Thế giới động vật

mimi1986

Điều hành cấp cao
"Phản đối" hút mật, gấu mẹ giết con rồi tự sát

(NLĐO)- Truyền thông Trung Quốc vừa đưa tin một sự kiện bất thường trong giới động vật: một con gấu mẹ đã siết con mình đến chết để chấm dứt cuộc đời bị hành hạ của gấu con rồi lao vào tường tự sát.
Chuyện xảy ra tại một nông trại nuôi gấu lấy mật ở Tây Bắc Trung Quốc, nơi các con gấu bị chọc lấy mật hàng ngày.
Bị nhốt trong các lồng sắt chật hẹp, lũ gấu tội nghiệp không có chỗ để đi lại. Trên bụng mỗi con gấu đều bị chọc thủng một lỗ vĩnh viễn để lấy mật hằng ngày. Vì vết thương mãi mãi không khép miệng này, chúng có thể nhiễm nhiều thứ bệnh, kể cả u ác tính, ung thư và viêm màng bụng.


Gấu mẹ tự sát sau khi giết chết gấu con. Ảnh: STOMP
Quá đau đớn, gấu thường tìm cách đánh bụng mình để tự tử. Để ngăn chặn điều này, chúng bị đeo khung sắt vào cơ thể.
Một người tình cờ chứng kiến quy trình lấy mật gấu nhẫn tâm này đã báo vời tờ Reminbao.com. Người này còn kể lại một câu chuyện gây chấn động lòng người.
Một con gấu mẹ đã lồng lên, phá sập cái lồng đang nhốt nó khi nghe thấy tiếng gấu con rít lên lo sợ trước lúc bị một công nhân chích thủng bụng để lấy mật. Gấu mẹ lao thẳng đến chuồng gấu con trong khi công nhân bỏ chạy tán loạn.
Gấu mẹ giật lắc cái chuồng điên cuồng hòng cứu con ra. Không thể phá sập chuồng, gấu mẹ bất ngờ ôm lấy con rồi cuối cùng siết chặt nó đến chết. Bỏ gấu con xuống, gấu mẹ lao đầu vào bức tường gần đó tự sát.


Hơn 12.000 con gấu đang bị nuôi nhốt lấy mật khắp châu Á. Ảnh: Daily Mail
Hơn 12.000 con gấu bị ngược đãi
Mật gấu lâu nay vẫn được coi là một loại thuốc giải nhiệt cơ thể, trị chứng sốt cao, đau gan, đau mắt… Theo thống kê của tổ chức bảo vệ động vật World Society for the Protection of Animals (WSPA), hiện có hơn 12.000 con gấu phải chịu đựng điều kiện nuôi nhốt khắc nghiệt tại các trang trại trên khắp châu Á.
Mật gấu là loại thuốc quen thuộc trong đông y Trung Quốc
nhưng bị cách lấy mật bị chỉ trích là quá tàn nhẫn. Ảnh: Alamy
Gấu có thể bị nuôi nhốt để lấy mật trong khoảng 20 năm. Sau khi không thể tiết mật nữa, chúng sẽ bị giết.
Các nhà đông y Trung Quốc đã nhiều lần lên án việc chữa bệnh bằng mật gấu. Theo họ, có nhiều loại thảo dược rẻ tiền hơn có công dụng tương đương.
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Cá voi con bám lấy du thuyền vì tưởng là mẹ
Một "bé" cá voi lưng gù lạc mẹ ở Sydney đã bám nhằng nhẵng lấy một chiếc du thuyền vì cứ ngỡ đó là mẹ mình.
Con vật khoảng 1-2 tháng tuổi này được phát hiện lần đầu trong vùng nước ngoài khơi phía bắc Sydney, và hôm thứ hai nó đã cố gắng để bú chiếc du thuyền, khiến cho thuyền không đi được.
Những người cứu hộ đã kéo chiếc du thuyền ra biển, và cá voi con cuối cùng cũng được tách ra khỏi bà mẹ giả, song vẫn bơi gần đó.
Con cá voi con này dường như đã kiệt sức, song những người cứu hộ hy vọng nó sẽ tiếp tục ra đến biển và tìm được mẹ hoặc một đàn cá voi khác.
"Tình hình có vẻ không tốt, nhưng chúng tôi đang cho nó lựa chọn duy nhất. Nó không thể nuôi nhốt được và thực tế chúng tôi cũng không biết nên cho nó ăn gì, bởi vì nó chưa cai sữa", Chris McIntosh, Giám đốc vùng của Ủy ban Các công viên quốc gia và vùng hoang dã Australia, cho biết.


Cá voi con Colin tưởng du thuyền là mẹ.
Con cá voi tưởng nhầm du thuyền là mẹ tại Australia đã được các nhân viên bảo tồn thực hiện cái chết êm ả để kết thúc cuộc sống khổ sở của nó.
"Con vật được chết theo cách rất nhân bản và nhẹ nhàng", phát ngôn viên của Cơ quan Thú hoang và Công viên quốc gia Australia, cho biết. "Đó là giây phút buồn, nhưng con vật nhanh chóng đi vào giấc ngủ".
Đầu tiên, bác sĩ thú y tiêm một liều thuốc tê qua một cái kim lớn, làm con cá voi nhỏ yếu dần. Con vật sau đó được dẫn vào một bãi nước nông và dùng thuốc gây chết.
Số phận của con cá voi này trở thành tâm điểm ở Australia những ngày qua, khi những nỗ lực đưa nó nhập với các đàn cá voi lưng gù bơi qua bị thất bại.
Quân đội cũng đã được yêu cầu đưa giúp cá voi con ra biển, trong khi một nhà khoa học khác đề nghị cho nó uống sữa công thức bằng một đầu vú nhân tạo.
Con cá nhỏ được phát hiện vào chủ nhật tuần trước, và yếu đi nhanh chóng chỉ sau vài ngày, do không còn nhận được khoảng 230 lít sữa mẹ mỗi ngày như bình thường. Nó thực sự cô đơn và muốn trở về với mẹ và gia đình. Nó tưởng nhầm một chiếc du thuyền là mẹ và cứ bám theo nhằng nhằng, thậm chí có tìm cách bú. Sau khi đã được đưa ra biển, nó lại quay vào vịnh và bắt đầu tìm cách bú những chiếc du thuyền khác.
Các chuyên gia cho biết những con cá voi khác đi qua có thể giao tiếp với nó, nhưng cơ hội chúng nhận nuôi nó là cực kỳ mong manh. Việc nuôi bằng thức ăn nhân tạo cũng rất khó bởi các nhà khoa học chưa tìm ra loại thức ăn riêng cho cá voi con chưa cai sữa.
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Chú chó trung thành nhất thế giới



Hachiko là 1 chú chó nhỏ ,lông màu trắng chào đời vào tháng 11 năm 1923 ở tỉnh Akita , Nhật Bản.

Câu chuyện xảy ra vào năm 1925, tại nhà ga Shibuya.
Chú chó Hachiko được giáo sư Ueno của trường đại học Tokyo nuôi dưỡng. Gia đình giáo sư không có con trai nên ông coi Hachiko như con ruột.
Hàng ngày như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng là Hachiko tiễn giáo sư Ueno Eizaburo đến nhà ga để ông lên tàu đi làm và cả hai đều đi bộ tới nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachi, có nick name là Hachiko. Hachiko không được phép theo giáo sư đến Đại Học Hoàng Gia (nay là Đại Học Tokyo), nơi ông đang giảng dạy, và chiều cũng vậy, cứ đến 3 giờ chiều , Hachiko lại ra nhà ga đợi giáo sư về. Nhưng vào ngày 12 tháng 5 năm đó, giáo sư Ueno đã qua đời sau một cơn đột quỵ khi đang hảng bài trên giảng đường ở trường đại học và mãi mãi không thể trở về được. Còn Hachiko cứ như mọi ngày, vẫn đến nhà ga vào lúc 3 giờ chiều để đón chủ nhânvề. Nhưng hôm đó đã qua 3 giờ rất lâu, bao nhiêu chuyến tàu đã đi qua, trời đã tối mà không thấy giáo sư về. Và Hachiko, chú cho trung thành không hề nản lòng, Hachiko vẫn đứng đợi và đợi.
Hachiko linh cảm rằng có chuyện gì chẳng lành đã xảy ra, tuy vậy nó vẫn ra ga đợi chủ nhân vào lúc 3 giờ chiều mỗi ngày. Chẳng bao lâu sau, những người xung quanh bắt đầu để ý tới sự chờ đợi vô vọng của Hachiko đối với người chủ nhân đã qua đời của mình. Lần lượt, từ người làm vườn trước đây của giáo sư, đến giám đốc nhà ga và những người dân trong vùng đã cho Hachiko ăn và thay phiên nhau chăm sóc nó. Câu chuyện về chú chó trung thành nhanh chóng được lan truyền khắp nơi và Hachiko được coi như một tấm gương sáng về lòng trung thành. Người ta tìm đến Shibuya chỉ để nhìn Hachiko, cho nó ăn, hoặc nhẹ nhàng xoa đầu vào đầu nó để chúc may mắn. Năm 1932, khi Hachiko đợi chủ nhân được 7 năm, 1 sinh viên của giáo sư Ueno đã viết 1 bài báo kể về chuyện cảm động này và gửi đăng ở 1 tờ báo lớn ở Tokyo . Ngay lập tức có rất nhiều người quan tâm lo lắng cho chú chó trung thành này. Cũng từ Hachiko mà người Nhật thêm vào từ điển từ mới “chukhen” – chú chó nhỏ trung thành .
Bên cạnh đó người ta còn có thuyết rằng bởi lẽ cạnh nơi Hachiko ngày ngày vẫn ra ngóng đợi chủ nhân của mình có một nhà hàng thịt nướng và Hichiko rất giỏi trong việc gỡ những miếng thịt ra khỏi que dùng để nướng nên được khách hàng thường cho chú ăn . Vì lẽ đó lý do mà hàng ngày chú ra đây đợi chủ là vì những miếng thịt nướng đó .
Nhiều ngày, nhiều tháng, rồi nhiều năm trôi qua, Hachiko vẫn có mặt đều đặn ở nhà ga vào lúc 3h chiều, mặc dù nó đã bị bệnh viêm khớp và đã quá già yếu rồi. Cuối cùng vào ngày 8 tháng 3 năm 1935 (1 số tài liệu nói là ngày 8 tháng 3 năm 1935), gần 11 năm kể từ ngày nó nhìn thấy chủ nhân lần cuối cùng, người ta tìm thấy Hachiko -lúc đó đã 12 tuổi -nằm gục chết tại chính cái nơi mà nó đã đứng đợi chủ nhân của mình trong suốt nhiều năm.


Cái chết của Hachiko được đăng lên trang nhất của rất nhiều tờ báo lúc bấy giờ và người đã dành hẳn một ngày để để tang Hachiko. Từ số tiền đóng góp của dân chúng trong cả nước, người ta đã thuê nhà điêu khắc Ando Teru để làm một bức tượng Hachiko bằng đồng. Khi bức tượng được hoàn thành và được đặt trang trọng ở bên trong sân ga, tại chính vị trí nó đã đứng đợi chủ nhân trong gần 10 năm.

Tuy nhiên, vài năm sau đó, Nhật Bản lâm vào chiến tranh, tất cả những thứ gì là kim loại đều bị lấy đi để làm vũ khí, không ngoại trừ bức tượng Hachiko. Sau khi chiến tranh kết thúc, vào năm 1948, con trai của Ando Teru là Takeshi đã làm một bức tượng Hachiko mới. Bức tượng đó được đặt ở ga Shibuya cho đến tận ngày hôm nay.

Tượng đồng của Hachiko đặt tại nhà ga Shibuya

Bên cạnh mộ của giáo sư Ueno tại nghĩa trang Aoyama cũng có đặt một bức tượng của Hachiko. Có nhiều tin đồn rằng xương của Hachiko cũng được chôn tại đó. Nhưng thực ra bộ xương của Hachiko hiện đang được trưng bày tại Viện Bảo tàng Quốc Gia.

Còn tại nhà ga Shibuya, chú chó trung thành Hachiko vẫn đứng đó, mãi mãi chờ đợi chủ nhân của mình. Nơi đó , ngày nay còn được biết đến như một điểm hẹn ở Shibuya, nơi người ta đến đó và ngồi đợi bạn của mình. Và cũng vì nơi đây quá đông người mà người ta không tìm thấy nhau để rồi lại phải vò võ quay về trong nỗi đợi chờ giống như Hachiko
Trên đây là câu chuyện thật về một chú chó tên Hachiko, tượng tưởng niệm của chú đã được dựng tại trước ga Shibuya. Bộ phim “Hachiko Monogatari” sản xuất năm 1987, không hề có yếu tố cường điệu, khoa trường, đã mô tả một cách chân thật nhất cuộc đời, niềm kiêu hãnh và lòng trung thành của chú chó Hachiko. Bộ phim đạt được thành công lớn, tạo tiếng vang cho ngành điện ảnh Nhật lúc bấy giờ

Hachiko được nhồi bông trưng bày trong viện bảo tàng
 
Last edited by a moderator:

mimi1986

Điều hành cấp cao
Anh đã đến ga tàu, nghe kể chuyện và được chụp ảnh chung với bức tượng chú chó
http://www.facebook.com/photo.php?fbid=2160296422726&set=a.1576060977205.48320.1706038541&type=3&theater

Tàu điện ngầm Shibuya có nhiều cửa ra, và cửa ra có tượng chú chó được gọi là cửa Hachiko !
thích nhỉ, k biết đến bao giờ em được sang đấy :D Đọc bài này lại thích nuôi 1 con cún, nhưng nói chung mèo vẫn đáng yêu hơn :)
 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Câu chuyện cảm động về hai chú chim

Một chú chim mái lơ đãng sà xuống đường và không may mắn đã bị một chiếc xe quệt qua. Bị thương nặng, chú chim không thể bay cũng không thể di chuyển.



Sau đó, một chú chim trống bay đậu xuống bên cạnh chim mái, mang theo thức ăn cho chim mái và chú chim trống đó cứ ở bên cạnh bạn của mình.



Tuy nhiên, chim mái không thể qua khỏi…



Chú chim trống vẫn quyết tâm không bỏ bạn mình. Chim trống cố gắng lay bạn dậy trong vô vọng.



Không thể gọi bạn dậy, chim trống vẫn đứng đó thảm thiết ….


 

mimi1986

Điều hành cấp cao
Câu chuyện có thật về chú sư tử tình cảm Christian

Chú sư tử Christian được hai người Australia nuôi nhỏ và khi quá lớn, họ trả nó về với thiên nhiên. Một năm sau, họ tới châu Phi để thăm Christian và được cảnh báo rằng nó giờ đã là thủ lĩnh của một đàn sư tử nên có thể sẽ rất hung dữ. Nhưng những gì Christian thể hiện đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người.


Cả bố và mẹ của Christian đều là sư tử trong vườn thú, bố đến từ sở thú Rotterdam, mẹ từ Jerusalem. Chúng sống cùng nhau một thời gian tại sở thú Ilfracombe, Anh Quốc. Sau khi sinh ra Christian, cả hai đều bị bán đi, chú sư tử con cũng được rao bán.Năm 1969, Hai người đàn ông, Athony "Ace" Bourke và John Redall tình cờ thấy Christian trong một tiệm thú ở Harold, Luân Đôn, và ngay lập tức yêu mến. Họ mua con sư tử với giá 250 đồng vàng Anh, lúc đó Christian mới chỉ vài tuần tuổi. Athony và John quyết định sẽ đem đến cho chú sư tử cuộc sống tốt nhất. Họ chính là người đặt cho chú cái tên Christian, dựa theo cảm hứng hài hước trong kinh thánh.Hai người đưa chú sư tử về căn hộ riêng ở Chelsea. Sau đó chuyển về trong một cửa hàng ở King Road tên SophistoCat. Đó là một nơi chuyên bán bàn ghế, quần áo, tủ kính. Một Chủ nhật nọ, người đi đường ngạc nhiên khi thấy một thứ lạ mắt sau tấm kính cửa sổ. Giữa một mớ những mảnh gỗ thông, gỗ sồi, một chú sư tử con đói meo đang nằm uể oải trên ghế dài.


Hai người bạn yêu thương chăm sóc cho Christian trong vòng 1 năm trời. Cho đến khi họ không còn đủ khả năng nữa. “Nó cũng ăn rất nhiều. Bốn bữa một ngày cùng với các bữa phụ, tốn khoảng 30 bảng một tuần, đó là một khoản tiền lớn khi ấy”. Từ 35 cân, sau một năm Christian đã nặng đến 185 cân, và khi mọc bờm, chú tỏ ra khá đáng sợ. Anthony và John buồn bã biết rằng, họ không thể sống cùng với Christian mãi mãi.Sau vài sự liên lạc trung gian. Hai người liên lạc được với George Adamson, người được mệnh danh “Cha của sư tử”, người đã dành cả cuộc đời để sống cùng đám sư tử tại Kenya. Chritan được giao cho Adamson để làm quen và thả về hoang dã. Khi đến Kenya, Christian đã tỏ ra sợ hãi, cuộc sống ở Anh khiến chú chỉ có một lớp lông mỏng. Christian thường xuyên né tránh ánh mặt trời Châu Phi và chỉ quanh quẩn quanh nơi chiếc giường trong trại.


Christian không chỉ yêu mến mà còn rất biết ơn hai người đã cứu giúp nó
Hai người giao phó mọi chuyện cho Adamson và trở về Anh. Đó là khoảng thời gian buồn bã nhất của Rendall. “Tôi hạnh phúc cho Christian vì nó đã được trở về đúng với thế giới của nó. Nhưng có một sự mất mát và trống rỗng quá lớn nơi đây. Tôi cảm thấy cô đơn”.Năm 1971, Anthony và John quyết định bay sang Châu Phi để thăm Christian. Họ đã không thể chịu đựng nỗi nhớ lâu hơn nữa. Một năm với những cuộc chiến trong thế giới hoang dã, Christian đã trở về đúng với bản chất của một con sư tử kiêu hãnh và tự do. Adamson cảnh báo với hai người rằng, Christian có thể không còn nhớ đến họ nữa. Và họ có thể gặp nguy hiểm.Nhưng mọi thứ đã diễn ra theo một cách không ai có thể ngờ. Christian, lúc này đã to lớn với những vết sẹo, cứng cáp và trưởng thành, đã dành cho Anthony và John sự chào đón yêu thương nhất. Chú đã lao đến hai người bạn và ôm lấy họ bằng hai bàn chân trước, và dụi đầu vào má họ, như chú vẫn thường làm. Thời gian và sự thay đổi không làm mất đi tình cảm gắn bó của họ. Lần đầu tiên, người ta nhận ra, mối liên hệ với con người và động vật có thể vượt lên trên rất nhiều bản chất hàng triệu năm của tự nhiên hoang dã

Trở về sau chuyến thăm, Anthony và John viết quyển sách có tựa “A lion called Christian” kể về câu chuyện của họ. Quyển sách được tái xuất bản vào năm 2009 và được lưu truyền rộng rãi. Một cảnh trong cuộc gặp gỡ, được ghi lại phục vụ cho bộ phim tài liệu “Christian the lion”, được một thành viên đưa lên youtube và đạt hơn 16 triệu lượt xem. Đó là một khoảnh khắc cảm động trên nền nhạc bản “I don’t want to miss a thing” của Aero Smith. Người xem cảm nhận được tình yêu thương trong sáng nhất, chưa từng xảy ra giữa một con sư tử - loài thú dữ, với con người.
Năm 1972, họ đến thăm Christian lần cuối cùng. Vẫn là những cử chỉ âu yếm Christian dành cho hai người bạn. Lúc này, chú đã có một gia đình, với hai chú sư tử con khác. Gia đình nhỏ này, kể cả sư tử cái, cũng thân thiện chào đón Anthony và John. Họ dành một thời gian ở bên nhau trước khi chia tay, lần này là mãi mãi. Christian đã hoàn toàn thích nghi, và biến mất vào cuộc sống tự nhiên hoang dã ở Kenya. Ngày nay, John Rendall là người được Ủy quyền của Quĩ Đời Sống Hoang Dã của George Adamson. “Cha của sư tử”, người đã giúp Christian trở lại thiên nhiên, bị sát hại ở tuổi 83 bởi một toán cướp Somali. Ông chết đi mang theo ước mơ về một vùng đất mà sư tử có thể tự do cất tiếng gầm. Anthony Brouke làm quản lý một bảo tàng ở Úc. Họ vẫn thường trò chuyện với mọi người về Christian, như thể nó vẫn quanh quẩn đâu đây, sẵn sàng hiện ra và ôm lấy họ. Họ nói rằng Christian là một niềm tự hào, và đã thay đổi cuộc đời của hai người.Ở đâu đó tại Kenya, Christian có lẽ đã sống một cuộc đời đáng tự hào. Và có lẽ, nó cũng luôn nhớ về họ. Khi đoạn video cảm động kia được upload lên YouTube, chắc chắn chú sư tử Christian sẽ không bao giờ bị lãng quên. Nếu bạn muốn biết cuộc gặp gỡ cuối cùng của Christian với hai người bạn cũ đã diễn ra như thế nào, hãy cùng xem đoạn clip dưới đây, chắc chắn rằng các bạn sẽ rất xúc động.
Clip: http://www.youtube.com/watch?v=cvCjyWp3rEk
Cuộc gặp gỡ của Christian và hai người bạn cũ đã làm rung động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. Trái với suy đoán của nhiều người, khi thấy bóng dáng 2 người chủ cũ, Christian chạy nhanh đến và ôm chầm lấy họ. Chú sư tử chồm cả người lên, dùng hai chân trước ôm lấy từng người một, rúc vào họ như vẫn làm trong những ngày tháng thơ ấu… Không chỉ thế, Christian còn giới thiệu cho 2 người bạn cũ vợ của mình… Và trong khoảnh khắc đấy, không chỉ có tiếng cười mà còn có cả những giọt nước mắt vui sướng…



Christian ôm chầm lấy những người bạn cũ


Rúc vào họ dịu dàng



Choàng tay qua cổ để thể hiện sự yêu thương



…. Như muốn nói rằng mình không hề quên họ


Những cái ôm này đã xóa nhòa ranh giới rữa động vật và con người…
 
Last edited by a moderator:
Top