Ngụy làm Nghi đồng. Sauk hi nhà Tùy thống nhất, ông làm quan đến chức Thượng nghi đồng, Thái thường; Tùy Dạng đế lên ngôi, phong ông chức Phủ thiếu khanh, chết khi đang làm quan. Tiêu Cát là người uyên bác, tinh thông âm dương, thuật đoán mệnh, thuật phong thủy. Nhân Thái tử ở Đông cung hay thấy ma quỷ, ông đã lập đàn thần trấn yểm. Lại chọn mộ cho Văn Đế Hoàng Hậu. Trước tác về phong thủy có Trạch kinh, Táng kinh (6 quyển); nay đều thất truyền. Song trong trước tác của các nhà Phong thủy đời sau thường dẫn lời của Tiêu Cát.
 
Top